Trong những năm gần đây, tính chủ động và khả năng tự học của học sinh được đặc biệt nhấn mạnh thông qua hình thức áp dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Bên cạnh đó, trong việc dạy và học tiếng Anh, khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp tốt cũng là một trong những mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Để nâng cao khả năng tự học, giao tiếp tốt và tính chủ động của học sinh
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tính chủ động và khả năng tự học của học sinh được đặc biệt nhấn mạnh thông qua hình thức áp dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm Bên cạnh đó, trong việc dạy và học tiếng Anh, khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp tốt cũng là một trong những mục tiêu được đặt lên hàng đầu Để nâng cao khả năng tự học, giao tiếp tốt và tính chủ động của học sinh, các trường THPT trong đó có trường THPT số 1 Bảo Yên đã áp dụng phương thức kiểm tra, đánh giá mới – trong đó ở bộ môn tiếng Anh học sinh thực hành thuyết trình trước lớp về một số chủ đề liên quan đến bài học
Ưu điểm của phương pháp này là giúp cho học sinh quen dần với cách làm việc chủ động, tự giác Quan trọng hơn, với phương pháp này, học sinh sẽ hoàn thiện kỹ năng của mình từ việc tổ chức nhóm, phân chia nhiệm vụ, thu thập, tóm tắt tài liệu liên quan đến chủ đề, thảo luận, chia sẻ kiến thức, khả năng thuyết trình… Kết quả học sinh sẽ tăng cường sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong nhóm, trong lớp; phát huy các kỹ năng, động lực học tập, tính
tự giác và năng lực xã hội; tăng cường hiệu quả học tập, nghiên cứu và quan trọng hơn là phát triển kĩ năng giao tiếp
Do đó tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp giúp nâng cao khả năng thuyết trình tiếng anh cho học sinh lớp 11A2 trường THPT số 1 Bảo Yên” nhằm giúp các em học sinh học tập có hiệu quả cao hơn
với hình thức kiểm tra đánh giá mới này
1 2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghên cứu về kĩ năng thuyết trình và khả năng làm việc theo nhóm của học sinh lớp 11A2 trường THPT số 1 Bảo Yên
1 3 Tóm tắt nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau
Trang 21- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn tiếng Anh, các kỹ thuật dạy thuyết trình
2- Thao giảng, dạy thử nghiệm
3- Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm
4- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý
1 4 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp
2 Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy
3 Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy nghe
4 Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh
1 5 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc nâng cao kĩ năng thuyết trình và làm việc theo nhóm của học sinh lớp 11A2 trường THPT số 1 Bảo Yên
1 6 Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2015-2016 tại trường THPT số 1 Bảo Yên
Trang 3PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Phương pháp giao tiếp
Trong phương pháp giao tiếp, việc học một ngôn ngữ sẽ được phát huy tích cực nhờ những hoạt động giao tiếp thiết thực và có ý nghĩa đối với người học Theo Hymes (1971), mục đích của phương pháp giao tiếp là phát triển năng lực giao tiếp của người học Vì thế một lớp học được thực hiện theo phương pháp này sẽ trở thành môi trường để người học tham gia vào việc sử dụng ngôn ngữ mình đang học để giao tiếp Vai trò của người giáo viên trong phương pháp giao tiếp cũng thay đổi Giáo viên không còn là người kiểm soát mà là người hướng dẫn cho quá trình học và tự học của học sinh
2.1.2 Khái niệm thuyết trình
Theo Wikipedia, thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ
đề cho người nghe Những dụng cụ trực quan được sử dụng để minh họa cho nội dung của bài nói Theo Byrne (1989), thuyết trình là hoạt động do giáo viên tổ chức nhằm yêu cầu học sinh thể hiện khả năng giao tiếp tốt nhất
2.1.3 Vai trò của việc làm thuyết trình trong quá trình học tập của học sinh
a, Tăng cường năng lực sáng tạo của học sinh trong việc học
b, Giúp học sinh trở nên chủ động, tự tin
c, Phát triển bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết
d, Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho học sinh
e, Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm
f, Tăng mức độ hứng thú đối với việc học
g, Hình thành thói quen tự học
2.1.4 Những kĩ năng cần thiết trong thuyết trình
a, Kĩ năng làm việc nhóm
b, Kĩ năng giao tiếp
Trang 4c, Kĩ năng tổ chức: nắm rõ cấu trúc của 1 bài thuyết trình để tổ chức, sắp xếp một bài thuyết trình logic, rõ ràng và mang tính thuyết phục cao
d, Tư duy phản biện
e, Khả năng thiết kế và sử dụng những dụng cụ trực quan hỗ trợ cho bài thuyết trình
f, Khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong khi thuyết trình
2.2 Thực trạng của vấn đề:
2.2.1 Ưu điểm
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt kên những khó khăn trược mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ thuyết trình tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích của việc kiểm tra đánh giá mới
a Về phía giáo viên
- Chủ động trong việc chuẩn bị cho một bài thuyết trình: chọn chủ đề, làm việc theo nhóm và các bước cần có trong khi thuyết trình
- Có khả năng thiết kế và sử dụng những dụng cụ trực quan hỗ trợ cho bài thuyết trình
- Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình hướng dẫn học sinh
b Về phía học sinh
- Bước đầu tiếp cận với bài thuyết trình trong các kì học trước
- Nhiều học sinh có khả năng trong việc làm việc theo nhóm và có kĩ năng trong việc thuyết trình trước đám đông
- Một số học sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong khi thuyết trình
2.2.2 Tồn tại
a Giáo viên
- Vẫn còn một số giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài thuyết trình
b Học sinh
Trang 5- Một số ít các em học sinh ít có cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin
- Một số em còn nhút nhát và chưa thể hiện hết mình trong khi làm việc theo nhóm
- Một số em còn ngại sử dụng các kĩ năng nghe nói đọc viết, còn sợ sai, sợ phát âm không chuẩn
c Phương tiện đồ dùng dạy học
- Một số học sinh không có máy tính cá nhân nên rất khó khăn trong việc
tự chuẩn bị ở nhà
- Một số học sinh chưa thành thạo trong việc tìm kiếm thông tin trên internet
d Điều tra cụ thể
- Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận khối 10 và 11 Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh nghiệm Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách Cụ thể đối với lớp 11A2: Vào đầu năm học tôi chia lớp thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm 6 học sinh và yêu cầu các nhóm tự chuẩn bị một bài thuyết trình với chủ đề “Our Earth” và sẽ thuyết trình sau 1 tuần Qua bài thuyết trình này, tôi nhận ra khả năng thuyết trình, làm việc theo nhóm và sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế Cụ thể như sau
KẾT QUẢ BÀI THUYẾT TRÌNH LỚP 11A2 CHỦ ĐỂ “OUR EARTH”
Group
Power
point
(2 đ)
Content (nội dung) (3 đ)
Pronunciation (phát âm) (1đ)
Fluency (trôi chảy) (1đ)
Process (quá trình) (1,5 đ)
Body language (1,0 đ)
Ques (0,5 đ)
Total (10đ)
Tổng : 36 học sinh
Giỏi: 0 hs = 0%
Trang 6Khá 6 hs = 17%
TB 12 hs = 33 %
Dưới TB: 18 hs = 50%
Như vậy, giáo viên một mặt cần củng cố kiến thức về ngữ pháp và từ vựng cho học sinh mặt khác cần tạo hứng thú cho học sinh đối với hình thức làm việc theo nhóm, sử dụng công nghệ thông tin trong việc thuyết trình, đặc biệt là giúp các em thấy các hoạt động trong các tiết chuẩn bị là hấp dẫn và hiệu quả
Sau đây tôi xin được đưa ra các bước thực hiện và một số hoạt động cụ thể giúp cho học sinh nâng cao khả năng thuyết trình
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1 Cách thức tổ chức thuyết trình
Ngay từ đầu năm học nhóm chuyên môn tiếng Anh của trường THPT số 1 Bảo Yên đã rà soát và xây dựng kế hoạch giáo dục, trong đó có phần đổi mới kiểm tra đánh giá đó là lồng ghép tiết thuyết trình vào chương trình học và đánh giá là điểm 1 tiết hệ số 2 Thời lượng gồm có 4 tiết: 1 tiết chuẩn bị và 3 tiết thuyết trình Có thể thấy rằng thời gian cho việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị cho bài thuyết trình là 1 tiết trên lớp là rất ngắn nhưng thời gian cho học sinh làm việc theo nhóm và chuẩn bị thông tin là khá phù hợp (2 tuần) vậy nên trong tiết Practical test tôi đã giới thiệu cho học sinh về nội dung cần có của 1 bào thuyết trình, các chủ đề thuyết trình nhóm, tài liệu liên quan, cách thức phân chia nhóm, thuyết trình và đánh giá kết quả, để học sinh chủ động trong việc tổ chức nhóm, bốc thăm các chủ đề, tìm kiếm tài liệu liên quan, phân chia công việc cho các thành viên Các yêu cầu đối với công việc nhóm như sau:
Bước 1: Chia nhóm: Căn cứ vào số lượng của lớp để chia nhóm, số
lượng các thành viên là số lẻ có thể là 5,7 hoặc 9 tùy theo số lượng học sinh của lớp Việc phân chia các thành viên là ngẫu nhiên điều này giúp cho học sinh nâng cao tinh thần đoàn kết, phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm, trong mỗi nhóm sẽ có học sinh học lực khá, giỏi và trung bình, yếu
Trang 7Đối với lớp 11A2, số lượng học sinh là 36 học sinh, tôi đã chia thành 7 nhóm: 6 nhóm 5 học sinh và 1 nhóm 6 học sinh
Sau đó tôi chọn ra 7 học sinh học tốt trong lớp làm nhóm trưởng của 7 nhóm, những học sinh còn lại sẽ bốc thăm ngẫu nhiên
Bước 2: Chủ đề thuyết trình:(mỗi nhóm có 15 phút để thuyết trình) Để
cho bài thuyết trình thêm hứng thú, các nhóm sẽ được tự chọn chủ đề mà các nhóm cảm thấy tự tin và hứng thú sau đó trình bày với giáo viên về chủ đề các nhóm sẽ nói (nội dung chính, các mục cần có) Việc chia nhóm và chọn chủ đề thuyết trình được thực hiện trong tiết Practical test
Bước 3: Nội dung thuyết trình: Tương ứng với mỗi chủ đề giáo viên sẽ
đưa ra nội dung cần trình bày của chủ đề, các tài liệu tham khảo liên quan, mỗi nhóm sẽ phải trình bày kết quả của mình trên file Word và bản tóm tắt trên file Power Point, để thuyết trình khi có yêu cầu Trong quá trình thực hiện các nhóm
có thể liên hệ giáo viên qua mail, hoặc trực tiếp gặp giáo viên để trao đổi các nội dung liên quan đến chủ đề Đối với bước này việc làm việc theo nhóm cần phải
có hiệu quả, nhóm trưởng của mỗi nhóm cần phải bao quát về nội dung của bài thuyết trình, sau đó giao cho mỗi thành viên một nội dung để các thành viên tự chuẩn bị Sau đó các thành viên tập hợp bài lại cho nhóm trưởng, các thành viên sửa bài cho bạn để có được nội dung thống nhất sau đó cả nhóm cùng làm phần power point rồi tập thuyết trình và sửa lỗi cho nhau
Bước 4: Thuyết trình trên lớp:
+ Trước mỗi buổi thuyết trình, giáo viên yêu cầu các nhóm gửi kết quả bài làm của mình gồm file Word và file Power Point để đánh giá, giáo viên sẽ bốc thăm một nhóm bất kỳ trong số các nhóm chuẩn bị để thuyết trình, các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm trình bày, các nhóm khác đặt câu hỏi cho các nhóm chuẩn bị
+ Kết thúc buổi thuyết trình, giáo viên sẽ đưa ra nhận xét, góp ý về sự chuẩn bị của các nhóm, tổng hợp nội dung
+ Một số hình thức thuyết trình
Trang 8* Poster
* Power point
Trang 9* Magazines
Bước 4: Đánh giá kết quả thuyết trình: Kết quả của nhóm được đánh
giá dựa theo các tiêu chí: nội dung bài, powerpoint, khả năng thu hút trong quá trình trình bày chủ đề, nội dung và phương pháp thuyết trình, sự trôi chảy, phát
âm đúng và cuối cùng là trả lời câu hỏi Để đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia vào quá trình làm việc của nhóm, tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia thuyết trình và trả lời các câu hỏi
KẾT QUẢ BÀI THUYẾT TRÌNH CUỐI NĂM LỚP 11A2
Group
Power
point
(2 đ)
Content (nội dung) (3 đ)
Pronunciation (phát âm) (1đ)
Fluency (trôi chảy) (1đ)
Process (quá trình) (1,5 đ)
Body language (1,0 đ)
Ques (0,5 đ)
Total (10đ)
Tổng : 36 học sinh
Giỏi: 14 hs = 39%
Trang 10Khá 22 hs = 61%
TB 0 hs = 0 %
Dưới TB: 0 hs = 0%
2.3.2 Giải pháp
a Về phía học sinh:
+ Nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò thuyết trình nhóm trong học tập và nghiên cứu: Thông qua các buổi semina, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm
về các chủ đề liên quan đến thuyết trình nhóm Đây là cơ hội rất tốt để cho học sinh nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết, những quan điểm, những cách tiếp cận khác nhau của mình, và chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân giúp cho mỗi học sinh có thể làm sáng rõ nhiều vấn đề, mở rộng tầm hiểu biết và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay
+ Học sinh phải thường xuyên chủ động trao đổi với các giáo viên về các vấn đề liên quan tới chủ đề của nhóm, để giáo viên có những hỗ trợ cần thiết như tài liệu, nội dung trình bày cũng như các gợi ý vê tổ chức điều hành, thuyết trình nhóm
+ Xây dựng và thực hiện quy trình hoạt động nhóm nhóm hiệu quả: Hiện nay, học sinh còn nhiều hạn chế về tổ chức hoạt động thuyết trình nhóm Chính
vì thế cần phải xây dựng quy trình hoạt động nhóm một cách cụ thể, khoa học và logic nhằm giúp cho mỗi thành viên định hướng được mục tiêu chung, nhiệm vụ
cụ thể của mỗi người Điều này sẽ giúp học sinh tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao chất lượng hiệu quả của thuyết trình nhóm Quy trình hoạt động nhóm
có thể được thực hiện qua các bước sau:
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập theo nhóm: Với những thành tựu của công nghệ thống tin, sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc học tập theo nhóm Nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập theo nhóm thông qua các ứng dụng như: Công cụ tìm
Lập kế
hoạch
Lập kế
hoạch Xây dựng
nội quy
Xây dựng nội quy
Phân công
nhiệm vụ
Phân công
nhiệm vụ
Thảo luận, trao đổi
Thảo luận, trao đổi
Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu
Chia
sẻ thông tin
Chia
sẻ thông tin
Kiểm tra, tổng hợp thông tin
Kiểm tra, tổng hợp thông tin
Trang 11kiếm và dịch tài liệu Google, yahoo, bing… hộp thư nhóm googlegroups, facebook, chat-room Tuy nhiên khi ứng dụng những công cụ này yêu cầu bắt buộc với các thành viên của nhóm là sự tập trung, tinh thần kỷ luật cao, phương tiện cần thiết (máy tính, mạng internet…) và các kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác thông tin…
b Về phía giáo viên:
+ Lựa chọn nhóm trưởng: Đây là một việc rất quan trọng khi hình thành một nhóm học tập vì nhóm trưởng có vị trí và vai trò rất lớn trong hoạt động của nhóm Một người nhóm trưởng có năng lực, năng động, linh hoạt sẽ góp phần không nhỏ đưa đến thành công cho nhóm Khi lựa chọn nhóm trưởng cần phải căn cứ vào năng lực thực tế của mỗi người, phù hợp với yêu cầu công việc
+ Không ngừng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng ngày càng cao của chương trình đào tạo cũng như học sinh
+ Bố trí thời gian đi thực tế tại các doanh nghiệp từ đó liên hệ giữa lý thuyết và thực tế trong các tính huống nhóm, nhằm gia tăng sự hứng thú của học sinh với các chủ đề, và học sinh thấy được vị trí, vai trò của môn học đối với nghề nghiệp của mình
+ Sắp xếp thời gian hợp lý để có thể thường xuyên theo dõi và hỗ trợ các nhóm trong quá trình tìm hiểu vấn đề cũng như là nội dung và phương pháp thuyết trình
+ Tìm kiếm thêm các tài liệu liên quan đến môn học, hỗ trợ học sinh trong quá trình nghiên cứu, học tập
2.4 Hiệu quả của SKKN
Qua 3 tiết kiểm tra thuyết trình của học sinh, tôi nhận thấy như sau
+ Học sinh đã nhận thấy được vai trò và ý nghĩa của phương pháp thuyết trình nhóm trong việc học tập và nghiên cứu nội dung môn học Một số học sinh
đã chủ động, và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các buổi học nhóm
+ Qua việc học tập theo nhóm các thành viên thấy được vai trò của mình đối với tập thể, bước đầu thành thạo được nhiều kỹ năng, như: tìm kiếm tài liệu