1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp dạy dạng bài làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4

21 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

Biện pháp 2: Hình thành cho các em thói quen tích lũy nhữnghiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học 7Biện pháp 3: Giáo dục học sinh vận dung kiến thức Tiếng Việt B

Trang 1

Biện pháp 2: Hình thành cho các em thói quen tích lũy những

hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học 7Biện pháp 3: Giáo dục học sinh vận dung kiến thức Tiếng Việt

Biện pháp 4: Dạy học sinh cách lập dàn ý một bài văn tả cây cối 12

Biện pháp 6: Học sinh sử dụng giác quan để quan sát 14Biện pháp 7: Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh 142.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với dạy văn miêu tả 18

3 Kết luận, kiến nghị

Trang 2

1 Mở đầu 1.1 Lớ do chọ đề tài

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng về "đổi mới căn bản, toàn diện giỏo dục và đào tạo, đỏp ứng yờucầu cụng nghiệp húa, hiện đại húa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xóhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" Việc dạy các môn học nói chung và dạy mônTiếng Việt nói riêng ở Tiểu học đang hớng tới mục tiêu chung của giáo dục Mỗiphân môn, mỗi tiết học của môn Tiếng Việt đều hớng đến mục đích phát triển các kĩ

năng"nghe, nói, đọc, viết " cho học sinh Mà phân môn tập làm văn là một trong

những phân môn quan trọng của bộ môn Tiếng Việt (phân môn thực hành tổng hợp).Bởi nó vận dụng tất cả những hiểu biết về nhận thức, kĩ năng của phân môn đòi hỏihọc sinh phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu bài học Đặcbiệt dạy văn là cần thiết giỳp trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc chân thực khinói và viết

Chiếm một phần lớn trong phõn mụn Tập làm văn ở Tiểu học là văn miờu tả Vănmiờu tả chia làm nhiều loại Ở lớp 4, cỏc em đó được học tả đồ vật, tả cõy cối, tả convật Trong đú số tiết tập làm văn tả cõy cối chiếm thời lượng tương đối lớn so với tổng

số tiết tập làm văn miờu tả ở lớp 4 Mục tiờu của phõn mụn Tập làm văn lớp 4 khụng chỉtrang bị kiến thức và rốn luyện cỏc kĩ năng làm văn cho học sinh mà cũn gúp phần cựngcỏc mụn học khỏc mở rộng vốn sống, rốn luyện tư duy lụ-gớc, tư duy hỡnh tượng, bồidưỡng tõm hồn, cảm xỳc thẩm mỹ, hỡnh thành nhõn cỏch cho cỏc em

Như chỳng ta đó biết văn tả cõy cối là loại văn căn cứ vào những điều quansỏt, ghi chộp, cảm nhận được về đối tượng là cõy cối trong thiờn nhiờn, cảnh vật ,dựng ngụn ngữ để vẽ ra hỡnh ảnh chõn thực của đối tượng đú, trỡnh bày theo bố cụchợp lớ và diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người đọc người nghe cựngthấy, cựng cảm nhận như mỡnh

Văn miờu tả cú tỏc dụng rất lớn giỳp học sinh tỏi hiện cuộc sống, giỳp tõmhồn và trớ tuệ con người phong phỳ, giỳp học sinh cảm nhận cuộc sống và văn họcmột cỏch tinh tế hơn Văn miờu tả cõy cối giỳp học sinh yờu thiờn nhiờn hơn Nhưngthực tế, bờn cạnh những kết quả nhất định thỡ khả năng viết văn miờu tả của học sinhTiểu học cũn nhiều hạn chế, đặc biệt là viết văn miờu tả cõy cối của học sinh lớp 4.Bài viết của học sinh thường sỏo rỗng thiếu tớnh chõn thực; khụ khan do thiếu kiếnthức thực tế; bài viết lủng củng về dựng từ, đặt cõu, thiếu hỡnh ảnh; cỏ biệt một bộ

Trang 3

phận nhỏ học sinh lười suy nghĩ, ngại viết văn nên hay chép văn mẫu, thiếu sự sangtạo,…Giáo viên thì lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh viết văn, chưa tìm racác giải pháp hữu hiệu để giúp học sinh tích lũy vốn sống, vốn từ, vận dụng các kiếnthức tiếng Việt, các biện pháp nghệ thuật khi viết văn miêu tả cây cối.

Xuất phát từ các cơ sở trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp dạy dạng bài làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4"

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Giúp học sinh viết được những bài văn miêu tả cây cối phong phú, đa dạng,

từ ngữ rõ ràng, mượt mà Thể hiện nghệ thuật miêu tả, giàu cảm xúc thông qua việcrèn các kỹ năng: quan sát, tìm ý, sắp xếp tổ chức các ý, diễn đạt thành một bài văn

- Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫnhọc sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số một số biện pháp dạy dạng bài làm văn miêu tả câycối cho học sinh lớp 4

1 4 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp quan sát

2 Phương pháp trao đổi vấn đáp gợi mở

3 Phương pháp phân tích nội dung

4 Phương pháp thực nghiệm giáo dục

5 Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

2 Nội dung 2.1 Cơ sở lí luận

a)Văn bản, một số đặc trưng của văn bản.

Văn bản là một đối tượng đa dạng và phức tạp về nhiều phương diện Xét vềdung lượng có những văn bản cực kỳ ngắn gọn như một câu tục ngữ “có chí thì nên”lại có những văn bản cực kỳ dài như các bộ tiểu thuyết “ Những người khốn khổ củaVicto Huygo” Xét về kiểu loại, các loại hình văn bản khác nhau mang những đặctrưng khác nhau Vì vậy văn bản là một chỉnh thể trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh

về hình thức, thống nhất về cấu trúc, độc lập về giao tiếp

Trang 4

b) Các dạng lời nói và đặc trưng của nó

Các dạng của lời nói (dạng nói và dạng viết được phân biệt bởi chính những

phương tiện vật chất của giao tiếp Những phương tiện ngữ âm hay văn tự) và bởichính những điều kiện của hoạt động lời nói (có sự chuẩn bị hay không chuẩn bị, cókhả năng sử dụng hay không sử dụng, có khả năng sử dụng những phương tiện kèmngôn ngữ như: vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu…)

Trong Tiếng Việt có năm phong cách chức năng và phong cách nào cũng được sửdụng ở cả dạng viết lẫn dạng nói

Từ hiểu biết các dạng nói, chúng ta cần sự suy nghĩ đến một số vấn đề đangđặt ra trong dạng tập làm văn hiện nay như rèn luyện lời độc thoại để đưa học sinhvào hoàn cảnh giao tiếp

c) Các giai đoạn sản sinh lời nói và việc ứng dụng dạy tập làm văn

Hành vi nói năng rất đa dạng nhưng lại có chung một cấu trúc Cấu trúc nàybao gồm bốn giai đoạn: định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa và kiểm tra.Chúng được thực hiện kế tiếp nhau và liên tục

Giữa hệ thống kỹ năng làm văn với cấu trúc hành vi nói năng có mối liên hệvới nhau Xem xét mối liên quan này giúp chúng ta giải quyết được nhiều vắn đề đặt

ra cho việc dạy tập làm văn

Trên cơ sở các hiểu biết về lý thuyết hoạt động lời nói chúng ta cần đi sâunghiên cứu kỹ hơn nữa các kỹ năng làm văn, xác định các thao tác, xây dựng các đềbài gắn với tình huống nói năng, tổ chức các tiết tập làm văn trong đó học sinh tựcảm thấy có nhu cầu nói năng, nhu cầu giao tiếp

d) Vị trí, nhiệm vụ và tầm quan trọng của đề tài.

Như chúng ta đã biết phân môn tập làm văn được coi là thước đo đánh giánhiều phân môn của Tiếng Việt, tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức cácphân môn của môn Tiếng Việt, nó cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗihọc sinh học tốt những môn học khác Nó góp phần quan trọng cho việc rèn luyệncác kỹ năng quan sát, giải quyết vấn đề … góp phần phát triển trí thông minh, sángtạo góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động như:cần cù, cẩn thận…

Trang 5

Ngoài ra trong phân môn tập làm văn có thể loại văn miêu tả dạng bài làm vănmiêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 Đây là một thể loại rất cần thiết và quan trọngtrong phân môn tập làm văn lớp 4 Nó giúp học sinh có tình cảm yêu mến và gắn bóvới cây cối, thiên nhiên, tả những điều mình quan sát được thành những áng văn hay

để cây cối, thiên nhiên này, đất nước này mỗi ngày thêm đẹp thêm đáng yêu

Chính vì những lẽ đó mà việc rèn luyện các kỹ năng làm văn miêu tả dạng bàilàm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 là rất cần thiết và quan trọng

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

a) Cấu trúc chương trình, sách giáo khoa

Trong nội dung học của chương trình Tiếng Việt lớp 4, mỗi tuần có 2 tiết tập làmvăn, cả năm học có tổng số 70 tiết tập làm văn được chia thành các kiểu bài: Tả đồ vật,

Tả cây cối, Tả loài vật và Các loại văn bản khác

Cấu trúc chương trình tập làm văn lớp 4 rõ ràng, thuận lợi cho việc dạy vàhọc Như chúng ta thấy một dạng bài dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4qua các bước sau:

+ Khái niệm văn miêu tả

+ Cấu tạo của bài văn miêu tả

+ Quan sát

+ Đoạn văn trong bài văn miêu tả

+ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả

+ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả

+ Làm văn viết

+ Đánh giá rút kinh nghiệm (trả bài)

Nhìn chung cấu trúc của phân môn tập làm văn lớp 4 chương trình cụ thể, chitiết, rõ ràng giúp học sinh có kỹ năng viết tốt từng đoạn văn, từng phần trong bàivăn, sau đó tiến đến viết cả bài văn hoàn chỉnh Từ đó các em nắm rõ hơn cách viếtcác dạng văn miêu tả

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 sắp xếp môn Tập làm văn sau khi đã học cácphân môn khác, tạo thuận lợi cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào viết văn

c) Thực trạng dạy của giáo viên

Trang 6

Thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học đã được chuẩn hóa rất nhiều Năng lực chuyên môn được nâng lên, có tâm với nghề Đều yêu nghề, mến trẻ song việc dạy tập làm văn là môn khó dạy nên chuyển biến chậm.

Một số giáo viên chưa mạnh dạn từ bỏ phương pháp cũ nghĩa là cho học sinhhọc nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước rồi làm văn Với một số giáoviên ở bài hình thành kiến thức, sách thường đưa ra đoạn văn, bài văn có chứa đơn

vị kiến thức được học Do giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học không thích hợp,chưa vận dụng thành công phương pháp dạy học tích cực, học sinh còn bị đặt ở thếthụ động lĩnh hội tri thức nên giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác chưa đúng vàtrúng phần kiến thức văn bản thuộc yêu cầu của bài học Ví dụ có bài học, bài đọcđưa ra chỉ nhằm giúp học sinh biết kết cấu 3 phần của bài văn, có bài chỉ yêu cầuhọc sinh xác định vai trò của các câu mở đoạn, có bài chỉ xác định trình tự miêu tảtrong đoạn Song giáo viên chỉ để học sinh sa đà tìm hiểu, khai thác tất cả nhữngnội dung kiến thức có trong đoạn văn, bài văn đó, khiến giờ học nặng nề về kiếnthức, không đảm bảo được thời gian cho phép của tiết học Bên cạnh đó giáo viêncòn xem nhẹ quá trình quan sát Chưa hướng dẫn kỹ cho học sinh quan sát theo trình

tự khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong, từ xa lại gần, từ mùa này sang mùakhác…Kết quả giờ dạy chưa cao, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, độc lập pháthiện kiến thức của các em

d) Chất lượng học tập của học sinh

- Qua thực tế giảng dạy lớp 4, tôi thấy chất lượng học tập phân môn tập làm vănviết của học sinh chưa cao Chỉ được một số ít học sinh biết viết văn có bộc lộ trí tuệ

và cảm xúc Còn lại phần lớn các bài văn miêu tả của các em có bố cục chưa cân đối,mang tính liệt kê các chi tiết, bộ phận một cách đơn giản Miêu tả hời hợt, chungchung, không có một sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả Bài văn sửdụng vốn từ còn nghèo nàn, dùng từ đặt câu, dấu câu tùy tiện Trình tự tả chưa hợp lý,chọn lọc chi tiết chưa tiêu biểu, chưa đặc sắc, thiếu hình ảnh, diễn đạt chưa mạch lạc

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc trưng như so sánh, nhân hóa… còn hạn chế.Đặc biệt là học sinh chưa nói, chưa viết theo cách cảm, cách nghĩ của mình

- Qua tiến hành khảo sát lớp 4A3 của Trường Tiểu học tôi đang dạy với đề bài:" Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) tả một cây mà em yêu thích"

KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀO THÁNG 9 NĂM 2018 LÀ

Trang 7

Lớp Số bài Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Nhìn vào bảng thống kê số liệu ta thấy số học sinh chưa hoàn thành còn ởmức cao và thực tế cho thấy các em chưa nắm được cách viết văn miêu tả cây cối,nhiều em chỉ nêu được một đến hai bộ phận cây cần tả, có em lại chỉ nêu theo ngẫuhứng tự do, không theo một trình tự nhất định

Chính vì những thực trạng trên nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một sốbiện pháp và áp dụng hướng dẫn học sinh trong quá trinh dạy văn miêu tả ( dạngbài làm văn miêu tả cây cối)

2.3 Một số biện pháp dạy nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả dạng bài làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4

Biện pháp 1: Trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học.

Mỗi tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần giúp tác giả bộc lộ tài năng, tâm

tư tình cảm của mình Trong văn học đó là sự chắt lọc tinh tuý của cái hay, cái đẹp,

sự phong phú giàu hình ảnh, sự khái quát của ngôn ngữ Tiếng Việt qua cái tài củanhà văn Nếu học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn học thì học sinh rấtthích học văn Khi đó cảm xúc của các em dâng cao và các em có khả năng sáng tạovăn, vận dụng vào viết bài văn của mình

Để học sinh của mình có lòng yêu thích môn văn, có cảm hứng khi viết vănmiêu tả nói chung hay văn miêu tả cây cối nói riêng, tôi giúp học sinh hiểu được chỉ

có sự yêu thích văn học mới có sự say mê viết văn Cần thường xuyên đọc thơ, văn

để bồi dưỡng lòng yêu văn học, thấy được sự trong sáng, phong phú và đặc sắc củangôn ngữ dân tộc, nâng cao năng lực xúc cảm, trau dồi lòng hướng thiện và muốn

“làm thân” với văn thơ thì chúng ta phải có tấm lòng chân thật, tình cảm thiết thayêu mến văn thơ

Phải làm gì để các em có thể tiếp xúc nhiều hơn với thơ văn ?

Khi dạy các phân môn của Tiếng việt, nhất là phân môn tập đọc, luyện từ và tôiluôn giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài, cách dùng từ, đặt câu, cách

sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đồng thời khuyến khích các em học thuộc lòng

Trang 8

những đoạn văn, những bài thơ hay mà các em yêu thích, kiểm tra những đoạn mà họcsinh thích trong giờ học sau Tôi có thể cho học sinh diễn xuôi lại một số bài thơ tả câycối, tả cảnh hay; cảm nhận được những điều thú vị từ những mẩu chuyện vui do cáchdùng từ trong tiết luyện từ và câu Những buổi sinh hoạt ngoại khoá tôi tổ chức cho các

em thi đọc những bài văn, bài thơ hay mà các em sưu tầm được ngoài sách giáo khoa,giới thiệu về cảnh đẹp địa phương, những cuộc triển lãm nhỏ về tranh phong cảnh củađất nước, để trau dồi cảm xúc cho các em

Biện pháp 2: Hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học

Dạy văn miêu tả cây cối là ta dạy cho các em tình cảm yêu quý cảnh vật thiênnhiên, sự gắn bó thân thiết của thiên nhiên với cây cối tạo nên vẻ đẹp hài hoà chocây như với thiên nhiên như: gió, nắng, trăng sao, Học sinh sẽ được bồi dưỡngtâm hồn khi được ngắm những cành phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về, một dòng sôngtrong đêm trăng đẹp, cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời, dưới ngòi bút tài

ba của người nghệ sỹ

Với đặc điểm riêng của học sinh Tiểu học, tư duy của các em dễ nhớ nhanhquên hay nói cách khác tư duy của các em còn đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể”.Thông thường, các em làm văn ở lớp, ngồi giữa bốn bức tường của lớp học, xungquanh chỉ có cô giáo, bạn bè, bảng đen, bàn ghế mà phải làm những bài văn tả cây cốivào một thời điểm nào đó hoặc vào một mùa trong năm thì quả là khó khăn với các

em Học sinh không được quan sát nên đã xảy ra tình trạng bịa đặt hình ảnh trong bàilàm, khiến cho những hình ảnh miêu tả ấy thiếu tính chân thực, thậm chí hết sức vô lí

Do đó khi viết văn tả cây cối kĩ năng quan sát và ghi chép là rất cần thiết Từ quan sát

và ghi chép các em mới có vốn để làm văn miêu tả Nhưng trong thực tế các em ítquan sát, không có thói quen để ý các sự vật, sự việc, hiện tượng quanh mình Nóiđúng hơn là có nhìn mà không thấy, có nghe mà không cảm nhận

Ví dụ: Khi tả cây phượng, có học sinh đã tả như sau:

Mùa xuân, lá phượng xanh um che kín cả khoảng sân trường Mùa hè, những chùm hoa phượng tàn, bắt đầu xuất hiện những quả dài lê thê thấp thoáng trong vòm lá xanh tươi

Trang 9

Từ những hình ảnh miêu tả vô lí ấy mà nhiều bài làm của các em thiếu kiếnthức thực tế Kết quả cho ra đời những bài văn nghèo nàn về nội dung, thiếu sứcthuyết phục, đem đến người đọc sự cảm nhận lệch lạc.

Phần lớn các bài văn dạng miêu tả cây cối trong chương trình lớp 4 là nhữnghình ảnh gần gũi, quen thuộc Muốn khắc phục tình trạng này, các em phải có thóiquen quan sát hàng ngày Quan sát và tự đặt câu hỏi để giải đáp, nhằm tìm hiểu vàkhắc sâu vào trí nhớ những hình ảnh về cây cối, về cuộc sống xung quanh Vì vậy,khi dạy học giáo viên cần rèn học sinh thói quen quan sát, ghi chép, phát hiện ranhững đặc điểm tiêu biểu cụ thể của cây cối, của sự vật, hiện tượng quanh mình

Ví dụ: Học sinh có thể quan sát cây cối trên sân trường ra sao? hai bên đường đihọc có những loại cây gì? Cây cối trong vườn… Hình ảnh cây cối vào mùa đông khácvới mùa hè, buổi sáng khác với buổi chiều ở chỗ nào? Với từng loại cây cụ thể, quenthuộc học sinh còn phải biết mùa ra hoa, kết trái, màu sắc hình dáng, mùi hương củahoa lá Tất cả những điều quan sát và ghi nhận được cần phải chép lại vào một cuốn sổtay Không cần chép dài dòng, chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn Sẽ rất thànhcông nếu khi quan sát chúng các em có được những phát hiện bất ngờ thú vị Nhữngphát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài làm của các em thêm sáng tạo và độc đáo

Có nhiều đối tượng miêu tả không gần gũi, trực tiếp hàng ngày trong cuộcsống của các em thì làm sao có thể quan sát? Tôi định hướng cho học sinh có thểquan sát qua những hình ảnh trên chương trình truyền hình, quan sát qua những bứctranh phong cảnh, ảnh đẹp về cây cối, đọc những tác phẩm văn học có giá trị nghệthuật miêu tả đặc sắc Từ nhiều nguồn khác nhau đó, các em chắc chắn sẽ có mộtvốn kiến thức thực tế hết sức phong phú

Khi quan sát để viết một bài văn miêu tả cây cối cụ thể các em phải nắm đượcyêu cầu và giới hạn của đề bài để tránh miêu tả đôi khi rất hay nhưng không đúng trọngtâm của đề Tôi gợi ý cho các em biết có rất nhiều loài cây, loài hoa đẹp Mỗi loài lại cómột vẻ đẹp đặc sắc, riêng biệt Từng loài cây cối lại đẹp nhất vào một thời gian, thờiđiểm nào đó trong ngày nên các em có thể chọn tả vào thời điểm đó để làm nổi bật vẻđẹp riêng vốn có của từng loài và bài văn thêm hay, thêm hấp dẫn lòng người

Với dạng bài đưa ra nhiều cách lựa chọn cho học sinh miêu tả, tôi hướng dẫnhọc sinh nên chọn một đối tượng nào đó phù hợp, gần gũi với cuộc sống của mìnhnhư: các em sống ở nông thôn nên chọn tả các loại cây cối có trong vườn nhà em,

Trang 10

các em sống ở thành phố có thể tả cây cối trong công viên, trường học hoặc trênđường phố mà em thường được quan sát

Từ những việc cung cấp vốn sống thực tế cho học sinh thì tôi đã hướng dẫncác em biết tích luỹ vốn văn học cho mình Không chỉ khi học văn miêu tả cây cối

mà ngay trong cuộc sống hàng ngày trước bất kì cảnh vật, hiện tượng nào mình gặpcác em hãy để ý, quan sát và ghi chép lại những gì mình cảm thấy hay, thấy đẹp thấyrung động hay những câu văn giàu hình ảnh mà mình thấy tâm đắc Qua đó vốnsống của các em sẽ phong phú hơn, viết văn sẽ tốt hơn

Biện pháp thứ 3: Giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn tả cây cối

Môn Tập làm văn miêu tả nói chung và văn miêu tả cây cối nói riêng là kiếnthức chung của các phân môn, nó hỗ trợ cho các phân môn khác rất nhiều Nếu các

em không biết vận dụng các kiến thức của phân môn khác thì các em không thể viếtđược bài văn hay, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc Vì vậy giáo viên cần giúp họcsinh biết vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn miêu tả cây cối

Khi viết được dàn ý, học sinh phải biết lựa chọn cách dùng từ đặt câu chođúng, diễn đạt cho hay, cho sinh động để giúp người đọc cùng thấy, cùng cảm nhậnnhư mình.Vì vậy khi tả, ta phải chú ý tới hình dáng, đường nét, màu sắc của cây cối

và mối liên hệ ảnh hưởng của đối tượng miêu tả với con người, với các sự vật khác

có ở xung quanh, những yếu tố làm tôn lên sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp hấp dẫn, riêngbiệt cho cây

Để làm được điều đó thì học sinh phải biết được cách lựa chọn từ ngữ, diễnđạt câu, cách viết đoạn văn Khi dạy viết văn miêu tả cây cối, tôi hướng dẫn các emtừng bước như sau:

a) Vận dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vào viết văn miêu tả cây cối.

Trong dạng văn miêu tả cây cối cách lựa chọn từ ngữ là yêu cầu quan trọng Để đápứng được yêu cầu này thì người viết văn miêu tả cây cối trước hết phải có vốn từ phongphú, biết tích luỹ vốn từ thường xuyên và dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thôngqua các giờ học Tiếng Việt trong nhà trường, thông qua giao tiếp hàng ngày, thông quaquá trình đọc sách, báo, đọc tài liệu tham khảo có liên quan tới văn miêu tả cây cối.Nhưng chủ yếu nhất vẫn là thông qua các phân môn của Tiếng Việt

Ngày đăng: 17/10/2019, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w