Đề tài của văn miêu tả với các em lànhững gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được mộtcách dễ dàng, cụ thể như: con gà, con mèo, những con vật nuôi trong n
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quenthuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học Đây làdạng văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triểntrí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người Với đặctrưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêmphong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâusắc hơn Bởi đối với người Việt, tiếng việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ traođổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vàotrường Tiểu học từ rất sớm ( ngay từ lớp 2) Đề tài của văn miêu tả với các em lànhững gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được mộtcách dễ dàng, cụ thể như: con gà, con mèo, những con vật nuôi trong nhà, nhữngvườn cây ăn quả mình yêu thích, những cảnh vật xung quanh các em, những conngười thân quen với các em như bạn bè, thầy cô, người thân Vì vậy, dạy tốt phânmôn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng là vấn đề được nhiềugiáo viên Tiểu học quan tâm.Qua thực tế, nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi hiếm khiphát hiện thấy học sinh giỏi môn Văn Tại sao học sinh giỏi tập làm văn lại hạn chếnhiều như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưatròn một tuổi đã biết nói, năm, sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt ? Chúng
ta tự hào Tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểucảm sâu sắc Nhưng một thực tế lại rất buồn vì học sinh giỏi Tiếng Việt nói chung,phân môn Tập làm văn nói riêng còn quá khiêm tốn Khi chấm bài Tập làm văn, tôithấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khôkhan, nghèo nàn về từ, diễn đạt ý rườm rà, tối nghĩa Cách dùng từ đặt câu chưaphù hợp, viết câu còn rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, chưa sáng tạo Bố cục bàivăn chưa rõ ràng, cách chấm câu, cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh chưa linhhoạt, chưa sinh động Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp vàchưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Vì vậy, không
Trang 2phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn, và không phảigiáo viên giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả Việc tìm tòi phương pháp đểhướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng, còn nhiều hạn chế.
Do đó, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả loài vật cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm” với hy vọng
góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, chất lượng dạy - học vănmiêu tả ở lớp 4
2 Nhiệm vụ của đề tài :
Thông qua đề tài này tôi muốn đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm rèn kĩ năng
viết văn miêu tả loài vật cho học sinh lớp 4 trong nhà trường
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thànhkinh nghiệm của bản thân
* Điểm mới của đề tài mang lại:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết về kĩ năng viết văn miêu tả loài vật
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy-học văn miêu tả lớp 4
- Một số biện pháp day - học văn miêu tả lớp 4
3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về thể loại văn miêu tả loài vật, phương pháp dạy văn miêu tả,tìm các giải pháp giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng viết văn miêu tả – Giáo viên - họcsinh lớp 4ª3 năm học 2018-2019 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thị XãBuôn Hồ - Đăk Lăk Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8 năm 2018
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả
- Các dạng văn miêu tả ở lớp 4: Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật Trong đề tài nghiên cứu này tôi chỉ hướng vào với 5 nội dung cơ bản sau:
- Bồi dưỡng và tích lũy vốn từ
- Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ để viết câu, đoạn văn lưu loát, mạch lạc
- Sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa) kết hợp các phương phát dạy học tích cực
- Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung chương trình tập làm văn lớp 4 mạch kiến thức: văn miêu tả
+ Phương pháp quan sát sư phạm
Điều tra thực trạng qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo viên vàhọc sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy - học phân môn tập làm văn trong trường Tiểuhọc Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức trong học tập làm văn của học sinh lớpmình, học sinh lớp khác trong khi đi dự giờ, quan sát phương pháp sư phạm củagiáo viên giảng dạy, quan sát chất lượng bài viết của học sinh ở từng dạng miêu tảkhác nhau để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viết văncủa học sinh
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháp tổng hợp
số liệu Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô
tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu
đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy tiết luyện tập miêu tả loài vật
II NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận:
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinhcủa đất nước Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loạicho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản, cần thiết về khoa học
và cuộc sống Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản rất quen thuộc và phổbiến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương Theo Đào Duy Anh
trong Hán Việt từ diển, miêu tả là: “ Lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân
tướng của sự vật ra” Bằng ngôn ngữ một cách sinh động cụ thể Văn miêu tả giúp
người đọc nhìn rõ chúng , tưởng như mình đang xem tận mắt, bắt tận tay Đây làloại văn bản có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát
Trang 4triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người.Với đặc trung đó những trang văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ người đọcthêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh
tế hơn, sâu sắc hơn
Chiếm một phần lớn trong phân môn Tập làm văn ở Tiểu học là văn miêu tả.Văn miêu tả chia làm nhiều loại Ở lớp 4, các em đã được học tả đồ vật, tả cây cối,
tả con vật Trong đó số tiết tập làm văn tả loài vật và cây cối chiếm thời lượngtương đối lớn so với tổng số tiết tập làm văn miêu tả ở lớp 4 Mục tiêu của phânmôn Tập làm văn lớp 4 không chỉ trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làmvăn cho học sinh mà còn góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rènluyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hìnhthành nhân cách cho các em Phân môn Tập làm văn giúp học sinh vừa tổng hợp,vừa vận dụng các hiểu biết về Tiếng Việt từ các phân môn khác vừa phát huy vàhoàn thiện các kết quả đó Vì vậy, học tốt văn ở Tiểu học sẽ tạo tiền đề vững chắccho các em học tốt ở các bậc học trên
2.Thực trạng :
+ Đôi nét về trường về trường
Trang 5Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn của một xã thuộcvùng nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp, một
số ít buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế xã hội tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn
Trang 6chưa thoát được nghèo khó, trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân không đồngđều thì việc học của học sinh nơi đây vẫn là một điều hết sức trăn trở.
Năm học 2018 - 2019, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có 467 họcsinh, trong đó khối 4 là 93 học sinh Được sự phân công của Ban giám hiệu Tôichủ nhiệm lớp 4A3, Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống, giao tiếp là hìnhthức cơ bản để con người phát triển tư duy và hình thành nhân cách Đối với họcsinh vùng nông thôn quan hệ giao tiếp không được mở rộng như ở thành thị, vốnsống, vốn từ còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến khả năng dùng từ, diễn đạt của các
em Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sựkhác biệt giữa văn miêu tả với các kiểu bài văn khác.Vốn từ còn nghèo nàn, hạnhẹp, kĩ năng chọn từ ngữ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn, diễn đạt còn hạn chế Họcsinh chưa biết sắp xếp ý khi viết bài bố cục thiếu rõ ràng và khoa học Không quen
sử dụng các biện pháp tu từ trong viết văn cảm xúc không tự nhiên, còn gượng ép,khô cứng thiếu khả năng tổng hợp vấn đề Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4viết văn miêu tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trongbài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu
*Thực trạng vấn đề nghiên cứu : Phân tích đánh giá các nội dung, vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Qua quá trình nghiên cứu giảng dạy, dự giờ, thăm lớp, qua việc chấm bàicủa học sinh tôi nhận thấy có một số thực trạng như sau:
+ Về phía giáo viên: Hầu hết khi dạy văn miêu tả giáo viên chỉ có con đường duy
nhất là hình thành hiểu biết về lí thuyết thể loại văn, các kĩ năng làm qua phân tíchbài văn mẫu, thậm chí để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chấtlượng bài kiểm tra, thi cử nhiều giáo viên cho học sinh đọc thuộc một số bài mẫu
để khi gặp một đề bài tương tự, các em cứ thế chép ra, giáo viên chưa thực sự rèncho học sinh kĩ năng làm bài nhiều giáo viên lệ thuộc quá nhiều vào sách giáokhoa nên ít sáng tạo dẫn đến hạn chế khả năng tiếp thu sáng tạo của học sinh
- Một số giáo viên còn ngại khi phải dạy phân môn tập làm văn nên khi dạy còn nhiều lúng túng về phương pháp và nội dung hay hình thức tổ chức một tiết dạy
Trang 7Tập làm văn dẫn đến hiệu quả các tiết dạy chưa cao Điều này được thể hiện rõ qua những tiết thao giảng, dự giờ chéo phân môn Tập làm văn ở trường Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn, thiếu sự dẫn dắt gợi mở cho học sinh, chưa kích thích được sự sáng tạo tìm tòi, chưa chọn từ ngữ, hình ảnh, ý của học sinh
- Giáo viên khi lên lớp còn truyền đạt “chay”, thiếu tranh ảnh, vật thật để hổ trợ chocác em trong quá trình làm văn miêu tả
- Giáo viên xem nhẹ khâu tìm hiểu phân tích đề bài, chưa tạo điều kiện cho họcsinh quan sát thực tế, xem nhẹ việc quan sát, chưa biết giúp học sinh sử dụng biệnpháp nghệ thuật, sử dụng những từ ngữ hay vào viết văn miêu tả
Giáo viên chưa quan tâm đến việc chấm chữa bài, sửa lỗi qua loa sau khi chấm nhiều giáo viên quan niệm chỉ trả bài cho học sinh biết điểm
Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp, vốn từngữ còn quá nghèo nàn, dùng từ địa phương nhiều, diễn đạt ý văn mà như nóichuyện bình thường Dùng văn mẫu một cách chưa sáng tạo ( sách tham khảo bántràn lan trên thị trường) các em rập khuôn theo chưa biết sáng tạo chọn lọc thànhcái riêng của mình Một số em chưa biết nội dung, tác dụng của các biện pháp nghệthuật vào bài văn dẫn đến lời văn khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu tình cảm Một sốhọc sinh, viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch lạc, các ý trong bài văncòn nhiều hạn chế
- Học sinh chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh để viết văn, sự liên tưởng còn hạn chế, vốn từ nghèo mà chưa biết chắt lọc ý, việc sử dụng từ gợi tả, gợi cảm ít được chú ý Các em chưa nắm vững cách làm các bài miêu tả, còn yếu
Trang 8về kĩ năng xây dựng bố cục Ngay đầu năm học tôi đã thực nghiệm ở lớp với đề
bài cụ thể :“Em hãy tả một con vật nuôi mà em thích”
Bảng 1: Kết quả đạt được như sau:
Lớp 4a3 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 5 - 6 Dưới 5
28 4 em -35,72% 4 em –17,85% 15 em - 32,14% 5 em - 14,28%
Nhìn vào kết quả thực nghiệm tôi thấy tỉ lệ bài kiểm tra đạt điểm cao còn thấp,còn sô bài điểm thấp lại cao Xuất phát từ những thực trạng đáng lo ngại ở trên, tôiluôn trăn trở suy nghĩ tìm ra các giải pháp rèn kĩ năng miêu tả cho học sinh lớp tôi Ngoài ra tôi luôn kiểm tra về học tâp đối với phân môn tập làm văn ở lớp tôi vàphân loại theo yêu cầu của môn học như sau:
Bảng 2: Kết quả nhận xét của giáo viên đầu năm
Câu văn diễn đạt rõ ràng , gãy gọn
Sắp xếp ý phù hợ, có hình ảnh
Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật
Bố cục chặt chẽ
Trước thực trạng này tôi tìm tòi nghiên cứu và sau đây là các giải pháp mà bảnthân đã thực hiện có hiệu quả
3 Nội dung và hình thức của giải pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp.
Tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để có các giải pháp cụ thể phù hợp với tìnhhình thực tế của lớp, của trường và địa phương, Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạyvăn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức
tổ chức dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo.Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc
Trang 9rút kinh nghiệm trong giảng dạy tập làm văn nói chung và trong dạy học sinh viếtvăn miêu tả nói riêng Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
b.Nội dung và cách thức, thực hiện các giải pháp, biện pháp:
Văn miêu tả loài vật là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổbiến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học Đây là loại văn có tácdụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng,
óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người Với đặc trưng của mình,những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp tacảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Xuất phát
từ việc nghiên cứu trên tôi đã đúc kết được một số phương pháp dạy văn miêu tảhọc sinh ở lớp chủ nhiệm Áp dụng từng bước các phương pháp sau đây vào thựctiễn, tôi đã thu được những kết quả khá khả quan
Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
Tuỳ theo nội dung yêu cầu của mỗi bài học và đối tượng học sinh mà bản thân tôi
đã áp dụng linh hoạt nhóm các biện pháp, hoặc một biện pháp chủ đạo và kết hợp một số biện pháp hỗ trợ khác cụ thể như khi dạy học sinh lớp viết bài văn miêu tả con vật, bản thân tôi đã chú trọng các biện pháp sau:
Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng và tích lũy vốn từ
+ Làm giàu vốn từ ngữ thông qua các tiết học
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn Nó có một vịtrí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình Vậy mà vốn từ của các em rất
ít Điều này khiến tôi suy nghĩ nhiều Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được Để viết được bài văn, đoạn văn hay, học sinh không chỉ cần có cảm xúc, cảm nghĩ tinh tế mà còn phải tích luỹ vốn từ phong phú, tạo câu linh hoạt và đa dạng Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Nhiều bài tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn là bài văn hay,số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đó rất phong phú, sử dụng từ sáng tạo
Trang 10Giải pháp cụ thể:
Khi dạy giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, có thể chọn trường hợp đặc sắcnhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi sử dụng từ
Ví dụ: Khi dạy phân môn tập đọc bài: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” Giáo viên cần
chỉ cho học sinh thấy những từ, cụm từ tác giả dùng để miêu tả ngoại hình của chị
Nhà Trò ( gầy yếu quá hoạt động của chị (khóc nức nở , ): và miêu tả hành động của Dế Mèn như : đạp phanh phách ra oai, Thông qua bài tập đọc trên, học sinh
đã tích lũy được một số vốn từ miêu tà về ngoại hình và hành động con vật Hay,
khi dạy bài kể chuyện “Con vịt xấu xí” tôi cho học sinh thấy được một số từ, cụm
từ miêu tả như: xấu xí , ( ngoại hình), bé bỏng Giáo viên cần lưu ý cho học sinh
bộc lộ tình cảm, thái độ của mình đối với con vật yêu hay ghét, gắn bó hay khônggắn bó Để bài viết có sức biểu đạt gần gũi hơn,học sinh cần biết liên hệ bản thânmình đã làm gì để chăm sóc con vật?
+ Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh :
Hiện nay, trong trường học, chúng ta dạy tập làm văn nói chung và bồi dưỡng
năng khiếu viết văn cho học sinh nói riêng thường thiên về các kĩ thuật làm bài màkhông cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nội dung bài viết Thường giáo viên ramột đề bài và hướng dẫn kĩ thuật làm bài Còn học sinh thì gắng đọc thật nhiều bàivăn làm mẫu, thậm chí còn có em bê y nguyên bài văn của người khác vào bài củamình, thì được xem là bài viết khá, nghĩa là giỏi chép văn
Khi thấy một em học sinh ngồi trước một số đề văn mà không viết được, thầy côgiáo thường cho rằng các em không nắm vững lý thuyết viết thể văn nọ, thể văn kia
mà không hiểu rằng các em không có hứng thú viết vì đã không tạo ra được quan
hệ thân thiết giữa bản thân và đề bài - đối tượng miêu tả, nghĩa là các em không
có nội dung, không có để nói, để viết
Vi dụ: Có một lần, em được bố mẹ dẫn đi chơi vườn bách thú.Ở đó có rất nhiều
con vật, em viết một đoạn văn tatr lại con vật mà em ấn tượng.
Với đề bài này chắc chắn rằng nhiều học sinh không thể viết được Bởi vì trongthực tế nhiều học sinh chưa từng được trực tiếp đi tham quan vườn bách thú, nếu
Trang 11như bắt các em áp dụng kiến thức lí thuyết để làm bài thì chắc chắn rằng nhiều em
sẽ khó viết thành bài văn theo đúng yêu cầu Nguyên nhân của tình trạng không có
gì để viết là do học sinh thiếu hụt vốn sống vốn cảm xúc Vì vậy, thầy giáo cầnđóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em.Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết những bài
cụ thể về những gì đã quan sát được Ngoài ra giáo viên cần xây dựng cho học sinh
có hứng thú và thói quen đọc sách Phải làm cho học sinh thích đọc và thấy đượcrằng khả năng đọc là có ích cho các em suốt cả cuộc đời, thấy được đó là một trongnhững con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và pháttriển, sách báo sẽ giúp học sinh có vốn từ ngữ phong phú,vốn sống, tầm nhìn, hiểubiết rộng hơn, giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo như người xưa nói
“Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được văn”
Định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc, đọc nhiều không có nghĩa là đọc một cách không chọn lọc Cần chọn những sách như thế nào ? Thầy giáo cần giáo dục thái độ đọc cho các em Kiên trì, chịu khó không chỉ đọc để giải trí, mà đọc phải có suy nghĩ, liên hệ, rút ra những bài học bổ ích, ghi chép, thu hoạch về nội dung, nghệ thuật, về những điểm nổi bật, gây ấn tượng còn đọng lại trong tâm trí mình vào cuốn sổ tích luỹ
+ Xây dựng phong trào tích lũy vốn từ
Để tăng cường việc tích cực học tập cho các em trong phân môn Tập làm văn
đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị tốt, đặc biệt là về việc thu thập từ theo chủ điểmliên quan đến nội dung bài học hàng tuần, giáo viên cần tăng cường nhiều hình thứckhen thưởng để khuyến khích các em tích cực tìm được nhiều từ bằng cách: Đầutuần tôi phát động phong trào thi đua thu thập từ, cụm từ miêu tả giàu hình ảnh
- Cuối tuần tôi tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả mình thu thập được bằng nhiềuhình thức: như trò chơi, hái hoa học tập ,
- Khen thưởng cho những em thu thập được nhiều từ, cụm từ liên quan đến phânmôn tập làm văn của tuần: Tặng 3 - 2 - 1 bông hoa học tốt theo số lượng từ mà các
Trang 12em thu thập được Sau đó tổng kết số bông hoa, chọn học sinh có nhiều bông hoa học tốt để khen vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
Biện pháp thứ ba: Sử dụng vốn từ để viết câu văn đoạn văn
+ Bồi dưỡng cho các em cách dùng từ đặt câu là cách dùng từ gợi âm thanh và từ gợi hình ảnh trong văn miêu tả con vật.
Như chúng ta đã thấy vốn sống, tầm hiểu biết của các em chưa phong phú, các emđang trong quá trình tìm hiểu, cảm nhận thế giới xung quanh.Từ các chi tiết quansát được, học sinh cũng chưa biết chọn lọc từ ngữ gợi hình, gợi cảm để vận dụngvào bài viết một cách linh hoạt, sáng tạo Hầu hết, bài văn miêu tả của các em cònthiên về kể lại sự vật, khô khan thiếu hình ảnh Bởi vậy để giúp các em biết dùng từđúng hay, tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
Giải pháp cụ thể:
Dạy tốt các dạng bài ôn tập từ, đặc biệt là từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh, (để các
em thay thế tránh tình trạng lặp từ)
Ví dụ: Tìm từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh, từ đồng nghĩa để gợi tả con vật
+ Từ gợi âm thanh: ò, ó, o, kéc kè ke e
+ Từ gợi hình ảnh : mập mạp, lênh khênh,
Ngoài ra bản thân tôi còn hướng dẫn các em sưu tầm các bài văn miêu tả, các bàithơ, các tác phẩm văn xuôi như truyện ngắn, tùy bút, phóng sự, hay yêu cầu họcsinh tìm những từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh có trong đoạn văn, trong tác phẩm đó
Ví dụ: Hãy tìm từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh miêu tả trong đoạn văn sau:
“ Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về ”
( Bài cây gạo – sách Tiếng việt lớp 3)
Ví dụ : Em háy tìm những từ gợi âm thanh trong đoạn văn sau:
Bầy gia cầm nhà bác Tám đang cho ăn giữa sân trông thật nhộn nhịp Hàng
chục chú gà con mới nở hơn tuần lễ lích nhích tranh nhau ăn hạt tấm bác tung ra.
Ba con gà mái lại cục cục liên hồi, gọi con mình, chỉ mồi cho chúng Một chú gà
trống bống đâu nổi hứng vỗ cánh phành phạch vươn cổ Kéc Kè ke một hồi dài
nhưng chẳng ai buồn để ý Ở góc sân phía xa, mấy anh chàng vịt đang thời vỗ béo,
Trang 13cất giọng quạc quạc một cách uể oải ý chừng no mồi rồi nên không quan tâm đến
lũ gà đang tíu tít đằng kia (Sưu tầm).
Mục đích của kiểu bài này không chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh xác định được từgợi âm thanh, gợi hình ảnh mà qua đó giúp các em thấy được giá trị, tác dụng củacác từ tượng thanh, tượng hình trong văn miêu tả, qua đoạn văn này các em họcđược cách miêu tả đối với dạng đề tả con vật Ngoài ra còn giúp các em biết phânchia từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh phù hợp với từng con vật Do vậy trước khichọn con vật để miêu tả bước đầu giáo viên nên giúp các em hình dung xem cónhững từ ngữ gợi âm thanh, gợi hình ảnh nào phù hợp với con vật mà mình định tảkhông ? Sau khi các em có kỹ năng nhuần nhuyễn thì việc áp dụng vào các bài viếtkhác sẽ dễ dàng hơn
+ Giúp các em biết sử dụng từ đúng và hay:
Để viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hay, các em cần có vốn từ và biết cách sửdụng từ đúng lúc, đúng chỗ, biết dựa vào từ để tạo ra cái mới, cái riêng, cái độc đáotrong bài mình viết Chính vì vậy mà các em phải dùng từ đúng và dùng từ hay
Ví dụ: Cách dùng từ miêu tả âm thanh của các con vật trong bài: “Buổi sáng mùa
hè trong thung lũng” Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm Trong bầu không
khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiến chănđơn Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầubản Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran Mấy con gà rừng trênnúi cũng thức dậy gáy te te Trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra
rả Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc
+Giúp các em viết câu đúng và biết viết câu hay :
*Viết câu đúng: Một câu văn đúng phải đảm bảo về cấu trúc ngữ pháp, diễn đạt
được nội dung, suy nghĩ của người viết
Ví dụ : Chú gà trống nhà em/ đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
CN VN
*Viết câu hay: Câu hay là câu được mở rộng các thành phần phụ, sử dụng các biện
pháp nhân hóa, so sánh hoặc từ láy, từ gợi tả, gợi cảm
Trang 14Ví dụ : Qua một thời gian chăm sóc chu đáo , giờ đây, chú gà trống nhà em đã trở
thành một chàng hiệp sĩ trông thật oai vệ làm sao
Việc dùng từ ngữ giàu hinh ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hóakhi viết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn, ý tứhơn và thu hút người đọc, người nghe Để giúp các em biết viết câu văn có hìnhảnh, sử dụng biện pháp tu từ, tôi cho học sinh làm dạng bài tập tìm hình ảnh sosánh, nhân hóa trong đoạn thơ, bài thơ
Ví dụ : Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ sau :
“ Con mẹ đẹp làm sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân trên cỏ ”
(Trích bài Đàn gà mới nở - Sách Tiếng Việt 2)
Yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên ?
Hình ảnh so sánh : ( con mẹ - hòn tơ nhỏ : chạy- lăn tròn)
Đoạn thơ trên miêu tả những chú gà con lông vàng óng mượt trông như những hòn
tơ mềm mại Do hình dáng nhỏ nhắn “ bé tý” lại giống “cuộn tơ” nên khi chạygiống như lăn tròn Việc sử dụng hình ảnh so sánh đã giúp đoạn thơ sinh động hơn,đàn gà con được miêu tả cụ thể, giàu hình ảnh, gần gũi và đáng yêu
Ví dụ: Chỉ rõ biện pháp nhân hóa đã được sử dụng trong bài thơ sau như thế nào?
Đám ma bác giun
Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nayc hết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến gà theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nâng vai