1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

28 949 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tậptrung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt,dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh cò

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phân môn Tập làm văn (TLV) rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngônbản Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: phân mônTLV sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếngViệt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã hình thành; rèn cho học sinh kĩ năngsản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từngmặt qua từng phân môn và trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp Do vậy,phân môn TLV đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy họctiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, họctập

Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường gặp rất nhiềukhó khăn Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tậptrung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt,dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêutả, hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả Đối với giáo viên đây cũng làloại bài khó dạy Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp vàchưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Vì vậy,không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn, vàkhông phải giáo viên giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả Việc tìm tòiphương pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng

tượng, còn nhiều hạn chế Do đó, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” với hy vọng góp phần nâng

cao trình độ chuyên môn cho bản thân, nâng cao chất lượng dạy-học văn miêu tả

Trang 2

- Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xungquanh các em

- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5

2.2 Giúp giáo viên

- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 đểvận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linhhoạt và sáng tạo

- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLVnói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng

- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy-học văn miêu tả lớp 4

3.2 Thực trạng dạy-học văn miêu tả ở lớp 4

3.3 Một số biện pháp day-học văn miêu tả lớp 4

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu nội dung chương trình TLV 4 mạch kiến thức: Dạy viết vănmiêu tả

4.2 Phương pháp quan sát sư phạm

- Điều tra thực trạng qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi vớigiáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy-học phân môn TLV trong trườngTiểu học

- So sánh đối chứng trong cùng một giai đoạn giữa lớp này với lớp kia,giữa các giai đoạn với nhau trong cùng một lớp, đối chứng cả với những nămhọc trước

- Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức trong học TLV của học sinh lớp mình,học sinh lớp khác trong khi đi dự giờ, quan sát phương pháp sư phạm của giáoviên giảng dạy, quan sát chất lượng bài viết của học sinh ở từng dạng miêu tả

Trang 3

khác nhau để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viếtvăn miêu tả của học sinh

4.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháptổng hợp số liệu Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng họcsinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổnghợp các số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân

4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Dạy tiết Luyện tập miêu tả cây cối

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thể loại văn miêu tả lớp 4

- Học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học Tiểu học Gia Hòa 1B

1 Cơ sở lý luận của dạy văn miêu tả lớp 4

1.1 Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy văn miêu tả lớp 4

1.1.1 Mục tiêu của dạy viết văn miêu tả lớp 4

a) Yêu cầu kiến thức:

- Thể loại văn miêu tả

- Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả?

- Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồvật

Trang 4

- Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả câycối.

- Miêu tả con vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả convật

b) Yêu cầu kỹ năng: Chương trình TLV miêu tả (nhằm trang bị cho họcsinh những kĩ năng sản sinh ngôn bản), cụ thể:

- Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện đặc điểm văn bản;phân tích đề bài, xác định yêu cầu

- Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bàivăn đãcho; quan sát đối tượng tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêutả

- Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viếtcủa bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung vàhình thức diễn đạt

1.1.2 Nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4 Chương trình TLV lớp 4được thiết kế tổng cộng 62 tiết/năm Trong đó, văn miêu tả gồm có 30 tiết

1.2 Cơ sở của việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biếntrong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học Đây là loại văn có tácdụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởngtượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người Với đặc trưngcủa mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phongphú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắchơn Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vào nhà trường từ rất lâu và ngay từbậc Tiểu học Đề tài của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quenvới thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như:chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình yêu thích, những con vật nuôitrong nhà Với học sinh lớp 4, chủ yếu là các em viết được một bài văn miêu tảngắn

Trang 5

2 Thực trạng dạy học văn miêu tả lớp 4 ở trường tiểu học Gia Hòa 1B

Từ lớp 2, 3, học sinh được tập quan sát và trả lời câu hỏi đểlàm quen với văn miêu tả, đã biết cách luyện tập dưới sự hướngdẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức

Đối tượng miêu tả khá gần gũi với học sinh nông thôn (câybàng, con gà,…)

Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học có tâm hồn trong sáng,thơ ngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo Thế giới của các em làthế giới cổ tích Những đồ vật, con vật, cây cối là những ngườibạn thân thiết, gần gũi mà các em có thể tâm tư, chia sẻ tìnhcảm của mình Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơigợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị,…

2.2 Khó khăn

Như ta đã biết, sản phẩm của TLV là các ngôn bản ở dạngnói, dạng viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chươngtrình quy định Sản phẩm của việc học văn miêu tả thường ởdạng viết Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hoá, văn minhcủa một người, đối với học sinh, chứng tỏ tư duy logic, tư duyhình tượng đã phát triển ở một mức độ nhất định

Trang 6

Nhưng lên lớp 4, các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý,dựng đoạn và viết thành bài văn hoàn chỉnh Hơn nữa, khả năngngôn ngữ của các em còn hạn chế, nhất là với học sinh ở trườngnông thôn như địa bàn chúng tôi Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòihỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thậtsinh động Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu

tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnhtrong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép mộtcách sống sượng bài văn mẫu Vậy nguyên nhân tại đâu? Đó làđiều trăn trở của tôi cũng như các giáo viên khác trong khối.Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã luôn tìm tòi,tham khảo tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp giàu kinh nghiệm,với giảng viên ở trường Đại học để nắm bắt những phương pháptối ưu nhất phục vụ quá trình giảng dạy

Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những nhận xét tinh

tế, là sự đúc kết việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đãhọc Đọc một số bài văn của học sinh, ta có thể thấy ngay đượckết quả của việc dạy và học

Qua kết quả điều tra chất lượng viết văn miêu tả của họcsinh lớp 4A1 cuối HKI, tôi xin nêu lên những phương pháp, biệnpháp tiến hành trên cơ sở các phương pháp đặc trưng của phânmôn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm nâng cao chấtlượng dạy học sinh lớp 4 viết văn miêu tả mà tôi áp dụng cóhiệu quả

2.3 Kiểm nghiệm bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 2.3.1 Một số lỗi thường gặp

a Trong phần cơ sở thực tiễn tôi đã đề cập những vấn đềchung thường gặp ở bài văn miêu tả của học sinh lớp 4: bài vănngắn, kể lể, ít hình ảnh,…Ví dụ 1:

Trang 7

- Cái cặp của em nhiều màu Mặt trước có siêu nhân rất

đẹp Nó có ba ngăn Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn để sách.

- Cây bàng cao đến mái nhà Thân nó to, xù xì Cây bàng

có nhiều cành, tán rộng Lá màu xanh Quả ăn có vị chát.

Đoạn văn như vậy được coi là tạm được vì đúng ý Câu văn

rõ nghĩa Nhưng miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là tả xong một

đồ vật, một cây Và nó cũng rất chung chung, không làm nổi bậtđược nét riêng của đồ vật đó, cây đó

b Đọc bài văn miêu tả của các em, ta còn thấy sự khôkhan, nghèo cảm xúc, sự liệt kê lan man, dài dòng, lủng củng,lộn xộn, không lột tả được đối tượng miêu tả, đôi khi còn bịađặt

- Nhiều em muốn bắt chước cho bài văn hay hơn đã sử

dụng biện pháp so sánh, nhân hoá một cách tuỳ tiện VD: Quả

bàng to như con lợn con.

- Hình thức câu lặp lại nhiều lần: Mắt của nó màu đen Râu

của nó dài Lông thì đen…

- Chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn, trong dài

- Chưa biết sử dụng dấu câu nhằm nâng cao hiệu quả diễn

đạt VD: Cún con mới dễ thương làm sao (!)………

c Bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 hầu hết mắc nhữnglỗi: Lỗi chính tả, lỗi dấu câu, lỗi diễn đạt, lỗi chủ đề Cụ thể nhưsau:

- Lỗi chính tả: Học sinh chủ yếu vẫn thường sai phụ âm đầul/n (chủ yếu), s/x, d/r/gi

Ở đây, tôi sẽ không đề cập sâu vấn đề này

- Lỗi dấu câu:

Trang 8

+ Không dùng dấu câu: Xảy ra nhiều với học sinh Chưa đạtchuẩn kiến thức kĩ năng Các em không sử dụng hoặc ít sử dụng dấuchấm, dấu phẩy trong một câu hoặc trong một bài văn.

+ Sử dụng dấu câu sai Ví dụ: Cây bàng cao thân cây Xù

+ Câu thừa thành phần( lặp lại thành phần một cách

không cần thiết) VD: Em rất yêu quý con mèo nhà em.

+ Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong bài

văn.VD: Con gà trống dậy rất sớm Nó dậy sớm để báo thức mọi

người.

+ Câu không phân định được thành phần VD: Em phải giữ

gìn chiếc đồng hồ để trên mặt tủ.

+ Câu sai nghĩa VD: Con mèo nặng khoảng 2 tạ.

+ Câu không rõ nghĩa VD: Con mèo lông trắng mắt nó em

yêu chú lắm.

+ Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thànhphần câu, giữa các vế câu

Ví dụ 2: Chiếc cặp của em màu đỏ giúp em học giỏi.

+ Các câu trong bài mâu thuẫn nhau: Cây bàng to, mập

mạp Thân cây khẳng khiu.

- Lỗi lạc chủ đề Ví dụ: Tả chiếc cặp: Ngăn ngoài của cặp

em đựng bút Chiếc bút màu đỏ rất đẹp.

Như vậy, ta thấy bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 mắcrất nhiều lỗi Tuỳ theo mức độ, học sinh có khả năng hạn chếhơn một số lỗi cơ bản Ở đây đặt ra một vấn đề cấp thiết là dạy

Trang 9

học sinh viết văn sao cho mạch lạc, giàu hình ảnh, tái hiện được

cụ thể, sinh động đối tượng miêu tả

2.3.2 Nguyên nhân

- Giáo viên chưa khơi gợi được sự ham học, yêu thích miêu

tả đồ vật, con vật, cây cối, xung quanh, chưa tạo được động cơhọc văn miêu tả ở các em

- Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả,chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với cáckiểu bài văn khác

- Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát vàmiêu tả chưa tinh tế

- Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn Chưa có thói quen tích luỹcác từ ngữ gợi tả

- Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn,

kĩ năng diễn đạt,…còn hạn chế Các em chưa biết cách sắp xếp

ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học

- Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhânhoá khi viết văn

- Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế;cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, có sự gượng ép

- Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi

kĩ, đầy đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết củamình

- Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học

3 Một số biện pháp rèn viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

3.1 Tạo động cơ học văn miêu tả ở học sinh bằng nhiều kỹ năng khi học tập làm văn

- Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn nóihoặc viết theo các kiểu bài do chương trình qui định Để sản

Trang 10

sinh các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều kỹ năng khácngoài các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kỹ năng dùng

từ đặt câu Đó là các kỹ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý,

kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn

- Nhiệm vụ của phân môn TLV bậc tiểu học, mở rộng vốnsống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ,hình thành nhân cách cho học sinh Trong đó, học văn miêu tảgóp phần phát triển tư duy hình tượng của trẻ được rèn luyệnphát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân hoá,…khi miêu tả.Nhưng làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ trên mà khôngbiến các em thành những “thợ” viết văn? Vậy ta cần kích thíchcác em yêu văn và có nhu cầu viết văn

- Trước hết, hãy tạo tình huống khiến các em háo hứckhám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả Ví dụ: Giáo viêncho học sinh quan sát bức tranh cây hoa phượng đang ra hoa đỏ

rực và hỏi: Quan sát tranh, em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà

nhà văn Xuân Diệu đã ví “như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.”?

- Học sinh sẽ phân tích tìm ra đặc điểm tương đồng của bộphận nào đó của cây hoa với muôn ngàn con bướm đậu khítnhau Qua đây cũng rèn cho các em óc quan sát tinh tế, sự liêntưởng và tư duy phân tích, kích thích các em suy luận

- Dạy học sinh viết văn miêu tả phải gắn liền với việc hìnhthành những kĩ năng sống khác Như dạy các em biết giữ gìn đồvật, tổ chức học sinh trồng, chăm sóc và bảo vệ cây…

- Khi ra đề TLV, giáo viên nên chú ý đề bài yêu cầu viết vềnhững gì gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo ra được động cơnói năng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đềbài đã yêu cầu Ví dụ:

Trang 11

Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em.

Đề 2: Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng.

Đề 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó.

- Khi học sinh đã có hứng thú học văn miêu tả, ta tiếp tụcduy trì điều đó trong suốt quá trình học tập và tích cực rèn các

kĩ năng khác theo yêu cầu khi viết văn

Ngoài ra, bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề, để đạt mục đíchgiao tiếp, bài văn phải có sự phát triển, chủ đề phải được triểnkhai Giáo viên cần chỉ ra các hướng cho học sinh viết bài: viếttheo trình tự thời gian, không gian hay từ toàn thể đến bộphận…

3.2 Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả

- Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảmxúc làm cho người nghe người đọc hình dung một cách rõ nét,

cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đờisống Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõnét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiệnđược trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết vớiđối tượng được miêu tả

 Tả đồ vật:

Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật họcsinh thường thấy trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em,

vì vậy cũng dễ trở thành gần gũi với các em

Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển vở, cặp sách, cáiđồng hồ báo thức,…Chúng lànhững đồ vật vô tri, vô giác nhưnggần gũi và có ích đối với học sinh

Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước,chất liệu cụ thể Học sinh miêu tả những đặc điểm này trong bài

Trang 12

văn của mình Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em cầntập trung tả những bộ phận quan trọng nhất Đó chính là nhữngnét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.

Đồ vật lại thường gắn liền với cuộc sống con người nên khimiêu tả phải nói tới công dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tìnhcảm của con người đối với nó Có như vậy, đồ vật mới hiện lênmột cách sinh động và có hồn

 Tả cây cối:

Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây trồng xungquanh học sinh Đó có thể là một cây hoa, cây ăn quả hay câycho bóng mát,… những cây có ích và gần gũi với các em Mỗiloại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định Vì vậy,khi miêu tả chúng, học sinh phải làm nổi bật những đặc điểmnày Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây,mùi vị của qủa; tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa; tả câycho bóng mát phải làm rõ dáng cây, tán lá,…

Cây cối luôn sống trong thiên nhiên Khi miêu tả, cần gắnchúng với miêu tả sơ lược khung cảnh xung quanh như mặt trời,đám mây, chim chóc, ao hồ và cả con người Ta cũng cần chú ýtới lợi ích của chúng và tình cảm yêu mến gắn bó của người tảđối với cây

 Tả loài vật:

Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quenthuộc gần gũi với học sinh Đó là những con gà mái, gà trống,cún con, chú mèo,…Mỗi con vật đều có đặcđiểm về hình dáng,đặc tính giống nòi riêng Khi miêu tả, ta miêu tả cái chung, và

cả những nét tiêu biểu của loài vật như màu sắc, vóc dáng, tínhnết Những con vật miêu tả là những con vật gần gũi thân thiết

và có nhiều lợi ích nên bài văn phải thể hiện được sự chăm sóc,tình cảm yêu mến của học sinh đối với chúng

Trang 13

Ở Tiểu học, phân môn TLV có nhiệm vụ rèn kĩ năng nóitheo nghi thức lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thường, viếtmột số văn bản nghệ thuật như miêu tả Viết văn miêu tả, họcsinh phải có kĩ năng đặc thù là quan sát, diễn đạt một cách cóhình ảnh TLV cũng góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ ócquan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết

đã quan sát được Khả năng tư duy logic của học sinh cũng đượcphát triển trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý viết đoạn.Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách vận dụng cácgiác quan để quan sát, biết cách lựa chọn vị trí và thời gianquan sát, biết cách liên tưởng và tưởng tượng khi nhận xét sựvật và phải biết diễn đạt điều quan sát được một cách gợi tả,gợi cảm, tức là có hình ảnh và cảm xúc…

Dù miêu tả đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâuthì văn miêu tả cũng không bao giờ sao chép, chụp ảnh máymóc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét,tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú Đó là sự miêu tả thểhiện được cái mới, cái riêng biệt của đối tượng thông qua cảmnhận của mỗi người

Chẳng hạn, Trần Đăng Khoa nhìn trăng bằng con mắt tinh

tế bằng tình yêu của tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, trong sáng:

Trăng hồng như quả chin

Lửng lơ lên trước nhà…

…Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi…

… Trăng bay như quả bong

Bạn nào đá lên trời…

Nhà văn Thép Mới lại lấy cảm hứng của anh chiến sĩ đang

mơ về tương lai của đất nước khi ngắm trăng trong đêm Trung

Trang 14

thu độc lập đầu tiên: Trăng sáng mùa thuằng vặc chiếu khắp

thành phố, làng mạc, núi rừng,…

Cùng là vầng trăng, hay một sự vật nhưng mỗi người cảmnhận theo cách riêng của mình, mà những người khác khôngphát hiện được hoặc chưa phát hiện được

Với mỗi học sinh, mỗi bài tập làm văn là một sản phẩmcủa từng cá nhân các em trước một đề tài Sản phẩm này ítnhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả,cách diễn đạt,…Giáo viên cần có thái độ tôn trọng sự độc lậpsuy nghĩ sáng tạo nếu nó không biểu lộ những lệch lạc

Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăncản sự sáng tạo của người viết, nhưng không có nghĩa là chophép người viết “bịa” một cách tuỳ ý Để tả hay, tả đúng thìphải tả chân thật Giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái

độ giả tạo, sáo rỗng…

3.3 Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả.

* Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý:

- Quan sát tổng thể đối tượng; chú ý cả trạng thái động vàtĩnh; quan sát bằng tất cả các giác quan thính giác, thị giác, xúcgiác,…

- Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của đốitượng để quan sát thật kĩ

- Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với cácđối tượng khác có ở xung quanh bằng sự liên tưởng hay quansát trước đó

- Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đốitượng đến các sự vật xung quanh

- Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát

* Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả

Ngày đăng: 01/11/2017, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w