Do đó, giúp học sinh làm văn miêu tả cây cối tốt hơn thông qua những tiết học có chất lượng có tầm quan trọng lớn và là một trong các nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên.. Khái niệm văn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức, kỹ năng tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn hay
Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, miêu tả cây cối chiếm thời lượng lớn nhất về số tiết so với các loại văn bản khác Văn miêu tả nói chung và miêu tả cây cối nói riêng là một trong những kiểu văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương Đây là loại văn bản có tác dụng rất lớn đối với việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát
và khả năng nhận xét, đánh giá của con người Với đặc trưng đó, văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ của người đọc phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách sâu sắc và tinh tế hơn Do đó, giúp học sinh làm văn miêu tả cây cối tốt hơn thông qua những tiết học có chất lượng có tầm quan trọng lớn và là một trong các nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên
Thực tế cho thấy, việc dạy văn miêu tả ở nhà trường nói chung, việc dạy và học văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng bên cạnh những điểm tốt và một số kết quả nhất định còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm, dễ thấy nhất là bệnh công thức, khuôn sáo máy móc thiếu tính chân thực Các bài viết vì rất nhiều lý do khác nhau về phương pháp, kỹ năng còn chưa đạt hiệu quả hoặc không phù hợp với văn cảnh Do đó, bài văn thường khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu hoặc chỉ mang tính chất liệt
kê, mô tả Bên cạnh đó, giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn các em làm bài
Vì những lý do cơ bản trên đây, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4” với mong muốn
góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả ở trường tiểu học
2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của tôi khi tiến hành đề tài này là tìm hiểu thực trạng
về khả năng viết văn miêu tả cây cối của học sinh lớp 4 Từ đó đề ra các biện pháp giúp các em viết văn miêu tả cây cối sinh động hấp dẫn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là văn miêu tả ở tiểu học
- Phạm vi nghiên cứu: văn miêu tả cây cối lớp 4
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trang 2- Phương pháp khảo sát, quan sát thực tế.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ ĐỂ RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
1 Văn miêu tả:
1.1 Khái niệm văn miêu tả:
“Miêu tả” theo sách Tiếng Việt 4 “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người nghe, người đọc có thể hình dung được các đối tượng ấy”
Văn miêu tả là loại văn dùng để tả sự vật, hiện tượng, con người một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu tưởng tượng
và sự đánh giá của người viết
Bất kỳ một hiện tượng nào đó trong thực tế cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả, nhưng không phải bất kỳ sự miêu tả nào cũng trở thành văn miêu
tả Miêu tả không chỉ đơn thuần ở việc giúp người đọc thấy rõ được những nét đặc trưng, những đặc điểm, tính chất…, không thể chỉ là việc sao chép, chụp lại một cách máy móc mà phải thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối tượng được miêu tả và hơn cả là miêu tả văn học lại mang tính chủ quan của người viết Người viết thấy say sưa, thích thú, thấy những nét tiêu biểu đặc sắc nào của đối tượng thì miêu tả
1 2 Đặc trưng văn miêu tả cây cối:
Miêu tả cây cối là diễn đạt bằng ngôn ngữ để người khác có thể hình dung một cách rõ nét về một loại cây.
Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh ta Tuy vậy, trong nhà trường, việc miêu tả cây cối thường hướng vào những loại cây như cây có bóng mát, cây hoa, cây ăn quả, luống rau hoặc vườn rau Đó là những cây có ích cho đời sống và gần gũi với tuổi học trò
Tả cây cối tức là phải nêu được những đặc điểm cụ thể, riêng biệt của cây như những đặc điểm về hình dáng, thân lá, hoa, quả… Miêu tả cây cối trước tiên là miêu tả bản thân cái cây đó: tả bao quát toàn cây, tả các bộ phận của cây Tả bao quát toàn cây là tả cây nhìn từ xa để nhận ra đặc điểm của tầm cao, dáng đứng, ngọn cây, tán lá… sau đó tả cây khi đến gần Tả các bộ phận của cây có thể theo 2 cách: tả lướt các bộ phận của cây hoặc chi tả chi tiết một số bộ phận của cây Tuy
Trang 3nhiên, bài văn miêu tả cây cối không phải là bài học sinh vật nhằm truyền thụ các kiến thức về các loài cây mà bài văn miêu tả cây cối cần gợi cho người đọc những hình ảnh của cây với vẻ đẹp riêng của nó, những cảm xúc của người viết Vì vậy,
có thể miêu tả những chi tiết mà người viết ấn tượng, tâm đắc về loài cây mình tả
mà vẫn giúp người đọc hình dung được về loài cây đó như đang nhìn, đang ngắm cây
Bởi mỗi loài cây đều có quá trình sinh trưởng và phát triển của nó nên có thể
tả cây cối qua các chặng đường phát triển của cây, ví dụ như khi cây đâm lộc, ra hoa, kết quả, quả chín… Hoặc cũng có thể miêu tả cây qua các chặng biến đổi của thời gian, ví dụ miêu tả cây theo các mùa
Một đặc điểm cũng cần chú ý là những loài cây được miêu tả đều là những cây có ích và gần gũi với đời sống của các học sinh Mỗi loại cây có hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định Khi tả một loại cây, học sinh cần làm nổi bật những đặc điểm trên để người nghe, người đọc có thể thấy rõ được vẻ đẹp riêng của mỗi loài cây Cây bao giờ cũng gắn với lợi ích của con người Mỗi cây lại có một hay một
số lợi ích khác nhau Vì thế nội dung miêu tả đối với mỗi loại cây cũng khác nhau Khi viết bài văn miêu tả cây cối, học sinh cần chú ý tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả; tả cây hoa cần tả hương sắc của hoa, tả cây có bóng mát cần làm rõ dáng cây, tán lá… Do vậy nội dung miêu tả mỗi cây còn phụ thuộc vào sự cảm nhận về lợi ích, tác dụng của nó
2 Thực trạng về việc dạy và học văn miêu tả cây cối lớp 4:
2.1 Cấu trúc chương trình:
Học sinh tiểu học được làm quen với văn miêu tả ngay từ các lớp đầu bậc tiểu học Đối với thể loại văn miêu tả cây cối, học sinh được làm quen từ lớp 2, lớp
3 qua hình thức bài tập trả lời câu hỏi và viết một đoạn văn ngắn miêu tả cây cối Lên lớp 4 các em được học kiểu bài văn miêu tả cây cối Chương trình lớp 4 yêu cầu học sinh tả những loại cây quen thuộc với đời sống của các em như cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, vườn rau… Các em cần dựa trên sự quan sát, nhận xét của mình rồi dùng ngôn ngữ nói hoặc viết để dựng lại một bức tranh về một loại cây cụ thể, lời tả sinh động, tự nhiên
Ở lớp 4, văn miêu tả cây cối được dạy trong 11 tiết, trong đó có 1 tiết kiểm tra viết và 1 tiết trả bài
2 2 Nội dung dạy học văn miêu tả cây cối ở lớp 4:
Nội dung miêu tả cây cối trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 được sắp xếp cụ thể như trong Bảng 1
Trang 4B ng 1 Chảng 1 Chương trình dạy học miêu tả cây cối ở lớp 4 ương trình dạy học miêu tả cây cối ở lớp 4ng trình d y h c miêu t cây c i l p 4ạy học miêu tả cây cối ở lớp 4 ọc miêu tả cây cối ở lớp 4 ảng 1 Chương trình dạy học miêu tả cây cối ở lớp 4 ối ở lớp 4 ở lớp 4 ớp 4
3 22 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối 41
4 23 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối 50
5 23 Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 52
6 24 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 60
7 25 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối 75
8 26 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối 82
Nội dung miêu tả cây cối gồm các đề sau: miêu tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích, miêu tả một loài hoa hay một thứ quả, viết đoạn văn về lợi ích của một loài cây, miêu tả cây chuối tiêu, miêu tả một cây có bóng mát, miêu tả một cây ăn quả, miêu tả một cây hoa, miêu tả một luống rau hoặc vườn rau Như vậy, nội dung miêu tả cây cối là những cây gần gũi, quen thuộc với đời sống học sinh, do đó các em có điều kiện quan sát những loại cây mà mình miêu tả
Trang 5Hình 1 Sơ đồ nội dung dạy học kiểu bài miêu tả cây cối
Mở
bài
Thân
bài
Kết luận
Trình tự
Giác quan
Cây
T ả lá
Tả thân và gốc
Tả hoa
Tả quả
Giới thiệ u
Tả bao quát
Tả cụ thể
Nêu lợi ích
Tả
từng
bộ
phậ
n
của
cây
Tả
từng
thời
kỳ
phát
triển
của
cây
Từng bộ phận của cây
Từng thời kỳ phát triển của cây
Một loài cây
Một cây cụ thể
Đặc điểm riêng của từng loại cây
Đặc điểm riêng của cây đó
2.3 Về học sinh:
Năm học 2014 – 2015 Ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Văn Tám tiếp tục giao nhiệm vụ cho tôi dạy lớp 4B Điều này càng giúp tôi có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn nội dung dạy học môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Tập làm văn Qua những năm đã từng dạy lớp 4 cũng như năm nay, tôi nhận thấy thực trạng của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lê Văn Tám nói riêng và học sinh lớp 4 nói chung còn có những tồn tại sau:
- Học sinh viết văn miêu tả cây cối rất nghèo nàn, công thức, lời văn sơ lược, đơn giản, không có cảm xúc chân thực
Văn miêu tả cây cối
Cấu tạo bài văn
miêu tả cây cối Quan sát
Miêu tả các bộ
Trang 6- Học sinh thiếu sáng tạo, thường vay mượn tình ý của người khác, thường
là của một bài văn mẫu Nói cách khác học sinh thường dễ dàng thuộc một đoạn văn, bài văn mẫu Khi làm các em biến thành bài làm của mình không kể đề bài quy định như thế nào Với cách làm như vậy các em không cần biết đến đối tượng cần miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về chúng Khi giáo viên chấm bài rất có thể khen nhầm bài văn của người khác mà cứ tưởng là bài văn của học sinh mình Khi đọc bài văn của nhiều em cứ na ná nhau
- Miêu tả hời hợt chung chung; không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả Vì thế bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng được Nguyên nhân chủ yếu là vì các em không được quan sát hoặc không biết hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình, không biết cách quan sát nên không có được nhận xét gì cụ thể về đối tượng miêu tả Những bài văn như vậy đọc lên ta thấy nhợt nhạt, mờ mờ
- Nguyên nhân của tình trạng này là học sinh không được quan sát hoặc không biết hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình, hoặc không biết cách quan sát nên không có được những nhận xét cụ thể Bên cạnh đó cũng thể hiện rằng khả năng tư duy và diễn đạt của các em còn nhiều hạn chế
2.4 Về giáo viên:
Khi dạy văn miêu tả cây cối đối với một số giáo viên trường Tiểu học Lê Văn Tám nói riêng cũng như giáo viên tiểu học nói chung thường:
- Chỉ có một cách duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết thể văn, các
kỹ năng làm bài là qua phân tích các bài mẫu
- Dạy văn miêu tả để đối phó với học sinh làm bài kém để đảm bảo chất lượng bài kiểm tra bằng cách cho học sinh đọc bài văn mẫu để gặp đề tương tự thì chép ra
- Đại đa số giáo viên đều cho các tiết dạy học sinh quan sát tìm ý “khó dạy” Các chỉ dẫn về phương pháp giảng dạy còn sơ lược, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên về quan sát tìm ý chưa nhiều
- Nguyên nhân của tình trạng trên là do tình trạng quá lệ thuộc vào sách vở, thiếu thực tế Căn bệnh này rất tai hại bởi dạy làm văn theo điệu “sáo” gây cho học sinh thói quen bắt chước, lười suy nghĩ Thực tế, trong cuộc đời con người đứng trước rất nhiều cảnh ngộ và cần thiết phải diễn tả rất nhiều điều hết sức xa lạ với sách vở học được ở nhà trường
Trang 7II NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI CHO HỌC SINH LỚP 4
1 Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ của văn miêu tả cây cối:
- Qua các bài văn miêu tả cây cối, tôi yêu cầu các em đọc, trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài để thấy được: Ngôn ngữ trong văn miêu tả cây cối thường là ngôn ngữ xác thực và giàu cảm xúc, giàu hình ảnh Chính các động từ, tính từ cụ thể, riêng biệt được lựa chọn phù hợp với đặc điểm cần tả đã tạo nên những bài văn miêu tả cây cối sinh động Trong văn miêu tả cây cối, người viết hay dùng những
tính từ chỉ màu sắc để làm nổi bật màu của lá, hoa, quả: mai vàng rực rỡ (cây mai
tứ quý), cánh hoa đỏ rực (Cây gạo) Các tính từ chỉ hình dáng cũng được sử dụng
để miêu tả hình dáng bên ngoài của cây: dáng thanh, thân thẳng, tán tròn (Cây mai tứ quý), thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột (Sầu riêng) Các
tính từ chỉ mùi vị giúp cho người đọc hình dung được vị ngon của hoa, quả như
đang được nếm, được thưởng thức hương vị đặc biệt đó: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn” Biện pháp nhân hoá, so sánh được sử dụng nhiều trong
văn miêu tả cây cối Việc sử dụng các biện pháp này vừa giúp cho người đọc hình dung đối tượng miêu tả một cách dễ dàng, vừa làm cho lời văn sinh động, giàu hình ảnh
2 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách miêu tả trong bài văn miêu
tả cây cối.
Mỗi bài văn miêu tả cây cối lại mang một nét riêng bởi đó là sự sáng tạo, cảm nhận của mỗi người Tuy nhiên, ta có thể nêu ra được cách thức miêu tả chung nhất đối với một bài văn miêu tả cây cối Có thể miêu tả cây cối theo trình tự thời gian (theo sự biến đổi của thời tiết, biến đổi của mùa vụ) hoặc theo trình tự của các tính chất, các bộ phận tạo thành Cũng có thể đan xen trình bày vừa theo trình tự thời gian, vừa theo trình tự đặc điểm của từng bộ phận cấu tạo và tính chất (hay ngược lại) Vì vậy, có thể nêu một dàn ý chung cho bài văn miêu tả cây cối như sau:
1 Mở bài:
Giới thiệu cây định miêu tả
+ Cây gì (Tên cây)?
+ Ai trồng?
+ Trồng ở đâu? Khi nào?
2 Thân bài:
Trang 8Thể hiện những đặc điểm về hình dáng, màu sắc, hương vị, công dụng.
- Hình dáng của cây
- Đặc điểm của rễ, thân, cành, lá
- Đặc điểm của hoa trái
- Những rét riêng đáng chú ý
- Lợi ích của cây
(Đặt đối tượng vào trong các thời điểm khác nhau, như lúc nụ hoa mới nhú, lúc hoa nở, lúc hoa tàn,…; Nhấn mạnh những chi tiết đặc biệt; cố gắng tìm những
từ ngữ và cách diễn đạt sao cho cây cối hiện lên có sức sống)
3 Kết bài:
- Cảm nghĩ, tình cảm đối với cây được miêu tả
3 Biện pháp 3: Rèn các kỹ năng làm văn miêu tả.
a Tìm hiểu đề:
Cũng như các thể văn khác, khi học văn miêu tả cần hiểu yêu cầu của đề Đề
bao giờ cũng có yêu cầu về thể loại (miêu tả), nội dung (miêu tả cái gì) và phạm vi (bao giờ, ở đâu?) Văn miêu tả thường cho biết rõ đối tượng miêu tả (tả cảnh, vật, hay con người cụ thể), trong phạm vi không gian, thời gian nào đó.
b Quan sát tìm ý, chọn ý:
Đối tượng của văn miêu tả là sự vật, là thiên nhiên, là con người và cuộc sống của con người Có thể coi đó là thế giới hết sức mới lạ, đa dạng và phức tạp đang diễn ra và thay đổi từng ngày, từng giờ Tuy vậy, không phải hiển nhiên mà ta hiểu và nắm vững được đặc trưng của từng sự vật, từng sự việc, từng con người để miêu tả đúng bản chất của nó Vì vậy, phải quan sát
Quan sát là hành động thường xuyên, thường trực của con người Đối với học sinh, khi viết một đoạn văn miêu tả, kỹ năng quan sát và ghi chép cũng rất cần thiết Tuy nhiên, không phải các em có ngay được kỹ năng ấy và sử dụng thành thạo nó Tất cả đối với các em cũng mới chỉ là bước đầu tập dượt: tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng quanh mình Từ
đó, để có vốn để làm văn miêu tả, viết đoạn văn miêu tả
c Sắp xếp, tổ chức các ý:
Đây là bước xây dựng dàn bài Có thể sắp xếp theo trình tự thời gian: thấy trước tả trước, thấy sau tả sau, thường dựa theo hành trình của các nhân vật (hoặc của chính người viết)
Các ý cũng có thể sắp xếp theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ bộ phận này đến bộ phận kia, từ ngoài vào trong… Thông thường các bài văn miêu tả được kết cấu theo kiểu:
Trang 9- Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả
- Thân bài:
+ Miêu tả bao quát đối tượng miêu tả + Miêu tả chi tiết, bộ phận
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc, hay đánh giá ý nghĩa của đối tượng
Cũng có thể tổ chức, sắp xếp theo kiểu kết cấu liên tưởng, tức là theo một mạch của sự suy diễn, hồi tưởng, tưởng tượng…
d Diễn đạt, hành văn:
Ở tiểu học chương trình văn miêu tả yêu cầu rèn luyện cho học sinh năng lực diễn đạt cả bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ở lớp 2 - 3, các bài quan sát và trả lời câu hỏi chỉ mới yêu cầu học sinh trả lời ý, dùng câu có đủ hai bộ phận chính (chủ ngữ và vị ngữ) Sách giáo khoa có lưu ý: Tránh để học sinh lặp lại các từ
Ở lớp 4 - 5, các bài văn miêu tả chính thức yêu cầu ngày càng cao hơn: học sinh dựa vào câu hỏi để trả lời, rồi phát triển thành đoạn, thành bài bằng văn nói trước khi chuyển thành văn viết Đặc biệt có lưu ý trong diễn đạt, hành văn là văn viết phải sinh động, “có hồn”
4 Biện pháp 4: Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh.
a Chọn đề bài tập làm văn:
Chọn những đề bài phù hợp, gần gũi với học sinh Tốt nhất là tạo cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả
Ví dụ: Tả cây bàng trước sân trường em
b Đọc kỹ yêu cầu của đề bài
Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh
- Dạy học sinh đọc kỹ đề bài
- Giáo viên phân tích đề bài bằng cách đặt ra các câu hỏi (bài văn thuộc thể loại gì? Nội dung bài văn là gì? Kiểu bài văn? Trọng tâm? Muốn làm bài tốt cần quan sát những gì?)
c Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả
Giáo viên cho học sinh biết quan sát để làm tập làm văn và quan sát tìm hiểu khoa học có mục đích khác nhau
- Mục đích quan sát khoa học là tìm ra công dụng, cấu tạo của cây cối, đặc điểm tính chất của cây cối
- Mục đích quan sát văn học là tìm ra màu sắc, âm thanh hình ảnh tiêu biểu
và cảm xúc của người đối với cây cối
d Xem xét đến việc tiến hành quan sát đối tượng
Trang 10- Quan sát bằng nhiều giác quan
Giáo viên cần tạo cho học sinh có những cảm nhận trực giác qua các giác quan để các em được liên tưởng, tưởng tượng
+ Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, chiều cao, độ lớn của cây cối
+ Quan sát bằng tai: nhận biết âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc
+ Quan sát bằng mũi: thấy được những mùi vị tác động đến tình cảm
+ Quan sát bằng vị giác và xúc giác, quan sát cảm nhận
Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, bài văn đa dạng phong phú
- Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt:
Muốn tìm ý cho bài văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh
đó, cây đó Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua hay liếc nhìn nó thì sẽ không tìm ra những ý hay cho bài văn
- Hướng dẫn học sinh rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát:
Học sinh có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau
+ Trình tự không gian: quan sát từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên Từ trái sang phải hay từ ngoài vào trong, từ xa đến gần…
+ Trình tự thời gian: quan sát từ sáng đến tối, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc,
từ mùa xuân sang đến mùa đông…
+ Trình tự tâm lý: thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc quan sát trước
e Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu quan sát của bài văn:
- Phải tìm được những nét riêng tiêu biểu của sự vật, cây cối
- Không cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắc nhất không thống kê tỉ mỉ mọi chi tiết về sự vật
- Để làm được bài văn đúng yêu cầu của đề bài, quá trình quan sát không thể dàn đều mà phải tìm ra trọng tâm để tìm hiểu kỹ trọng tâm quan sát thường là nét chính của bài nêu bật chủ đề của văn và dụng ý của người viết Có như vậy bài viết mới tránh khỏi dàn trải, nhạt nhẽo, lan man xa đề
- Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự liên tưởng thú vị
- Quan sát trong văn học cần giúp học sinh có hứng thú say mê, từ đó bộc lộ cảm xúc của bản thân trước đối tượng quan sát Có hứng thú, cảm xúc, học sinh mới dễ dàng tìm từ, chọn ý giúp cho việc diễn tả sinh động và hấp dẫn
g Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh quan sát