1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn GDCD

21 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 258 KB

Nội dung

Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực lao động, có những phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới, việc nàycần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, gắn liền với việc đổi mới ch

Trang 1

MỤC LỤC

1.3 Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực 3

2 Mục tiêu kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực 3

3.2 Các năng lực chuyên biệt được hình thành trong môn GDCD 4

4 Một số loại câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực 4 4.1 Câu hỏi/bài tập nhận biết gắn với thực tiễn 4 4.2 Câu hỏi/ bài tập thông hiểu gắn với thực tiễn 4

5 Nội dung kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực 5

6.1 Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra 5 6.2 Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng , thái độ theo chương

6.3 Bước 3: Xác định những năng lực có thể hướng tới đánh giá 5

6.6 Bước 6: Biên soạn câu hỏi, bài tập ĐHPT năng lực theo ma trận 6 6.7 Bước 7: Xây dựng hướng dẫn chấm (Đáp án) và thang điểm 6 6.8 Bước 8: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 6

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm

2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trong đónhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định thắng lợi của công cuộc CNH - HĐH

và hội nhập quốc tế là con người Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực lao động,

có những phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới, việc nàycần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, gắn liền với việc đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông, trong đó đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá đóng một vai

trò quan trọng.[8]

Hiện nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từchương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâmhọc sinh vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất địnhphải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu nặng về kiểm tra trí nhớsang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đềcủa thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tưduy sáng tạo; coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánhgiá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượngcủa các hoạt động dạy học và giáo dục

Trong những năm học gần đây, việc giảng dạy bộ môn GDCD ở bậcTHPT đã được đổi mới theo hướng tích cực và hiện đại, phát huy được tính tíchcực, chủ động và sáng tạo của học sinh Môn GDCD là môn học có tính thựctiễn và tính giáo dục cao, môn GDCD không chỉ cung cấp những kiến cơ bản vềđạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống mà điều quan trọng là hình thành kỹ năng,phương thức ứng xử ở học sinh, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách

cho học sinh [7] Vì vậy việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

cũng cần được đổi mới, không chỉ là kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức củahọc sinh mà cần kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tự liên hệ,

tự phân tích và bày tỏ chính kiến của bản thân về các vấn đề, tình huống nảysinh trong thực tiễn cuộc sống Qua đó giúp học sinh hình thành và phát triểnnăng lực của bản thân

Bên cạnh đó việc kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực còn có thểgiúp giáo viên nắm bắt được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của học sinh, từ đókịp thời uốn nắn những suy nghĩ, biểu hiện lệch lạc, không đúng chuẩn mực đạođức xã hội

Từ những lí do trên, tôi đã lựa chon đề tài: “Đổi mới kiểm tra, đánh giátheo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Giáo dục công dân”

Trang 3

năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập vàphát triển cộng đồng.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :

Các năng lực có thể định hướng để phát triển cho học sinh trong mônGiáo dục công dân

4 Phương pháp nghiên cứu :

Phạm vi nghiên cứu SGK GDCD lớp 10, 12

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật như:Nghiên cứu tài liệu , phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, thống kê, trao đổi ýkiến với giáo viên trong nhóm Đặc biệt chú trọng phương pháp "Tích hợp"

5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp về kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh

Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDCD

Đề ra các giải pháp để áp dụng trong tổ- nhóm bộ môn Giáo dục công dân

ở trường THPT Quảng Xương 3

Trang 4

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1.3 Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là đánh giá theo chuẩn và

sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu

là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụhọc tập đạt tới một chuẩn nào đó

2 Mục tiêu kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như hạn chế, nhược điểm của mình,khuyến khích và thúc đấy việc học tập của các em

Giáo viên giám sát tiến trình học tập của học sinh, lập kế hoạch hoạt độngdạy và học với hầu hết học sinh trong lớp Giáo viên có thể thay đổi phươngpháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp hơn với học sinh, nhận biếtnhững nhu cầu cần hỗ trợ của từng học sinh, tạo động cơ để học sinh học tập tốthơn theo khả năng của mình

Cán bộ quản lí giáo dục sử dụng kết quả đánh giá để lập kế hoạch nângcao chất lượng giảng dạy hoặc kịp thời điều chỉnh hoạt động chuyên môn

Cha mẹ học sinh có thể nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của con, giám sáttiến trình học tập của học sinh, có kế hoạch giúp con mình nâng cao kết quả họctập

Trang 5

3.2 Các năng lực chuyên biệt được hình thành trong môn GDCD

- Năng lực nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật vàchuẩn mực đạo dức xã hội

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vớicộng đồng, với đất nước

- Năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội

4 Một số loại câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển năng lực 4.1 Câu hỏi/bài tập nhận biết gắn với thực tiễn

Mô tả : nhìn /nghe để nhận ra kiến thức, kĩ năng đã học qua một bối cảnh,tình tiết, hoặc hoàn cảnh, điều kiện, Thông qua đó, học sinh có thể nhận ra, mô

tả, trình bày lại, kiến thức, kĩ năng có liên quan các em đã được học

Câu hỏi/bài tập có thể được diễn đạt bằng các động từ : nhận dạng, liệt

kê, thống kê, kể tên, sắp xếp lại, nhớ lại, ghi nhớ, trình bày, mô tả lại,…

Có thể đánh giá các năng lực : năng lực nhận thức các vấn đề đạo đức, phápluật, chính trị - xã hội, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệthông tin và truyền thông

4.2 Câu hỏi/bài tập thông hiểu gắn với thực tiễn

Mô tả : Những câu hỏi/bài tập này, có khả năng kiểm tra đánh giá đượcmức độ hiểu ý nghĩa và giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các nội dung đãhọc Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sangdạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt); khả năngdiễn giải, suy diễn, liên hệ, khái quát; khả năng đưa ra nhận định, phán quyếtcủa bản thân, và dự báo xu hướng tương lai trong một bối cảnh hiện thực nào

lí, năng lực trách nhiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo,

4.3.Câu hỏi/bài tập vận dụng, thực hành

Mô tả: Loại câu hỏi/bài tập này, kiểm tra đánh giá khả năng vận dụngnhững gì đã học vào thực tế; hoặc định hướng học sinh vận dụng/thực hành kiếnthức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn Đó có thể làtình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trênlớp Hay một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trảinghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đãđược học ở mức độ tương đương

Câu hỏi/bài tập có thể được diễn đạt bằng các từ như: thực hiện, làm gì,vận dụng, áp dụng, rèn luyện, lập kế hoạch, điều tra, đề xuất,có cáchlàm/phương án nào khác, dự báo, điều gì sẽ xảy ra tiếp, có thể dẫn tới hậu quảgì, v.v

Trang 6

Những câu hỏi/bài tập này hướng tới đánh giá năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tư duy phê phán, năng lực quản lí, năng lực trách nhiệm, năng lực sửdụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sáng tạo, năng lực ngônngữ,

5 Nội dung kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực

Khi tiến hành kiểm tra, giáo viên phải căn cứ vào chương trình của mônhọc, cấp học để đánh giá toàn diện học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng vàđịnh hướng thái độ

* Về kỹ năng:

KTĐG kỹ năng của học sinh đối với bộ môn GDCD nhằm rèn luyện tư

duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ,biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội.Đồng thời, cần tập trung vào các kỹ năng bộ môn như: khả năng trình bày nói vàviết, đặc biệt là kỹ năng thực hành, vận dụng các vấn đề đã học vào trong thựctiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi, hình thành hành vi và thói quen phù hợpvới những giá trị đã học; giúp học sinh có sự thống nhất giữa nhận thức và hànhvi

* Về thái độ:

Môn GDCD ở trường THPT rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ,không chỉ trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứatuổi học sinh về thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức,pháp luật, chính sách của Nhà nước mà còn hình thành và phát triển ở các emnhững tình cảm, niềm tin, biết yêu cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành

vi, việc làm tiêu cực Trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc

[7]

6 Quy trình xây dựng đề kiểm tra

6.1 Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra

Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và thực tế học tập của

họ sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp

6.2 Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ môn GDCD và đối chiếuvới tài liệu Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THPT (Tàiliệu hướng dẫn giảm tải) của Bộ GD &ĐT

Trang 7

6.3 Bước 3: Xác định những năng lực có thể hướng tới đánh giá

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp/kỹ thuật dựđịnh sẽ tiến hành để xác định những năng lực có thể hướng tới đánh giá

6.4 Bước 4: Xác định hình thức đề kiểm tra

- Đề kiểm tra tự luận;

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức

6.5 Bước 5: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

- Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung, kỹ năng chính cầnđánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhậnbiết, thông hiểu và vận dụng

- Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ

% số diểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi

- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan quan trọng củamỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và tổng số điểm quy

định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức [6].

* Cách thiết lập ma trận đề kiểm tra

- Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra

- Mô tả các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy

- Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề

- Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra

- Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ%

- Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng

- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột

- Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột

- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết [6]

6.6 Bước 6: Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc:

- Loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định

- Đánh giá được các chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ và gắn với thực

tế cuộc sống

6.7 Bước 7: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảocác yêu cầu:

- Nội dung khoa học, chính xác

- Cách trình bày cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với

ma trận đề kiểm tra

6 8 Bước 8: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiệnnhũng sai sót, hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án

Trang 8

- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp vớichuẩn cần đánh giá, có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá, số điểm cóphù hợp không.

- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm [6].

II Cơ sở thực tiễn

Thực tế hiện nay, việc kiểm tra đánh giá ở môn Giáo dục công dân chủyếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá điểm số, yêu cầu về mức

độ hiểu và đặc biệt là vận dụng còn ít nên dẫn đến tình trạng học sinh học tủ,học vẹt, suy nghĩ máy móc, thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo vàvận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn còn rất hạn

chế.[5]

Chính vì vậy, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo đinh hướng phát triểnnăng lực học sinh là rất cần thiết, giúp học sinh phát huy được khả năng sángtạo và năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phầnnâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

III Nội dung vấn đề nghiên cứu.

1 Thực trạng

Hiện nay, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển nănglực học sinh chưa thực sự hiệu quả Một số giáo viên chưa nắm vững yêu cầumới kiểm tra đánh giá của bộ môn, còn lúng túng chưa vận dụng đúng quy trìnhbiên soạn đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực nên các bài kiểm tracòn mang nặng tính chủ quan của người dạy

Bên cạnh đó học sinh học tập thụ động, ghi nhớ máy móc nên rất lúngtúng khi giải quyết những tình huống thực tiễn trong cuộc sống Chính điều đó

đã làm giảm hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

2 Giải pháp.

Để nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.Trong năm học 2015-2016 và 2016- 2017 tôi đã biên soạn một số đề kiểm trađánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho các lớp 10 và lớp 12

2.1 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10

và cách

Biết giảiquyết một sốmâu thuẫntrong cuộcsống phù hợpvới lứa tuổi

Trang 9

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

thức giảiquyết mâuthuẫn

0.5 2.5

25 %

0.5 0.5

5 %

1 3

0.5 1.0

10 %

Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống

0.5 2.0

20 %

1 30

1 4.0

40 %

1 4.0 40%

Hỏi: a Nếu em là một thành viên trong lớp 10A4, em sẽ giải quyết như thế nào?

Trang 10

b Em hãy nhớ và trình bày lại khái niệm mâu thuẫn và cách thức giảiquyết mâu thuẫn

Câu 2 (4.0 điểm)

Phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Học sinh phải học

tập như thế nào để phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng [1].

Câu 3 ( 3.0 điểm)

Tư và Sáu cùng học một lớp Tư đi học thêm rất nhiều nơi, được các thầynổi tiếng dạy, nên Tư cho rằng, mình không cần phải chăm chỉ học ở lớp vàkhông cần làm bài tập về nhà mà vẫn có thể thi đỗ vào đại học Vì thế, hàngngày trong lớp học Tư chểnh mảng học hành, về nhà ít khi tự ôn bài và làm bàitập thầy cô giao Ngược lại, Sáu rất chú ý nghe thầy cô giảng bài trên lớp, về nhàSáu chăm chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ Kết quả, Tư thi trượt đại học, cònSáu thi đỗ điểm cao Tư thắc mắc, các thầy giỏi thế mà vì sao mình lại trượt Hỏi: a Em hãy vận dụng kiến thức đã được học để giải thích điều này giúp Tư

b Qua tình huống trên em rút ra bài học gì cho bản thân trong quá trình

học tập và rèn luyện?

* Hướng dẫn chấm và thang điểm.

Câu 1

(3.0

điểm)

a Cần phải đấu tranh, góp ý để hai bạn đó tiến bộ… 0.5

b - Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập

vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau

- Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng,tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động,phát triển của svht, chúng phát triển theo những chiềuhướng trái ngược nhau

- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập chính là sự liên hệgắn bó với nhau, làm tiến đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập

- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo khuynh hướng bài trừ, gạt bỏ nhau giữa các mặt đối lập

- Cách thức giải quyết: đấu tranh giữa các mặt đối lập

Ngày đăng: 20/11/2019, 17:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w