Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời 91.3.. Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời 142.3.. Do vậy tôi đã chọn sáng kiến: “Hướng dẫn họ
Trang 14 Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến 4
Phần 2 NỘI DUNG
III Các biện pháp giải quyết vấn đề
1 Các dạng bài tập địa lí tự nhiên đại cương
1.1 Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh trục 61.2 Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời 91.3 Vẽ các loại sơ đồ, điền và hoàn thành các loại sơ đồ 10
2 Hướng dẫn giải các bài tập địa lí tự nhiên đại cương
2.1 Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh trục 112.2 Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời 142.3 Vẽ các loại sơ đồ, điền và hoàn thành các loại sơ đồ 17
Trang 3Phần 1 MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người lao động mới có đủ tài năng, trí tuệ để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới áp dụng vào việc phát triển kinh tế của đất nước Từng bước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp mới Để làm được điều đó thì ngành giáo dục nói chung và mỗi người giáo viên nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân
Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì phải không ngừng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Do đó việc bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục và của mỗi người giáo viên Bồi dưỡng nhân tài phải được thực hiện sớm từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Việc bồi dưỡng nhân tài ở bậc trung học phổ thông được thể hiện
ở bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí
Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có nhiều năm tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, bản thân tôi nhận thấy việc ôn luyện học sinh giỏi luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò Đó là
cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này Do vậy tôi đã chọn sáng kiến:
“Hướng dẫn học sinh giải các bài tập địa lí tự nhiên đại cương trong ôn thi học
lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi nói riêng ở trường THPT Hồng Quang ngày càng tốt hơn
2 Mục đích của sáng kiến
Trong khuôn khổ của sáng kiến, tôi mạnh dạn trình bày quy trình hướng dẫn học sinh giải các bài tập địa lý tự nhiên đại cương trong quá trình ôn thị học
Trang 4sinh giỏi từ mức độ dễ đến khó dần theo từng bài Nhằm khắc phục một nhược điểm phổ biến trong học sinh là không có kỹ năng trình bày bài thi viết, đồng thời giúp các em có được phương pháp học tập một cách tích cực nhất trong quá trình ôn thi học sinh giỏi.
3 Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
Các kiến thức về giải các bài tập địa lí tự nhiên đại cương dành cho ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT Hồng Quang
Phạm vi nghiên cứu ở đây là đối tượng học sinh, cụ thể là học sinh thuộc đội tuyển tham gia kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh khối lớp 11, 12
4 Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến
Năm học 2014 - 2015
Trang 5Phần 2 NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận của sáng kiến
- Quan điểm triết học:
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình phát triển Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, Giáo viên cần chú trọng khơi gợi động cơ học tập giúp các em thấy được sự mâu thuẫn giữa những điều chưa biết với khả năng nhận thức của mình, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức Tình huống này phản ánh một cách lôgíc và biện chứng trong quan niệm nội tại của bản thân các em Từ đó kích thích các em phát triển tốt hơn
- Cơ sở tâm lí học:
Theo các nhà tâm lí học: Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy khi đứng trước một khó khăn cần phải khắc phục Vì vậy giáo viên cần phải để học sinh thấy được khả năng nhận thức của mình với những điều mình đã biết với tri thức của nhân loại
Căn cứ vào quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc điểm tâm lí thì từ những lớp cuối của cấp THCS, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường
và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định Một số học sinh có khả năng và ham thích với các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú với các môn khoa học xã hội, nhân văn khác Ngoài ra còn có những học sinh thể hiện năng khiếu trong những lĩnh vực đặc biệt …
Thực tế giảng dạy cho thấy phần đông học sinh sẽ yêu thích môn học nếu được thầy định hướng chỉ bảo tận tình
- Cơ sở giáo dục học:
Để giúp các em ôn thi học sinh giỏi tốt hơn giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú học tập Cần cho học sinh thấy được nhu cầu nhận thức là quan trọng, con người muốn phát triển cần phải có tri thức cần phải học hỏi Qua đó người thầy cần biết phân loại, định hướng và có các biện pháp phát triển phù hợp với học sinh
Trang 6II Thực trạng của sáng kiến
Thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn Địa lí thì
số học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên chiếm khoảng 30% Trong số đó có những em có triển vọng song chưa được đầu tư nhiều nên chưa thực sự phát huy được khả năng của bản thân Số học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp còn ít.Các bài giảng ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn
Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
- Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức
xã hội) Không phải là môn học thuộc lòng nên học sinh chưa thật sự yêu thích
- Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp
III Các biện pháp giải quyết vấn đề
1 Các dạng bài tập địa lí tự nhiên đại cương
1.1 Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh trục Dạng 1 Tính giờ và tính kinh tuyến khi biết giờ
Để giải các bài tập địa lí tự nhiên liên quan đến tính giờ học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản về hệ quả tự quay quanh trục của Trái đất
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời) là giờ của các địa điểm khác nhau thuộc các kinh tuyến khác nhau
- Giờ quốc tế (giờ GMT) là giờ được tính từ múi số 0
Quy ước:
- Chia TĐ thành 24 múi giờ (đánh số từ 0 đến 23 từ Đ - T) Múi giờ 0 có kinh tuyến gốc đi qua ở giữa
- Mỗi khu vực giờ cạnh nhau hơn kém nhau 1h
- Nếu đi từ BCĐ vượt KT 180º sang BCT lùi 1 ngày - và nguợc lại
Dạng 2 Xác định phương hướng trên bản đồ
Để xác định được phương hướng trên bản đồ học sinh cần ghi nhớ các khái niệm:
* Địa cực
Trang 7+ Khái niệm: Trái đất quay quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục.
- Địa cực là- vị trí khi trái đất quay nó quay tại chỗ
- Nơi trục trái đất tiếp xúc với bề mặt trái đất
- Phía trên gọi là địa cực bắc, phía dưới gọi là địa cực nam
+ Đặc điểm:
- Địa cực là nơi gặp gỡ của các kinh, vĩ tuyến - nơi vĩ tuyến chỉ còn
là một điểm
- Hai địa cực đối xứng qua tâm trái đất
- Ở hai địa cực có ngày dài 6 tháng , đêm dài 6 tháng
- Địa cực là khoảng cách ngắn nhất đến tâm trái đất
- Khi trái đất quay địa cực quay tại chỗ
* Xích đạo:
+ Khái niệm: Là mặt phẳng tưởng tượng chứa tâm trái đất và vuông góc với trục trái đất cắt trái đất thành vòng tròn lớn nhất
+ Đặc điểm:
- Là vĩ tuyến dài nhất trên trái đất: 40075,7km
- Mặt phẳng xích đạo chia trái đất thành hai nửa cầu bằng nhau
- Mọi địa điểm trên xích đạo có ngày dài bằng đêm
- Mọi địa điểm trên xích đạo cũng thấy Mặt Trời ở giữa đỉnh đầu vào hai ngày xuân phân và thu phân
* Vĩ tuyến:
+ Khái niệm: Những mặt phẳng song song với mặt phẳng xích đạo cắt địa cầu theo những vòng tròn nhỏ gọi là vĩ tuyến
+ Đặc điểm:
- Các vỹ tuyến song song với nhau
- Độ dài các vĩ tuyến giảm từ xích đạo về hai cực
- Các vĩ tuyến vuông góc với trục
* Kinh tuyến:
+ Khái niệm: Là đường thẳng nối hai địa cực Bắc và Nam
+ Đặc điểm:
Trang 8- Các kinh tuyến có chiều dài bằng nhau.
- Hai kinh tuyến đối diện tạo thành vòng kinh tuyến chia trái đất thành hai nửa cầu bằng nhau
- Các địa điểm trên kinh tuyến trừ phần thuộc xích đạo có ngày đêm dài bằng nhau còn lại đều khác nhau
Dạng 3: Vận dụng lực Côriôlit
Để vận dụng Côriôlit vào giải các bài tập địa lí tự nhiên học sinh cần nắm các kiến thức cơ bản về lực Côriôlit
Lực Coriolít: Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ
độ khác nhau (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động khác nhau Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng so với hướng ban đầu Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôlit
Làm lệch hướng các vật thể chuyển đông theo chiều kinh tuyến
BBC lệch về tay phải so với nơi xuất phát
NBClệch về tay trái so với nơi xuất phát
Lực tăng dần từ XĐ về 2 cực
Làm lệch hướng gió thổi, dòng biển, đường đạn bay, đi thuyền buồm
1.2 Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời
Để giải các bài tập liên quan đến chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời học sinh cần nắm được các kiến thức liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
* Chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời
– Quỹ đạo Elíp gần tròn, mặt phẳng hoàng đạo dài 995040000 km
– Trái đất lúc gần lúc xa Mặt Trời:
Trang 9Nơi gần cách 147 triệu km, vào ngày 3/1
Nơi xa nhất cách 152 triệu km, vào ngày 5/7
– Hướng chuyển động từ T– Đ ( vận tốc trung bình 28 km/h )
– Thời gian: 365 ngày 5 giờ 48 giây 46 phút
– Trong khi chuyển động trục trái đất bao giờ cũng nghiêng một phía không đổi (nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi 66 độ 33 phút) Đây gọi là chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời của Trái đất
Hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa
+ Nguyên nhân:
– Trái đất hình cầu – Trái đất tự quay quanh trục – Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng không đổi hướng một góc 66 độ 33 phút
+ Hiện tượng mùa
– 21/3 đến 23/9: Nủa cầu bắc ngả về phía mặt trời – góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng lớn hơn - Nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn – nửa cầu Bắc
là mùa nóng , nửa cầu Nam là mùa lạnh
– 23/9 đến 21/3: Nửa cầu bắc xa mặt trời – góc chiếu sáng , thời gian chiếu sánga nhỏ hơn nửa cầu nam – Nửa cầu bắc là mùa lạnh, nửa cầu nam là mùa nóng
– Vào thời kỳ chuyển tiếp xuân phân, thu phân trái đất hướng cả hai nửa cầu về phía mặt trời như nhau – hai nửa cầu có góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng như nhau trên cùng 1 vĩ độ ở 2 bán cầu
– Mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau
Trang 10Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
– 21/3 – 23/9: nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời – Mặt phẳng phân chia sáng tối đi qua phía sau cực bắc, phía trước cực nam – miền diện tích chiếu sáng lớn hơn miền diện tích trong bóng tối – nửa cầu bắc ngày dài hơn đêm, nửa cầu nam đêm dài hơn ngày
– 23/9 – 21/3: nửa cầu bắc ở ngả xa mặt trời – mặt phẳng phân chia sáng tối đi qua phía sau cực Nam , phía trước cực bắc – nửa cầu bắc phần diện tích chiếu sáng nhỏ hơn phần diện tích trong bóng tối – nửa cầu bắc ngày ngắn hơn đêm
1.3 Vẽ các loại sơ đồ, điền và hoàn thành các loại sơ đồ
Sơ đồ thủy quyển
Sơ đồ thổ những quyển và sinh quyển
* Điền và hoàn thành các sơ đồ
Bao gồm các dạng điền tên sơ đồ
Điền nội dung còn thiếu trên sơ đồ
Xác định các hướng trên sơ đồ
Giải thích các hiện tượng trên sơ đồ
2 Hướng dẫn giải các bài tập địa lí tự nhiên đại cương
2.1 Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh trục Dạng 1 Tính giờ và tính kinh tuyến khi biết giờ
Bước1: Tính múi giờ
A thuộc bán cầu đông Kinh độ A:15= x làm tròn theo quy tắc toán học
A thuộc bán cầu tây : (360- A):15 = y
Hoặc A:15 = x thì A thuộc múi 24-x
Bước 2: Tính khoảng cách chênh lệch hai múi giờ
Trang 11Bước 3: Tính giờ Cần tính khu vực múi cao hơn thì (+)tính về phía Đông Cần tính khu vực múi thấp hơn thì (-) về phía Tây
Bước 4: Tính ngày
- Cùng bán cầu không đổi ngày
- Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật T- Đ lên một ngày
-Khoảng cách chênh lệch hai kinh tuyến là: 1000 Đ đến1000 T là 200
-Tức là chênh nhau: 200:15=13 múi
-1000 T sẽ có giờ là: 16-13=3 giờ
Bài số 2 : Một hành khách nước ngoài đi chuyến bay liền từ nước mình tới
sân bay Tân Sơn Nhất – Việt Nam vào lúc 20 h ngày 24/12/2005 Ông nhận thấy đồng hồ của mình kém với giờ Việt nam là 6 giờ cùng ngày Hỏi ông ta đi
từ quốc gia có thủ đô thuộc múi giờ bao nhiêu?
Bài làm
- Như vậy múi giờ nơi xuất phát chênh với múi giờ Việt Nam là 6 múi về phía Tây
– Vậy thủ đô nước đó ở múi giờ 7 – 6 = 1
– Sẽ thuộc kinh tuyến từ : 7,5 độ – 22,5 độ
Dạng 2 Xác định phương hướng trên bản đồ
+ Xác định kinh tuyến ,vỹ tuyến
Trang 12+ Dựa vào kinh tuyến xác định
- Hướng Bắc là phía trên kinh tuyến
- Hướng Nam là phía dưới kinh tuyến
+ Dựa vào vỹ tuyến xác định
- Hướng Tây là tay trái vĩ tuyến
- Hướng Đông là tay phải vĩ tuyến
Bài tập 1:
a/Khi nào mặt trời mọc đúng hướng đông và lặn đúng hướng tây? Tại sao như vậy? b/Đứng trên xích đạo vào ngày 20/5 Mặt Trời mọc hướng nào, lặn hướng nào?
Bài làm
a/ Ngày 21/3 & 23/9 do MT chiếu vuông góc với xích đạo nên bất cứ địa điểm nào trên trái đất cũng thấy MT mọc đúng hướng Đ lặn đúng hướng T
Vì: MT chiếu vuông góc với xích đạo mà tia MT song song
b/ Ngày 20/5 MT ở trên xích đạo nên MT sẽ mọc hướng ĐĐB và lặn hướng TTB (Vào tất cả các ngày từ 22/3 đến22/9)
Vì: xích vĩ mặt trời không quá CTB và CTN nên chỉ trong cunghướng ĐĐB hoặc ĐĐN)
xích vĩ MT là góc tạo bởi tia sáng MT với mặt phẳng xích đạo
+Từ 22/3-22/9 MT mọc hướng ĐĐB, lặn hướng TTB
+Từ 24/9-20/3 ĐĐN TTN
Bài tập 2 : Một chiếc máy bay xuất phát từ thủ đô Hà Nội bay theo phương
B 1000 Km,rẽ hướng Đ 1000 Km, sau đó đi về hướng N 1000 Km,bay về hướng
T 1000 Km Hỏi máy bay có về nơi xuất phát không?
Bài làm
+Muốn xác định phương hướng phải dựa vào mạng lưới KT,VT.
+Mà KT,VT tạo mạng lưới hình thang cân có đáy nhỏ hướng về phía cực (ở BBC )
+Máy bay bay theo đường bay trên tức là bay theo hình thang cân nên sẽ không về nơi xuất phát
Trang 13Bài tập 3: Xác định tọa độ vị trí của A (trong vùng nội chí tuyến), biết
rằng độ cao của Mặt Trời lúc 12h trưa ở đó vào ngày 22/6 là 87 0 35’ và giờ ở đó nhanh hơn kinh tuyến gốc là 7h03’?
⇒ Tọa độ địa lý của A [21002’B, 105045’Đ]
Bài tập 4: Xác định tọa độ địa lí của A (BBC) khi độ cao của Mặt Trời
trên đường chân trời tại A lúc 12h trưa ngày 22/6 là 41 0 30’B và ở Việt Nam (105 0 Đ) lúc đó là 7h20’?
Bài tập: Hãy rút ra quy luật chung và sự phân bố các dòng biển?
* Khái niệm : Nước ở đại dương chuyển động thành các dòng , tương tự
dòng sông trong lục địa đó là hải lưu
* Nguyên nhân sinh ra : – do gió
– xung lực cơ học: nhiệt độ , độ mặn
* Mô tả về các dòng biển:
+ Các dòng nóng
– Trong vùng nhiệt đới 2 bên xích đạo có những dòng hải lưu nóng chảy theo hướng T - Đ
Trang 14Ví dụ : TBDương – BBC có dòng nguợc chiều tín phong
– NBC dòng theo chiều tín phong nam
– Gặp lục địa các dòng biển nóng chuyển hướng về phía B ở BBC và phía
Dạng 1: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ
Muốn tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của điểm A có A0 vĩ, ta cần nắm số ngày từ lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo 00 đến chí tuyến 23027’đi mất ở BBC: 93 ngày Ở NBC: 90 ngày Mỗi ngày Mặt Trời đi được ở BBC: 908”, ở NBC: 938”
•Bước 1 : Đổi vĩ độ của điểm A ra giây (1)
•Bước 2 : Tính số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ của
điểm A bằng cách lấy (1): 908” (ở BBC) hoặc 938” (ở NBC) (2)
•Bước 3 : Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh
Ở BBC: lần I: Từ 21/3 + số ngày đến A lần II: 23/9 - số ngày đến A
Ở NBC: lần I: Từ 23/9 + số ngày đến A lần II: 21/3 - số ngày đến A.
Lưu ý : số ngày trong các tháng có liên quan: Các tháng có 31 ngày là:
tháng I, III , V, VII, VIII, X, XII Các tháng có 30 ngày là: tháng IV, VI, IX, XI.Tháng II chỉ có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Mặt Trời sẽ lên thiên đỉnh vào những ngày tháng nào trong năm
ở những địa điểm sau; Hà Nội (20002’B), Thành phố Hồ Chí Minh (10040’B)?