SKKN Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

29 1.4K 3
SKKN Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI NÓI ĐẦU : Không biết mọi người có cảm giác thế nào khi được nghe, được xem những người nước ngoài nói, đặc biệt là hát tiếng Việt, riêng đối với tôi, mỗi khi được thấy ai đó là người ngoại quốc nói "sõi" hoặc hát được những bài hát tiếng Việt, một cảm xúc thán phục xen lẫn xúc động và niềm tự hào về tiếng Việt lại trào dâng trong lòng. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, Việt Nam chúng ta đang mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam, biết nói, hát, giao tiếp bằng tiếng Việt cũng là điều bình thường, nhưng sự thán phục của tôi đối với họ là bởi một lẽ, đi sâu vào ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, đôi khi chính chúng ta cũng còn có sự nhầm lẫn. Một trong những nội dung khó của tiếng Việt là phần nghĩa của từ. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từ được tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cũng không mấy vất vả. Tuy nhiên, khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt các từ đồng âm với từ nhiều nghĩa của học sinh không được như mong đợi của cô giáo, kể cả một số học sinh khá, giỏi đôi khi cũng làm thiếu chính xác. Trăn trở về vấn đề này, qua những năm dạy lớp 5, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau đây tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ ấy qua bài viết:"Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa". Năm học: 2014 - 2015 1 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thực trạng. a) Trường Tiểu học Phan Đình Phùng: là một trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, luôn được xếp ở tốp đầu của giáo dục huyện Krong Pak về chất lượng giáo dục và các phong trào hoat động. Năm học 2014 - 2015 nhà trường tổ chức dạy học văn hoá song song với tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm chú trọng nâng cao chất lượng mũi nhọn và đại trà, đẩy mạnh giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, với nội dung kiến thức nhiều nhưng thời lượng tiết học lại ít nên việc tạo điều kiện để học sinh làm thêm 1 số bài tập thực hành về kiến thức vừa học là rất khó khăn, nhất là đối với những em học sinh trung bình yếu. b) Nội dung dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5: * Từ đồng âm: Được dạy trong 2 tiết ở tuần 5 và tuần 6. Ở tuần 5 các em được học khai niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm. Tuần 6, các em được học cách dùng từ đồng âm để chơi chữ, bài tập thực hành ở phần này chủ yếu là tìm các từ đồng âm chơi chữ và đặt câu với từ đồng âm. * Từ nhiều nghĩa: được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8 Tiết 1 của tuần 7 các em được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập thực hành chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và các từ mang nghĩa chuyển Hai tiết còn lại học sinh được luyện tập về từ nhiều nghĩa với các dạng bài tập như giới thiệu nghĩa của một từ và yêu cầu học sinh tìm hoạt động đúng với nghĩa cho trước, đặt câu phân biệt nghĩa chuyển, nghĩa gốc, nói một nghĩa khác nhau của một từ. Duy nhất có 1 bài tập ( bài 1- trang 82 - TV5 - tập 1) có dạng phân biệt, nhận diện từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Như vậy, số lượng bài tập thực hành giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn ít, trong khi đó, khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. Năm học: 2014 - 2015 2 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. c) Việc dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa của giáo viên và học sinh. * Về dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa của giáo viên: Theo các trình tự nội dung được biện soạn trong sách giáo khoa và trình tự dạy học luyện từ và câu, nhìn chung giáo viên lớp 5 đều làm đúng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh nắm kiến thức về hai nội dung từ đồng õm và từ nhiều nghĩa. Tuy nhiên, do thời lượng 1 tiết có hạn, nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học được. Do đó, sau các bài học về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học trên một cách tách bạch. Đôi khi trong giảng dạy các nội dung này, giáo viên còn có lúc “bí từ” khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể ngoài SGK để giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. * Về học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của học sinh. Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về từ đồng âm, học sinh tiếp thu và làm bài nhanh hơn khi học và làm bài tập về từ nhiều nghĩa, có lẽ bởi từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn. Đặc biệt, khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các từ có quan hệ nhiều nghĩa với nhau trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. Lúc đầu, khi đang còn dạy tách bạch từng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi thấy phần lớn các em làm bài trong vở bài tập tương đối đạt yêu cầu. Để kiểm tra khả năng phân biệt chính xác từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi đã cho học sinh lớp 5A ( năm học 2013 - 2014) làm bài tập 1( trang 82 – sgk TV5 - tập 1). Đề bài: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? a) chín - Lúa ngoài đồng đó chín vàng. Năm học: 2014 - 2015 3 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. - Tổ em cú chín học sinh. - Nghĩ cho chín rồi hãy nói. b) đường - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. - Ngoài đường, mọi người đang đi lại nhộn nhịp. c) vạt - Những vạt nương màu mật. Lúa chín ngập lòng thung. ( Nguyễn Đình Anh) - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. - Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm. Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều ( Nguyễn Đình Anh) 2. Kết quả : Sau khi thu bài chấm bài, kết quả là học sinh làm bài tập trên được tổng hợp như sau. Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 23 4 = 17,3% 12 = 52,1% 7 = 30,4% Năm học: 2014 - 2015 4 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. - Số học sinh chưa làm đúng chiếm hơn 2/3 tổng số học sinh. Đa số các em bị nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Trăn trở với kết quả trên tôi đã nghiên cứu, học hỏi và tự rút kinh nghiệm cho việc dạy học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và mạnh dạn ứng dụng trong giảm dạy năm học 2014 – 2015 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, phương pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 2. Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 3. Tổ chức dạy học trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở các kiến thức. 4. Tập hợp một số dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để có tư liệu dạy học. 5.Tự tích luỹ một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong dạy học. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và phương pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. a) Nắm vững kiến thức về từ đồng õm, từ nhiều nghĩa: * Từ đồng âm : Là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa( theo SGK TV5 - tập 1- trang 51) Đây là kiến thức cô đọng, xúc tích nhất dành cho học sinh tiểu học ghi nhớ, vận dụng khi làm bài tập, thực hành. - Đối với giáo viên tiểu học, cần chú ý thêm từ đồng âm được nói tới trong sách giáo khoa. Tiếng việt 5 bao gồm cả từ đồng âm ngẫu nhiên( nghĩa là có 2 hay hơn 2 từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhưng giữa Năm học: 2014 - 2015 5 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. chúng không có mối quan hệ nào, chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau.) Như trường hợp“câu” trong "câu cá", và “câu” trong "đoạn văn cú 5 câu" là từ đồng âm ngẫu nhiên. Và cả từ đồng âm chuyển loại (nghĩa là các từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa, đây là kết quả của hoạt động chuyển hoá từ loại của từ). -VD: a) + cuốc ( danh từ), đá ( danh từ ) cái cuốc, hòn đá + cuốc ( động từ), đá ( động từ ) cuốc đất, đá bóng b) + thịt (danh từ) miếng thịt + thịt (động từ) thịt con gà Trong giao tiếp cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. VD: Đem cá về kho Câu trên có thể hiểu là hai cách Cách 1: Đem cá về kho cất để dự trữ Cách 2: Đem cá về để kho lên ăn * Từ nhiều nghĩa: là từ cú một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. ( SGK Tiếng việt 5 - Trang 67 ) VD: Từ “mắt” trong câu “quả na mở mắt” là nghĩa chuyển. Đối với giáo viờn có thể hiểu, một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm( khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Muốn hiểu rõ hơn khỏi niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Năm học: 2014 - 2015 6 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. VD: Từ “xe đạp” chỉ loại xe người đi có hai bánh hoặc ba bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh Đó là nghĩa duy nhất thông dụng của từ “xe đạp” . Vậy, có thể nói, từ “xe đạp” là từ chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vât, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa. VD: Từ ’’ăn’’ có các nghĩa sau đây: + ăn cơm: tự cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống cơ thể + ăn cưới : ăn uống nhân dịp cưới + tàu ăn hàng : tiếp nhận hàng để chuyên chở + ăn hoa hồng: nhận lấy để hưởng + ăn con xe: giành về mình phần hơn, phần thắng + da ăn nắng: hấp thụ cho thấm vào, nhiễm vào. + sơn ăn mặt : làm huỷ hoại dần dần từng phần. + ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên ( trong ảnh). + sông ăn ra biển: lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó + Đám đất này ăn về xã bên: thuộc về + Một đôla ăn mấy đồng tiền Việt Nam : Có thể đổi ngang giá. Như vậy từ " ăn" là một từ nhiều nghĩa. Trong chương trình môn tập đọc lớp 5 từ “trông” trong bài ca dao "đi cấy" là một từ nhiều nghĩa. Chương trình phân môn luyện từ và câu không đề cập tới nghĩa đen và nghĩa bóng của từ nhiều nghĩa mà đề cập tới nghĩa chuyển và nghĩa gốc. Nghĩa đen chính là nghĩa gốc của từ, còn được gọi là nghĩa trực tiếp, là nghĩa đầu tiên của từ, là cơ sở để tạo ra các nghĩa khác. Trong từ điển, nghĩa đen dược nói tới đầu tiên. Nghĩa bóng cũng chính là nghĩa chuyển, là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa đen (hoặc nghĩa chuyển này được hinh thành từ nghĩa chuyển khác), có mối liên hệ mật thiết Năm học: 2014 - 2015 7 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. với nghĩa đen. Nghĩa bóng (nghĩa chuyển ) là sản phẩm của hoạt động chuyển nghĩa của từ theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ … Trong từ điển, nghĩa bóng được nói đến sau nghĩa đen… Nghĩa bóng ( nghĩa chuyển) cũng mang tính cố định, ổn định, bền vững, tính xã hội và tính dân tộc như nghĩa đen. b. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. * Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Giáo viên tổ chức các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập, từ đó rút ra được những kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo GV tổng hợp và chốt kiến thức như nội dung phần ghi nhớ. Đến đây, nếu là HS khá, giỏi, GV có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm rõ và chắc phần ghi nhớ. Chuyển sang phần luyện tập, giáo viên tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Sau mỗi bài tập giáo viên lại cũng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội dung bài học, liên hệ thực tế và liên hệ tới các kiến thức đó học của phân môn LTVC nói riêng và tất cả các môn học nói chung. Túm lại khi dạy khái niệm về từ đống âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện theo quy trình các bước. - Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nêu định nghĩa. - Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới . Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ và câu và vận dụng các phương phỏp, hình thức dạy học như: - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp giảng giải - Hình thức học cá nhân - Thảo luận nhóm . Năm học: 2014 - 2015 8 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. - Phương pháp trực quan - Phương pháp luyện tập thực hành. - Tổ chức trò chơi. Ngoài ra, giáo viên có thể vận dụng cách liên tưởng, liên hệ trong từng bài tập cụ thể. VD: Bài tập 2 – Tiếng việt 5- trang 67: yêu cầu học sinh tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: lưỡi, miệng, cổ ,tay ,lưng. Giáo viên gợi ý bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi ý có nội dung liên tưởng như: lưỡi của những đồ vật gì có tính sắc, sáng( học sinh dễ tìm được lưỡi dao, lưỡi kiếm, lưỡi gươm, lưỡi liềm, lưỡi lam …). Các từ còn lại giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày bằng trò chơi “ai nhanh, ai đúng”. * Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên chủ yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa… 2. Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện , phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Quay lại với bài kiểm tra ở phần thực trạng, tôi muốn đề cập đến một số lỗi HS mắc phải khi phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa . Đó là : + Các em không xác định được nghĩa của từ trong từng câu. + Không tìm được mối quan hệ giữa từ mang nghĩa gốc với từ mang nghĩa chuyển. + Không dựa vào văn cảnh để hiểu nghĩa của từ trong mối quan hệ với các từ khác của câu. + Không thuộc định nghĩa (tức phần ghi nhớ) của mỗi bài học. Khi học sinh làm bài xong, tôi hỏi một học sinh có bài làm chưa đạt yêu cầu(em Quang Huy) về nghĩa của từ “vạt” trong câu : “ Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” nghĩa là gì? Năm học: 2014 - 2015 9 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. Lúc đầu em im lặng, không trả lời, sau tôi động viên, bảo em hiểu thế nào cứ nói cho cô nghe thì em trả lời “vạt” trong câu văn đó là một phần đầu nhọn của con dao. Tôi không nói nhưng thầm nghĩ, em Huy hiểu sai nghĩa của từ "vạt" và nội dung ý nghĩa thông báo của câu văn nên trong bài làm của mình em cho rằng từ “vạt” trong câu : “Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập thung lũng” và từ 'vạt' trong câu văn trên đều là những từ cùng nghĩa. Tìm hiểu và nắm được một số sại lầm của học sinh như trên, tôi đã thử nghiệm một số biện pháp phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa như sau: a) Yêu cầu học sinh thuộc ghi nhớ Tâm lí học sinh thích làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Biết vậy, tôi thường cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghộp lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhóm đôi, có lúc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc tốt. Cách làm này tôi đã cho các em thực hiện ở các tiết học trước đó (về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa), do đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em có sẵn cách tổ chức như trước mà thực hiện. Và kết quả có tới 13/16 học sinh thuộc ghi nhớ một cách trôi chảy tại lớp chỉ còn ba em có thuộc song còn ấp úng, ngắc ngứ. b) Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau,(đọc giống nhau viết cũng giống nhau). Ta thấy rõ ràng là “đường”(1) trong “đường rất ngọt”, "đường"(2) trong "đường dây điện thoại" và “đường”(3) trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp” đều phát âm, viết giống nhau. Vậy mà “đường” (1) với “đường” (2) và “đường” (1) với "đường'’ (3) lại có quan hệ đồng âm , còn " đường"(2) với "đường" (3) lại có quan hệ nhiều nghĩa . Năm học: 2014 - 2015 10 [...]... chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức Trong chương trình sách giáo khoa, bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy về từ đồng âm Như vậy, để phòng xa sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm, ngoài ví dụ đúng về các trường Năm học: 2014 - 2015 15 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa hợp đồng. .. hiệu quả của đồng nghiệp - Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với đối tượng HS Trong đời sống hàng ngày, nên để ý đến một số hiện tương về từ như đồng âm, nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa để có thêm tư liệu dạy học Năm học: 2014 - 2015 25 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa Với một số kinh nghiệm nhỏ này, tôi rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa... thêm một ví dụ về từ đồng âm để học sinh phân biệt, rèn được kĩ năng nhận diện từ Năm học: 2014 - 2015 16 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa Sau phần ghi nhớ của bài học từ nhiều nghĩa , giáo viên có thể lấy thêm một hai trường hợp về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ về từ đồng âm cho học sinh nhận định về các từ trong ví dụ VD: từ "chỉ"... Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa I Lời nói đâu II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1 Thực trạng 2 Kết quả B Giải quyết vấn đề I Các giải pháp thực hiện II Các biện pháp tổ chức thực hiện 1 Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và 1 2 1 3 5 5 5 5 phương pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa 2 Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân. .. tuổi hãy còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên (Hồ Chí Minh) C KẾT LUẬN I Kết luận chung về vấn đề nghiên cứu Năm học: 2014 - 2015 24 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa Dạy các nội dung về nghĩa của từ thực sự không đơn giản, nhất là phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa và cả với từ đồng nghĩa Trong quá trình giảng dạy, tổ chức cho HS nắm... Mũi súng - Mũi đất Năm học: 2014 - 2015 20 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa - Mũi quân bên trái đang thừa thắng xống tới - Tiêm ba mũi 5 Tự tích luỹ một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy * Đối với từ đồng âm: a bạc: - Cái nhẫn bằng bạc - Đồng bạc trắng hoa xoè - Cờ bạc là bác thằng... chúng là những từ đồng âm * Đối với từ nhiều nghĩa: Trong những câu sau, câu nào có từ “chân” mang nghĩa gốc và câu nào có từ "chân" mang nghĩa chuyển? Chân: a) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Năm học: 2014 - 2015 17 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa b) Bé đau chân Đối với bài tập trên, giáo viên yêu cầu học sinh nêu được nghĩa của từ “chân” trong... Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại Trời đứng gió Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa VD: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? Vàng: - Giá vàng ở nước ta tăng đột biến - Tấm lũng vàng Năm học: 2014 - 2015 18 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ. .. về nghĩa trên cơ sở của từ “đường” (3)- chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ “đường” (2) (truyền đi) theo vệt dài (dây dẫn) Như vậy, từ “đường” (3) là nghĩa gốc, còn từ “đường” (2) là nghĩa chuyển Kết luận: từ “đường” (2) và từ “đường” (3) có quan hệ nhiều nghĩa với nhau Năm học: 2014 - 2015 11 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa c) Dựa vào yếu tố từ. .. học: 2014 - 2015 13 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa Ở nhóm a, các từ "đánh" đều là động từ nhưng xét về nghĩa, các từ "đánh cờ" (một trò chơi), "đánh giặc"(chiến đấu với kẻ thù bằng nhiều cách) và" đánh trống" (dùng dùi hoăc tay đánh vào mặt trống cho phát ra âm thanh) thì nghĩa của chúng có liên qua đến nhau, đều tác động đến một sự vật khác, làm . số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa& quot;. Năm học: 2014 - 2015 1 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều. 2014 - 2015 2 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. c) Việc dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa của giáo. là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? a) chín - Lúa ngoài đồng đó chín vàng. Năm học: 2014 - 2015 3 Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đông âm với từ nhiều nghĩa. -

Ngày đăng: 10/04/2015, 14:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

  • II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan