1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY- ĐỊA LÝ DÂN CƯ VIỆT NAM

29 424 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 228 KB

Nội dung

Mục đích làm cho học sinh nhận thức được những đặc điểm về dân cưnước ta cộng đồng dân tộc Việt Nam, số dân, tình hình tăng dân số ở nước ta, sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư,

Trang 1

PHÒNG GD - ĐT HUYỆN YÊN LẠC TRƯỜNG THCS PHẠM CÔNG BÌNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY- ĐỊA LÝ DÂN CƯ VIỆT NAM

MÔN/NHÓM MÔN : ĐỊA LÍ 9

TỔ : KHOA HỌC XÃ HỘI

MÃ SỐ : 36 NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ MINH THU

ĐT: 0168 459 0433 EMAIL:

ĐỒNG VĂN - THÁNG 4 NĂM 2014

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ -2

1 Lý do chọn đề tài -2

2 Mục đích nghiên cứu -2

3 Bản chất nghiên cứu -3

4 Đối tượng nghiên cứu -3

5 Phương pháp nghiên cứu -3

6 Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu -4

7 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: -4

PHẦN II NỘI DUNG -5

1 Cơ sở lí luận -5

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: -5

3 Phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm’’ trong giảng dạy Địa lí dân cư Việt Nam (lớp 9) -5

* Phương pháp giảng dạy: + Bài 1- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam -9

+ Bài 2- Dân số và gia tăng dân số -11

+ Bài 3- Phân bố dân cư và các hình quần cư -13

+ Bài 4- Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống -15

+ Bài 5- Thực hành, phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 -17

* Bài giảng minh hoạ cụ thể Tiết 3: BÀI 3- PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ -19

4 Kết quả nghiên cứu -23

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -24

1 Kết luận -24

2 Kiến nghị -24

TÀI LIỆU THAM KHẢO -28

Trang 3

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Xuất phát từ mục tiêu chung về giáo dục dân số, việc vận dụng và cụ thểhoá mục tiêu giáo dục dân số trong nhà trường là việc làm rất cần thiết, nó chiphối cách lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học trong nhà trường, mụctiêu này bao gồm:

- Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, cần thiết, phổ thông vềtình hình dân cư trong nước và các địa phương Nắm được chính sách của Đảng

và Nhà nước về dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Giúp học sinh nhận thức rõ sự cần thiết và khả năng thực tế của conngười có thể điều khiển được hoạt động sinh sản của mình để tạo nên sự cân đốigiữa nhịp độ phát triển dân số với việc khai thác hợp lí nguồn tài nguyên và tốc

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu khoa học phương pháp dạy học: ‘’lấy học sinh làmtrung tâm trong giảng dạy phần I- Địa lí dân cư Việt Nam’’ (SGK lớp 9) gồm 5bài, tập trung vào 4 vấn đề lớn

- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

- Số dân và tình hình tăng dân số ở nước ta

- Sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư

- Lao động và việc làm, chất lượng cuọc sống ở nước ta

Mục đích làm cho học sinh nhận thức được những đặc điểm về dân cưnước ta (cộng đồng dân tộc Việt Nam, số dân, tình hình tăng dân số ở nước ta,

sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư, vấn đề lao động, việc làm, chấtlượng cuộc sống ở nước ta) Giúp học sinh hiểu được đúng đắn và đồng tình vớichính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta với những biện pháp giải quyết hợp

lí có liên quan đến kinh tế nhằm nâng cao, đảm bảo công ăn việc làm cho mọi

Trang 4

người và bảo vệ môi trường Những vấn đề có liên quan chặt chẽ với các nộidung học trên lớp, giáo viên nhất thiết cần cho học sinh tự học ở nhà Có nhưvậy, mới giúp cho học sinh tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc lĩnhhội kiến thức, nhằm phát triển trí tuệ và rèn luyện các kỹ năng địa lí cho họcsinh

3 Bản chất nghiên cứu:

- Cơ sở xuất phát: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục dân số của bộ môn địa líbậc THCS, đặc biệt là phần: Địa lí Việt Nam, có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọngphục vụ thiết thực công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giaiđoạn đổi mới hiện nay

- Hệ thống kiến thức về Địa lí dân cư Việt Nam được sắp xếp hợp lí- khoa học

- Đề xuất phương pháp dạy học: ‘’Lấy học sinh làm trung tâm để giảngdạy phần địa lý dân cư Việt Nam’’

- Áp dụng thực tế và đánh giá kết quả

4 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9 Trường THCS Phạm Công Bình

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học, đặc điểm của bộ môn địa lí THCS

- Dự giờ

- Kiểm tra học sinh

- Nghiên cứu chương trình giáo dục dân số bậc THCS

- Tổng kết kinh nghiệm

- Bước đầu thực hiện giảng dạy

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp dạy học: ‘’Lấy học sinh làmtrung tâm’’ giáo viên coi trọng việc tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặctheo nhóm (thảo luận, quan sát bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ, tranhảnh v.v.) Qua đó học sinh vừa tự lực nắm bắt tri thức, kỹ năng và rèn luyệnphương pháp tự học tự nghiên cứu, giáo viên quan tâm đến việc chuẩn kiến thức

kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệmcủa từng học sinh và của tập thể học sinh để xây dựng bài học Các dự kiến củagiáo viên tập trung chủ yếu vào các hoạt động học tập của học sinh và cách tổchức các hoạt động đó, cùng với khả năng biểu diễn các hoạt động của học sinh

để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học, thực hiệngiờ học theo trình độ, năng lực của học sinh Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ

và phát triển tiềm năng của mình để đạt được mục tiêu giáo dục

Trang 5

6 Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu khoa học phương pháp dạy học ‘’Lấy học sinh làm trung tâmđối với học sinh lớp 9 trường THCS Phạm Công Bình

7 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu khoa học phương pháp giảng dạy ‘’Lấy học sinh làm trungtâm’’ để giảng dạy phần Địa lí dân cư lớp 9

Thời gian bắt đầu: 8/2013- kết thúc 4/2014

Trang 6

PHẦN II NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận:

Xuất phát từ việc chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cải cáchsách giáo khoa THCS, việc xây dựng chuẩn kiến thức kỹ năng đối với bộ mônĐịa lý Chương trình địa lí Việt Nam (Phần kinh tế- xã hội) theo chương trìnhmới được sắp xếp ở lớp cuối cấp học phổ thông cơ sở, với mục đích là cung cấpmột cách hoàn chỉnh những kiến thức về địa lí nước nhà cho một bộ phận lớphọc sinh, sau khi tốt nghiệp ra trường tham gia lao động sản xuất Vậy việcgiảng dạy địa lí ở đây giúp các em có hứng thú học tập, biết vận dụng ý nghĩathực tiễn của môn địa lí Trong quá trình giảng dạy người thầy giáo luôn giữ vaitrò chủ đạo, tổ chức hoạt động học tập và thực hành của học sinh Đối với họcsinh, học theo hướng tích cực hoá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học Để đạtđược kết quả cao, tôi thấy việc lựa chọn phương pháp dạy học ‘’Lấy học sinhlàm trung tâm’’ là phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường hiện nay

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Qua thực tế giảng dạy địa lý dân cư Việt Nam đối với lớp 9 trường THCSPhạm Công Bình, tôi nhận thấy trước đây phương pháp dạy học chủ yếu giáoviên là người thuyết trình, giảng giải, thầy đọc- trò ghi Giáo viên thường lo việctrình bày cặn kẽ nội dung của sách giáo khoa, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết

và những kinh nghiệm của mình cho học sinh vì vậy học sinh tiếp thu kiến thứcmột cách thụ động, để cố hiểu, cố nhớ những điều mà giáo viên giảng dạy, trảlời những câu hỏi giáo viên nêu ra đối với các vấn đề đã dạy Với phương phápdạy học như vậy không phát huy được tính độc lập, óc tư duy, khả năng sáng tạocủa học sinh, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách máy móc nên chất lượng họctập của học sinh rất hạn chế Vậy để đạt kết quả cao trong giảng dạy phần địa lýdân cư Việt Nam tôi đưa ra phương pháp dạy học ‘’Lấy học sinh làm trungtâm’’ với phương pháp dạy học này đã khơi dậy cho học sinh chủ động lĩnh hộitri thức khoa học mà người thầy là người giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chứccác hoạt động học tập của học sinh Phát huy được trí thông minh, sáng tạo, lòngham hiểu biết khám phá, tác phong lao động, học tập khoa học nghiêm túc Giúphọc sinh nắm được kiến thức kỹ năng mới vừa rèn luyện được phương pháp tựhọc tự nghiên cứu từ đó học sinh bộc lộ và phát triển tiềm năng của mình

3 Phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm’’ trong giảng dạy Địa lí dân cư Việt Nam (lớp 9)

- Chương trình địa lí dân cư Việt Nam lớp 9 được sắp xếp ở cuối cấp họcTHCS, để giúp học sinh sau khi học xong phần địa lý dân cư Việt Nam các emhiểu và trình bày được những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cưnước ta Rèn luyện, củng cố và hình thành mức độ cao hơn các kỹ năng cần thiếttrong học tập địa lý, đó là các kỹ năng: đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ,

Trang 7

lược đồ, át lát địa lý Việt Nam Phân tích và xử lý bảng số liệu thống kê theoyêu cầu cho trước

Học sinh tự sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau (tranh,ảnh, bài viết, báo chí ) từ đó giúp học sinh có thể vận dụng những kiến thức đãhọc vào thực tế sinh động nơi các em đang sống Giáo dục cho học sinh tìnhcảm yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức công dân vàđịnh hướng nghề nghiệp để sau này phục vụ tổ quốc Vậy để chất lượng giảngdạy đạt kết quả cao, giúp học sinh nắm được các kiến thức kỹ năng qua chươngtrình địa lý dân cư Việt Nam Bản thân tôi đưa ra phương pháp lấy học sinh làmtrung tâm Đối với phương pháp dạy học này thì hoạt động của giáo viên và họcsinh được thể hiện tương ứng như sau:

- Học sinh tự khai phá tri thức, tự nghiên cứu - giáo viên là người hướngdẫn và cung cấp thông tin

- Học sinh tự trả lời câu hỏi, các thắc mắc do chính mình đặt ra, tự nhậnxét, kiểm tra đánh giá mình – giáo viên là trọng tài cho học sinh

- Học sinh tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh- Giáo viên chỉ làm cốvấn đối với phương pháp dạy học ‘’Lấy học sinh làm trung tâm’’ bản thân tôinhận thấy rằng toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả nănghứng thú học tập của học sinh, bởi vậy giáo viên là người giữ vai trò hết sứcquan trọng – người thầy vẫn là linh hồn của giờ học sáng tạo và sinh động Bởimột lẽ để có thể làm người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, ngườihướng dẫn, cung cấp thông tin, trọng tài hay cố vấn thì người thầy phải có trình

độ kiến thức sâu, trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảmvới cái mới, có hiểu biết một cách toàn diện Để có thể đóng vai trò là người gợi

mở, hướng dẫn, xúc tác, trợ giúp, động viên, trọng tài, cố vấn trong các hoạtđộng độc lập học tập của học sinh, đánh thức năng lực trong học sinh, chuẩn bịcho học sinh tham gia phát triển cộng đồng Giáo viên phải là người nắm vữngbản chất, các quy luật của quá trình dạy học, nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng

và chuẩn bị các thiết bị, phương tiện dạy học cần thiết phục vụ cho từng bài học đểtìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh

Việc giảng dạy theo phương pháp dạy học ‘’Lấy học sinh làm trung tâm’’thì người thầy luôn sử dụng các phương pháp đó là: đặt câu hỏi và trả lời nhữngcâu hỏi của học sinh, kích thích tính tò mò, sự tư duy và hứng thú học tập củahọc sinh Từ đó khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả công việc của mình

và tìm cách làm tốt hơn Giúp học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòanhập vào cộng đồng, tôn trọng lợi ích nhu cầu, tiềm năng của học sinh

Học sinh tự tìm ra những tri thức mới được khích lệ các ý tưởng riêng,cách làm riêng, giúp học sinh tự phát triển cao hơn về nhận thức Rèn luyệnđược cho học sinh các kỹ năng và tình cảm hành vi, giúp học sinh tự tin hơn, tựxác định được các tri thức mới của mình Vậy khi học sinh đóng vai trò trungtâm trong quá trình dạy và học thì quá trình đó là quá trình hoạt động tri thức,

Trang 8

sáng tạo Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và luôn đi đầu trong mọi hoạtđộng sáng tạo của cả quá trình học tập đối với học sinh

Để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo viên cần tập trung vào việc xâydựng kế hoạch hoạt động của thầy và trò, thực hiện kế hoạch này nhằm làm chohọc sinh tích cực, chủ động trong học tập hơn nữa Định hướng tích cực hóahoạt động của học sinh, cần phải được quán triệt ở tất cả các khâu từ việc chuẩn

bị bài soạn của giáo viên theo chuẩn kiến thức- kỹ năng, đến khâu chuẩn bị cácphương tiện dạy học đối với từng bài và việc tiến hành dạy học trên lớp tới đánhgiá kết quả học tập của học sinh

Trong giảng dạy giáo viên nên hạn chế việc thuyết trình giảng giải, minhhọa, việc đưa ra các câu hỏi vụn vặt Câu hỏi cần có hướng giải quyết tương đốitrọn Giáo viên không nên sốt ruột khi giành thời gian cho học sinh làm việc,giáo viên cần theo dõi giải đáp ngay những thắc mắc của học sinh Sau mỗi hoạtđộng giáo viên cần chốt những ý chính giúp học sinh khẳng định lại các kiếnthức cơ bản của bài học

Đối với học sinh cần biết rõ mục tiêu của bài học (về kiến thức kỹ năng vàthái độ, hành vi) – theo chuẩn kiến thức- kỹ năng của Bộ Giáo dục – Đào tạo

- Học sinh cần giành thời gian thích đáng để được làm việc với sách giáokhoa (dựa vào kênh chữ: hệ thống chữ viết trong sách giáo khoa- nội dung bàihọc) các câu hỏi in nghiêng, các câu hỏi và bài tập ở cuối bài học), và dựa vàokênh hình (biểu đồ, bản đồ, átlát địa lý Việt Nam, bản số liệu tranh ảnh) dưới sựhướng dẫn của giáo viên để học sinh tìm tòi khám phá ra những kiến thức địa lý.Qua đó học sinh nắm được nội dung kiến thức cơ bản và được rèn luyện các kỹnăng và phương pháp học tập

- Học sinh biết cách làm việc theo nhóm, biết hợp các với bạn để hoànthành nhiệm vụ được giao Học sinh có thời gian để trình bày kết quả làm việc,học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên nhận xét, bổ sung chuẩnxác kiến thức cho học sinh

Khi giảng dạy phần địa lý dân cư Việt Nam lớp 9 tôi đã đưa ra phươngpháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, khi thực hiện phương pháp dạy họcnày, tôi thấy rằng toàn bộ quá trình dạy và học đã hướng vào nhu cầu, khả năng

và hứng thú học tập của học sinh Việc thực hiện phương pháp dạy học ‘’lấy họcsinh làm trung tâm’’ phát triển tối đa các kỹ năng, năng lực độc lập giải quyếtvấn đề của học sinh Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khuyến khíchhoạt động tích cực học tập của học sinh trên lớp Thông qua việc thực hiệnphương pháp dạy học ‘’lấy học sinh làm trung tâm’’ tôi thấy chất lượng học tậpcủa học sinh được nâng lên rất rõ rệt

Cụ thể: phương pháp giảng dạy phần Địa lí dân cư Việt Nam (lớp 9)chương trình Địa lí dân cư Việt Nam lớp 9 gồm 5 bài, tập trung vào 4 vấn đề lớn:

+ Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

+ Số dân và tình hình tăng dân số ở nước ta

Trang 9

+ Sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư

+ Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống

* Trước hết, hình thành các mục tiêu rõ ràng, đối với từng bài (về kiếnthức, kỹ năng, thái độ, hành vi)

Dựa trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mục tiêu dân số quốc gia, các giá trịvăn hoá, xã hội của Việt Nam

- Xác định các khái niệm các kiến thức và dung lượng cần thiết cả về hainội dung địa lí và giáo dục dân số

- Xác định các điểm cơ bản của chương trình địa lí hiện hành Tìm ra chỗ

có khả năng thích hợp các khái niệm giáo dục dân số

- Xây dựng phạm vi và trình tự của các khái niệm về dân số

- Xây dựng các tư liệu dạy và học

- Đánh giá nhằm xác định mục tiêu đề ra có phù hợp không? Các kháiniệm về dân số có thích hợp với đối tượng học sinh không? và sự chuyển biến

về nhận thức của học sinh có như mong muốn không?

- Từ đó xây dựng phương pháp dạy học đối với từng nội dung, từng bài đểđạt được chuẩn kiến thức kỹ năng của bộ môn

- Áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dạy phầnđịa lí dân cư- được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

1 Tự tìm tòi và

ra quyết định

2 Khám phá vàgiải quyết vấnđề

1 Tự chủ, thânmật, không hìnhthức

2 Chỗ ngồi linhhoạt

1 Phát triển caohơn ở các lĩnh vựcnhận thức tình cảm

và tâm lí vận động(hành vi)

2 Tự tinHậu quả

vấn đề và quá trình dân số

3 Học sinh chủđộng tham gia

4 Giáo viên làngười hướngdẫn và thúc đẩytìm tòi

3 Sử dụngthường xuyêncác phương tiện

kỹ thuật như làđiểm tự để làmsáng tỏ các ýkiến

3 Có tinh thầnphê phán

Trang 10

* Ngoài phương pháp trên, giáo viên có thể sử dụng phương pháp pháthiện và giải quyết vấn đề, đây cũng là một trong những phương pháp thích hợpvới việc giảng dạy phần địa lí dân cư, nhất là đối với các vấn đề cần tranh luận:

Các quy trình thực hiện phương pháp này gồm có:

Bước 1: Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề)

Giáo viên cần làm cho học sinh nhận biết vấn đề, phân tích tình huống,nhận biết, trình bày vấn đề cần giải quyết

Bước 2: Giải quyết vấn đề (tìm các phương án giải quyết các giả thuyết,

hệ thống hoá, sắp xếp các phương án giải quyết- các giả thuyết, phân tích đánhgiá )

Bước 3: Kết luận (khẳng định hay bác bỏ các phương án – các giả thuyết

đã nêu)

Sự thành bại của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết

là năng lực tìm tòi của thầy và trò đòi hỏi thời gian nhiều hơn

* Con đường hữu hiệu để học tập nhằm kích thích hứng thú học tập củahọc sinh, gồm trò chơi, câu đố, điều tra, đi thực tế cơ sở, còn gọi là các kĩ thuậtđịnh hướng hoạt động

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

BÀI CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

1-Để thực hiện bài giảng này, giáo viên sử dụng phương pháp ‘’lấy học sinhlàm trung tâm’’ Trước hết giáo viên giúp sinh xác định được:

Mục tiêu bài học: Sau khi học xong, học sinh cần:

1 Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc Việt Nam

- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chungsống đoàn kết và cùng xây dựng vào bảo vệ tổ quốc

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc của nước ta

2 Kỹ năng:

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc

để thấy được các dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc kinh chiếm khoảng4/5 dân số cả nước

- Thu thập thông tin về một số dân tộc (số dân, đặc điểm, phong tục tậpquán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu )

3 Thái độ:

Giáo dục các em có tinh thần tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc

* Các thiết bị dạy học cần thiết:

- Bản đồ dân cư Việt Nam

Trang 11

- Át lát địa lý Việt Nam

- Bộ tranh đại gia đình các dân tộc Việt Nam

- Tranh ảnh một số dân tộc

* Để giúp học sinh nắm được các kiến thức kỹ năng qua bài học, giáoviên thực hiện phương pháp dạy học ‘’lấy học sinh làm trung tâm’’ cụ thể nhưsau:

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mục 1- Các dân tộc Việt Nam

- Với nội dung này giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân/cặp Họcsinh dựa vào H 1.1 kết hợp vốn hiểu biết hãy nêu rõ:

+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm

tỷ lệ bao nhiêu% dân số? Đặc điểm nổi bật của một số dân tộc? Tại sao nói cácdân tộc đều bình đẳng, đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

Giáo viên gợi ý học sinh đặc điểm nổi bật của các dân tộc cần nêu có inhnghiệm trong ngành sản xuất gì? khả năng tham gia những ngành kinh tế nào?Tên một số sản phẩm nổi tiếng, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán

Dẫn chứng về tình đoàn kết, giúp đỡ nhãu giữa các dân tộc Việt Namtrong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Học sinh phát biểu Học sinh khác nhận xét bổ sung

- Giáo viên bổ sung, chuẩn kiến thức

Giảng dạy mục 2- Sự phân bố các dân tộc Việt Nam

Giáo viên sử dụng phương pháp cá nhân hoặc nhóm

- Học sinh dựa vào Át lát địa lí Việt Nam kết hợp với hiểu biết:

+ Dân tộc Việt Nam (kinh) phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào? Các dântộc ít người sống chủ yếu là miền địa hình nào?

Sự phân bố các dân tộc ít người có gì khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam

- So với trước cách mạng, sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi không?Tại sao?

- Học sinh phát biểu

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên chuẩn kiến thức cho học sinh

- Giáo viên có thể chia nhóm để giảng dạy phần này như sau:

+ Nhóm 1,2: Dân tộc Việt (Kinh) phần bố chủ yếu ở những miền địa hìnhnào?

+ Nhóm 3,4: Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền địa hình nào? + Nhóm 5,6: Sự phân bố của các dân tộc ít người có gì khác nhau giữamiền Bắc và miền Nam So với trước Cách mạng, sự phân bố các dân tộc có gìthay đổi không? tại sao?

Trang 12

+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm và quy định thời gian, sau đólần lượt các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, học sinh nhóm khácnhận xét, bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức nhận xét, đánh giá kết quả, bổ sungchuẩn kiến thức, kỹ năng

Thông qua phương pháp và nội dung giảng dạy, giáo dục cho học sinhtinh thần tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc Từ đó học sinh có tinh thần tráchnhiệm trước những biến động trong phân bố các dân tộc do đường lối phát triểnkinh tế- xã hội của Đảng ta trong thời gian qua

Sau bài học giáo viên đánh giá chất lượng học tập của học sinh thông quaviệc củng cố bài học (giáo viên chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm khách quan vàcâu hỏi tự luận) => yêu cầu học sinh trả lời

Nhận xét cho điểm động viên nhắc nhở học sinh, khích lệ việc học tập củahọc sinh

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà

BÀI 2 DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ

Để thực hiện bài giảng này, giáo viên sử dụng phương pháp ‘’lấy học sinhlàm trung tâm’’ Trước hết giáo viên giúp sinh xác định được:

* Mục tiêu bài học: Sau khi học xong, học sinh cần:

1 Kiến thức:

- Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả + Một số đặc điểm của dân số: số dân (gia tăng dân số, cơ cấu dân số) + Nguyên nhân và hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường, kinhtến xã hội)

2 Kỹ năng:

- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam

- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy

rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới và nước tatrong giai đoạn 1989-1999

3 Thái độ:

- Giáo dục các em thấy rõ sự cần thiết một quy mô gia đình hợp lý, ý thứcbảo vệ môi trường

* Các thiết bị dạy học cần thiết:

- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam

- Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chấtlượng cuộc sống

Trang 13

* Để giúp học sinh nắm được các kiến thức kỹ năng qua bài học, giáo viênthực hiện phương pháp dạy học ‘’lấy học sinh làm trung tâm’’ cụ thể như sau:

Mục 1- Dân số

Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu cả lớp làm việc

- Học sinh dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu số dân của nước ta vào năm 2003, tới nay dân số nước ta khoảngbao nhiêu người?

+ Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới?Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số nước ta?

(Học sinh trả lời – học sinh khác nhận xét, bổ sung)=> giáo viên nhận nổp sung, chuẩn xác kiến thức

xét-(Chuyển mục II) – Gia tăng dân số

Hoạt động 2: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân/cặp

- Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 2.1 – Biểu đồ gia tăng dân sốcủa nước ta và tranh ảnh + vốn hiểu biết chuẩn bị trả lời theo câu hỏi mục II- SGK

- Học sinh dựa vào B2.1 làm tiếp câu hỏi mục II- SGK

- Học sinh trả lời- Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên chuẩn mực kiến thức: tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khácnhau giữa các vùng

(Chuyển ý) => mục III- Cơ cấu dân số

Hoạt động 4: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

Dựa vào B2.2 và vốn hiểu biết, cho biết:

- Nước ta có cơ cấu dân số thuộc loại nào (già, trẻ?)

- Cơ cấu dân số này có thuận lợi và khó khăn gì?

+ Nêu nhận xét về cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyênnhân của nó

Học sinh làm việc độc lập

- Học sinh trình bày kết quả

Nguyên nhân: Chiến tranh kéo dài

- Do chuyển cư: tỉ lệ thấp ở các nơi xuất cư (đồng bằng Sông Hồng), cao

ở nơi nhập cư (Tây Nguyên)

Trang 14

Giáo dục học sinh có tinh thần thái độ và trách nhiệm trước vấn đề dân sốcủa nước ta, cần phải có một quy mô gia đình hợp lí

Sau bài học giáo viên đánh giá chất lượng học tập của học sinh thông quaviệc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận

- Nhận xét, đánh giá, cho điểm những cá nhân (nhóm) trả lời câu hỏi tốt

- Động viên, nhắc nhở học sinh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà

BÀI 3 PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

Để thực hiện bài giảng này, giáo viên sử dụng phương pháp ‘’lấy học sinhlàm trung tâm’’ Trước hết giáo viên giúp sinh xác định được:

* Mục tiêu bài học: Sau khi học xong, học sinh cần:

1 Kiến thức:

- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta

- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chứcnăng và hình thái quần cư

- Nhận biết quá trình đô thị hóa nước ta (số dân đô thị tăng, quy mô được

mở rộng, phổ biến lối sống thành thị, trình độ đô thị hóa thấp, phần lớn các đôthị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ)

* Các thiết bị dạy học cần thiết:

+ Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam

+ Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở Việt Nam

+ Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và đô thị ở Việt Nam

Để giúp học sinh nắm được các kiến thức kỹ năng qua bài học, giáo viênthực hiện phương pháp dạy học ‘’lấy học sinh làm trung tâm’’ cụ thể như sau:

* Phương pháp giảng dạy mục 1: Mật độ dân số và phân bố dân cư

Ngày đăng: 10/04/2015, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w