1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.

18 723 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 308,89 KB

Nội dung

Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.Chuyên đề địa lý dân cư việt nam.

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đối với các trường THPT chuyên hiện nay, việc dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Tuy nhiên , việc dạy chuyên đề cho học sinh chuyên còn gặp nhiều khó khăn do chương trình chưa có giáo trình riêng nên việc dạy học vẫn do mỗi giáo viên tìm tòi, biên soạn trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng Địa Lí cho học sinh nhất là học sinh chuyên địa và đội tuyển học sinh giỏi.Từ thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua, bản thân đã biên soạn và giảng dạy một số chuyên đề, sau đây tôi xin chia sẻ

cùng các đồng nghiệp chuyên đề “ Địa lí dân cư Việt Nam”.

B CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Dân cư là tập hợp người trên lãnh thổ,được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ

Dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội trong hệ thống tự nhiên- dân cư- kinh tế, chính dân cư là thành phần năng động nhất, gắn bó giữa tự nhiên với kinh tế nhờ những thuộc tính sẳn có của mình Toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần cần thiết cho xã hội đều do lao động của con người tạo ra

Trong xã hội, dân cư vào là người sản xuất ra giá trị vật chất và tinh thần đồng thời vừa là người tiêu thụ những sản phẩm do chính lao động của mình làm nên Như vậy về phương diện kinh tế, dân cư vào với tư cách là người sản xuất, vừa với

tư cách là người tiêu thụ Nhờ việc tiêu thụ các giá trị vật chất và tinh thần, con người đảm bảo được sự tái sản xuất ra chính mình bên cạnh quá trình tái sản xuất khác của xã hội

C CƠ SƠ THỰC TIỄN:

Trong bộ môn Địa Lí, địa lí dân cư là một nội dung hết sức quan trọng, nếu học sinh nắm vững các kiến thức về địa lí dân cư sẽ là cơ sở để các em đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về quá trình phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nói riêng và cả nước nói chung Đây cũng là mảng kiến thức luôn được đề cập trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và là nội dung có liên quan đến nhiều nội dung khác trong môn Địa Lí Chính vì vậy, việc học tốt kiến thức địa lí dân cư

sẽ giúp các em đạt được hiệu quả cao trong học tập môn Địa Lí

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên, Tôi đưa ra mội số nội dung

cơ bản của địa lí dân cư Việt Nam để giúp học sinh có tài liệu học tập tốt và cùng trao đổi với các đồng nghiệp

Trang 2

D NỘI DUNG:

I Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư nước ta:

1 Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước:

- Dân số là lực lượng lao động của xã hội để tạo ra của cải vật chất Dân số là lực lượng tiêu dùng, là cơ sở hình thành thị trường rộng lớn, kích thích sản xuất phát triển

- Chính sách dân số gắn liền với chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh

tế xã hội Không có chính sách dân số hợp lý sẽ gây khó khăn cho quá trình phát triển của đất nước

2 Đặc điểm dân số nước ta:

a Dân số đông và nhiều thành phần dân tộc:

a.1 Nước ta có quy mô dân số đông:

- Theo kết quả điều tra dân số đến ngày 1/4/2009, quy mô dân số Việt Nam là 85.789.573 người, mật độ dân số là 259 người/km2, tốc độ gia tăng dân số là 1,2% Bình quân mỗi năm tăng khoảng 947 nghìn người (trong vòng 10 năm trở lại đây)

- Các nhà khoa học của Liên Hợp Quốc đã tính toán rằng, để có cuộc sống thuận lợi, bình quân trên một km2 chỉ nên có từ 30- 40 người Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số gấp khoảng 6-7 lần “Mật độ chuẩn” Căn cứ vào chỉ số này, có thể khẳng định Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số đông

- Dân số đông là lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, tuy nhiên trong điều kiện của nước ta hiện nay đây là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân

a.2 Nước ta có nhiều thành phần dân tộc:

- Nước ta có 54 dân tộc khác nhau đang sinh sống trên lãnh thổ Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc bản địa, có quá trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, cùng chung sống dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất

- Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người kinh chiếm đa số (85,7% năm 2009) Các thành phần còn lại sống rải rác suốt từ Bắc vào Nam, chỉ chiếm 14,7% dân số toàn quốc

- Về mặt số lượng, sau người Việt là người Tày, Thái, Khơ me, Mường và Mông Mỗi dân tộc có số dân trên một triệu, tổng cộng chiếm 7,9% dân số cả nước Các tộc người có số dân từ 50 vạn đến 1 triệu là người Hoa, Nùng, Dao Các tộc người khác

có số lượng ít hơn, dao động từ 20-30 chục vạn tới vài trăm người

Trang 3

- Mỗi dân tộc, đều có nét văn hóa riêng, đoàn kết bên nhau tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế xã hội và xây dựng đất nước

- Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa dân tộc có sự chênh lệch rất lớn nên cần chú

ý đầu tư, phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc ít người, tăng cường tính thống nhất đoàn kết dân tộc

b Dân số tăng nhanh:

- Cho tới những năm cuối của thế kỷ 19, dân số Việt Nam gia tăng rất chậm Từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, tốc độ tăng ngày càng nhanh Giai đoạn 1921- 1955 (35 năm) dân số tăng khoảng 9,9 triệu người Đặc biệt, giai đoạn 1955- 1995 (40 năm sau) dân số tăng khoảng 46,5 triệu người Nếu tính từ 1921- 1995, trong khoảng 75 năm dân số Việt Nam tăng gấp 4,5 lần với khoảng 58,3 triệu người, cũng trong thời gian này dân số thế giới tăng 2,9 lần Như vậy sự bùng nổ dân số ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trong thời gian vừa qua

- Dân số Việt Nam vẫn có thể tăng nhanh trong thời gian tới do qui mô dân số nước

ta đông và số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ vẫn lớn Những phương án dự báo mới nhất của cục thống kê cho thấy, vào năm 2024 dân số Việt Nam có thể đạt 95,13 triệu người( phương án thấp nhất) và 104,28 triệu người (phương án cao nhất)

- Việc thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản, thực hiện chương trình tiêm chủng cho trẻ em đã góp phần làm giảm mức chết, nhất là mức chết ở trẻ dưới một tuổi giảm nhanh, tuổi thọ dân cư tăng Tuy mức sinh đã giảm mạnh nhưng vẫn còn cao và không đồng đều giữa các vùng và các khu vực

- Sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian vừa qua đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội Qui mô dân số lớn đã tác động xấu tới môi trường: đất đai khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…ảnh hưởng đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư

- Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động về dân số, sức khỏe sinh sản, chính sách dân

số và các chính sách có liên quan, cần tiếp tục tục đẩy mạnh qui mô gia đình ít con, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và miền núi

c Cơ cấu dân số:

- Cơ cấu dân số theo tuổi đang ở thời kì kết thúc giai đoạn “dân số trẻ” bước vào giai đoạn “dân số già” đồng thời bước vào cơ cấu “dân số vàng”

+ Số người dưới 15 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao: 42,5% năm 1979; 38,9% năm 1989; 33,6% năm 1999 và giảm xuống còn 25% năm 2009

+ Số người già trên 60 tuổi có tăng lên qua các năm nhưng chậm và còn thấp: 7,1% năm 1979; 7,9% năm 1989; 8,1% năm 1999 và 9% năm 2009

Trang 4

+ Dân số trẻ làm gánh nặng nuôi dạy và chăm sóc trẻ em; sức ép về lao động, việc làm ngày càng tăng lên Tuy nhiên do quá trình giảm sinh tương đối nhanh trong những năm qua, tỉ trọng dân số trẻ đã có xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng dân số già

đã tăng lên Có thể nói, dân số nước ta đang nằm trong thời kỳ quá độ chuyển từ dân

số trẻ sang dân số già Trong thời kì này, tỉ lệ những người ngoài độ tuổi lao động giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên Nó vừa là cơ hội vừa là thách thức của nền kinh tế nước ta trong vài chục năm tới

+ Ở nước ta mỗi năm có thêm khoảng 950 nghìn trẻ em Nhà nước cần có chính sách đáp ứng nhu cầu giáo dục đối với thế hệ trẻ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ngăn chặn tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, tình trạng nghiện chính ma tuý trong thanh thiếu niên, quan tâm vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, chăm sóc người cao tuổi… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm sinh để có thể đạt mức sinh thay thế vào những năm tới

- Cơ cấu dân số theo giới tính đã dần cân bằng:

Năm 1939 1943 1951 1960 1970 1979 1989 1999 2005 2009

Tỉ số giới

tính 97,2 96,5 96,1 95,9 94,7 94,2 94,7 96,4 96,5 98,1

Bảng trên cho thấy sự mất cân đối giới tính của dân số Việt Nam nhìn chung đã dần thu hẹp Năm thấp nhất là năm 1979, trung bnh cứ 100 nữ chỉ có 94,2 nam; cho đến năm 2009, tỉ số này đã tăng lên 98,1 nam/100 nữ

- Mất cân bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên Theo điều tra biến động dân số hàng năm, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta bắt đầu tăng từ đầu thập kỉ nhưng tăng cao bất thường trong vài năm trở lại đây, căn vào số liệu chính thức năm 1979 là 105 bé trai/100 bé gái (ở mức tự nhiên) Năm 1999 tỉ số này là

107 và năm 2009 là 111 bé trai/100 bé gái Nhiều chuyên gia dự đoán với tốc dộ này, tỉ số giới tính khi sinh có thể vượt ngưỡng trong vài năm tới Đến năm 2035 năm giới sẽ nhiều hơn phụ nữ 10%

3 Phân bố dân cư :

Cũng giống như các nước trên thế giới, sự phân bố dân cư nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội, lịch sử…Tùy theo thời gian và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động một cách khác nhau tạo nên bức tranh phân bố dân cư như ngày nay

Trang 5

Đặc điểm cơ bản của sự phân bố dân cư nước ta hiện nay là tính chất không hợp

lí trong phân bố giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa thành thị và nông thôn

a Giữa đồng bằng với trung du và miền núi :

a.1.Sự phân bố dân cư ở đồng bằng :

- Đồng bằng là nơi dân cư trù mật nhất Trên lãnh thổ chưa đầy ¼ diên tích tự nhiên

đã tập trung ¾ dân số cả nước

+ Đồng bằng sông Hồng với diện tích 14.964,1km2 là địa bàn cư trú của 18.478,4 nghìn người( năm 2009) Dân cư qui tụ đông nhất là khu vực trung tâm (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên), ở phần Đông và Đông Nam châu thổ (Hải Phòng, Thái Bình) Mật độ dân số cao có quan hệ trực tiếp với nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và cơ cấu nghành nghề đa dạng Sự hiện diện của các thành phố, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn cũng đã góp phần vào việc làm tăng thêm mật độ dân số ở đồng bằng

+ Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.518,5km2, là vựa lúa lớn nhất của nước ta, đồng thời cũng là nơi cư trú của 17.213,4 nghìn người (2009) Phần lớn dân

cư sinh sống ở khu vực tam giác châu và dọc theo hai nhánh sông chính Những tỉnh

có mật độ cao nhất là Tiền Giang (674 người/km2), Vĩnh Long (696 người/km2), Thành phố Cần Thơ (848 người/km2) Phần Tây Nam của đồng bằng mới được khai phá vào giữa thế kỉ XVII, tuy nhiều tài ngyên , nhưng mật độ dân số còn thấp so với các nơi khác như Cà Mau (226 người/km2), Kiên Giang (266 người/km2)

+ Hệ thống đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiềm năng nông nghiệp không lớn như hai đồng bằng trên nên mật độ dân số không cao lắm Các tỉnh có mật độ dân số cao ở khu vực này gắn liền với trồng lúa nước, làm nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển

- Trong điều kiện tự nhiên và đất nông nghiệp của đồng bằng có hạn, mật độ dân số cao đã gây rất nhiều khó khăn trong việc tạo đủ công ăn việc làm, đảm bảo các nhu cầu của đời sống và phúc lợi xã hội Vì Vậy ngay từ những năm 60, nhà nước đã tiến hành di dân và phân bố lại dân cư lao động theo hướng từ đồng bằng lên trung

du và miền núi Sau 1975, phong trào tăng nhanh cả về số lượng và cường độ thông qua việc tổ chức cho hàng vạn hộ gia đình từ Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ đến các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và một phần thuộc các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và Tây Bắc

a.2.Sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi :

Trang 6

- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi Mặc dù ở khu vực này có nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế nhưng dân cư hãy còn thưa thớt (chỉ ¼ dân số) Mật độ dân số như vậy, trùng với địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, một mặt phản ánh trình độ phát triển kinh tế còn thấp và mặt khác, thể hiện ảnh hưởng của địa hình đến sự cư trú của con người

- Nhìn chung địa hình càng cao, mật độ dân số càng thấp Giữa các vùng trung du

và miền núi, mật độ rất khác nhau.Ở Đông Bắc dân cư khá đông đúc như Bắc Giang (408 người/km2), Phú Thọ (373 người/km2), Thái Nguyên (320 người/km2) Còn ở vùng núi Tây Bắc, địa hình hiểm trở, dân cư phân tán và quá thưa thớt so với mật độ dân số trung bình cả nước, như Lai Châu(41 người/km2), Điện Biên (52 người/km2), Sơn La (76 người/km2)

- Là một sơn nguyên có độ cao 700- 1500m Tây Nguyên trở thành địa bàn cư trú cử nhiều dân tộc Nơi đây có tài nguyên phong phú nhất là nguồn đất ba dan màu mỡ

Sự phân bố dân cư không tương xứng với tài nguyên của vùng Tỉnh Kon Tum có mật độ dân số thấp thứ hai sau Lai Châu (45 người/km2), tỉnh Đắc Nông (76 người/km2) Trong mật độ ít ỏi này đã tính đến sự hổ trợ về nhân lực của nhiều tỉnh khác thông qua việc chuyển cư

b Sự phân bố dân cư ở thành thị và nông thôn :

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn với sự vượt trội về dân số ở nông thôn so với thành thị Là một quốc gia nông nghiệp được hình thành từ lâu đời nhưng bị chế độ thực dân và phong kiến thống trị quá lâu dài, kiềm hãm sự phát triển kinh tế cùng với các cuộc chiến tranh liên tục, hệ thống các thành phố của nước ta vừa ít vừa chậm phát triển

- Từ sau khi miền Bắc đươc giải phóng, quá trình công nghiệp hóa XHCN đã khai sinh và thúc đẩy sự phát triển của một số đô thị Tỉ lệ dân số thành thị tăng dần từ 8,7% (1960) lên 21,3% (1975) Còn ở các tỉnh miền Nam, quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư vào các thành phố diễn ra rất nhanh, tuy mục đích và sự hình thành

đô thị hoàn toàn khác các tỉnh phía Bắc Dân cư từ các vùng dân cư miền Nam trong thới kì chiến tranh đã dồn về khu vực thành thị, nhất là các đô thị lớn để lánh nạn và làm ăn sinh sống Vì vậy tỉ lệ nhân khẩu thành thị ở miền Nam rất cao :21,5% (1960), và 31,3% (1975)

- Sau khi thống nhất đất nước, dân số thành thị giảm nhanh cả về số lượng và tỉ trọng : 21,5% (1975) ; 20,6% (1976) ; 19,24% (1979) Nguyên nhân chủ yếu là do việc hồi hương của dân cư từ các thành phố lớn ở miền Nam sau ngày giải phóng và

do công tác điều động lao động và dân cư đi xây dựng các vùng kinh tế mới, chủ

Trang 7

yếu từ các thành phố, thị xã Vào những năm đầu 80 của tế kỉ XX, quá trình hồi hương từ các thành phố lớn hầu như đã kết thúc, việc điều động dân cư đi xây dựng các vùng kinh tế mới đã dần đi vào chiều sâu, chủ yếu theo hướng nông thôn- nông thôn Cùng với đường lối đổi mới của nền kinh tế, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm dân số thành thị tăng dần, từ 20,1% (1989) lên 23,5% (1999) và 29,6% (2009)

- Cho đến hết năm 2009, số dân thành thị là 25.466 nghìn người, số dân ở nông thôn

là 60.558,6 nghìn người So với thế giới và các nước trong khu vực, tỉ lệ dân số thành thị của nước ta tương đối thấp Năm 2009, tỉ lệ dân số thành thị trung bình của thế giới là 50%, của các nước đang phát triển là 44%, khu vực Đông Nam Á là 43% Số dân ở nông thôn quá lớn phản ánh trình độ thấp của quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển chậm của nhóm ngành dịch vụ

II Lao động và việc làm :

Việt Nam là nước có dân số tương đối trẻ, nhờ sự thành công của chính sách dân

số trong thời gian qua, tỉ suất gia tăng tự nhiên đang giảm dần Bộ phận dân số dưới

15 tuổi có xu hướng giảm, tỉ lệ dân số trông độ tuổi từ 15 đến 59 đang tăng Song hiện nay cũng như 15 năm tới, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động sẽ cao hơn tốc

độ tăng dân số Vào thời kì dân số ổn định, tỉ suất tăng trưởng dân số và tỉ suất tăng trưởng lực lượng lao động sẽ tiềm cận nhau Vì vậy, xây dựng các kế hoạch và chính sách về lao động và việc làm phải được quan tâm đặc biệt

1.Đặc điểm nguồn lao động nước ta :

- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào

+ Năm 2009, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 47,7 triệu người chiếm 55,5% tổng số dân

+ Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động so với dân số trong độ tuổi lao động là 76,5%

- Chất lượng lao động ngày càng tăng :

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú nhất là trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

+ Trình độ học vấn của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao Số lao động

đã qua đào tạo ngày càng tăng

+ Về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động, tính đến hết 2009, có trên 8,5 triệu người có trình độ chuyên môn (từ sơ cấp, công nhân kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) chiếm 18% tổng lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế

Trang 8

+ So với yêu cầu hiện nay, thì lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, số lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều

- Phân bố lao động không đồng đều cả về số lượng và chất lượng :

+ Phần lớn lực lượng lao động của cả nước tập trung ở ba vùng : Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (57,9%) Tây Nguyên có diện tích

tự nhiên lớn, nhưng quy mô lao động nhỏ nhất (5,9%)

+ Số lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung chủ yếu ở thành thị (40% tổng lực lượng lao động trong khu vực) còn nông thôn tương ứng là 10,2%

2 Tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay :

a Lực lượng lao động chia theo khu vực kinh tế:

- Nhìn chung, cơ cấu lao động của của cả nước chia theo khu vực kinh tế trong thời gian qua có sự chuyển dịch mạnh mẽ.(1979-2009)

+ Giảm tỉ trọng khu vực nông –lâm – ngư nghiệp (79% năm 1979 xuống còn 51,9% năm 2009)

+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng (6% lên 21,4%) và dịch vụ (15% lên 26,7%)

- Sự chuyển dịch trên là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy vậy, phần lớn lao động vẫn còn tập trung trong nhóm ngành nông- lâm –ngư nghiệp

- Hiện nay, đi đôi với việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nông thôn theo hướng đa dạng hóa, nhằm phục vụ các mục tiêu đảm bảo an toàn lương thực, xuất khẩu, nâng cao thu nhập và mức sống của nông dân Nhà nước đang triển khai chương trình khuyến nghề để tạo môi trường và điều kiện thu hút nhiều hơn nông dân chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp Có như vậy, mới tạo được sự đột biến trong chuyển dịch cơ cấu lao động của cả nước, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phát triển và ổn định xã hội trong thời kỳ mới

- Dân số hoạt động kinh tế phân theo nhóm ngành không giống nhau giữa các vùng lãnh thổ Trong phạm vị cả nước, Đông Nam Bộ có tỉ trọng dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp thấp nhất (18,5% năm 2009), tiếp theo là Đồng bằng Sông Hồng Các vùng còn lại lực lượng lao động trong nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp tương đối cao, vượt trên mức trung bình cả nước

b Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:

- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế cũng có những thay đổi quan trọng Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm Nhà nước, tập thể, liên doanh, tư nhân, cá thể và gia đình Có thể chia các thành phần kinh tế

Trang 9

thành hai khu vực lớn là khu vực nhà nước và khu vực kinh tế khác (ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài) Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế khác đang diễn ra phù hợp với quá trình Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước không chỉ thu hút lao động nông- lâm – ngư nghiệp mà còn thu hút nhiều lao động vào các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ

3 Việc làm của lực lượng lao động cả nước:

a Việc làm là vấn đề gay gắt:

- Việc làm thường xuyên của lực lượng lao động trong cả nước ở thời điểm năm

2009, số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên trong 12 tháng là 47,7 triệu người chiếm 96,7% dân số hoạt động kinh tế

- Trong 8 vùng lãnh thổ, tỉ lệ người có việc làm thường xuyên trong 12 tháng của lực lượng lao động cao nhất thuộc về Trung du và miền núi Bắc Bộ (98,8%), tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (97,3%) và Duyên hải miền Trung (98,8%), thấp nhất

là Đông Nam Bộ (96,4%) và Đồng bằng sông Cửu Long (96,6%)

- Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn diễn ra rất phổ biến trong cả nước Tỉ lệ

sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp và nông thôn năm 2009 cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (96,5%), song ngay tại vùng này vẫn còn 3,5% quỹ thời gian lao động chưa có đủ việc làm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ

lệ nhàn rỗi cao nhất nước (10,5%) tổng quỹ thời gian lao động Các vùng còn lại tỉ

lệ sử dụng thời gian lao động từ 93,0 đến 94,0%

- Tỉ lệ thất nghiệp của dân số hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị trong cả nước

có xu hướng giảm chậm từ 6,7% năm 1999 xuống còn 4,6% năm 2009 và có sự phân hóa rõ giữa các vùng

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất (5,5%), Đồng bằng sông Hồng (4,6%), Đồng bằng sông Cửu Long (4,5%) Các vùng còn lại dao động từ 3,0- 3,9%

+ Trong 63 tỉnh thành, có 4 tỉnh, thành phố có tỉ lệ thất nghiệp cao (trên 6,0%): Đà Nẳng (7,1%), Hải Phòng (6,5%), Thừa Thiên Huế (6,3%), Khánh Hòa (6,3%) Có 4 tỉnh tỉ lệ thất nghiệp ở mức 5,5- 6,0% (Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bình Định và Cần Thơ) Các tỉnh còn lại dao động từ 2,8 – 5,4%

-Việc làm và thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động không ngừng của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội Thất nghiệp là biểu hiện của sự không cân bằng của thị trường lao động khi nhu cầu việc làm cao hơn

Trang 10

chổ làm việc Các chính sách khuyến khích sản xuất trong những năm gần đây cùng với quá trình đổi mới, đa dạng hóa kinh tế đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển

và có thêm nhiều chổ làm mới Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao nên vấn đề thất nghiệp vẫn đang là thách thức lớn đối với nước ta

b Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm:

- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng vừa tạo thêm việc làm mới

- Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản

- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn (sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển ngành nghề thủ công, dich vụ…)

- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ Mở rộng liên doanh đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

III Đô thị hóa:

Hiện nay trên toàn thế giới, đô thị hóa đang diễn ra với qui mô lớn và nhịp độ nhanh chưa từng thấy Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem như là một khía cạnh vận động đi lên của xã hội Trongđiều kiện phát triển của nền kinh tế hiện đại, đô thị hóa trở thành quá trình kinh tế- xã hội nhiều mặt với các biểu hiện chính

là sự tăng lên về các điểm dân cư đô thị, về qui mô của bản thân từng đô thị và sự phổ biến rộng rãi lối sống thành phố

Đô thị Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa, chính trị của đất nước Tuy có bề dày lịch sử, nhưng tốc độ phát triển đô thị ở nước ta hiện nay còn chậm chạp và trình độ thấp so với các nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác

1 Đặc điểm đô thị hóa:

- Tốc độ đô thị hóa chậm, tỉ lệ dân số thành thị vẫn còn thấp

Dân số Việt Nam phần lớn sống ở nông thôn và hoạt động nông nghiệp là chủ yếu Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm chạp Giai đoạn 1931- 1975, tỉ lệ dân số đô thị

từ 7,6% lên 21,5%, bình quân mỗi năm tăng 0,3% Giai đoạn 1975- 2000, tỉ lệ dân

số thành thị nhích thêm 2,7%, bình quân tăng 0,11% Từ 2000 đến nay, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh hơn từ 24,7% lên 29,6%, bình quân mỗi năm tăng 0,6% Dự báo đến năm 2020, tỉ lệ dân số thành thị nước ta tăng lên 45- 50%

Ngày đăng: 23/12/2016, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w