1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

29 452 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 10,21 MB

Nội dung

Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta. Chứng minh được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta. Trình bày được sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều Giải thích được nguyên nhân phân bố dân cư không đều ở nước ta. Hiểu được tác động của đặc điểm dân số đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ và phân bố chưa hợp lí. Biết được chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. Trình bày được đặc điểm nguồn lao động nước ta. Hiểu được thế mạnh và hạn chế của đặc điểm nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Trang 1

SỞ GD & ĐT ……….

TRƯỜNG ……….

-BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA

CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Người soạn:

Giáo viên Địa lí

Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12 – ôn thi THPT quốc gia

Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 5 tiết

1

Trang 2

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta

- Chứng minh được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta

- Trình bày được sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều

- Giải thích được nguyên nhân phân bố dân cư không đều ở nước ta

- Hiểu được tác động của đặc điểm dân số đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh, cơ cấudân số trẻ và phân bố chưa hợp lí

- Biết được chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động củanước ta

- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động nước ta

Hiểu được thế mạnh và hạn chế của đặc điểm nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế

-xã hội

- Nêu được cơ cấu lao động nước ta theo các ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theothành thị - nông thôn

- Trình bày được phương hướng giải quyết việc làm

- Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với truyền thống và kinhnghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đang được nâng lên

- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.

- Giải thích được vì sao việc làm đang là vấn xã hội gay gắt, tầm quan trọng của việc sử

dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá ; vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động

- Trình bày được một số đặc điểm của đô thị hoá nước ta

- Giải thích vì sao tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhưng vẫn thấp so với thế giới

- Hiểu được những được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội

- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta

- Nhận biết được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng

- Biết được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng

- Hiểu được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu ngườigiữa các vùng

2 Kĩ năng:

- Phân tích được các sơ đồ, bản đồ và bảng số liệu thống kê ở sách giáo khoa

- Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư, hoặc Atlat Địa líViệt Nam

- Đọc và phân tích các bảng số liệu

- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ

- Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam

- Phân tích biểu đồ

- Vẽ biểu đồ

- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng

3 Thái độ, hành vi:

Trang 3

- Tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình đến mọi người dân ; có ý thức và tráchnhiệm đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình.

- Ủng hộ các chính sách di cư phát triển kinh tế của Nhà Nước

- Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ

4 Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực

sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ;năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ; năng lực tính toán

5 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* Chuẩn bị của giáo viên

- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số TB năm qua các thời kì, biểu tháp dân số nước ta

- Bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới

- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam

- Lược đồ, bảng số liệu SGK

- Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ở nước ta

- Bảng số liệu về phân bố đô thị ở các vùng của nước ta

- Atlát địa lí Việt Nam

- Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta

* Chuẩn bị của học sinh

- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến các vấn đề dân số, lao động và đô thị hóa ở nước ta

- Các dụng cụ để đo vẽ (thước kẻ, bút chì, )

II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:

- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:

- Phân bố dân cư

- Chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta:

2 Lao động và việc làm

- Nguồn lao động

- Cơ cấu lao động

- Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

3 Đô thị hóa

- Đặc điểm

- Mạng lưới đô thị

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

4 Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.

- Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng

- So sánh và nhận xét được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng

III BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC.

1 Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành.

1 Đặc điểm -Trình bày được - Chứng minh - Phân tích được - Nhận xét được

Trang 4

- Biết được chiến lược phát triển dân số hợp

lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

được những đặc điểm cơ bản củadân số và phân

bố dân cư nước ta

- Giải thích được nguyên nhân phân bố dân cư không đều ở nước ta

- Hiểu được tác động của đặc điểm dân số đến

sự phát triển kinh tế - xã hội

và môi trường

nguyên nhân và hậu quả của dân

số đông, dân số còn tăng nhanh,

cơ cấu dân số trẻ

và phân bố chưa hợp lí

- Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng dân số qua các giai đoạn; thểhiện mật độ dân

số giữa các vùng;

so sánh dân số nông thôn và thành thị

tốc dộ gia tăng dân số trung bình năm của nước ta qua các giai đoạn

- So sánh và nhận xét về mật

độ dân số giữa các vùng trong

cả nước

- So sánh và nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng dân số ở thành thị và nông thôn

-Nêu ví dụ minhhọa về tỉ lệ gia tăng dân số

2 Lao động

và việc làm - Trình bày được đặc điểm

nguồn lao động nước ta

- Nêu được cơ cấu lao động nước ta theo cácngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo thành thị - nông thôn

- Trình bàyđược vấn đềviệc làm vàphươnghướng giảiquyết việclàm

- Hiểu được thế mạnh và hạn chế của đặc điểm nguồn lao động đến sự phát triển kinh

tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Giải thích nguyên nhân có

- Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi

cơ cấu lao động theo ngành; theo thành phần kinh tế; thể hiện sự so sánh giữa thành thị và nông thôn

- Mối quan hệ dân số - lao động– việc làm

- So sánh và nhận xét sự thayđổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta

- So sánh và nhận xét sự thayđổi cơ cấu lao dộng theo khu vực kinh tế; theo thành phần kinh tế; theo thành thị và nông thôn

Trang 5

sự chuyển dịch

cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế; theo thành phần kinh tế; thành thị và nông thôn

3 Đô thị

hóa

- Trình bày đặc điểm đô thị hóa

ở nước ta

- Hiểu được sựphân bố mạnglưới đô thị ởnước ta

- Hiểu được những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triểnkinh tế, xã hội

và môi trường

- Giải thích vì sao tỉ lệ dân thành thị nước

ta tăng nhưng vẫn thấp so với thế giới

- Vẽ biểu đồ thể hiện số dân thànhthị và nông thôn nước ta

- Lấy được ví dụminh họa điển hình về hậu quả của quá trình đôthị hóa đến sự phát triển kinh

tế, xã hội và môitrường nước ta hiện nay

- Nhận xét sự thay đổi dân thành thị và nông thôn trong dân số cả nước

- Nhận xét sự phân bố đô thị

- So sánh và nhận xét được

sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng

* Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực

sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ; năng lực tính toán

2 Câu hỏi và bài tập phân theo mức độ nhận thức:

Bài 16 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

2.1 Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân số Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời

1 Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

Trang 6

- Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người Với số dân này, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người)

- Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8 % dân số cả nước

Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước Châu Âu,… Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -

xã hội ở quê hương

2 Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:

a) Dân số tăng nhanh:

- Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX Tuy nhiên, sự bùng nổ dân

số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với quy mô và tốc

b) Cơ cấu dân số trẻ

* Biểu hiện : cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta (Đơn vị: %)

27,064,09,0

25,066,09,0

- Dân số nước ta thuộc loại trẻ nhưng đang có xu hướng biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân

số theo nhóm tuổi của cả nước

Câu 2 Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp lí giữacác vùng

* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:

+ Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2)

+ Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùngnày tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89người/km2, Tây Bắc 69 người/km2)

+ Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng có mật

độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long)

*Giữa thành thị với nông thôn:

Trang 7

Năm 2005:

+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm

+ Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng

Câu 3 Trình bày chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta:

Hướng dẫn trả lời

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số

- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng

- Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân

số nông thôn và thành thị

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nôngthôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của cả nước

2.2 Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc.

Hướng dẫn trả lời

Đông dân

- Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người Với số dân này, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người)

xã hội ở quê hương

Câu 2: Những đặc điểm của dân số đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của nước ta như thế nào.

Hướng dẫn trả lời

1 Khái quát các đặc điểm dân số Việt Nam

2 Tác động

a) Đông dân, nhiều thành phần dân tộc

- Dân số là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước Với dân số đông tạo nên lực lượng lao động dồi dào, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ lớn Song trong điều kiện của nước ta hiện nay, số dân đông là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân

- Nhiều thành phần dân tộc tạo nên một dân cư năng động, nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú Trong lịch sử, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước

Trang 8

Nhưng hiện nay sự phát triển không đều về kinh tế - xã hội của các dân tộc, đặc biệt là mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ bất ổn, cần có chính sách dân tộc hợp lí, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.

b) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:

* Dân số tăng nhanh:

- Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh tếchậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống củangười dân khó được nâng cao

* Cơ cấu dân số trẻ

- Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số, nguồn lao động hiện tại và dự trữ laođộng lớn, mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu Nguồn lao động trẻ cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, cókhả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật nhanh Đây là thế mạnh của nguồn laođộng nước ta

- Gây sức ép lớn đến việc giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, vấn đề khai thác tài nguyên

và bảo vệ môi trường

- Gánh nặng phụ thuộc lớn

Câu 4: Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều Sự phân bố không đều

đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Nêu phương hướng giải quyết.

Hướng dẫn trả lời

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp lí giữacác vùng

* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:

+ Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2)

+ Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùngnày tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/

km2, Tây Bắc 69 người/km2)

+ Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng có mật

độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long)

*Giữa thành thị với nông thôn:

Năm 2005:

+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm

+ Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng

b) Sự phân bố không đều ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

- Phân bố dân cư không đều, không hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách

c) Phương hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng

Trang 9

- Phát triển văn hóa, kinh tế ở miền núi

- Hạn chế nạ di cư tự do

Câu 5: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy

mô dân số vẫn tiếp tục tăng?

Hướng dẫn trả lời

Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì:

- Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta dương (Sinh lớn hơn tử)

- Dân số nước ta đông nên số người tăng lên hàng năm vẫn lớn

2.3 Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Giải thích nguyên nhân dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?

Hướng dẫn trả lời

a) Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân:

- Điều kiện tự nhiên ( địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước…)

- Lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.b) Sự phân bố dân cư không hợp lí có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội

- Ở đồng bằng: đất chật, người đông, khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động

và khai thác tài nguyên hiện có

- Ở miền núi và cao nguyên: đất đai rộng, tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật, nên nhiều loại tài nguyên chưa được khai thác hợp lí hoặc còn dưới dạng tiềm năng Kết quả là kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém

- Các đô thị tập trung phần lớn ở đồng bằng châu thổ Quá trình đô thị hóa không phù hợp với quá trình công nghiệp hóa nên gây nhiều khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, giao thông, các vấn đề xã hội khác và ô nhiễm môi trường đô thị

- Ở nông thôn: tình trạng dư thừa lao động nhưng lại thiếu việc làm

Câu 2: Tại sao Nhà nước phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế

- xã hội của đồng bào dân tộc ít người?

- Chính vì thế việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc luôn được Nhà nước quan tâm phát triển, nhằm xóa bỏ sự chênh lệch cách biệt giữa vùng đồng bằng với miền núicao nguyên Đây được coi là một chủ chương lớn nhằm xóa đói giảm nghèo và cũng chính

là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh, quốc phòng vùng biên giới

Trang 10

Bài 17 Lao động và việc làm

1 Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Trình bày đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay.

Hướng dẫn trả lời

a) Đặc điểm nguồn lao động…

b) Tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay

- Theo các ngành kinh tế

- Theo thành phần kinh tế

- Theo thành thị và nông thôn

- Hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta hiện nay

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt

Câu 2: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế

quốc dân ở nước ta hiện nay.

Hướng dẫn trả lời

a Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.

- Giai đoạn từ năm 1995-2005, khu vực I giảm nhanh; khu vực II tăng nhanh; khu vực III tăng

- Năm 2005, khu vực I thu hút 57,3% lao động; khu vực II chiếm 18,2%, khu vực III

chiếm 24,5%

b Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.

- Từ năm 2000-2005, lao động ở khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh

c Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.

- Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, tỉ lệ lao động thành thị tăng

- Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%

- Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta

Câu 3: Trình bày vấn đề việc làm và các phương hướng giải quyết việc làm nhằm

sử dụng hợp lí lao động ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời

* Vấn đề việc làm

- Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình trạng

thiếu việc làm vẫn còn gay gắt

- Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước là: l2,1% và 8,1%( nông

thôn là 1,1% và 9,3%, thành thị là 5,3% và 4,5%) Vấn đề giải quyết việc làm còn khó khăn

* Các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói

chung và ở địa phương em nói riêng.

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng

Trang 11

+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương

+ Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác, liên kết kêu gọi vốn đầu tư

nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu

+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

+ Tăng cường xuất khẩu lao động

2 Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Đặc điểm nguồn lao động nước ta có những thế mạnh và hạn chế nào?

Hướng dẫn trả lời

a) Thế mạnh

* Số lượng

- Nguồn lao động dồi dào: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53

triệu người = 51,2% tổng số dân Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1,0 triệu lao động

- Chất lượng lao động ngày càng nâng lên cùng với việc mở rộng mạng lưới trường đào tạo, dạy nghề, đa dạng hóa giáo dục, lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng đông

- Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao

- Phân bố lao động chưa hợp lí

+ Lực lượng lao động đặc biệt là lao động có trình độ khoa học kĩ thuật tập trung chủ

yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh,…Ở trung du miền núi thiếu lao động nhất là lao động có trình độchuyên môn kĩ thuật, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm việc và phát triển kinh tế của cả nước

Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động của nước ta diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

a Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.

- Giai đoạn từ năm 1995-2005, khu vực I giảm nhanh; khu vực II tăng nhanh; khu vực III tăng

Trang 12

- Năm 2005, khu vực I thu hút 57,3% lao động; khu vực II chiếm 18,2%, khu vực III

chiếm 24,5%

b Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.

- Từ năm 2000-2005, lao động ở khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh

c Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.

- Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, tỉ lệ lao động thành thị tăng

- Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%

- Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta

Câu 3: Vì sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?

Hướng dẫn trả lời

Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay vì:

- Nước ta là một nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào

- Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình trạngthiếu việc làm vẫn còn gay gắt Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao

+ Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước là: l2,1% và 8,1%( nôngthôn là 1,1% và 9,3%, thành thị là 5,3% và 4,5%) Vấn đề giải quyết việc làm còn khókhăn

- Với tình trạng như trên, trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta còn gặp nhiều khókhăn, sự phát triển kinh tế không tương ứng với sự gia tăng số lao động dẫn đến chấtlượng cuộc sống thấp, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, nhà ở, môi trường,…Chính vì vậy,việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay

Câu 4: Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng?

Hướng dẫn trả lời

- Tỉ lệ dân thành thị tăng do ở nước ta đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị

hóa; đồng thời đô thị có điều kiện sống thuận lợi hơn

Câu 5: Giải thích vì sao trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm đã giảm mạnh, nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn còn rất cao.

Hướng dẫn trả lời

- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tuy giảm nhanh nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động không giảm, hàng năm nước ta vẫn có thêm 1 triệu lao động mới

- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên không trùng với tốc độ gia tăng nguồn lao động

- Số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều

- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên gần đây mới giảm mạnh nên số dân tăng thêm này

chưa bước vào độ tuổi lao động

- Nguồn lao động vẫn tiếp tục tăng và chỉ giảm sau một thời gian nữa, khi số dân tăng thêm trong thời gian gần đây bước vào độ tuổi lao động

4 Câu hỏi vận dụng

Câu 1 Dựa vào biểu đồ sau và kiến thức đã học, hãy:

Trang 13

a Tính tỉ lệ dân số thành thị và tỉ lệ dân nông thôn

b Nhận xét và giải thích xu hướng chuyển dịch của cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn.

Hướng dẫn trả lời

- Tỉ trọng dân số của thành thị và nông thôn (Đơn vị: %)

Dân số thành thị 15,7 24,7 19,2 20,1 23,6 24,1 26,9 27,4Dân số nông thôn 84,3 75,3 80,8 79,9 76,4 75,9 73,1 72,6

- Nhận xét: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta qua các năm có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng dân số ở thành thị, giảm tỉ trọng dân số ở nông thôn

- Giải thích: do quá trình đô thị hóa phát triển, quá trình công nghiệp hóa, sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị do ở thành thị có chất lượng cuộc sống cao hơn

Câu 2 Dựa vào bảng số liệu:

Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1990 - 2005

Trang 14

a Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước

ta, giai đoạn 1990 – 2010

- Năm 2010, tỷ lệ dân thành thị nước ta là 30,5 %, còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới

Bài 18 Đô thị hóa

1 Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời

a Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.

- Từ thế kỉ VIII TCN, thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta

- Trong thời kì phong kiến, một số đô thị ở Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự

- Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi sau đó là các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVIII

- Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới cómột số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…

- Từ sau 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều

- Từ 1954 – 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau:

+ Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng đô thị hóa như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh

+ Ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có Từ năm 1965 – 1972 các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại

- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa chuyển biến khá mạnh, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp

b Tỉ lệ dân thành thị.

- Số dân thành thị tăng nhanh, đặc biệt những năm gần đây

- Tỉ lệ dân thành thị so với dân số cả nước vẫn thấp, tăng chậm

- Nguyên nhân: Do kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa; di cư vào cácthành phố; mở rộng địa giới thành phố, thị xã

Ngày đăng: 22/11/2019, 19:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w