1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp

77 782 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 724,5 KB

Nội dung

Thất thoát và lãng phí trong đầu tư.Thực trạng và giải pháp

Trang 1

-BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Trang 3

II Những vấn đề lý luận về thất thoát và lãng phí trong đầu tư 11

1 Thế nào là thất thoát và lãng phí trong đầu tư 11

2 Các chỉ tiêu đánh giá thất thoát lãng phí 12

2.1 Giá trị tuyệt đối 13

2.2 Chỉ tiêu tương đối 13

3 Hậu quả của thất thoát và lãng phí trong đầu tư 13

3.1 Về mặt kinh tế 13

3.2 Về mặt xã hội 14

4 Các dạng thất thoát lãng phí trong đầu tư 15

4.1 TTLP trong quy hoạch 16

4.2 TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 16

4.3 TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư 19

4.4 TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 22

5 Nguyên nhân dẫn tới thất thoát và lãng phí trong đầu tư 22

5.1 Con người 22

5.2 Cơ chế chính sách 24

Trang 4

5.3 TTLP xuất phát từ đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển25

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG TTLP TRONG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 28

I Tình hình đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 28

1 Nguồn vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm 28

2 Hiệu quả đầu tư30

2.1 Hoạt động đầu tư là nhân tố chính đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội 30

2.2 Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động đầu tư 31

II Thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư giai đoạn 2000 - 2010 35

1 TTLP trong quy hoạch 39

1.1 Quy hoạch thiếu tầm nhìn dài hạn 39

1.2 Quy hoạch dàn trải, thiếu tập trung 41

1.3 TTLP do QH thiếu đồng bộ giữa các ngành, vùng lãnh thổ 42

2 TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 45

2.1 TTLP trong khâu lập dự án 46

2.2 Khâu thẩm định và phê duyệt dự án 47

3 TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư 50

3.1 Trong giải phóng mặt bằng50

3.2 Công tác đấu thầu 53

3.3 TTLP trong khảo sát thiết kế 56

3.4 TTLP trong thi công và giám sát dự án 57

3.5 TTLP trong nghiệm thu, thanh quyết toán công trình 58

4 TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 60

Trang 5

5 Đánh giá chung về tình hình thất thoát và lãng phí trong đầu tư 62

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG

I Giải pháp từ con người 63

1 Nâng cao phẩm chất đạo đức 64

2 Nâng cao trình độ chuyên môn 64

II Giải pháp từ cơ chế chính sách của Nhà nước 65

1 Phân cấp quản lý và định rõ trách nhiệm 65

2 Hệ thống pháp luật: 67

3 Công tác quy hoạch: 67

4 Cơ chế thanh tra giám sát: 68

5 Phát huy tính dân chủ trong quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong công cuộc chống thất thoát và lãng phí. 70

6 Phát huy vai trò của thông tin đại chúng 71

II Các giải pháp hạn chế TTLP do đặc điểm của đầu tư phát triển 72

1 Bố trí vốn hợp lý 72

2 Tiến hành phân kỳ đầu tư 72

3 Giảm rủi ro trong đầu tư72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 75

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhấtđịnh Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chuyển đổi thànhcông thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường theođịnh hướng XHCN, hoà nhịp cùng xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, hoạtđộng đầu tư ngày càng tăng trưởng một cách rõ rệt…đưa nước ta thoát khỏi tìnhtrạng trì trệ kéo dài suốt mấy chục năm qua Việt Nam đang từng bước tiến lên xâydựng một nền kinh tế phát triển, đa ngành, đa dạng hoá, hiện đại hoá Để có đượckết quả đó là do những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam trong xâydựng cơ sở hạ tầng, sửa đổi hệ thống chính sách phù hợp với thực tế, tạo môi trườngtốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tích cực đầu tư vào Việt Nam Thực

tế, hiện nay, hoạt động đầu tư đang phát triển khá nóng, các doanh nghiệp, cá nhânđang tích cực lựa chọn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hợp lý, để sử dụng hiệu quảnguồn vốn, từ đó góp phần tăng tài sản của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưuthông, phân phối sản phẩm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việclàm cho xã hội…

Tuy nhiên, thực tế hoạt động đầu tư tại Việt Nam cho thấy, không ít cácdoanh nghiệp, cá nhân đã sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mắc nhiều thiếusót trong việc quy hoạch, xây dựng, triển khai và quản lý dự án, thêm vào đó là tìnhtrạng tham nhũng, suy đồi đạo đức, phẩm chất của cán bộ, nhân viên tham gia dự ánđầu tư…tất cả điều đó dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí trong các dự án đầu

tư Tình trạng này diễn ra một cách trầm trọng ở hầu hết các dự án có sử dụngnguồn vốn Ngân sách Nhà nước, trong các hoạt động đầu tư công Đây là vấn đềnan giải trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam suốt nhiều năm qua, cần có nhữngbiện pháp và hướng giải quyết rõ ràng của cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp cùngcác tổ chức doanh nghiệp, và các cá nhân

Trang 7

Tìm lời giải cho vấn đề trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu

“Thất thoát và lãng phí trong đầu tư tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp”.

Thất thoát, lãng phí trong đầu tư đã làm giảm đáng kể hiệu quả của hoạt động đầu

tư TTLP như là căn bệnh truyền nhiễm lan tràn trên tất cả các ngành, lĩnh vực củađời sống xã hội: lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực, chất xám, tài sản,…lãng phítrong nông nghiệp, công nghiệp…và đặc biệt là trong ĐTXDCB đây là một trongvấn đề nhức nhối nhất mà các ngành, các cấp và toàn xã hội đang quan tâm nó kéodài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng Theo đánh giá chung tỉ lệ thấtthoát trong ĐTXDCB chiếm tới hơn 30% tổng số vốn đầu tư tương đương với 20-

25 ngàn tỉ mỗi năm Vậy mà đến nay mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng vẫn chưa

có biện pháp hữu hiệu để hạn chế Do giới hạn về hiểu biết và thời gian trong bàiviết này chúng tôi xin được chỉ nêu những nội dung chung nhất về TTLP nói chung

và chỉ đi sâu vào thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB

Để hoàn thành đề tài này, nhóm nghiên cứu có sử dụng các số liệu của Tổngcục thống kê, Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư, và một số bài viết cóliên quan của một số tác giả Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tậntình của: PGS TS Từ Quang Phương – giảng viên bộ môn kinh tế đầu tư – đã giúpnhóm hoàn thành đề tài này

Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để đề tàinghiên cứu được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2011

Trang 8

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ ĐẦU TƯ VÀ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ

I KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1 Khái niệm

Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó

nhằm thu về lợi ích cho chủ đầu tư trong tương lai Có thể hiểu đó là quá trình hysinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm được các kết quả,thực hiện các mục tiêu nhất trong tương lai

Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, sức lao động, tài nguyên hay trí tuệ.Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài chính hoặc tài sảntrí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn

Có nhiều hình thái biểu hiện của đầu tư, dựa trên tiêu thức quan hệ quản lícủa chủ đầu tư, đầu tư được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn ra đầu tư không

trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tham gia quản lí, điều hành quá trình thựchiện và vận hành kết quả đầu tư Ví dụ như đầu tư vào mua bán cổ phiếu, trái phiếutrên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư được hưởng lợi ích vật chất như cổ tức, lợitức hoặc các lợi ích phi vật chất như quyền biểu quyết hay quyền tiên mãi( là quyềnđược ưu tiên mua trước cổ phiếu khi công ty phát hành thêm dựa trên tỉ lệ nắm giữ

cổ phiếu hiện tại của người đó)

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia

vào quản lí, điều hành việc thực hiện và vận hành kết quả đầu tư Đầu tư trực tiếplại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển

Trang 9

Trong đó, đầu tư dịch chuyển là việc bỏ vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữugiá trị tài của tài sản ví dụ như việc mua một số lượng cổ phiếu với mức khống chế

để có thể tham gia hội đồng quản trị của một công ty, các trường hợp của thôn tính,sáp nhập doanh nghiệp

Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp nhằm duy trì và tạo

ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội.Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ giữa kết quả kinh tế xã hội thuđược với chi phí chi ra để đạt kết quả đó Hình thức đầu tư này có vai trò đặc biệtquan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Các hình thức đầu tư kháckhông thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển

2 Dự án đầu tư

Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được kếtquả như mong muốn, đem lại lợi ích kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn cần phảichuẩn bị cẩn thận Phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh

tế kĩ thuật, tài chính, điều kiện tự nhiên môi trường, luật pháp, có liên quan đến quátrình đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư.Mọi công việc này thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư Theo luật đầu tư

2005: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề suất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành

các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định’’.

Dự án đầu tư gồm có 3 giai đoạn là: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hànhcác kết quả đầu tư

 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công việc:

- Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư

- Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án

- Nghiên cứu khả thi

- Đánh giá và quyết định

Trang 10

Đây là giai đoạn tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giaiđoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Ở giai đoạn này, vấn đềchất lượng, chính xác của kết quả nghiên cứu Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu

tư chiếm từ 2-10% vốn đầu tư chảy vào dự án Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽtạo tiền đề cho việc sử dụng tốt phần vốn còn lại, tạo cơ sở cho quá trình hành độngcủa dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư là có lãi, nhanh chóngphát huy hết nguồn lực phục vụ dự kiến

 Giai đoạn thực hiện đầu tư gồm

- Đàm phán và kí kết các hợp dồng

- Thiết kế và lập dự án thi công xây lắp công trình

- Xây dựng, mua lắp đặt thiết bị, tuyển dụng

- Chạy thử và nghiệm thu sử dụng

Trong giai đoạn này, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, 90-98% vốn đầu

tư được chia ra và huy động trong suốt những năm thực hiện đầu tư Đây là nhữngnăm vốn không sinh lời, thời hạn thực hiện đầu tư cũng kéo dai, vốn ứ đọng càngnhiều, tổn thất càng lớn Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào công tácchất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trình việc thưc hiện những hoạtđộng khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện những hoạtđộng khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đãđược xem xét trong dự án đầu tư

 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

- Sử dụng chưa hết công suất

- Sử dụng công suất ở mức cao nhất

- Công suất giảm dần và thanh lý

Giai đoạn này nhằm đạt được các mục tiêu của dự án, nếu các kết quả do giaiđoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, tồn tại thấp, chất lượng tốt, đúngtiến độ tại thời điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả hoạt động của các kết

Trang 11

quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chứcquản lý hoạt động Làm tốt công tác của giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tư sẽtạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư.Thời gian phát huy tác động của các kết quả đầu tư chính là đời của dự án nó gắnvới đời sống của sản phẩm trên thị trưòng.

Mối quan hệ giữa 3 giai đoạn: Các công việc được tiến hành không biệt lập

mà đan xen gối đầu, bổ sung cho nhau, nhằm nâng cao dần mức độ chính xác củacác kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kếtiếp Giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau: Giai đoạn trước nghiên cứukhông tốt sẽ làm ảnh hưởng đến giai đoạn sau, giai đoạn nghiên cứu sau nghiên cứu

kĩ hơn các khía cạnh mà giai đoạn trước còn phân vân, chưa chắc chắn, nhằm tiếptục lựa chọn, sàng lọc

II NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ

1 Thế nào là thất thoát và lãng phí trong đầu tư

Thất thoát trong đầu tư là hiện tượng mất mát, thiệt hại không đáng có về vốn

trong suốt quá trình đầu tư, từ khi quyết định chủ trương đầu tư cho đến khi dự ánhoàn thành và đưa vào sử dụng

Phần vốn đầu tư bị thất thoát là phần vốn tuy đưa vào dự án nhưng bị lãng phíhoặc biến mất trong quá trình triển khai thực hiện dự án Nguyên nhân ở đây có thể

do tiêu cực và tham nhũng gây nên hoặc do thiên tai, dịch họa và do tác động củanền kinh tế

Lãng phí trong đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả.

Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, năm 2005: “Lãng phí là việc

quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiênkhông hiệu quả Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quannhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân

Trang 12

sách nhà nước, tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước vàtài nguyên thiên nhiên vượt quá định mức, tiêu chuẩn chế độ hoặc không đạt mụctiêu đã xác định”

Theo Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí, thì “lãng phí là sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, thời

gian vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định.”

Lãng phí của một dự án đầu tư là gì? Theo ý kiến các chuyên gia trong côngtác quản lý dự án và quan niệm của các nhà tài trợ thì đó là các khoản chi khôngđem lại hiệu quả gì cho dự án hoặc phần chi cao hơn các quy định hợp pháp, chikhông đúng quy định của dự án căn cứ theo mục đích và động cơ của các hànhđộng trên mà có thể coi đó là lãng phí hay tham ô Nguyên nhân của sự lãng phí này

là xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực của các cơ quan quyết định đầu

tư, chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn, thiết kế, cơ quan thẩm định, cơ quan trực tiếpquản lý vốn trong quá trình thực hiện đầu tư Nói chung là xuất phát từ ý chí chủquan của con người

Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh nghiêm trọng trong đầu tư hiện nay.Trong lãng phí có thể có phần bị thất thoát vì thất thoát làm tăng chi phí không cầnthiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư và

trong tổng số vốn bị thất thoát có thể có phần bị lãng phí

Hiện nay, thất thoát và lãng phí đã trở nên phổ biến, tràn lan gây kết quả taihại đến tài sản của nhà nước, của tập thể Đã đến lúc không thể xem tình trạng lãngphí ở mức độ báo động “màu da cam” được nữa mà phải báo động đỏ, phải xemlãng phí là tội ác, là quốc nạn Kẻ tham nhũng biết rõ việc mình làm là phạm pháp,

là trái với lương tâm, điều này có thể khiến họ cân nhắc và hạn chế mức độ thamnhũng của mình còn kẻ lãng phí thì khác, họ “vô cảm” trước hậu quả việc làm của

Trang 13

họ, điều này sẽ khiến sự lãng phí lan tràn trên diện rộng, sự thất thoát không kém gì,nếu không muốn nói là vượt xa những thiệt hại do tham nhũng gây ra.

2 Các chỉ tiêu đánh giá thất thoát lãng phí

Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng được biểu thị bằng giá trị tuyệt

đối và giá trị tương đối

II.1 Giá trị tuyệt đối

Thất thoát lãng phí biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối là số tiền thất thoát lãngphí

Giá trị lãng phí là tổng số tiền đầu tư xây dựng công trình nhưng khôngmang lại hiệu quả do công trình hoàn thành không sử dụng được hoặc số tiền sửdụng cho xây dựng công trình bị tăng lên so với chi phí cần thiết để xây dựng côngtrình theo tiêu chuẩn, quy điịnh của nhà nước

Giá trị lãng phí = giá trị công trình không có hiệu quả

= giá trị thực tế thực hiện – giá trị cần thiết theo quy định

Giá trị thất thoát là phí trị phần chi phí thực tế không được sử dụng vào côngtrình nhưng vẫn tính vào chi phí xây dựng công trình để rút vốn đầu tư

Giá trị thất thoát = giá trị thanh quyết toán – chi phí thực tế

II.2 Giá trị tương đối

Thất thoát lãng phí biểu hiện bằng chỉ tiêu tương đối là tỉ lệ % giữa giá trịthất thoát lãng phí và chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định theocác tiêu chuẩn, quy định hiện hành của nhà nước và được cấp có thẩm quyền phêduyệt như tổng mức đầu tư, dự toán, tổng mức dự toán, giá trị gói thầu và giá trịquyết toán

Trang 14

Thất thoát, lãng phí làm chậm quá trình phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia

Thất thoát và lãng phí làm cho hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư bị giảmsút nhanh chóng, chất lượng công trình thực hiện không đáp ứng được nhu cầu đặt

ra không thu hồi được vốn hay lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh kém với nướcngoài… Một số dự án do lãng phí vốn đầu tư nên đã dẫn tới hiện tượng thời gianđầu tư bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư không pháthuy được hết hiệu quả của nó Bên cạnh đó nó làm giảm tốc độ làm việc, sản xuất vì

để có thể nhận được tiền hối lộ, những cán bộ, nhân viên hữu trách phải kéo dài thờigian giải quyết sự việc liên quan đến dự án đầu tư để người trong cuộc phải trả tiền.Những dự án đầu tư mà không có tham nhũng, không có thất thoát thì mọi thànhviên hữu trách của dự án gắng sức đạt kết quả cao về số lượng cũng như về phẩmchất, trong khi những dự án có tham nhũng gây thất thoát thì ỷ lại, làm qua loa có lệ

vì họ đã mất lòng tin vào cán bộ quản lý

Thất thoát, lãng phí khiến chi phí dự án cao hơn thực tế, nợ quốc gia tăng lên

do trong tổng vốn đầu tư của Nhà nước có một phần quan trọng từ đi vay các nướcngoài, phải chịu lãi suất

 Thất thoát, lãng phí làm cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Trang 15

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể vì mục đích lợinhuận như trong đầu tư FDI hoặc các mục đích phi lợi nhuận trong ODA nhưng dù

là hình thức nào đi chăng nữa cũng phải đạt được mục đích thì họ mới tiếp tục đầu

tư Còn trong một nước mà lĩnh vực đầu tư có tỷ lệ thất thoát và lãng phí cao, luậtpháp thường lỏng lẻo không bảo đảm được tài sản của người đầu tư thì thôngthường họ sẽ e dè hơn trong quyết định đầu tư của mình

3.2 Về mặt xã hội

 Đời sống nhân dân bị suy giảm do chất lượng các dự án giảm sút

Do thất thoát lãng phí xảy ra làm các dự án đầu tư hoạt động không hiệu quảhay giảm tuổi thọ của công trình…Việc này khiến không thể đáp ứng hết nhu cầucủa nhân dân Bên cạnh đó còn nhiều dự án sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễmmôi trường nghiệm trọng làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tình hình sản xuất củanhân dân

 Tệ nạn xã hội phát triển

Một phần hậu quả của thất thoát và lãng phí là tăng trưởng tệ nạn xã hội, nạntham nhũng, hối lộ trở nên phổ biến Cụ thể là có những kẻ phạm pháp tìm cáchmua chuộc cán bộ, nhân viên, thành viên chính quyền có thế lực và vai trò trong các

dự án đầu tư để nhằm kiếm chác tư lợi về cho bản thân, gây thất thoát nghiêm trọngvốn và nguyên vật liệu thi công Nếu những viên chức này tham lam, và hành vinhững kẻ phạm pháp được che chở và trở thành “hợp pháp hoá” Điều này làm mấtlòng tin của nhân dân tới bộ máy quản lí của Nhà nước, người dân hàng ngày chứngkiến những hành vi phạm pháp nhưng không bị trừng phạt, dần dần họ quen thuộcvới những hành vi này và cuối cùng trở thành bình thường hoá trong xã hội

Nền tảng xã hội bị hủy hoại, đạo đức bị tàn phá là do hành động gây lãng phícủa các cán bộ quản lý dự án quá nhiều và lộ liễu, bớt xén nguyên vật liệu trong các

dự án xây dựng gây hậu quả nặng nề trong tương lai ảnh hưởng đến đời sống của

Trang 16

nhân dân Và đó cũng chính là những hành động làm gương xấu cho những thế hệsau

Thất thoát và lãng phí càng nhiều thì các dự án đầu tư càng kéo dài nhiềunăm, hậu quả là ảnh hưởng đến an ninh trật tự, môi trường sống của người dân nơi

dự án thực hiện, nhiều dự án ở các vùng miền núi không thi công vào mùa khô màlại thi công vào mùa mưa, thêm yếu tố mưa xuống, dự án không thực hiện đượcphải bỏ dở dang….điều này ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và xã hội

4 Các dạng thất thoát lãng phí trong đầu tư

Tổng vốn đầu tư cho xã hội gồm có vốn đầu tư của Nhà nước, hiện naychiếm tới gần 50%, còn lại là vốn ngoài Nhà nước và nguồn vốn nước ngoài Màthất thoát và lãng phí đang là một căn bệnh chỉ phổ biến trong đầu tư công của Nhànước, một điều dễ hiểu là tư nhân đầu tư rất có hiệu quả vì chính sự tồn tại và pháttriển của chính họ Đầu tư công của Việt Nam hiện nay có ba nhóm chính là (1) tiềnngân sách, chiếm khoảng 50% tổng đầu tư toàn xã hội, (2) tín dụng nhà nước chiếmhơn 9% và (3) tiền đầu tư của chính doanh nghiệp Có thể nói, đầu tư công chủ yếu

là vốn Nhà nước rót cho các tổng công ty, tập đoàn để thực hiện các công trình lớncủa nền kinh tế

Thất thoát và lãng phí có thể xảy ra trong tất cả các khâu của dự án đầu tư, vàtrong bước quy hoạch ngay từ ban đầu

4.1 TTLP trong quy hoạch

Quy hoạch là hoạch định trước những việc cần làm và đặt ra những mục tiêucần đạt đến trong dài hạn Trong đầu tư, quy hoạch là sự sắp xếp, bố trí hợp lý giữacác yếu tố của lực lượng sản xuất xã hội phải phân công lại lao động xã hội hợp lýtrên các vùng lãnh thổ đất nước Quy hoạch không phải là phép cộng cơ học củanhững kế hoạch ngắn hạn, chất lượng quy hoạch gắn với tầm nhìn hoạch định chínhsách kinh tế - xã hội và gắn với các dự báo

Trang 17

Nghiên cứu về quy hoạch và kế hoạch không những là một trong những căn

cứ phát hiện cơ hội đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng

và hiệu quả của dự án đầu tư Về nguyên tắc, trong hoạt động đầu tư, công tác quyhoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập dự án

Quy hoạch sai sẽ dẫn đến những chủ trương đầu tư sai lầm, gây hệ lụy lâudài về sau Hay nhiều dự án khi ra quyết định về đầu tư đã thoát ly quy hoạch nênthiếu chính xác Có những dự án trong quá trình triển khai thực hiện phải di dời gâytổn thất, lãng phí, hiệu quả thấp

4.2 TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thấtbại của hai giai đoạn sau, đặc biệt trong giai đoạn vận hành kết quả của dự án vì đầu

tư đúng hướng thì mới hiệu quả Giai đoạn này sẽ xác định chủ trương đầu tư, đưa

ra báo cáo kinh tế kĩ thuật để thuyết phục chủ đầu tư ra quyết định đầu tư, cơ quanquản lí Nhà nước cấp giấy phép đầu tư, và các ngân hàng cho vay vốn

Các nguyên nhân dẫn tới giảm chất lượng chuẩn bị dự án vừa có tính chấtchủ quan bắt nguồn từ chính các chủ thể tham gia trong hoạt động xây dựng ở giaiđoạn này gồm chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

và vừa có tính chất khách quan phát sinh từ các bất cập trong quy trình quản lý đầu

tư xây dựng, trong các định mức kinh tế - kỹ thuật và trong hệ thống tiêu chuẩn, quychuẩn

 Khâu lập dự án

Trước một hoạt động đầu tư, chúng ta cần chuẩn bị một cách khoa học, đầy

đủ, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Việc chuẩn bị đó được thực hiệnthông qua quá trình lập dự án đầu tư Việc lập dự án đầu tư đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động đầu tư vì nó là tập hợp các hoạt động xem xét chuẩn bị, tính toán toàndiện các khía cạnh kinh tế kĩ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý Trên cơ sở

đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư Quátrình lập dự án đầu tư được coi là quá trình phát triển vì nó là việc hình thành ý tưởng

Trang 18

nhằm biến ý tưởng đó thành hiện thực Dự án đầu tư tốt nhất sẽ đem lại kết quả tốt khithực hiện và tiết kiệm nhất Tuy nhiên trong quá trình lập dự án đầu tư vẫn còn tồn tạimột số thực trạng dẫn đến TTLP.

Nghiên cứu cơ hội đầu tư nếu sai ngay từ lúc đầu mà vẫn tiếp tục tiến hànhnghiên cứu tiếp sẽ gây lãng phí một chi phí lớn cho việc phải tiến hành nghiên cứu tiềnkhả thi và khả thi sau này rồi mới phát hiện ra tính không khả thi Đây là hiện tượngphổ biến khi mà xác định chủ trương đầu tư lúc đầu chỉ là theo “phong trào”, theo ýmuốn chủ quan, chạy theo thành tích

Trong lập dự án còn có một quyết định quan trọng đó là: “chọn địa điểm đầutư” Chọn địa điểm đầu tư mà sai, không đáp ứng được các yêu cầu như: Gần nguồnnguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với đặc điểm tài nguyên thiênnhiên, vị trí địa lý, khí hậu,… thì sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quảhoạt động của dự án đầu tư cả trước mắt và lâu dài Mỗi lần di chuyển địa điểm nhàmáy không chỉ tốn kém chi phí về mặt vật chất, chi phí bảo quản, chi phí chạy thử,

mà còn phải chi phí lớn cho công tác chuẩn bị mặt bằng…Xác định quy mô dự ánkhông chính xác, không phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã

hội của đất nước, của vùng, của địa điểm xây dựng dự án sẽ gây thất thoát, lãng phí

như: dự án hoạt động không hết công suất, chi phí cho sản phẩm cao, càng hoạtđộng càng lỗ, thậm chí có dây chuyền thiết bị không phát huy hiệu quả do đầu tưkhông đồng bộ…Trong các dự án xây dựng một số công trình phục vụ cho giaothông cũng đã có một số dự án do chọn sai vị trí xây dựng mà nó đã không phát huyđược hiệu quả thực sự của nó, gây lãng phí rất nhiều Hoặc chẳng hạn, đối với các

dự án có thể gây ô nhiễm môi trường (sản xuất phân bón hay thuốc trừ sâu…) khichọn địa điểm nếu đặt ở gần khu dân cư đông đúc, đến lúc đưa dự án vào hoạt độngmới phát hiện và xử lý ô nhiễm thì quá tốn kém, đưa chi phí đầu tư vượt quá dựkiến ban đầu có khi rất lớn, gây lãng phí rất nhiều tiền của

Trong công tác khảo sát và thiết kế: Lập phương án đầu tư không chính xácdẫn tới thừa vốn gây căng thẳng giả tạo khi sắp xếp bố trí kế hoạch vốn chung cho

Trang 19

toàn ngành, toàn quốc Việc thừa vốn ở dự án này đôi khi không thể chuyển sang dự

án khác nên nhiều chủ đầu tư phải tìm cách sử dụng cho hết vốn, công trình sinh rachắp vá, tốn kém Do bước khảo sát, thiết kế trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư khôngtốt làm phát sinh khối lượng, phát sinh chi phí tư vấn giám sát, quản lý trong giaiđoạn thi công Vì dự án đã thực hiện nên phải bám lấy phương án đang tiến hành dovậy phải bổ sung vốn đầu tư để xử lý khối lượng phát sinh

Việc nghiên cứu các khía cạnh tổ chức quản lí và nhân sự cho dự án khôngtốt sẽ gây lãng phí trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Thường thì trong nhữngnăm hoạt động đầu tiên do phải điều chỉnh máy, do công nhân chưa thạo việc,…nên công suất thực tế còn đạt thấp (50-75% công suất thiết kế) nếu tuyển dụngkhông hợp lí, quá nhiều sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực và chi phí cho trả lươngcông nhân, còn nếu tuyển quá ít sẽ gây lãng phí máy móc, dự án hoạt động khônghiệu quả

 Khâu thẩm định và phê duyệt dự án

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét, đánh giá một cách kháchquan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định của đầu tư, cho phépđầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nộidung cơ bản của dự án một cách độc lập tách biệt với quá trình lập dự án Hoạtđộng đầu tư có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định dự án.Thực tế vẫn lọt lưới nhiều dự án lớn không có hiệu quả gây nên tình trạng lãng phítrong xây dựng cơ bản Liên đới trách nhiệm trong vấn đề này là của cả người quyếtđịnh đầu tư

4.3 TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư

90-98% vốn đầu tư được chia ra và huy động trong suốt giai đoạn thực hiệnđầu tư Lượng vốn của dự án tập trung chủ yếu ở giai đoạn này cộng với thời hạnthực hiện đầu tư kéo dài, do đó nếu buông lỏng công tác quản lí thì thất thoát lãngphí trong giai đoạn này sẽ lớn nhất đối với một dự án đầu tư

Trang 20

 Trong giải phóng mặt bằng (GPMB)

Để có thể thực hiện được các dự án đầu tư xây dựng thì trước hết cần phải cómặt bằng để thi công do đó giải phóng mặt bằng là một trong những công việc trọngtâm và hết sức quan trọng Nhưng nó mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thờigian, công sức và tiền của; ngày nay công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn

do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm Bên cạnh đó công tác GPMB liênquan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội Ở các địa phươngkhác nhau thì công tác GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau do vai trò và giátrị của đất đai là khác nhau

GPMB chậm chễ gây thiệt hại to lớn cho nhà thầu về mặt tiền của và thờigian, ứ đọng vốn, bên cạnh đó còn phải chi trả lãi suất cho những khoản vốn vay,phát sinh nhiều chi phí khác

Thất thoát trong công tác giải phóng mặt bằng xuất phát từ những nguyênnhân như cơ quan, cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng cắt xén tiền đền bù,đền bù không thỏa đáng cho người dân; khai khống số hộ đươc đền bù và chi phíđền bù như diện tích, giá đền bù,… hoặc móc ngoặc với các hộ được đền bù đòinâng giá đền bù để bòn rút tiền của nhà nước, tham ô, tham nhũng từ các dự án

Lãng phí trong công tác giải phóng mặt bằng xuất phát từ những bất cậptrong quản lí, sự không thỏa thuận được giữa người dân và đơn vị làm công tác giảiphóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ, không bàn giao mặt bằng đúng thời hạn,phải bồi thường nhà thầu, gây lãng phí trong xây dựng

 Trong đấu thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của đôi bên mờithầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công

bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Thât thoát lãng phí xảy ra do chất lượng công tác thiết kế, lập, thẩm định,phê duyệt dự toán (giá gói thầu) chưa tốt làm giá gói thầu tăng vượt giá trị thực tếnhư:

Trang 21

- Về hồ sơ thiết kế: Tính toán xác định khối lượng giữa các hạng mục khôngchính xác làm tăng giá ở một số gói thầu.

- Về lập hồ sơ mời thầu: do mời hạng mục công việc quá tổng hợp như khôngphân các loại đất, đá theo từng cấp riêng biệt dẫn đến trong quá trình thi côngkhông quản lý và nghiệm thu khối lượng theo thực tế

- Về công tác lập dự toán: nhiều gói thầu do vô tình hoặc cố ý các nhà tư vấn

áp dụng định mức, đơn giá, giá vật liệu không phù hợp làm tăng giá gói thầulên nhiều so với giá trị thật làm thất thoát vốn đầu tư

- Về công tác đánh giá hồ sơ dự thầu: do những sai sót của tổ chuyên gia giúpviệc đấu thầu, của chủ đầu tư đã bỏ qua những lỗi tiên quyết (đối với nhàthầu được trúng thầu) mà theo quy định nếu nhà thầu nào không đạt bị loạingay khi đánh giá sơ tuyển

Công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành Hạ giáthầu thấp không có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫnlàm được, chứng tỏ khâu lập thiết kế dự toán không đúng; hiện tượng thông thầu,tiêu cực, tham nhũng để chọn nhà thầu sai dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng

 Trong khâu khảo sát, thiết kế

Thất thoát lãng phí trong khảo sát thiết kế một phần xuất phát từ chất lượngcủa công tác khảo sát: khảo sát sơ sài, không đúng quy chuẩn; ngoài ra còn do sửdụng các tiêu chuẩn thiết kế không đúng các quy phạm, quy chuẩn của nhà nướcdẫn đến tình trạng thiết kế sai, công trình không đảm bảo chất lượng, không pháthuy được hiệu quả, chi phí xử lý tốn kém, thậm chí không thể sử dụng

Do thiết kế không tính toán chính xác và không kiểm tra tính toán một cách

cụ thể nên người thiết kế đã đưa ra các yêu cầu vật liệu cao hơn mức an toàn cầnthiết, trường hợp phổ biến nhất là bê tông, cốt thép gây lãng phí lớn

 Khâu thi công và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đầu tư.

Trang 22

Trong quá trình thi công có thể xảy ra hiện tượng bớt xén nguyên vật liêu,trao đổi lấy vật liệu chất lượng thấp hơn, hay làm sai thiết kế gây thất thoát lớn.

Công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư của chủ đầu tư,ban quản lý dự án, của tư vấn giám sát không chặt chẽ, thậm chí mang tính hìnhthức đã không phát hiện ra các sai xót, hay nhiều khi thông đồng với nhau chuộc lợi

cá nhân làm giảm sút chất lượng dự án nghiệm trọng

 Nghiệm thu và thanh quyết toán công trình

Lập và quản lý dự toán của dự án thực chất là quản lý giá trong hoạt độngđầu tư, đây là khâu không chỉ gây thất thoát lãng phí về vốn đầu tư mà còn là khâunhạy cảm gây ra sơ hở dẫn đến phát sinh tiêu cực trong hoạt động đầu tư, vì nó baogồm các việc tính toán khối lượng từng loại công việc, vật tư theo thiết kế kỹ thuật,thiết kế tổ chức thi công làm cơ sở cho việc lập tổng dự toán, dự toán công trình, ápdụng giá chủng loại vật tư, thiết bị đã đươc cơ quan chức năng thông báo theo thực

tế tại thời điểm tính toán, nghiệm thu thanh toán, sử dụng những định mức kinh

tế-kỹ thuật của nhà nước ban hành cho từng loại dự án đầu tư theo quy phạm và quychuẩn

Thất thoát lãng phí trong khâu này xuất phát từ những nguyên nhân sau:Công tác nghiệm thu chưa tuân thủ đúng quy trình dẫn đến nhiều sai sót, công trìnhkhông đạt chất lượng yêu cầu Lập quyết toán sai so với thực tế thi công do tínhtoán nhầm lẫn; quên loại trừ những khối lượng phải trừ ra; tính thừa thành phầncông việc; tính sai chênh lệch giá vật tư thực tế thị trường so với giá vật tư quyếttoán công trình Có sai sót này là do trình độ của người lập quyêt toán còn yếu kémhoặc thái độ làm việc không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm Hiện tượng quyết toánkhống để trục lợi như là không làm vẫn khai, khai sai chủng loại vật tư, cố tình tínhtoán sai, không áp dụng đúng đơn giá

Trang 23

4.4 TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

Đây là giai đoạn cuối của một dự án đầu tư, nó cũng có một vai trò rất quantrọng trong việc quyết định sự thành công của dự án vừa thực hiện Việc bố trí triểnkhai các kế hoạch để đưa dự án vào khai thác, sử dụng cũng là khâu mà dễ gây ralãng phí và thất thoát Cụ thể với từng dự án có quy mô khác nhau mà áp dụng chiphí vận hành khác nhau, tuy nhiên trên thực tế có nhiều dự án đã sử dụng lượng chiphí vận hành quá lớn vượt quá mức cần thiết so với giá trị thực của nó, hoặc là các

kế hoạch áp dụng không hợp với các dụ án và không khả thi nên đã dẫn tới tìnhtrạng dự án đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế cũng như xã hội mongmuốn, thậm chí hoàn toàn không có hiệu quả… Bên cạnh đó còn do cán bộ không

đủ năng lực quản lý vận hành, thiếu trách nhiệm, buông lỏng giám sát, vi phạmpháp luật, hành vi trục lợi cho bản thân khiến cho dự án hoạt động không hiệu quả.Đây là một lãng phí to lớn sau khi đã hoàn thành dự án

5 Nguyên nhân dẫn tới thất thoát và lãng phí trong đầu tư

5.1 Con người

Công tác cán bộ là cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề Trong hoạt động đầu tư

có nhiều chức danh cán bộ như: khảo sát, tư vấn, thiết kế, soát, kiểm tra, giám sát,thẩm định, kiểm định, phản biện, quản lý doanh nghiệp tư vấn, người có thẩmquyền quyết định phê chuẩn, quản lý dự án, quản lý thi công,… Mỗi chức danhnhiều khi không có các nhân nào chịu trách nhiệm chính, cá nhân nào liên đới tráchnhiệm, vậy nên đã xảy ra tình trạng “rất nhiều người có quyền, song rất ít ngườichịu trách nhiệm cụ thể” tồn tại trong quản lý điều hành và triển khai dự án nên thấtthoát dễ dàng xảy ra Vậy nguyên nhân là do đâu?

Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý con người yếu kém

Phẩm chất đạo đức là yếu tố cơ bản đầu tiên của người cán bộ Cán bộ cógiỏi nhưng phẩm chất kém cũng không mang đến hiệu quả trong công tác Đó là sự

sa sút, biến chất về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, công

Trang 24

nhân, viên chức, lợi dụng cương vị được giao cố ý làm trái, thông đồng, móc ngoặcvới nhau để làm ăn phi pháp trong đầu tư XDCB, coi việc nhận dự án công trìnhXDCB như một cơ hội làm ăn để tăng thu nhập, làm giàu bất chính và thăng tiến,làm giảm hiệu lực của các nguyên tắc pháp lý, phá vỡ các quy trình quy phạm trongĐTXD, gây nên những hậu quả đáng tiếc Điển hình nhất là vụ PMU18 ở BộGTVT.

Hiện nay, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục

bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu

tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, TTLP không nhỏ, ảnh hưởng vềlâu dài Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư

và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếmkhoảng 60-70% tổng số TTLP Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật,

vụ lợi trong đầu tư XDCB còn diễn ra ở nhiều dự án

Trình độ chuyên môn thấp

Ngoài việc một số chủ thể tham gia quá trình triển khai các dự án cố ý viphạm các quy định quản lý dự án thì ở nhiều trường hợp khác, năng lực hạn chế,trình độ chuyên môn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp của các chủ thể cũng ảnh hưởngtrực tiếp đến tiến độ, chất lượng, giá thành của dự án Tại Hội thảo toàn quốc vềnguồn nhân lực ngành xây dựng mới đây đã thống nhất nhận định: nguồn nhân lựctrong XDCB vừa thiếu vừa yếu ở tất cả các khâu, các chủ thể tham gia quản lý triểnkhai (chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, đến nhàthầu xây lắp) Thực tế này cũng đã được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhậntrong quá trình làm việc với các bộ, ngành địa phương Báo cáo của Đoàn giám sátcho biết: Một số Ban quản lý dự án không có kỹ sư xây dựng; Việc phân cấp mạnhcho huyện, xã trong XDCB tỏ ra vượt quá khả năng chuyên môn của cán bộ thuộccác cấp này

5.2 Cơ chế chính sách

Trang 25

Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh

Hệ thống văn bản pháp luật từ qui hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bảnđến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán chưa đầy đủ, nhiều nộidung không còn phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi vàthiếu chế tài nghiêm minh

Mặc dù nước ta đã có Pháp lệnh, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,nhưng vẫn chưa có cơ chế phòng ngừa, đấu tranh một cách cụ thể, đồng bộ, thốngnhất chặt chẽ Những nội dung pháp luật chưa thật sự tuyên truyền sâu rộng đến vớidân, chưa thấm nhuần vào nhận thức, hành động của mọi người; chưa có chế tài xử

lý nghiêm minh, kịp thời những người vi phạm Việc thực hiện cải cách hành chínhvừa chậm vừa lúng túng, chưa tạo ra tác động tích cực cho phòng, chống quan liêu,tham nhũng, lãng phí

Cơ chế quản lý, thanh tra giám sát không hiệu quả

Tổ chức bộ máy quản lý điều hành các dự án đầu tư còn nhiều yếu kém,nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc Vẫn còn tình trạng các cơ quan quản lý nhà nướccan thiệp sâu vào công việc của đơn vị kinh doanh Cơ chế quản lý nhiều khi chưađược xác lập rõ ràng, minh bạch Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát

đã tiến hành và đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêucầu chống quan liêu, lãng phí, chưa phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ giữanhững cơ quan, tổ chức cùng ngăn chặn, chống lãng phí Chưa thật sự huy độngđông đảo nhân dân tham gia chống lãng phí Chưa có cơ chế bảo vệ những ngườiphát hiện, lên án các hành vi lãng phí Trong bộ máy nhà nước, ở không ít nơi chưathiết lập chế độ kiểm tra, giám sát quyền lực một cách chặt chẽ, cụ thể Chính sáchtài chính vẫn còn biểu hiện cơ chế "xin - cho" Việc thực hành dân chủ còn nhiềuhạn chế, do độc đoán chuyên quyền dẫn đến những quyết định không chuẩn xác,làm lãng phí tiền của, thời gian, công sức, làm giảm sút niềm tin của quần chúngnhân dân

Trang 26

 Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp yếu kém

Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp nhiều chồng chéo, không qui rõ tráchnhiệm, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị và khépkín Trách nhiệm của chủ đầu tư, từ chủ đầu tư cao nhất là Nhà nước đến các bộngành và chính quyền các cấp, chưa được thực thi đúng mức thể hiện qua công tácthanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện không đầy đủ và chưa nghiêm túc, việc xử lý

vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh, lề lối làm việc trong nhiều dự án rất thiếukhoa học

5.3 TTLP xuất phát từ đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển

Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn có thể dẫn đến TTLP

Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Như vậy, nếu không có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm rất dễ gây ra TTLP

Với nguồn vốn đầu tư lớn như thế, nhưng quyết định đầu tư chủ yếu vẫn chạy theo số lượng mà chưa tính đến khả năng bố trí nguồn vốn, chưa chú trọng đúng mức đến hiệu quả đầu tư Chính điều đó đã dẫn đến những lãng phí nguồn vốnĐTPT

Lao động cần sử dụng cho các dự án là rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia Tuy nhiên, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ không tuân thủ một kế hoạch định trước và không hợp lý đã làm chậm tiến độ của

dự án và bị ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư… tạo ra TTLP

Thời kỳ đầu tư kéo dài gây TTLP các nguồn lực

Trang 27

Thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trình ĐTPT có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm Trên thực tế việc đầu tư dàn trải đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công các công trình, dự án; nguồn vốn ngân sách lại phải phân tán, “rải mành mành” làm nhiều dự án cùng dở dang, chậm đưa vào sử dụng nên không phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư, gây TTLP các nguồn lực.

TTLP do thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạtđộng cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình Trong suốt quá trìnhvận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực củanhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… Trong quá trình đầu tư, quản lýquá trình vận hành kết quả đầu tư không tốt, không nhanh chóng đưa thành quả đầu

tư vào sử dụng đã làm cho công trình không hoạt động tối đa được công suất, chậmthu hồi vốn và dẫn đến các hao mòn vô hình

Ngoài ra cần chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư Đầu tưtrong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay  trong năm đómà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm Đây là đặc điểm rất riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư và rất dễ dẫn đến thất thoát lãng phí

Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư bị thất thoát do ảnh hưởng  của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng

Các thành quả của hoạt động ĐTPT mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác Do đó việc chủ trương đầu

tư và quyết định đầu tư nếu sai lầm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng Đối tượng đầu tư

và quy mô đầu tư không thích hợp làm cho dự án đầu tư đó không hiệu quả Thứ hai

là vấn đề lựa chọn địa điểm đầu tư Không đảm bảo xây dựng một bộ tiêu chí khác

Trang 28

nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất đã không thể khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu

tư cụ thể, không tạo điều kiện phát huy hiệu quả vốn đầu tư gây TTLP

ĐTPT có độ rủi ro cao

Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động ĐTPT thường cao Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản phẩm không đạt công suất thiết kế… gây ra những tổn thất về vốn đầu tư

Trang 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TTLP TRONG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

I TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

1 Nguồn vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm

Theo báo cáo của tổng cục thống kê, tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế liên tục tăngqua các năm (tính theo giá thực tế)

Năm

Tổng sảnphẩm quốcdân

Tổng vốnđầu tư(tỷđồng)

Vốn đầu tư theo khu vực kinh tế

Kinh tếnhà nước

Kinh tế ngoàinhà nước

Khu vực

có vốn đầu

tư nướcngoài

Trang 30

Vốn đầu tư được phân bổ chủ yếu cho khu vực kinh tế nhà nước, cao nhấtnăm 2001 lên đến 59,8 %; năm 2009 là 40,6%, tiếp theo là khu vực kinh tế ngoài

Trang 31

nhà nước (ví dụ năm 2009 là 33,9%), cuối cùng là khu vực có vốn đầu tư nướcngoài (25.5%)

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, Báo cáo năm 2010, và quý I năm 2011

Hàng năm, nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư ngày càng tăng và chiếm tỷtrọng rất lớn trong ngân sách nhà nước, trong GDP, là nguồn lực quan trọng trongquá trình phát triển kinh tế của đất nước Quy mô đầu tư, hiệu quả đầu tư tác độngtrực tiếp đến sự phát triển bền vững hiệu quả kinh tế xã hội và đời sống con người

2 Hiệu quả đầu tư

2.1 Hoạt động đầu tư là nhân tố chính đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội

Theo báo cáo của Tổng cục thống kế về đóng góp của các yếu tố đầu vào tăngtrưởng thì tăng trưởng kinh tế (TTKT) của Việt Nam trong thời gian vừa qua chủyếu dựa vào vốn đầu tư Phần đóng góp của vốn có xu hướng giảm nhưng vẫn caotrên 50% Điều này cho thấy vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong tăng trưởngkinh tế của Việt Nam

Trang 32

Đóng góp của các yếu tố vào GDP (%)

1993 – 97 1998 – 02 2003 – 2009Đóng góp của L 16,02 20,00 19,07

Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 729 USD năm 2006, năm 2010 đạtkhoảng 1.200 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp Thunhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần Công cuộc xóađói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao TTKT tácđộng tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội Tỷ lệ dân sống dưới mức 1USD/ngày và 2 USD/ngày (tính theo PPP) lần lượt giảm từ 50,8% và 87,0% vàonăm 1990 xuống còn 10,6% và 53,4% vào năm 2004 WB đã khẳng định tỷ lệTTKT tăng thêm 1% kéo theo giảm 1,3% số hộ nghèo của VN là rất ấn tượng.Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuốngcòn 2 lần năm 2008 Ngoài ra, các vấn đề xã hội khác như giáo dục, y tế, bảo vệmôi trường cũng đạt được nhiều thành tựu mà các nước có cùng trình độ phát triểnkinh tế như VN khó có thể đạt được Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệtrẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 33,8% xuống còn dưới 18% Tuổi thọ bình

Trang 33

quân tăng từ 67 lên 72 tuổi Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ

sở Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên, năm 2008 là 0,733,thuộc nhóm nước trung bình cao trên thế giới Mức hưởng thụ văn hoá, điều kiệntiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt Hệ thống phúc lợi và an sinh

xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng

2.2 Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động đầu tư

Tỉ trọng đầu tư trong GDP Việt Nam tăng mạnh từ giai đoạn 2001-2005, đạtnhảy vọt vào năm 2007 (với 43,1% GDP) và chỉ giảm chút ít trong thời gian khủnghoảng: 38,1% năm 2009, nhưng vẫn thuộc vào hàng đứng đầu Đông Nam Á Thuhút được lượng vốn lớn và gia tăng nhanh là một thành công lớn, đã góp phần làmcho kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao đứng hàng đầu trên thế giới Tuynhiên, hiệu quả đầu tư lại còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết Những vấn đềlớn đó là:

 Hiệu quả đầu tư còn thấp, dàn trải.

Nhìn nhận về tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, các nhà kinh tế

đã nhận định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam là kết quả của số lượnghơn là của hiệu quả đầu tư Chủ trì đề án nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế,

Bộ KHDT báo cáo tới chính phủ hôm 28.10.2010 cho hay, 65% tăng trưởng GDPcủa Việt Nam hiện nay la nhờ vào lượng vốn đầu tư toàn xã hội Năng suất lao độngchỉ đóng góp khoảng 25% và đang có xu hướng giảm Điều này đã cho thấy, hiệuquả đầu tư thấp Nói cách khác, Việt Nam luôn cần một lượng vốn đầu tư ngày càng

lớn để có được một đơn vị tăng trưởng Theo bảng “Đóng góp của các yếu tố vào

GDP (%)” ở trên cũng cho thấy, tăng trưởng của Việt Nam hiện nay là không bền

vững, không tăng trưởng theo chiều sâu

Hiệu quả đầu tư được thể hiện tổng hợp ở suất đầu tư tăng trưởng, thườngđược tính bằng cách chia tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cho tốc độ tăng trưởng GDP.Suất đầu tư tăng trưởng năm 2006 đã lên tới khoảng 5 lần (tức là để tăng 1% GDP

Trang 34

thì tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP phải đạt 5%), cao hơn suất đầu tư 4,7 lần của năm

2005, còn cao hơn nữa so với 3,3 lần của năm 1995 và cao gấp rưỡi của TrungQuốc, Ấn Độ Vốn cao hơn nhưng tăng trưởng lại thấp hơn, suất đầu tư tăng trưởngtăng, hiệu quả đầu tư thấp và giảm

Hiệu quả đầu tư tổng thể giảm mạnh thể hiện qua ICOR tăng cao, thậm chítới trên 8 vào năm 2009 – gấp đôi so với mức được cho là hiệu quả (ICOR khoảng 3– 4) đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam

Thực tế là hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước thấp hơn khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. hệ số ICOR của khu vực này thường cao hơn khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (trong thời kỳ 2006- 2009 tương ứng là gần 8 lần so với 4,3 lần và 5,1 lần) Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, nhất là từ ngân sách nhà nước, thường tập trung đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, xóa đói giảm nghèo… (là những lĩnh vực

Trang 35

mà khu vực ngoài nhà nước không muốn đầu tư do không hoặc chậm thu hồi vốn) nên hiệu quả kinh tế thường thấp hơn các khu vực khác Bên cạnh đó nguyên nhân chủ yếu là do: đặc điểm của sở hữu, do chế độ cấp phát vốn của nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước, cho các địa phương, điều này khiến các DNNN và các địa phương coi đây là tiền chùa (tình trạng “cha chung không ai khóc”), sử dụng không hiệu quả; cơ chế cán bộ và tuyển dụng lao động (không coi trọng chuyên môn và người tài), trách nhiệm cá nhân của người quản lí đầu tư (vì đề cao và lạm dụng cơ chế lãnh đạo, trách nhiệm tập thể), cơ chế quản lí vốn, việc ra quyết định đầu tư phức tạp, chậm trễ, vừa lỏng lẻo, mang nặng tính hình thức,… đã tạo cơ hội cho tiêucực phát sinh, xảy ra lãng phí, thất thoát

 Hiệu quả đầu tư thấp do nhiều nguyên nhân:

- Khâu quy hoạch với hai hạn chế lớn nhất là quy hoạch chưa đồng bộ, chưa

có sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch ngành với quy hoạch vùng lãnh thổ,vừa có sự co kéo, nể nang gây trùng chéo, dàn trải ; là tầm nhìn xa, trôngrộng còn hạn chế; quy hoạch treo

- Tình trạng có nhiều công trình, dự án chưa có kế hoạch, chưa có thiết kế

được duyệt, chưa có vốn đã thi công, gây ra nợ đọng lớn và gia tăng vốn.Tình trạng nợ đọng lớn chẳng những gây khó khăn, thậm chí làm cho cácđơn vị thi công đứng trước nguy cơ phá sản, mà còn ảnh hưởng đến việcthực hiện kế hoạch vốn đầu tư của năm sau, bởi dù kế hoạch năm sau có lớnhơn năm trước thì khối lượng thi công cũng không tăng tương ứng do phải

bỏ ra một số vốn lớn để trả nợ khối lượng thi công những năm trước Điểnhình là trong đầu tư xây dựng cơ bản, sau khi rà soát theo chỉ đạo của Chínhphủ, loại trừ các khoản nợ ngoài kế hoạch, vượt dự toán thì số nợ đến hếtnăm 2002 vẫn còn gần 5.000 tỷ đồng, và số nợ báo cáo của năm 2003khoảng 4.600 tỷ đồng, năm 2004, theo tổng hợp của một số bộ, ngành và 57tỉnh thành cho thấy khoản nợ này đã lên tới 11.000 tỷ đồng

Trang 36

- Tình trạng thất thoát, đục khoét vốn đầu tư xây dựng đang rất phổ biến vànghiêm trọng, gần như ở công trình nào, ở khâu nào cũng có Sự thất thoátnày lại do nhiều nguyên nhân: có nguyên nhân do cơ chế xin - cho, do khépkín Có nguyên nhân do tình trạng thi công kéo dài, làm cho công trình vừachậm thu hồi vốn, lỡ thời cơ, làm cho lượng vốn đầu tư lớn hơn nữa do giá

cả tăng, do lãi chồng lên vốn, nhất là nguồn vốn vay (ODA, công trái ) vìphải tính hoặc trả lãi ngay từ ngày vay Có nguyên nhân do chi phí giảiphóng mặt bằng vừa quá lớn, vừa kéo dài lại càng làm cho chi phí đó lớn hơnnữa Có nguyên nhân do tình trạng đầu tư theo phong trào, đầu tư tự phátdiễn ra ở nhiều địa phương, nhiều sản phẩm, ngay cả ở chương trình mụctiêu, gây ra tình trạng "trồng - chặt"

Nếu khắc phục được những hạn chế bất cập trên thì hiệu quả đầu tư sẽ được nânglên, có nghĩa là tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn

II THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Điều quyết định cho một quốc gia có sớm trở nên cường thịnh hay không tùythuộc ở chỗ cách thức có hiệu quả hay không mà các quốc gia đó sử dụng để sungdụng các nguồn lực Trong những năm qua, có thể nói chính phủ Việt Nam đã

“mạnh tay” chi ra các khoản ngân sách khổng lồ nhằm nâng cấp, hiện đại hóa cơ

sở hạ tầng, mở rộng đến cả những vùng nông thôn xa xôi với mục đích biến ViệtNam là một điểm đến thuận lợi của các nhà đầu tư; đồng thời cũng giúp tạo nênnhững công ty công nghiệp lớn hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ lực vàthiết yếu của nền kinh tế quốc gia Tuy nhiên, thất thoát, lãng phí, như đã trở thànhđặc điểm tất yếu của bất kì khoản đầu tư công (các khoản đầu tư của nhà nước) nào

đã trở thành rào cản, hạn chế hiệu quả và thành quả của đầu tư công Như đã phântích ở trên, thất thoát, lãng phí xảy ra ở tất cả các giai đoạn của dự án đầu tư, bất cứthời điểm nào của dự án Những công trình xây dựng vừa làm đã hỏng, thậm chíchưa đưa vào sử dụng đã hỏng; những tập đoàn kinh tế nhà nước có phải đang sử

Trang 37

dụng có hiêu quả nhũng nguồn vốn khổng lồ từ ngân sách nhà nước một cách cóhiệu quả, hay chỉ “đầu voi đuôi chuột”, chỉ làm được những cái “đuôi chuột” bé xíucho nền kinh tế, thậm chí là không được gì cả; liệu chỉ có một Vinashin hay cònnhiều nhiều Vinashin khác nữa? Những thực tế trong quá trình sử dụng vốn đầu tưcông ở nước ta hiện nay đang gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, nguồn lực trongnền kinh tế đang bị chúng ta lãng phí, sử dụng không hiệu quả từng ngày từng giờ

Báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về số liệu thất thoát, lãng phí còn ở mức độ rất hạn chế, chủ yếu căn cứ vào công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điềutra, truy tố, xét xử Trên thực tế, khó định lượng một cách chính xác số liệu về thất thoát, lãng phí Tỉ lệ lãng phí, thất thoát 20%-30% mà dư luận xã hội hoặc một số chuyên gia đưa ra chưa đủ để khẳng định nhưng cũng đủ để thấy tính chất rất

nghiêm trọng của tình hình

Theo cơ quan thẩm tra, là tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong đầu tưxây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách và vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tưcủa doanh nghiệp Nhà nước là rất lớn nhiều công trình, dự án chủ trương đầu tư không đúng, thời gian thực hiện kéo dài

Theo GS.TSKH, đại biểu Quốc hội NGUYỄN NGỌC TRÂN thì nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí hiện nay trong đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Trang 38

Số lượng và tỉ lệ các dự án đầu tư XDCB sử dụng ngân sách nhà nước có viphạm các qui định về quản lý đầu tư (không phù hợp với qui hoạch; phê duyệtkhông đúng thẩm quyền; không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án;đấu thầu không đúng qui định; bỏ giá thầu không phù hợp; phê duyệt không kịpthời; ký hợp đồng không đúng qui định; chậm tiến độ; chất lượng xây dựng thấp;lãng phí) có xu hướng tăng lên Năm 2009, trong số 19.956 dự án có báo cáo giámsát đã có tới 5.156 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, chiếm khoảng17,4% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong cùng kỳ (năm 2006 là 13,4%, năm 2007

Ngày đăng: 03/04/2013, 17:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 -2010 1. Nguồn vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm - Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp
2000 2010 1. Nguồn vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm (Trang 27)
Nhìn và bảng số liệu trên, có thể thấy tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế tăng mạnh qua các năm, tổng vốn đầu tư năm 2009 là 708826 tỉ đồng, bằng gần 10 lần  năm 1994; 4,7 lần năm 2000( 151183 tỉ đồng); 2,1 lần năm 2005 (343135 tỉ đồng) - Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp
h ìn và bảng số liệu trên, có thể thấy tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế tăng mạnh qua các năm, tổng vốn đầu tư năm 2009 là 708826 tỉ đồng, bằng gần 10 lần năm 1994; 4,7 lần năm 2000( 151183 tỉ đồng); 2,1 lần năm 2005 (343135 tỉ đồng) (Trang 28)
Vinashin là một minh chứng điển hình cho nhận xét một số tổng công ty tập đoàn kinh tế Nhà nước kinh doanh thua lỗ, thất thoát lớn, tình hình tài chính không  lành mạnh - Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp
inashin là một minh chứng điển hình cho nhận xét một số tổng công ty tập đoàn kinh tế Nhà nước kinh doanh thua lỗ, thất thoát lớn, tình hình tài chính không lành mạnh (Trang 42)
Cụ thể theo hình thức lựa chọn nhà thầu: - Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp
th ể theo hình thức lựa chọn nhà thầu: (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w