Phát huy tính dân chủ trong quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của

Một phần của tài liệu Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 76)

II. GIẢI PHÁP TỪ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC

5. Phát huy tính dân chủ trong quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của

của người dân trong công cuộc chống thất thoát và lãng phí.

Khi có những vụ thất thoát được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ là bài học cho tất cả những người đang làm thất thoát, là bài học răn đe để những người sau sẽ không dám làm thế nữa.

Những vụ việc thất thoát mà thanh tra, điều tra phát hiện được là dựa vào đơn thư tố giác của dân. Thực tế tình hình thất thoát tiền đầu tư hiện nay là phổ biến, nhưng số vụ việc mà lực lượng thanh tra, điều tra đưa ra ánh sáng được còn rất ít, rất ít vì có ít đơn thư tố cáo, rất ít vì dân còn chưa giám nói, dân chưa giám nói vì tư tưởng, vì dân chưa tin vào quyết tâm chống thất thoát của lãnh đạo. Tài sản công là tài sản của dân, nghĩa là dân là “người chủ” nhưng tinh thần làm chủ của “người chủ” chưa được phát huy. Quyền làm chủ chưa được phát huy vì thiếu cơ chế thực hiện quyền làm chủ cụ thể trong xây dựng cơ bản, hoặc có mà chưa được coi trọng, hoặc vì “người chủ” thiếu thông tin. Do vậy những việc cần làm ngay là: phát huy tinh thần làm chủ của “người chủ ” trong phòng và chống thất thoát tiền đầu tư của “người chủ ”. Các biện pháp cụ thể như sau:

- Tuyên truyền phổ biến về hậu quả nghiêm trọng của thất thoát, lãng phí; các hệ thống pháp luật về Thực hành tiết kiệm trống lãng phí của Nhà nước, nâng

cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phê bình và tự phê bình trong các cán bộ quản lí và trong nhân dân.

- Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong quản lý dự án, có chế tài để đảm bảo cơ chế này được tôn trọng.

- Có cơ chế đảm bảo sự công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, trong xây dựng, mua sắm, trong thanh, quyết toán để người dân có thể giám sát quá trình đầu tư tốt hơn.

- Phải có chính sách, biện pháp cụ thể bảo vệ có hiệu quả những cá nhân đứng ra tố giác những hành vi cố tình làm trái các quy định quản lý, pháp luật, tố giác những cán bộ tham ô, nhận và đưa hối lộ. Đồng thời kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật mọi cá nhân cố tình vu khống, tố cáo sai sự thật để phục vụ mục đích xấu.

- Phải có khen thưởng và bảo vệ an toàn cho những người đứng ra tố giác.

6. Phát huy vai trò của thông tin đại chúng

Dư luận xã hội, ý kiến của các chuyên gia, của những người trong cuộc, của các đại biểu Quốc hội đánh giá tình trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là “kinh khủng”, là “rất phổ biến đối với đầu tư xây dựng của nhà nước ” … thế nhưng số những dự án được phát hiện có lãng phí, thất thoát; được xử lý và đưa ra công luận còn rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay – vậy tại sao? Có ý kiến cho rằng đưa ra báo chí nhiều quá làm bôi đen xã hội ta, làm mất uy tín của cán bộ …nhưng chúng ta cần phải nhìn thẳng vào sự thật, nhìn ra vấn đề để kiên quyết xử lý nghiêm minh và đưa ra công luận nhiều hơn nữa những dự án đầu tư có thất thoát và lãng phí để thu hồi tiền bị thất thoát; để răn đe từ đó ngăn chặn sự phát triển của tình trạng lãng phí, thất thoát hiện nay; để chứng minh bằng hành động quyết tâm chống thất thoát, lãng phí của Chính phủ.

II. Các giải pháp hạn chế TTLP do đặc điểm của đầu tư phát triển 1. Bố trí vốn hợp lý

Để khắc phục tình trạng bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải (hàng năm tổng số dự án do các ngành, các địa phương bố trí vào kế hoạch đầu tư khoảng trên, dưới 1000 dự án), thiếu điều kiện, làm chậm tiến độ cấp phát vốn đầu tư cho dự án như đã xảy ra trong nhiều năm qua. Các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền tại thời điểm trước tháng 10 của năm làm kế hoạch. Đây là điều kiện tiên quyết để được ghi kế hoạch đầu tư, cũng là điều kiện tiên quyết không được phép châm trước khi cấp phát vốn đầu tư. Đồng thời phải bố trí, điều hành kế hoạch đầu tư kết hợp giữa ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp, bố trí kế hoạch tập trung, sát với tiến độ dự án được phê duyệt, những dự án phải có đủ điều kiện ghi kế hoạch mới bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm, để từ đó triển khai kế hoạch đấu thầu.

2. Tiến hành phân kỳ đầu tư

Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, giảm khả năng TTLP cần tiến hành phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, từ đó có thể sớm đưa vào sử dụng các hạng mục đó, tránh lãng phí.

3. Giảm rủi ro trong đầu tư

Các yếu tố làm thất thoát lãng phí khác còn là các điều kiện tự nhiên, xã hội bất lợi làm giảm hiệu quả của dự án. Do đó công tác dự báo rất quan trọng, để có thế tính trước những biến cố có thể xảy ra, không chỉ những thay đổi bất ngờ của điều kiện tự nhiên mà còn cả các tác động xã hội, thay đổi trong thị hiếu của khách hàng làm thay đổi xu hướng tiêu dùng,.. Để khắc phục điều này, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:

- Đa dạng các nguồn cung cấp nguyên liệu, có các phương án dự trữ nguyên liệu để phòng trừ các trường hợp bất lợi của tự nhiên làm mất nguồn cung cấp đầu vào, ảnh hưởng tới sản xuất.

- Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, và dự báo trước các xu hướng tiêu dùng của khách hàng, xu hướng biến động giả cả hàng hóa trong nước và trên thế giới để có chiến lược cạnh tranh, chiến lược giá cả phù hợp.

KẾT LUẬN CHUNG

Dàn trải, thất thoát, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền với hoạt động đầu tư tại Việt Nam nói chung, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng từ phân cấp quản lý, đến phân bổ quản lý giá và vấn đề cấp phát, thanh toán vốn đầu tư… Hoạt động đầu tư ở nước ta có quy mô ngày càng lớn, tạo cơ sở vật chất rất quan trọng cho đất nước nhưng đầu tư dàn trải còn chậm được khắc phục, lãng phí và thất thoát lớn, công tác quản lý hoạt động đầu tư vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt. Thất thoát và lãng phí diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư và tính chất ngày càng trở nên nghiêm trọng, trên thực tế, khó định lượng một cách chính xác số liệu về thất thoát, lãng phí. Đi kèm với đó, còn có những biểu hiện tiêu cực trong quản lý đầu tư và thi công công trình, là vấn đề chuyên môn và phẩm chất đao đức của cán bộ trong quản lí và thực hiện dự án đầu tư. Tất cả đã dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư, kết quả không tương xứng với nguồn vốn mà chúng ta đã bỏ ra. Vì vậy, chỉ ra thực trạng thất thoát lãng phí ở nước ta hiện nay là cần thiết, để từ đó đưa ra được nguyên nhân và giải pháp hạn chế căn bệnh cố hữu trong đầu tư. Trên đây là một số phân tích và kiến nghị của chúng tôi về vấn đề này. Thiết nghĩ, đây không phải là vấn đề có thể khắc phục

được ngay và có thể diệt tận gốc, nhưng mong rằng một số đóng góp của chúng tôi có thể góp phần nào hạn chế tình trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-TS Từ Quang Phương.

2. Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt.

3. Các Website:

• Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://www.mpi.gov.vn • Bộ công nghiệp http://www.moi.gov.vn • Bộ ngoại giao http://www.mofa.gov.vn • Bộ xây dựng http://moc.gov.vn

• Tổng cục thống kế http://gso.gov.vn • http://www.diendanxaydung.vn

• http://www.vietbao.vn • http://www.tuoitre.vn

Một phần của tài liệu Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w