Cùng với việc quy mô huy động vốn tăng trưởng hàng năm thì vẫn còn tồn tại một hạn chế lớn trong hoạt động huy động vốn tại VPBANK đó là hiệu quả hoạt
động huy động vốn không tăng trưởng một cách ổn định, biến động bất thường và có dấu hiệu đi xuống trong hai năm 2008 và năm 2010. Các số liệu phân tích trong việc đánh giá hiệu quả đều cho thấy rằng số vốn huy động VPBANK thu về được tăng trưởng không tương ứng so với chi phí mà VPBANK đã bỏ ra bao gồm các chi phí như chi phí trả lãi, chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay và chi phí thưởng huy động vốn. Đây là hạn chế cốt lõi trong hiệu quả hoạt động huy động vốn đang diễn ra tại VPBANK hiện nay.
Nguyên nhân của mặt hạn chế:
Những nguyên nhân tác động chủ yếu đã tạo ra mặt hạn chế trong hiệu quả hoạt động huy động vốn của VPBANK bao gồm các nguyên nhân sau:
(+) Nguyên nhân khách quan bao gồm: Môi trường cạnh tranh
Tính đến hết tháng 12/2010 tại Việt Nam có hơn 110 TCTD, trong đó bao gồm: 05 NHTM Nhà nước, 37 NHTM cổ phần, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được thành lập dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 05 ngân hàng liên doanh, 48 chi nhánh của ngân hàng nước ngoài. Số lượng các phòng giao dịch của các ngân hàng tập trung dầy đặc tại các thành phố lớn như: Hà Nội (2.367 điểm giao dịch, bao gồm: 394 chi nhánh cấp 1, 1.976 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm), TP Hồ Chí Minh (1.936 điểm mạng lưới, bao gồm: 473 chi nhánh cấp 1, 1.463 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm)…10
Ngoài ra, các NHTM trong những năm gần đây đã ngày càng đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, từ tiết kiệm các kỳ hạn đến kỳ phiếu, trái phiếu vô danh, ghi danh, chứng chỉ tiền gửi,… đến các hình thức rút gốc, rút lãi linh hoạt, siêu linh hoạt cộng với hàng loạt các chương trình tham gia dự thưởng, quà tặng, trúng thưởng đã ra đời. Có thể kể ra một vài chương trình khuyến mãi rầm rộ của các ngân hàng như: NHTM Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với chương trình “Gửi tiền trúng tiền - nhận liền xe hơi”, NHTM Cổ phần Sài Gòn (SCB) lại thu hút khách hàng với Chương trình khuyến mãi "San sẻ chi phí, hợp tác 10 Ngân hàng Nhà nước, Hệ thống các tổ chức tín dụng, cập nhật tháng 12/2010
bền lâu" và "Chùm sản phẩm tiết kiệm tích lũy theo vòng đời", NHTM Cổ phần Quốc Tế (VIB) với chương trình “Khoảnh khắc ngọt ngào”, Techcombank với “Gửi tiền VND, trúng ngay vàng SJC”, hay “Gửi tiền trúng liền Vespa” của ĐongA Bank, “Gửi tiền ngay, quà trao tay” của WesternBank, “Lướt SH cùng Sacombank” của Sacombank, “Lướt SHi, đi Mecrcedes cùng VPBank” của VPBank, “Gửi tiền sinh lộc – Quà tặng trao tay” của SHB…
Chưa kể đến trong thực tế nhiều NHTM còn thực hiện việc đi đêm với khách hàng có số dư tiền gửi lớn hay hiện tượng chèo kéo khách hàng từ ngân hàng khác về ngân hàng mình bằng những lợi ích khác, không kể lợi ích vật chất.
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Từ tháng 12/2009, NHNN ban hành trần lãi suất huy động và thông qua Hiệp hội ngân hàng kêu gọi các ngân hàng huy động theo mức trần lãi suất nhất định đã tác động không tích cực tới hoạt động huy động vốn, phản ánh không đúng thực tế lãi suất huy động vốn đồng thời tạo ra những cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Trên thực tế, lãi suất thực mà các ngân hàng đang huy động bao gồm lãi suất niêm yết cộng với các lãi suất thưởng dưới nhiều hình thức khác nhau: chi khuyến mãi, trúng thưởng, tặng quà,… Ngoài ra, bản thân khách hàng có chính sách đa dạng hóa kênh đầu tư nên thường đồng thời giao dịch với nhiều ngân hàng khác, trong đó có cả các NHTM cổ phần, dẫn đến nguồn tiền gửi trước đây và khả năng tiếp cận các nguồn vốn mới cũng bị chia sẻ với những đối thủ cạnh tranh.
Mặt khác, trong bối cảnh diễn biến phức tạp, không ổn định của lãi suất, lãi suất niêm yết huy động bị san bằng giữa các kỳ hạn cộng với sự tăng cao của giá vàng và bất động sản đã làm cho tâm lý của khách hàng vẫn tiếp tục ưa thích gửi kỳ hạn ngắn, trong khi đó cho vay trung dài hạn vẫn tăng mạnh nên ngân hàng tiếp tục bị mất cân đối về kỳ hạn nguồn vốn – sử dụng vốn.
Bên cạnh đó, các NHTM phải chịu áp lực đảm bảo tuân thủ các quy định chặt chẽ tại Thông tư số 13 ngày 26/05/2010, Thông tư số 19 ngày 27/09/2010 của NHNN có hiệu lực từ 1/10/2010 bao gồm các tỷ lệ về an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ cấp tín dụng từ
nguồn vốn huy động cũng tác động mạnh tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Trong đó, tác động mạnh nhất phải kể đến đó là tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động. Cụ thể theo thông tư 13 và thông tư 19 sửa đổi thông tư 13, các ngân hàng chỉ được sử dụng 80% nguồn vốn huy động để cho vay. Thành phần nguồn vốn huy động được đem cho vay có bao gồm 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ TCTD) và tiền vay của TCTD khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của TCTD khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả) và tiền vay của TCTD nước ngoài; so với việc các NHTM được phép cho vay 100% nguồn vốn huy động như trước đây. Trong khi đó, phần lớn hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam hiện nay có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, trung bình doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 70-80% doanh thu của các ngân hàng. Do đó, việc áp dụng các quy định theo thông tư 13, thông tư 19 sẽ làm cho doanh thu của các ngân hàng giảm đáng kể do phải giảm số vốn cho vay trong khi chi phí huy động vốn vẫn giữ nguyên.
Tác động của các nhân tố vĩ mô khác
Đó là tác động của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế, biến động liên tục của thị trường nguyên nhiên vật liệu cơ bản, của thị trường tài chính tiền tệ quốc tế đã làm cho việc kiểm soát lạm phát nói chung và ổn định lãi suất nói riêng ở Việt Nam ngày càng gặp nhiều khó khăn.
Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như đồng đô la Mỹ (USD), đồng euro (EURO), đồng yên Nhật (JPY), đồng nhân dân tệ (CNY),… liên tục chao đảo dưới tác động của các yếu tố bất định như sự phục hồi của kinh tế toàn cầu hay khả năng khủng hoảng kép. Đó là khủng hoảng nợ của khu vực EURO lan rộng từ Hy Lạp, Ireland sang Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, vấn đề đồng tiền EURO tồn tại hay không tồn tại, nâng giá đồng tiền hay phá giá mạnh để duy trì tính cạnh tranh,… Nhiều NHTW ở các nước trên thế giới đã duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất rất thấp để phục hồi kinh tế đi đôi với những gói hỗ trợ kinh tế và cứu trợ trị giá hàng ngàn tỷ USD khiến cho nguy cơ lạm phát tác động đến nền kinh tế toàn cầu.11
Biểu đồ : Diễn biến giá vàng Quốc tế Biểu đồ : Diễn biến giá vàng Việt Nam
Nguồn: www.kito.com và www.giavang.com.vn
Hệ quả tất yếu là niềm tin vào các đồng tiền trên toàn thế giới bị lung lay, tạo cơ hội cho các loại tài sản khác trong đó có vàng quay trở lại thống trị trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tính từ cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế năm 2008, giá vàng đã nhiều lần liên tiếp phá kỷ lục mọi thời đại lên đến trên 1.420 USD mỗi ounce và trở thành kênh hấp dẫn không chỉ đối với các nhà đầu tư, đầu cơ mà còn đối với cả nhiều Ngân hàng Trung ương và người dân trên thế giới (xem Biểu đồ 17, 18). Do đó, trong nhiều thời điểm người dân đã thay đổi quan điểm đầu tư, chuyển phần lớn số tiền họ đang cầm giữ hoặc gửi ở ngân hàng sang việc mua vàng để đầu cơ và tránh đồng tiền bị mất giá.
(+) Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên tác động tới quy mô hoạt động huy động vốn của VPBANK còn có những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bản thân VPBANK trong quá trình điều hành, phối hợp, xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn đã bộc lộ. Những nguyên nhân này đã trực tiếp và có ảnh hưởng không nhỏ làm phát sinh những mặt hạn chế trong công tác huy động vốn của VPBANK như ở phần trên đã phân tích.
Cơ chế điều hành lãi suất FTP mang tính bị động
theo biến động của thị trường giúp các chi nhánh trong hệ thống VPBANK định hướng về lãi suất huy động và cho vay, song về cơ bản cơ chế điều hành lãi suất FTP còn mang tính ứng phó với tình thế, chưa điều chỉnh hoặc triển khai kịp thời so với diễn biến thị trường, dẫn đến nền khách hàng tại các chi nhánh trong hệ thống VPBANK bị xáo trộn không ổn định do bị các ngân hàng khác lôi kéo. Đặc biệt trong giai đoạn thị trường bất ổn, biến động nhanh và phức tạp, lãi suất liên tục tăng cao đòi hỏi cơ chế điều hành vốn phải được đưa ra kịp thời nhanh chóng đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh trong hoạt động huy động vốn. Mặt khác, công tác dự báo xu hướng lãi suất còn yếu, mang tính xử lý tình thế, chưa đưa ra được các định hướng dài hạn mang tính đón đầu thị trường. Công tác dự báo chủ yếu dựa vào các kênh thông tin phản hồi của các chi nhánh trong hệ thống, từ các thông tin công bố của Chính phủ và NHNN. VPBANK cũng chưa có một bộ phận nghiên cứu thực sự giám sát và dự báo xu hướng lãi suất. Điều này dẫn đến nhiều thay đổi bất ngờ trong điều hành huy động vốn làm cho chi nhánh khó bắt kịp và thích ứng.
Bên cạnh đó, cơ chế FTP là cơ chế định hướng lãi suất huy động vốn và cho vay, do đó để thực hiện chính sách khách hàng, chi nhánh cần chủ động quyết định lãi suất để đạt được lợi ích lâu dài về nhiều mặt. Tuy nhiên, nhiều chi nhánh còn quá chú trọng đến lợi nhuận FTP, chỉ huy động từ khách hàng khi lãi suất huy động có chênh lệch với lãi suất FTP, không tính đến việc cân đối tính toán lợi ích tổng hòa mà khách hàng đó mang lại. Lợi ích khách hàng mang lại không chỉ bao gồm chênh lệch lãi suất trong huy động vốn mà còn có những lợi ích khác khi khách hàng sử dụng mang đến cho chi nhánh như: thu phí dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ,… đặc biệt là những khách hàng lớn có tiềm lực tài chính lành mạnh doanh thu ổn định. Điều này dẫn đến nhiều chi nhánh không thực hiện được chính sách khách hàng lâu dài, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, làm mất đi nguồn khách hàng tốt tiềm năng.
Sự phối hợp trong huy động vốn giữa Hội sở chính và chi nhánh còn chồng chéo, không thông suốt
Công tác phối hợp điều hành giữa các ban tại Hội sở chính VPBANK đã xác định rõ các ban quan hệ khách hàng (bao gồm các ban: Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Ban Định chế tài chính, Ban Ngân hàng bán lẻ) là các đơn vị đầu mối để trả lời các vướng mắc của chi nhánh, song đôi khi công tác hướng dẫn còn chưa kịp thời hoặc chồng chéo, tập trung chủ yếu đối với các giao dịch vượt FTP và yêu cầu cấp bù của chi nhánh. Mặc dù, đối với các giao dịch này yêu cầu của chi nhánh phải được xử lý kết hợp của nhiều ban bao gồm các ban quan hệ khách hàng và Ban Thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO. Trong đó, các ban quan hệ khách hàng đề xuất việc chấp nhận và yêu cầu cấp bù huy động vốn cho các khách hàng mà chi nhánh tiếp thị được, Ban Thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO trên cơ sở xem xét cân đối nguồn vốn của toàn hệ thống quyết định chấp nhận hay không rồi trình Ban lãnh đạo. Tuy nhiên, tại nhiều thời điểm thị trường biến động nhanh và phức tạp đòi hỏi Hội sở chính phải có ý kiến phản hồi nhanh về khoản huy động vốn nên các chi nhánh đã gửi yêu cầu trực tiếp lên Ban Thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO không qua các ban quan hệ khách hàng. Trong khi đó, Ban Thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO theo các chức năng và nhiệm vụ của mình lại yêu cầu các ban quan hệ khách hàng cho ý kiến. Do đó, việc kết hợp xử lý những giao dịch này bị kéo dài, chậm trễ gây mất cơ hội kinh doanh cho chi nhánh.
Bên cạnh đó, việc cung cấp, phản ánh thông tin về lãi suất tại địa bàn từ chi nhánh lên Hội sở chính cũng chưa kịp thời và thiếu chính xác. Giữa Hội sở chính và chi nhánh chưa xây dựng được một hệ thống thông tin, hồ sơ khách hàng hai chiều, cập nhật kịp thời các biến động để phục vụ công tác chăm sóc khách hàng bài bản. Dẫn đến trong nhiều thời điểm, điều hành về huy động vốn của Hội sở chính không được triển khai kịp thời và sát với tình hình huy động vốn thực tế đang diễn ra trên thị trường.
Nguồn vốn có chi phí cao chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
Trong các nguồn vốn huy động xét theo kỳ hạn, nguồn huy động vốn ngắn hạn có chi phí cao hơn nhiều so với huy động vốn không kỳ hạn12; so với chi phí cho nguồn huy động dài hạn, chi phí huy động ngắn hạn cũng đang được đẩy lên cao ngang bằng do sự diễn biến phức tạp, không ổn định của lãi suất trên thị trường trong thời gian qua nên làm cho lãi suất niêm yết huy động tại các ngân hàng gần như bị san bằng giữa các kỳ hạn, đã làm cho tâm lý của khách hàng ưa thích gửi kỳ hạn ngắn hơn.
Trong khi đó, theo các số liệu phân tích tổng hợp bên trên, trong tổng nguồn vốn huy động của VPBANK, huy động vốn kỳ hạn ngắn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng gia tăng dần qua các năm: năm 2007 là 26%, năm 2008 là 46%, năm 2009 là 51% và đến năm 2010 là 58%. Tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn giảm dần theo từng năm (năm 2007 là 39%, năm 2008 là 25%, năm 2009 là 22% và đến năm 2010 là 19%)13.
Như vậy, về quy mô huy động vốn tại VPBANK đang có sự mất cân đối và nguồn vốn của VPBANK phải chịu chi phí huy động vốn cao do tỷ trọng quá lớn của nguồn vốn huy động ngắn hạn so với nguồn vốn trung dài hạn và không kỳ hạn. Ngoài ra, xét tại thời điểm 31/12/2010 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tập trung vào kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng theo kỳ hạn thực tế chiếm đến 46%/tổng tiền gửi, đang cân đối cho vay với kỳ hạn dài hơn, tập trung chủ yếu trên 6 tháng theo kỳ hạn thực tế chiếm tỷ trọng 46%/tổng dư nợ14. Điều này làm gia tăng rủi ro thanh khoản, lãi suất và làm giảm hiệu quả huy động vốn trong việc đáp ứng hoạt động kinh doanh của VPBANK.
Mức độ tập trung vốn cao vào một số khách hàng
Với xuất phát điểm là một ngân hàng kiến thiết, chuyên cung cấp vốn cho những dự án trọng điểm phục vụ việc tái thiết đất nước nên nền vốn huy động của 12 Lãi suất huy động vốn không kỳ hạn: 3%, lãi suất huy động vốn có kỳ hạn ngắn trung bình: 14-16% (thời