Đánh giá hiệuquả giữa số vốn huy động được và chi phí thưởng huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 39)

thấy hiệu quả huy động vốn từ nguồn tiền đi vay tăng đều theo các năm từ 26.733 tỷ đồng năm 2007 lên 38.512 tỷ đồng năm 2008, 50.228 tỷ đồng năm 2009 và lên tới 55.742 tỷ đồng năm 2010 tương đương gấp hơn 2 lần so với năm 2007. Nếu xét về mặt tỷ lệ ta sẽ thấy hiệu quả huy động vốn so với chi phí trả lãi tiền vay không đạt mức ổn định mà biến động thất thường. Trong khi hiệu quả huy động vốn từ nguồn tiền vay các năm 2007, năm 2009, năm 2010 đều ở mức dưới 16 lần thì năm 2009 hiệu quả tăng cao xấp xỉ 20 lần. Như vậy, các phân tích trên cho thấy hiệu quả huy động vốn từ nguồn tiền trả lãi vay của VPBANK đã tăng dần theo từng năm nếu xét về mặt hiệu số; xét về mặt tỷ lệ, năm 2009 là năm VPBANK có hiệu quả huy động vốn tốt nhất so với các năm còn lại.

Cũng đánh giá theo cách trên thì đối với huy động vốn từ nguồn tiền gửi: Xét về mặt hiệu số cũng cho thấy hiệu quả huy động vốn từ nguồn tiền gửi tăng lên đều theo các năm. Còn xét ở mặt tỷ lệ cho thấy hiệu quả huy động vốn từ nguồn tiền gửi tăng cao vào các năm 2007, năm 2009 ở mức 15,5 và 14,4 lần và giảm dần vào năm 2008, năm 2010 lần lượt ở mức 11,6 lần (tương đương giảm 25% so với năm 2007) và 13,1 lần (tương đương giảm 9% so với năm 2009). Từ các phân tích trên ta có thể thấy trong hai năm 2008 và năm 2010, chi phí huy động trả lãi tiền gửi của VPBANK đã tăng lên cao tuy nhiên số vốn huy động được về lại không tăng tương ứng nếu so sánh với các năm trước. Qua đó, cho ta thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng VPBank từ nguồn tiền gửi đang có dấu hiệu giảm sút trong hai năm 2008 và năm 2010.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả giữa số vốn huy động được và chi phí thưởnghuy động vốn huy động vốn

Chi phí thưởng cho cá nhân, tập thể huy động vốn tốt là một trong những chi phí nhằm động viên, khuyến khích nhân viên các chi nhánh trong hệ thống VPBANK đẩy mạnh công tác huy động vốn, duy trì nền vốn và ngày càng gia tăng quy mô vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Khi sử dụng chi phí này, VPBANK sẽ tận dụng được sức mạnh tài chính của Quỹ thu nhập để thực

hiện các chính sách khách hàng, chính sách Marketing trong công tác huy động vốn và là động lực kịp thời cho các nhân viên, chi nhánh có thành tích xuất sắc trong huy động vốn như thực hiện thưởng cho các Chi nhánh có tăng trưởng huy động vốn theo loại tiền, tăng trưởng huy động vốn dân cư hay các chi nhánh hoàn thành 100% kế hoạch huy động vốn được giao (bán niên, năm)… Do đó, đây cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quan trọng, khả thi giữa số vốn huy động thu về và chi phí huy động bỏ ra. Áp dụng công thức CT 10.1, CT 10.2 có bảng đánh giá sau:

Bảng 2.6: Đánh giá hiệu quả huy động vốn và chi phí thưởng huy động vốn

Đơn vị: Lần/ Tỷ VND ST T Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009  %  %  % 1 Số vốn huy động 159.377 185.972 219.735 239.761 26.595 17% 33.763 18% 20.026 9% 2 Chi phí thưởng HĐV 5,6 9,1 36,7 58,0 4 63% 28 303% 21 58% 3 159.371 185.963 219.698 239.703 26.592 17% 33.735 18% 20.005 9% 4 28.460 20.436 5.987 4.134 (8.024) -28% (14.449) -71% (1.854) -31%

Nguồn: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo thường niên năm 2006,2007,2008,2009 và Báo cáo họp giao ban tháng 2010

Dựa vào bảng trên cho ta thấy số tiền hàng năm mà VPBANK dành để thưởng cho các đơn vị có hoạt động huy động vốn tốt đang ngày càng tăng cao. Trong năm 2007, 2008 chi phí thưởng huy động vốn xét trên toàn hệ thống chi nhánh của VPBANK trung bình chỉ gần 10 tỷ đồng/năm thì đến năm 2009 chi phí thưởng huy động vốn đã tăng gấp 4 lần so với năm 2008 đạt mức 36,7 tỷ và đến năm 2010 thì chi phí thưởng đã gấp hơn 10 lần so với năm 2007 ở mức 58 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vốn huy động được chỉ tăng ở mức rất hạn chế từ 159.377 tỷ đồng năm 2009 lên 239.761 tỷ đồng năm 2010 tương đương gấp 1,5 lần so với năm 2009. Xét ở mức tỷ lệ, trong hiệu quả huy động vốn so với chi phí thưởng huy động vốn ở những năm 2007, 2008 đều tăng trên 20 lần thậm chí năm 2007 là gần 30 lần thì đến năm 2009 chỉ đạt 5,98 lần giảm 71% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 4,1 lần

giảm 31% so với năm 2009. Qua phân tích trên ta thấy hiệu quả huy động vốn tại VPBANK từ năm 2007 - 2010 có tăng tuy nhiên tăng chưa nhiều và cũng chưa đủ tương xứng với chi phí thưởng huy động vốn đã bỏ ra và ngày càng có dấu hiệu đi xuống giữa số vốn huy động được và chi phí thưởng huy động vốn bỏ ra khi VPBANK gia tăng thêm chi phí này hàng năm.

***

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w