0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Đánh giá hiệuquả giữa số vốn huy động được so với chi phí trả lãi

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 36 -36 )

Như đã phân tích tại phần trên, chi phí trả lãi cấu thành từ 2 yếu tố: chi phí trả lãi tiền gửi (tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân…) và chi phí trả lãi tiền vay (vay từ NHNN, các tổ chức tín dụng, phát hành giấy tờ có giá…). Đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, quan trọng nhất trong toàn bộ chi phí mà các NHTM bỏ ra để thực hiện hoạt động huy động vốn. Do đó, đây là chỉ tiêu đánh giá quan trọng không thể không xem xét đến để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại VPBANK một cách hợp lý, khả thi và chính xác. Áp dụng công thức CT 2.1, CT 2.2 có bảng đánh giá sau:

Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả huy động vốn và chi phí trả lãi Đơn vị: Lần/ Tỷ VND STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 % % % 1 Số vốn huy động 159.377 185.972 219.735 239.761 26.595 17% 33.763 18% 20.026 9% 2 Chi phí trả lãi 10.579 15.895 14.235 17.487 5.316 50% (1.660) -10% 3.252 23% 3 148.79 8 170.077 205.50 0 222.27 4 21.279 14% 35.423 21% 16.77 4 8% 4 15,07 11,70 15,44 13,71 (3) -22% 4 32% (2) -11%

Nguồn: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo thường niên năm 2006,2007,2008,2009 và Báo cáo họp giao ban tháng 12/2010

So sánh về mặt tuyệt đối cho thấy chênh lệch giữa số vốn huy động được và chi phí trả lãi bỏ ra đang không ngừng tăng lên trong suốt giai đoạn 2007 - 2010. Hiệu quả huy động vốn từ 148.798 tỷ đồng vào năm 2007 đã tăng lên tới 170.077 tỷ đồng vào năm 2008 tương đương hiệu quả huy động vốn tăng 14% so với năm 2007, 205.500 tỷ đồng vào năm 2009 tương đương hiệu quả huy động vốn tăng 21% so với năm 2008 và đến năm 2010 đạt 222.274 tỷ đồng tương đương hiệu quả huy động vốn tăng gấp 1,49 lần so với năm 2007. Như vậy, số vốn VPBANK huy động thu được đã tăng trưởng lên theo từng năm so với chi phí trả lãi VPBANK bỏ ra hàng năm tương ứng tăng theo. Do đó, nếu xét về mặt giá trị tuyệt đối VPBANK đang thực hiện việc huy động vốn có hiệu quả so với chi phí trả lãi bỏ ra khi VPBANK gia tăng chi phí thì số vốn huy động được cũng tăng theo.

Trong khi đó, nếu so sánh về mặt tương đối cho thấy tỷ lệ giữa số vốn huy động được và chi phí trả lãi bỏ ra rõ ràng đã không duy trì được sự tăng trưởng một cách ổn định. Trong khi hiệu quả huy động vốn so với chi phí trả lãi tại các năm 2007 và năm 2009 đều tăng trên mức 15 lần thì tại năm 2008 hiệu quả huy động vốn chỉ còn 11,7 lần (giảm 22% so với năm 2007) và năm 2010 là 13,71 lần (giảm 11% so với năm 2009). Như vậy, trong hai năm 2008 và 2010 chi phí trả lãi tại VPBANK có tốc độ gia tăng cao hơn so với số vốn mà VPBANK đã huy động được về. Điều này chứng tỏ, hiệu quả huy động vốn của VPBANK tăng không ổn định khi

gia tăng chi phí trả lãi mà số vốn huy động không tăng tương ứng và có dấu hiệu đi xuống trong năm 2008 và năm 2010.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 36 -36 )

×