1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015

86 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 755 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT TKV CTCP ĐCS, NCS TTCÔ NSNN TNDN SXKD KH, TH, TK DT, LN PDCA BHXH, BHYT, KPCĐ GTKH KTKT XDCB ĐTXD ĐHSX BVQS KH&GTSP LĐTL CBCNV PGĐ ĐVT R&D TSCĐ NK Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam Công ty Cổ phần Đông Cao Sơn, Nam Cao Sơn Công ty Tuyển than Cửa Ông Ngân sách Nhà nước Thu nhập doanh nghiệp Sản xuất kinh doanh Kế hoạch, thực hiện, thống kê Doanh thu, lợi nhuận Quy trình Kế hoạch hoá Plan, Do, Check, Art Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí Công Đoàn Giải trình kế hoạch kỹ thuật khai thác Xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng Điều hành sản xuất Bảo vệ, quân sự Kế hoạch và giá thành sản phẩm Lao động tiền lương Cán bộ công nhân viên Phó giám đốc Đơn vị tính Nghiên cứu và triển khai Tài sản cố định Nguyên khai. S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Hệ thống mở vỉa của Công ty Cổ phần than Cao Sơn Kết quả thực hiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009 Sản lượng sản xuất các đơn vị qua các năm Sản lượng các chủng loại than Công ty Cổ phần than Cao Sơn Chỉ tiêu giá trị sản lượng của Công ty Cổ phần than Cao Sơn Tình hình sử dụng lao động Công ty Cổ phần than Cao Sơn Phân tích kết cấu Tài sản cố định của Công ty Cổ phần than Cao Sơn qua các năm 2006 – 2009 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần than Cao Sơn Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2010 – 2015 Sản lượng sản xuất của các đơn vị Công ty Cổ phần than Cao Sơn bình quân giai đoạn 2010 – 2015 Sản lượng các chủng loại than khai thác bình quân giai đoạn 2010 – 2015 Chi phí sản xuất và giá thành bình quân giai đoạn 2010 – 2015 của Công ty Cổ phần than Cao Sơn. 30 34 37 40 42 46 48 50 59 60 61 61 S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Hình 1.2. Hình 1.3. Hình 1.4. Hình 2.1. Quy trình kế hoạch PDCA Các bước soạn lập Kế hoạch Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp Sơ đồ các mối liên hệ của Kế hoạch sản xuất tổng thể Sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần than Cao Sơn 11 13 17 21 29 S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất kinh doanh là hoạt động quan trọng của con người nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất cho xã hội và tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra, với quy trình bao gồm: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch. Việc lập và tổ chức kế hoạch theo đúng quy trình một cách có hiệu quả với sự tham gia, phối hợp của tất cả các bộ phận sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vững mạnh trong điều kiện thị trường với nhiều diễn biến phức tạp. Hiểu được vai trò quan trọng của công tác kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, hiện nay, công tác kế hoạch hoá đã và đang được chú trọng. Tuy nhiên, các kế hoạch được lập và triển khai thiếu hiệu quả, do đó gây lãng phí các nguồn lực cần thiết, trong khi đó, các mục tiêu đề ra lại không hoàn thành được. Vì vậy, việc đưa ra các kế hoạch thích hợp và các giải pháp cho việc thực hiện kế hoạch là rất cần thiết, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao. Công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV là công ty sản xuất kinh doanh than tại Quảng Ninh chuyên cung cấp than phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trải qua hơn 35 năm hoạt động, công ty đã luôn phát triển và chứng tỏ được vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Trước tình hình thị trường ngày càng biến đổi mạnh và những phương hướng mới của ngành than, đòi hỏi công ty phải có những thay đổi hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao trình độ, phương thức quản lý, điều hành và thực hiện sản xuất hiệu quả. Trong đó, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch cũng cần phải có những thay đổi để có thể đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Do đó, em đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015” để nghiên cứu. Mục đích của đề tài là phân tích thực trạng việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua, rút ra được những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, để từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp cần thiết để nâng cao việc xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2015. S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Lý luận về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV giai đoạn 2006 – 2009. Chương III: Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV đến năm 2015. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, song do còn nhiều thiếu nhiều kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề chỉ tập trung vào những vấn đề khái quát của công ty và tình hình thực tế trong phạm vi tài liệu em đã nghiên cứu. Chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô giáo và những người quan tâm. Em xin chân thành cảm ơn! S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1. Cơ sở lý luận 1.1. Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp Kế hoạch hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hóa doanh nghiệp) là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch hóa doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra. Công tác này bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch. 1.1.2. Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 1.1.2.1. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu pháp lệnh mang tính toàn diện, chi tiết do cơ quan quản lý cấp trên giao xuống, dựa trên cơ sở cân đối chung cho toàn nghành, toàn nền kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh là cơ sở điều tiết cho mọi hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò lớn nhất của cơ chế này là có năng lực tạo ra các tỷ lệ tiết kiệm, tính lũy rất cao, thực hiện được những cân đối cần thiết trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế có thể đạt được mức cung ứng các nguồn lực cần thiết để tạo ra tăng trưởng nhanh. Nhờ có cơ chế này mà Nhà nước đóng vai trò điều tiết và quản lý toàn diện, trực tiếp các vấn đề về kinh tế, có khả năng tập trung nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu và các lĩnh vực cần ưu tiên trong từng thời kỳ nhất định. Các đơn vị kinh tế xem như là những tế bào trong tổng thể nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo những mục tiêu thống nhất từ trên xuống. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung áp dụng ở nước ta trong một thời kỳ dài và đem lại những kết quả đáng kế, nhất là trong những năm Việt Nam thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ ở nước ta đã ra đời và S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cung cấp một lượng của cải vật chất đáng kể, phục vụ kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, kế hoạch hoá theo mô hình tập trung mệnh lệnh không phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường cho sự phát triển của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân với những hạn chế sau: - Hạn chế tính năng động, tính sáng tạo, tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thích nghi với những điều kiện thị trường. - Nền kinh tế bị mất động lực phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, nhất là trong logic của kinh tế cầu. - Hạn chế tính năng động về công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vì không có cơ chế khuyến khích cho ra đời sản phẩm mới. - Hiệu quả kinh tế rất thấp do không có những chỉ số chi phí kinh tế tương đối và không có cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho tính hiệu quả và trừng phạt đối với sự phi hiệu quả. 1.1.2.2. Trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch hoá vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp với những vai trò như sau: - Tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu. Kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, các hoạt động của kế hoạch hoá là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này. Kế hoạch hoá thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của tập thể và đảm bảo thực hiện các mục tiêu với chi phí thấp nhất. Việc quản lý bằng kế hoạch giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra trong những biến động thị trường để quyết định nên làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm trong một thời kỳ nhất định. - Công tác kế hoạch hoá với việc ứng phó những bất định và thay đổi của thị trường. Việc lập kế hoạch nhằm giúp các nhà quản lý tìm các cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đặt ra, phân công, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống tổ chức, kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động dể đảm bảo thực hiện được mục tiêu kế hoạch và ứng phó với những bất ổn định trong kinh doanh. - Công tác kế hoạch hoá với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp. Công tác kế hoạch hoá chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp, tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thực hiện các phân công, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, đảm bảo cho sản xuất không bị rối loạn và ít tốn kém. 1.1.3. Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 1.1.3.1. Theo góc độ thời gian • Kế hoạch dài hạn: là kế hoạch bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm. • Kế hoạch trung hạn: là kế hoạch định cụ thể hoá những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các thời gian ngắn hơn thường là 3 hoặc 5 năm. • Kế hoạch ngắn hạn: là các kế hoạch hàng năm, kế hoạch tiến độ, hành động có thời gian dưới 1 năm: kế hoạch quý, tháng Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn. Ba loại kế hoạch ngắn, trung và dài cần được liên kết chặt chẽ với nhau và không phủ nhận lẫn nhau. 1.1.3.2. Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch • Kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch chiến lược xuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp chứ không phải từ sự kỳ vọng của doanh nghiệp, vì vậy nó thể hiện sự phản ứng của doanh nghiệp với các hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài hoạt động doanh nghiệp. • Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp): Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động kinh doanh: kế hoạch sản xuất, kế hoach marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tương lai của doanh nghiệp, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp liên quan đến tất cả các lĩnh vực và các bộ phận của doanh nghiệp, quy trình kế hoạch hoá chiến lược S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đòi hỏi chủ yếu là sự tham gia của các nhà lãnh đạo, trong khi kế hoạch hoá tác nghiệp huy động tất cả các cán bộ phụ trách bộ phận. 1.1.4. Tổ chức công tác kế hoạch trong doanh nghiệp Để công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp thực sự có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp, cần phải quan niệm đây là không phải là công việc riêng của các nhà kế hoạch mà còn là công việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng ban chức năng và sẽ tốt hơn nếu lôi kéo được sự tham gia của người lao động vào việc thảo luận và soạn lập cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch, trong đó phòng (ban) kế hoạch đóng vai trò tham mưu quan trọng nhất. 1.2. Chức năng và nguyên tắc kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 1.2.1. Chức năng kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 1.2.1.1. Chức năng ra quyết định Kế hoạch hoá cho phép xây dựng quy trình ra quyết định và phối hợp các quyết định, vì nhiều lý do có thể quy trình ra quyết định khó được kiểm soát và vai trò của kế hoạch là tạo lên một khuôn khổ hợp lý cho việc ra quyết định nếu các quy trình ra quyết định được xây dựng tương đối độc lập. 1.2.1.2. Chức năng giao tiếp Kế hoạch hoá tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa các thành viên của ban lãnh đạo, cho phép lãnh đạo các bộ phận khác nhau phối hợp xử lý các vấn đề trong dài hạn, bộ phận kế hoạch cũng thu lượm được từ các bộ phận nghiệp vụ các triển vọng trung hạn và chuyển tới các bộ phận khác. 1.2.1.3. Chức năng quyền lực Quy trình kế hoạch hoá được xem như là một trong những phương tiện mà người lãnh đạo nắm giữ để định hướng tương lai của doanh nghiệp và thực hiện sự “thống trị” của họ. Trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch hoá mang lại cảm giác được quản lý một cách hợp lý và mọi người đều được đóng góp vào kế hoạch với tư cách là người ra quyết định. 1.2.2. Các nguyên tắc kế hoạch hoá doanh nghiệp 1.2.2.1. Nguyên tắc thống nhất Tính thống nhất là một yêu cầu của công tác quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cấu thành bởi hệ thống khá phức tạp bao gồm các mối quan hệ dọc và mối quan hệ ngang. Hệ thống dọc bao gồm mối quan hệ giữa các cấp với nhau trong hệ thống quản lý như: giám đốc, quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất, công nhân. Còn mối quan hệ ngang là sự tác động mang tính chất chức năng giữa S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp các phòng ban với nhau trong một cấp quản lý. Tính thống nhất trong công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp nhằm mục tiêu hướng tới mục đích chung của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của từng bộ phận cấu thành. Nguyên tắc thống nhất yêu cầu đảm bảo sự phân chia và phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch các cấp, các phòng ban trong doanh nghiệp. Nội dung của nguyên tắc thống nhất là: - Trong doanh nghiệp tồn tại nhiều quá trình kế hoạch hoá riêng biệt. Các kế hoạch bộ phận giải quyết những công việc mang tính chức năng, đặc thù riêng, với các mục tiêu và tổ chức thực hiện riêng biệt. Vì vậy cần phải có sự phân định chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, các phòng ban trong công tác kế hoạch hoá. - Mỗi tiểu hệ thống kế hoạch đều được đi từ chiến lược chung của toàn doanh nghiệp và thực hiện một mục tiêu chung. Các kế hoạch của doanh nghiệp không đơn giản chỉ là phép cộng hay sự lắp ghép của các kế hoạch bộ phận mà còn là hệ thống các kế hoạch có liên quan chặt chẽ với nhau. Một thay đổi trong kế hoạch của một bộ phận phòng ban chức năng cũng cần phải thực hiện trong kế hoạch của các bộ phận chức năng khác. 1.2.2.2. Nguyên tắc tham gia Nguyên tắc tham gia có liên quan mật thiết với nguyên tắc thống nhất. Nguyên tắc này có nghĩa là mỗi thành viên của doanh nghiệp đều tham gia những hoạt động cụ thể trong công tác kế hoạch hoá, không phụ thuộc vào nhiệm vụ và chức năng của họ. Những lợi ích sẽ mang lại khi công tác kế hoạch hoá có sự tham gia của mọi thành phần trong doanh nghiệp: 1. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc hơn về doanh nghiệp của mình. Họ sẽ nhận được thông tin một cách chủ động hơn và việc trao đổi thông tin sẽ dễ dàng hơn. 2. Sự tham gia của các thành viên trong quá trình kế hoạch hoá dẫn đến kế hoạch của doanh nghiệp sẽ trở thành kế hoạch của người lao động. Tham gia vào thực hiện các mục tiêu kế hoạch chính là đem lại sự thoả mãn nhu cầu riêng biệt cho bản thân họ. 3. Người trực tiếp tham gia vào công việc kế hoạch hoá sẽ phát huy được tính chủ động của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn lực để giải quyết những nhiệm vụ trong tương lai. S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A 10 [...]... – CTCP than Cao Sơn) 2 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn 2.1 Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn Kế hoạch sản xuất của công ty được xây dựng cho từng năm và thường được lập vào quý IV Kế hoạch sản xuất của công ty được lập dựa trên những căn cứ sau: - Công văn của Tập đoàn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch sản xuất theo... Kế hoạch 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 33 3 Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009 3.1 Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 - 2009 3.1.1 Thực trạng công tác thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009 Trong 4 năm. .. Hà Kế hoạch 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 26 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN – TKV GIAI ĐOẠN 2006 – 2009 1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty Cổ phần than Cao Sơn TKV 1.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần than Cao Sơn Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Than Cao Sơn – TKV trước đây là Xí nghiệp Xây dựng Mỏ than Cao Sơn. .. với công ty Cổ phần than Cao Sơn các kế hoạch chức năng chủ yếu bao gồm kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch nghiên cứu và triển khai; còn kế hoạch Marketing không rõ ràng 2.3.2 Nguyên nhân - Công ty Cổ phần than Cao Sơn là công ty con của Tập đoàn TKV, do đó, mọi nhiệm vụ, mục tiêu, mọi định mức sản xuất, tiêu thụ than, thậm chí giá thành sản phẩm của công ty. .. các kế hoạch chức năng, xem đó là các kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất, bao gồm: kế hoạch sản xuất, phát triển sản phẩm mới, kế hoạch mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch Marketing Các kế hoạch chức năng là sự cụ thể hoá của kế hoạch chiến lược, đó là kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh Sau khi kế hoạch tác. .. mức dự báo bán hàng, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, mức tồn kho, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cùng với kết cấu sản phẩm 1.5.3.4 Kế hoạch tiến độ sản xuất Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể hoá các quyết định về công suất, kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất thành các chuỗi công việc và sự phân công nhân sự, máy móc và nguyên vật liệu S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A Chuyên đề thực... của kế hoạch sản xuất tổng thể Thị trường Quyết định sản phẩm Đơn giá dự báo bán hàng Hoạch định công suất Nghiên cứu Nhân sự Vật liệu sẵn có Kế hoạch sản xuất tổng thể Dự trữ thành phẩm Thuê gia công Kế hoạch chỉ đạo sản xuất và hệ thống MRP Kế hoạch tiến độ 1.5.3.2 Kế hoạch chỉ đạo sản xuất Kế hoạch chỉ đạo sản xuất xác định doanh nghiệp cần sản xuất cái gì (số lượng sản phẩm hay bộ phận của sản. .. Phía Đông giáp khai trường Công ty than Cọc Sáu, phía Nam giáp khai trường Công ty than Đèo Nai, phía Tây giáp công trường Công ty than Thống Nhất và Công ty than Nội Địa, phía Bắc giáp khai trường công ty than Mông Dương và Công ty than Khe Tràm S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 27 Chức năng: Công ty Cổ phần than Cao Sơn là doanh nghiệp khai thác than phục vụ cho các ngành... xô giúp đỡ thiết kế và xây dựng Đến ngày 26/05/1982, xí nghiệp phát triển thành Mỏ than Cao Sơn với trữ lượng than nguyên khai công nghiệp toàn mỏ là 70.235.000 tấn than Ngày 16/10/2001, mỏ đổi tên thành Công ty than Cao Sơn Ngày 08/08/2006, công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Than Cao Sơn – TKV là công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Ngày 02/01/2007, công ty chính thực hoạt... thiết bị sản xuất, lực lượng lao động của công ty - Giá vật tư, nhiên liệu, điện năng tính theo mặt bằng giá quý III - Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty S/v: Đặng Thị Hà Kế hoạch 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 31 2.2 Quy trình xây dựng kế hoạch của công ty Cổ phần than Cao Sơn Quy trình xây dựng kế hoạch của công ty trải qua 4 bước: - Bước 1: Soạn lập kế hoạch: Công ty nhận các . loại than Công ty Cổ phần than Cao Sơn Chỉ tiêu giá trị sản lượng của Công ty Cổ phần than Cao Sơn Tình hình sử dụng lao động Công ty Cổ phần than Cao Sơn Phân tích kết cấu Tài sản cố định của Công. vỉa của Công ty Cổ phần than Cao Sơn Kết quả thực hiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009 Sản lượng sản xuất các đơn vị qua các năm Sản lượng. Cao Sơn – TKV giai đoạn 2006 – 2009. Chương III: Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV đến năm 2015. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, song do còn nhiều

Ngày đăng: 09/04/2015, 23:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Các website:http://www.caosoncoal.com.vn http://www.vinacomin.vn Link
1. Th.S Bùi Đức Tuân (Chủ biên). Giáo trình Kế hoạch kinh doanh. NXB Lao động – xã hội 2005 Khác
2. TS Ngô Thắng Lợi (Chủ biên). Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội. NXB Thống kê 2006 Khác
3. Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh – Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2007, 2008, 2009 Khác
4. Báo cáo nghiệm thu khối lượng mỏ - Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2006, 2007, 2008, 2009 Khác
5. Thống kê sản xuất than và một số chỉ tiêu chủ yếu – Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2006, 2007, 2008, 2009 Khác
6. Báo cáo lao động tiền lương – Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2007, 2008, 2009 Khác
7. Kế hoạch sản xuất kinh doanh – Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2009, 2010, 2011, 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w