2. Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần
2.2. Giải pháp nâng cao việc thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty
2.2.1. Giải pháp về phương hướng đầu tư
Tại thời điểm hiện nay, năng lực thiết bị của công ty cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu sản lượng. Trong các năm tới, tiếp tục đầu tư nhằm duy trì và nâng cao năng lực, thay thế các thiết bị đã hết khấu hao hoặc kém hiệu quả.
Trong khâu xúc bốc, vận chuyển đất đá ưu tiên đầu tư thiết bị công suất lớn, tính linh hoạt, cơ động cao, khả năng leo dốc tốt, máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích gầu lớn hơn 3m3, ô tô tải trọng 55-96 tấn để thay thế dần số xe BELAZ đã quá cũ, hoạt động kém hiệu quả. Tiếp tục đầu tư duy trì năng lực xúc công nghệ, xúc than, xuống sâu bằng máy xúc thuỷ lực kết hợp xe ô tô tải trọng 15-30 tấn phù hợp đường dốc, tầng hẹp. Đầu tư các máy xúc thuỷ lực phải gắn liền với việc nâng cao trình độ làm chủ các thiết bị công nghệ hiện đại này.
Tiếp tục đầu tư cho công tác chế biến với tiêu chí chủ đạo là khai thác có hiệu quả theo các phương án tiên tiến, công nghệ khai thác có chọn lọc để thu hồi tối đa và tiết kiệm tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm tới mức thấp nhất
ảnh hưởng tới môi trường. Phải đảm bảo tăng doanh thu và tăng lợi nhuận theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong quá trình đầu tư phải quan tâm đến các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế độc hại, hạn chế nặng nhọc cho người lao động. Phải đào tạo được đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho từng dự án để có thể quản lý, vận hành được các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại.
Song song với đầu tư các khu sản xuất, công ty phải đầu tư các cơ sở hạ tầng, các khu nhà ở, khu sinh hoạt văn hoá, thể thao để phục vụ sinh hoạt đời sống cho cán bộ, công nhân viên tại các công ty.
Công ty phải có giải pháp kết hợp hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp với địa phương như chú trọng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực từ địa phương, tham gia củng cố cơ sở hạ tầng ở địa phương để góp phần phát triển văn hoá và đời sống của nhân dân địa phương.
2.2.2. Giải pháp thực hiện huy động vốn - tài chính
Để có thể thực hiện huy động vốn – tài chính được tốt, trước tiên, công ty cần có những đánh giá chính xác về nguồn vốn, tài sản, mức độ, trình độ và hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra tồn tại và nguyên nhân tồn tại để có giải pháp giải quyết trong kỳ kế hoạch tiếp.
Công ty cũng cần có những báo cáo tài chính minh bạch, trung thực, rõ ràng để cung cấp cho các Cổ đông, nhà đầu tư, người cho vay.
Công ty cần thiết lập mối quan hệ tốt với các các bên có thể huy động được nguồn vốn vay. Với lợi thế và quy mô của mình thì hiện nay công ty có thể huy động được vồn từ các nguồn như các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng,… Ngoài ra, công ty có thể thực hiện phát hành thêm Cổ phiếu theo Điều lệ của công ty hoặc có thể huy động vốn từ ngay trong cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách vay vốn với lãi suất ưu đãi hay góp vốn kinh doanh, mua các trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất. Đây là cách mà đã được áp dụng ở nhiều công ty Cổ phần than khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà công ty nên học tập. Không những công ty có thêm một kênh huy động vốn nữa mà lại có thể đem lại nguồn lợi tức phù hợp cho người bỏ vốn cho vay.
2.2.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động
2.2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và tay nghề đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Đặc biệt cần quan tâm tới việc nâng cao tay nghề của công nhân kỹ thuật trong công ty, do đặc thù của công ty sản xuất than nên công nhân kỹ thuật chiếm đa số.
Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có đủ trình độ về mọi mặt để sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ. Tạo được lực lượng kế cận cho tương lai, thực hiện chủ trương “Trẻ hoá” cán bộ lãnh đạo. Đối với công nhân kỹ thuật cần chú trọng nâng cao tay nghề, nếu thấy cần thiết phải tổ chức đào tạo lại để họ có đủ trình độ làm chủ các thiết bị mới, tiên tiến. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp về mọi mặt hoạt động của Công ty.
Việc đầu tư các thiết bị hiện đại phải đồng hành với việc chuẩn bị lực lượng lao động có trình độ, trách nhiệm cao. Chính vì vậy, trong quá trình đầu tư thiết bị mới, cần một quy trình tuyển chọn chặt chẽ nhằm lựa chọn được số lao động xuất sắc nhất trong số lao động hiện có, tổ chức huấn luyện bài bản, nghiêm túc, chất lượng trước khi giao việc.
Mặt khác, công ty cũng cần chủ động sắp xếp lao động, khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, động viên công nhân tăng năng suất lao động, chú trọng công tác an toàn và cải thiện môi trường lao động.
Quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo nguồn nhân lực ở các trường dạy nghề của ngành than và phối hợp với trường Đại học Mỏ - Địa chất tuyển chọn những học sinh tốt nghiệp đại học mỏ loại khá, giỏi về làm việc tại Công ty. Chú trọng đào tạo những lớp thợ lành nghề, có trình độ vững vàng trong vận hành cũng như trong sửa chữa, có đủ kiến thức để đảm bảo vận hành tốt các thiết bị công nghệ mới, hiện đại.
Bộ máy lãnh đạo được chọn lọc tinh giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo sự lãnh đạo sâu sát, thống nhất trong toàn Công ty. Để xây dựng được sự đoàn kết, trước hết trong Lãnh đạo phải là một `khối thống nhất, gắn bó với sự phát triển của Công ty. Mỗi cán bộ lãnh đạo là một tấm gương của sự đoàn kết và là hạt nhân xây dựng lên sự đoàn kết trong toàn CBCNVC.
Xác định con người là yếu tố quyết định cho sự thành công, nên mục tiêu trước hết là đào tạo con người về trình độ khoa học kỹ thuật, về nhận thức xã hội, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, sự đoàn kết. Từ cán bộ lãnh đạo đến CNVC đến lao động đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với công việc đang làm, nêu cao tính tự chủ, tự giác, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao.
2.2.3.1. Đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại
Máy móc thiết bị, nhà xuởng, cơ sở hạ tầng hiện đại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả sản xuất. Việc tăng cường đổi mới theo hướng hiện đại hoá tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho công ty nâng cao được năng lực sản xuất của mình, từ đó có thể thu hút được vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.
Tại thời điểm hiện nay, năng lực thiết bị của công ty cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu sản lượng. Trong các năm tới, công ty cần tiếp tục đầu tư nhằm duy trì và nâng cao năng lực, thay thế các thiết bị đã hết khấu hao hoặc kém hiệu quả. Để làm được điều đó, công ty cần phải phân loại và xác định chính xác số tài sản cố định kém hiệu quả, cũ kỹ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhượng hay bán để nhanh chóng thu hồi vốn, tái đầu tư vào tài sản cố định mới, hiện đại. Ngoài ra, công ty cũng cần thường xuyên đánh giá lại tài sản cố định để nắm được chính xác phần còn lại, phần giá trị đã hao mòn của tài sản, để từ đó có những kế hoạch khấu hao hợp lý, rút ngắn thời gian và nhanh chóng thu hồi vốn.
Ưu tiên đầu tư thiết bị công suất lớn, tính linh hoạt, cơ động cao, khả năng leo dốc tốt để có thể nâng cao được năng suất khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than. Việc đầu tư các thiết bị hiện đại cũng phải đồng hành với việc chuẩn bị lực lượng lao động có trình độ và trách nhiệm cao.
2.2.4. Giải pháp về quản lý chi phí
Chi phí sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sản xuất với chi phí thấp mới có thể đem lại cho công ty doanh thu và lợi nhuận cao. Vì thế, công tác quản lý chi phí của công ty trong thời gian tới cần được tiếp tục hoàn thiện quy trình cập nhật, thống kê và cung cấp số liệu, hoàn thiện các bảng, biểu theo dõi, cập nhật chi phí sản xuất hàng ngày. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của công nghệ thông tin vào trong quản lý, triển khai
rộng rãi mạng nội bộ hoạt động cung cấp số liệu chính xác, kịp thời cho công tác điều hành đạt hiệu quả.
Chi phí nguyên vật liệu: chi phí nguyên, nhiên vật liệu chiếm tới gần 42% trong tổng chi phí sản xuất, vì thế công ty cần phải quản lý chi phí này cho thật tốt. Để làm được điều đó, công ty cần phải thực hiện định mức tiêu hao cho từng khoản, mục. Trọng tâm là công tác giao khoán chi phí cho các đầu xe, tổ máy, tổ sản xuất, công trường, phân xưởng, phòng ban với từng chỉ tiêu cụ thể, chặt chẽ theo đúng định mức kinh tế, kỹ thuật. Quản lý việc mua bán, cấp phát vật tư theo đúng quy định, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, dự trữ tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo đủ phục vụ sản xuất kinh doanh, việc mua bán, tiếp nhận, cấp phát vật tư phải đúng quy định, thực hiện thu cũ, đổi mới tránh thất thoát. Công ty cũng có thể làm giảm chi phí dựa trên định mức bằng các sắp xếp khối lượng công việc sao cho có chi phí thấp nhất. Kết hợp việc bố trí phương tiện vận tải, tổ chức tốt quá trình vận chuyển sao cho nguyên, nhiên vật liệu luôn đáp ứng cho sản xuất mà không tồn đọng làm phát sinh thêm nhiều chi phí như chi phí lưu kho, bảo quản,… Công ty cần tạo mối quan hệ tốt với các bên cung cấp nguyên, nhiên vật liệu như xăng, dầu, phụ tùng thay thế, phụ tùng sửa chữa thiết bị,… nhằm hưởng lợi từ những khoản chiết khấu thương mại, lại vừa đảm bảo đúng chất lượng.
Chi phí quản lý: Để thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh, công ty cần tiếp tục thực hiện hình thức ký kết hợp đồng, giao khoán tới từng phân xưởng. Các giám đốc phân xưởng sử dụng thiết bị, lao động, chi phí tài nguyên trong ranh giới để các đơn vị giao nộp sản phẩm công đoạn và được thanh toán chi phí sản xuất theo đơn giá tổng hợp. Công ty cũng có thể ký kết hợp đồng với trưởng phòng kỹ thuật về việc quản trị công nghệ và chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm giao trách nhiệm rõ ràng cho việc tiến hành giảm thiểu chi phí quản lý của công ty.
Chi phí thuê ngoài: Để giảm thiểu được chi phí thuê ngoài, trước hết, công ty cần thực hiện tự chủ tối đa năng sản xuất kinh doanh của mình, nếu năng lực, công suất hiện tại không đáp ứng được nhu cầu cần có thì công ty mới tính đến chi phí thuê ngoài. Để tiết kiệm được chi phí thuê ngoài, trong thời gian tới, công ty cần nắm bắt được các đối tác có đủ năng lực, có uy tín, giá cả hợp lý để thực hiện sản xuất kinh
công ty đã từng hợp tác mà thấy có hiệu quả thì có thể ký kết hợp tác lâu dài để giảm chi phí thuê ngoài, chi phí sản xuất kinh doanh.
2.2.5. Giải pháp về tổ chức điều hành khai thác, sản xuất than
Quá trình khai thác sản xuất than trải qua nhiều giai đoạn từ khoan, nổ mìn, bóc xúc, vận chuyển, sang tuyển tới tiêu thụ. Trong những năm tới, công ty cần đưa ra một quy trình phù hợp cho quá trình khai thác than, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin quản lý số lượng bóc xúc đất đá và khai thác than để có thể xây dựng một quy trình hiệu quả hơn.
Xây dựng kế hoạch khai thác than hợp lý để bóc xúc, vận chuyển, đổ thải và thoát nước ở khai trường. Chuẩn bị đủ đất đá bắn tơi cho máy xúc hoạt động, lựa chọn các thông số khoan hợp lý, tăng sản lượng khai thác than vào mùa khô, giảm vào mùa mưa và ca 2, phối hợp với Chi nhánh Vật liệu nổ Công nghiệp Cẩm Phả nổ mìn hợp lý để nâng cao hệ số phá đá đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật khai thác.
Do tài nguyên đã trở nên khó khăn, việc thực hiện triệt để tiết kiệm tài nguyên trong khai thác và chế biến có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tận thu triệt để các vỉa mỏng.
Tiếp tục đầu tư mạnh mẽ và có chiều sâu cho công tác chế biến than theo hướng thu hồi triệt để mọi nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng than, giảm chi phí sản xuất trong khâu chế biến. Lựa chọn tiêu thụ các chủng loại sản phẩm có hiệu quả cao nhất trên cơ sở điều kiện tài nguyên thực tế nhằm tăng doanh thu.
Xây dựng kế hoạch phòng chống mưa bão và có biện pháp tổ chức thi công sớm nhất nhằm khắc phục tối đa những hậu quả do mưa bão gây ra. Đảm bảo hệ thống cung cấp điện ổn định, thông suốt cho các thiết bị hoạt động, việc cấp điện sau nổ mìn là nhanh nhất.
Chỉ huy điều hành tổ chức sản xuất, bố trí thiết bị hợp lý được gắn liền giữa việc hoàn thành sản lượng kế hoạch với hiệu quả kinh tế, đồng thời phải cân đối việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất hàng ngày để có biện pháp chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả.
2.2.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường
Công ty cần thực hiện đầy đủ các quy định trong công tác bảo vệ môi trường. Đến thời điểm này, Luật Môi trường, các nghĩa vụ bảo vệ môi trường đã đi sâu vào
cuộc sống xã hội và cộng đồng dân cư. Phản ứng của xã hội và cộng đồng dân cư về các vấn đề môi trường đã trở nên rất nhạy cảm và chỉ có thể ổn định được sản xuất khi thực hiện được công tác bảo vệ môi trường.
Về việc thoát nước thải, công ty cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ theo tiêu chuẩn môi trường, nước thải sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt và dùng cho các hoạt động công nghiệp.
Công tác đổ thải được tiến hành quy hoạch chi tiết theo trình tự khai thác và thực hiện theo thiết kế kỹ thuật. Đối với các khu vực đã ngừng đổ thải từ trên 5 năm phải tiến hành trồng cây xanh nhằm cải tạo môi trường, hoàn nguyên bãi thải, xây dựng hệ thống đập chắn chân bãi thải để đất đá thải không trôi lấp, bảo vệ lòng sông Mông Dương.
Công ty cần quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, công ty cần kết hợp với những lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho CBCNV trong nội bộ Công ty.
3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015 than Cao Sơn đến năm 2015
3.1. Kiến nghị với Chính phủ