STT Tên vỉa Chiều dày toàn vỉa (m) Chiều dày than (m) Chiều dày đá kẹp (m) Chiều dày đá kẹp xúc lẫn (m) Độ cứng đất đá nổ mìn Fbq 1 V14-5 12,37 V14-5 TTCS 11,03 9,48 1,55 0,43 12,69 V14-5 ĐCS 19,96 16,59 3,37 0,69 12,1 2 V14-4, 14-2 10,77 V14-4 2,73 2,56 0,17 0,08 10,77 V14-2 4,25 3,87 0,39 0,21 10,77 3 V13-1 ĐCS 9,09 6,93 2,16 0,22 10,26
(Nguồn: Báo cáo nghiệm thu khối lượng mỏ 2009 – CTCP than Cao Sơn)
2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn Cao Sơn
2.1. Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn Sơn
Kế hoạch sản xuất của công ty được xây dựng cho từng năm và thường được lập vào quý IV. Kế hoạch sản xuất của công ty được lập dựa trên những căn cứ sau:
- Công văn của Tập đoàn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch sản xuất theo từng năm. Định mức về sản lượng khai thác, tiêu thụ than, những định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho công ty khai thác than lộ thiên. - Những quy định của Nhà nước về chế độ liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ người lao động cũng như nghĩa vụ nộp thuế của công ty.
- Tình hình tài nguyên than của công ty qua những tài liệu thăm dò địa chất các vỉa khai thác của công ty, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Tình hình tài chính, thiết bị sản xuất, lực lượng lao động của công ty. - Giá vật tư, nhiên liệu, điện năng tính theo mặt bằng giá quý III. - Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch của công ty Cổ phần than Cao Sơn
Quy trình xây dựng kế hoạch của công ty trải qua 4 bước:
- Bước 1: Soạn lập kế hoạch: Công ty nhận các mục tiêu, nhiệm vụ về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ than, triển khai kế hoạch của Tập đoàn TKV giao xuống. Sau đó, công ty lập và giao kế hoạch sản xuất, khoán chi phí và giá thành sản phẩm cho các đơn vị trong công ty theo từng tháng, quý để các đơn vị tổ chức thực hiện.
- Bước 2: Tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch: Sau khi kế hoạch được lập, kế hoạch được giao cho các đơn vị cấp dưới. Các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ của đợn vị mình, đồng thời phối hợp với các bộ phận khác để cùng thực hiện nhiệm vụ chung của toàn công ty. Trong đó chú ý tới yêu cầu về tiến độ thời gian, quy mô và chất lượng công việc.
- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kế hoạch: Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch khó tránh khỏi những rủi ro và những phát sinh đi kèm, do đó, căn cứ vào kế hoạch đã giao, hàng tháng, quý công ty đều tổ chức kiểm điểm, rà soát lại các chỉ tiêu thực hiện từ cấp công ty đến các phân xưởng để làm rõ trách nhiệm quản lý, điều hành kế hoạch, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, chất lượng công việc thực hiện, tìm ra nguyên nhân để có thể xử lý cho kịp thời nhằm đạt được mục tiêu các kế hoạch đề ra.
- Bước 4: Điều chỉnh kế hoạch: Từ những phân tích về hiện tượng không phù hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch và lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
2.3. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty2.3.1. Hạn chế 2.3.1. Hạn chế
2.3.1.1. Hạn chế trong cơ sở và phương pháp xây dựng kế hoạch
- Với những định mức kinh tế - kỹ thuật, sản xuất, tiêu thụ than do TKV giao xuống, công ty không thể tự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Cùng với sự biến động mau lẹ của thị trường như giá cả, lạm phát, lãi suất,… nên công ty phải thường xuyên phải có những hành động điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với những chỉ tiêu TKV giao cho. Thậm chí, ngay cả giá cả tiêu thụ than của công ty cho Tuyển than Cửa Ông và công ty Cảng Kho Vận cũng là do TKV quyết định. Nếu trong quá trình khai thác, vận chuyển than, gặp điều kiện không thuận lợi thì sẽ làm tăng chi phí sản xuất than, do đó làm tăng giá bán than. Như vậy, công ty sẽ phải chịu thua lỗ.
- Trong quá trình xây dựng kế hoạch cho năm tới, giá vật tư, nhiên liệu, điện năng,… được sử dụng là giá của quý III năm hiện tại nên không thể đảm bảo độ chính xác trong việc tính giá cả của chúng trong bản kế hoạch trong trường hợp lạm phát, lãi suất tăng cao hay khi thị trường kinh tế trong nước cũng như thế giới có biến động bất thường. Ví dụ như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 vừa qua.
2.3.1.2. Hạn chế trong quy trình xây dựng kế hoạch
- Sau khi nhận được các nhiệm vụ, mục tiêu về khối lượng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ than do TKV giao xuống, công ty tiến hành lập kế hoạch cho cả năm, từng quý, từng tháng với những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho các đơn vị cấp dưới, do đó, bản kế hoạch sẽ không được linh hoạt, mềm dẻo, thiếu tính định hướng và khó có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Việc lập kế hoạch là do các nhà kế hoạch, các nhà lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm. Người lao động không có quyền tham gia vào quá trình này.
- Đối với công ty Cổ phần than Cao Sơn các kế hoạch chức năng chủ yếu bao gồm kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch nghiên cứu và triển khai; còn kế hoạch Marketing không rõ ràng.
2.3.2. Nguyên nhân
- Công ty Cổ phần than Cao Sơn là công ty con của Tập đoàn TKV, do đó, mọi nhiệm vụ, mục tiêu, mọi định mức sản xuất, tiêu thụ than, thậm chí giá thành sản phẩm của công ty đều do TKV giao xuống.
- Thị trường trong nước và thế giới có những biến đổi liên tục hàng ngày. - Công ty tiến hành lập kế hoạch theo phương pháp truyền thống mà không áp dụng theo phương pháp “cuốn chiếu”.
- Không cho người lao động tham gia vào quá trình soạn lập kế hoạch do chưa đánh giá được hết vai trò quan trọng của họ.
- Công ty với sản phẩm chính là than và phân phối qua Tập đoàn nên vai trò của kế hoạch Marketing trong việc điều phối khối lượng sản xuất, cũng như lực lượng lao động, nguồn lực tài chính,… là không rõ.
3. Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009