2. Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần
2.2.4. Giải pháp về quản lý chi phí
Chi phí sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sản xuất với chi phí thấp mới có thể đem lại cho công ty doanh thu và lợi nhuận cao. Vì thế, công tác quản lý chi phí của công ty trong thời gian tới cần được tiếp tục hoàn thiện quy trình cập nhật, thống kê và cung cấp số liệu, hoàn thiện các bảng, biểu theo dõi, cập nhật chi phí sản xuất hàng ngày. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của công nghệ thông tin vào trong quản lý, triển khai
rộng rãi mạng nội bộ hoạt động cung cấp số liệu chính xác, kịp thời cho công tác điều hành đạt hiệu quả.
Chi phí nguyên vật liệu: chi phí nguyên, nhiên vật liệu chiếm tới gần 42% trong tổng chi phí sản xuất, vì thế công ty cần phải quản lý chi phí này cho thật tốt. Để làm được điều đó, công ty cần phải thực hiện định mức tiêu hao cho từng khoản, mục. Trọng tâm là công tác giao khoán chi phí cho các đầu xe, tổ máy, tổ sản xuất, công trường, phân xưởng, phòng ban với từng chỉ tiêu cụ thể, chặt chẽ theo đúng định mức kinh tế, kỹ thuật. Quản lý việc mua bán, cấp phát vật tư theo đúng quy định, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, dự trữ tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo đủ phục vụ sản xuất kinh doanh, việc mua bán, tiếp nhận, cấp phát vật tư phải đúng quy định, thực hiện thu cũ, đổi mới tránh thất thoát. Công ty cũng có thể làm giảm chi phí dựa trên định mức bằng các sắp xếp khối lượng công việc sao cho có chi phí thấp nhất. Kết hợp việc bố trí phương tiện vận tải, tổ chức tốt quá trình vận chuyển sao cho nguyên, nhiên vật liệu luôn đáp ứng cho sản xuất mà không tồn đọng làm phát sinh thêm nhiều chi phí như chi phí lưu kho, bảo quản,… Công ty cần tạo mối quan hệ tốt với các bên cung cấp nguyên, nhiên vật liệu như xăng, dầu, phụ tùng thay thế, phụ tùng sửa chữa thiết bị,… nhằm hưởng lợi từ những khoản chiết khấu thương mại, lại vừa đảm bảo đúng chất lượng.
Chi phí quản lý: Để thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh, công ty cần tiếp tục thực hiện hình thức ký kết hợp đồng, giao khoán tới từng phân xưởng. Các giám đốc phân xưởng sử dụng thiết bị, lao động, chi phí tài nguyên trong ranh giới để các đơn vị giao nộp sản phẩm công đoạn và được thanh toán chi phí sản xuất theo đơn giá tổng hợp. Công ty cũng có thể ký kết hợp đồng với trưởng phòng kỹ thuật về việc quản trị công nghệ và chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm giao trách nhiệm rõ ràng cho việc tiến hành giảm thiểu chi phí quản lý của công ty.
Chi phí thuê ngoài: Để giảm thiểu được chi phí thuê ngoài, trước hết, công ty cần thực hiện tự chủ tối đa năng sản xuất kinh doanh của mình, nếu năng lực, công suất hiện tại không đáp ứng được nhu cầu cần có thì công ty mới tính đến chi phí thuê ngoài. Để tiết kiệm được chi phí thuê ngoài, trong thời gian tới, công ty cần nắm bắt được các đối tác có đủ năng lực, có uy tín, giá cả hợp lý để thực hiện sản xuất kinh
công ty đã từng hợp tác mà thấy có hiệu quả thì có thể ký kết hợp tác lâu dài để giảm chi phí thuê ngoài, chi phí sản xuất kinh doanh.