Xuất phát từ thực tiễn trên, trong quá trình đánh giá hiệu quả sử dụngnông nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đấtnhằm lựa chọn được loại hình sư dụng đất
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng Nó có giới hạn về khônggian nhưng vô hạn về thời gian sử dụng Nói như vậy không phải là chúng ta
có thể sử dụng đất một cách bừa bãi, mà phải làm thế nào để sử dụng nó cóhiệu quả cao và bền vững mới thật sự có ý nghĩa
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càngtăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xãhội Thực trạng đất đai theo Nghị định 64/CP của Chính phủ với việc giao đấtnông nghiệp theo phương thức “ có tốt, có xấu, có gần, có xa” đã làm cho đấtđai ở trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ và phân tán dẫn đến việc sử dụng đấtkém hiệu quả, tổ chức sản xuất gặp khó khăn, khó áp dụng cơ giới hóa vàosản xuất Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại và hóa nông nghiệp nôngthôn, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương thực hiện và cho phép các hộ nôngdân chuyển đổi ruộng đất, tích tụ đất đai tạo nên các trang trai có quy mô vừa
và lớn Sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, số lượng thửa và quy
mô thửa đất cơ bản đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực góp phânnâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất, cải thiện đồi sống của nông dân
Kỳ Giang là xã miền núi thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Hiện nay,dân cư vẫn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (trên 80%), năm
2003 xã đã thực hiện chủ trương dồn điền đôi thửa Sau 2 năm thực hiện về
cơ bản thì rộng đất trong toàn xã đã được chuyển đổi và bước đầu đã đạt đượcmột số kết quả nhất định Tuy nhiên, sau khi dồn điền đổi thửa, vẫn còn một
số vấn đề tồn tại về sử dụng đất đai như diện tích trồng lúa còn chiếm diệntích khá lớn, người dân chưa chú trọng đầu tư cho vùng đất xấu Vì vậy, xâydựng phương hướng sử dụng đất, nhằm mục đích định hướng cho người dântrong xã khai thác và sử dụng hợp lý, góp phần nâng cao thu nhập cải thiệnđời sống
Trang 2Xuất phát từ thực tế sử dụng đất của địa phương, được sự đồng ý của banchủ nhiệm khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp - Trường Đại học
Nông Lâm Huế và sự hướng dẫn của của cô giáo TS Trần Thị Thu Hà,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện
Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 Mục đích
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn
điền đổi thửa của xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng đất trên địa bàn nghiên cứu
Các giải pháp đề xuất phải mang tính khả thi cao
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trang 32.1 Một số đề về đất đai
2.1.1 Khái niệm đất đai và đất sản xuất nông nghiệp
* Khái niệm đất đai
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm:Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật,diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theochiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy vănthảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và
có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hộiloài người
Khoa học môi trường khẳng định: Đất không những là tư liệu sản xuất
cơ bản của nông nghiệp mà còn được coi là một bộ phân qua trọng của hệsinh thái một vùng Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tínhsinh học và tự nhiên của bền mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đế tiềmnăng và hiện trạng sử dụng đất
Từ các định nghĩa, khái niệm trên có thể hiểu đơn giản: Đất đai là mộtdiện tích cụ thể của bề mặt trái đất và bao hàm các thuộc tính tự nhiên, kinh
tế, xã hội như: khí hậu, địa hình địa mao, thổ nhưỡng, thủy văn, động thực vât
tự nhiên và các hoạt động của con người.[3]
* Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đíchsản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diện tíchnghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Kể cả diện tích đấtlâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâmnghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sảnxuất nông nghiệp bao gồm: đất cây trồng hàng năm và đất trông cây lâu năm
2.1.2 Sử dụng đất
Trang 4Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệngười – đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môitrường Có nhiều kiểu sử dụng:
- Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp như trồng trọt, lâm nghiệp,đồng cỏ
Sử dụng đất trên cơ sở gián tiếp như chăn nuôi, cơ sở chế biến Nông Lâm- Ngư nghiệp
- Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ môi trường như chống suy thoái đất,bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm
- Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, khu dân cư,khu công nghiệp
2.1.4 Khái niệm đánh giá đất
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về đánh giá đất:
- Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từngkhoanh đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất
- Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá có tínhchất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinhtrưởng và phát triển
Trang 5- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suấtcủa đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thựcvật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên,…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu nhữngtính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
mà loại hình sử dụng đất yêu cầu
Như vậy đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vàochất lượng (độ phì tự nhiên, độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độphì tạo nên [2]
2.1.5 Mục đích của đánh giá đất
Việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO có các mục đích sau:
- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá đấtđai cho sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp hay bảo tồn thiên nhiên
- Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địaphương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển
- Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đấtđai, những chiều hướng về kinh tế xã hội và sự thay đổi môi trường, cũng nhưcác biện pháp kỹ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai nhằmcung cấp những thông tin cần thiết cho quy hoạch sử dụng đất đai
Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thốngđánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả:
- Hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thốngđánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt
- Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thếgiới.[2]
2.2 Những vấn đề hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.2.1 Lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Hiểu một cách đơn giản thì hiệu quả là kết quả tốt theo sự mong đợi vàhướng tới của con người trong đời sống
Trang 6Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, hiệu quả mang lại sẽ có nội dung đặc trưngriêng: Trong kinh doanh, hiệu quả là giá trị thặng dư, lợi nhuận thu được saukhi tiêu thu sản phẩm Trong sản xuất, hiệu quả là hiệu suất, năng suất đạtđược trong một quá trình sản xuất nhất định Trong lao động, hiệu quả lànăng suất lao động được đánh giá bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trongmột đơn vị thời gian Trong xã hội, hiệu quả là sự tác động tích cực tới cáclĩnh vực xã hội [7]
* Hiệu quả kinh tế
Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể làquy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian laođộng theo các ngành sản xuất khác nhau Mọi hoạt động của con người đềutuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sảnxuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con ngườiqua mọi thời đại
Theo các nhà khoa học Đức (Stennien, Hânu, Rusteruyer, 1995) thì hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trongmột đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sảnxuất vật chất trong một thời kỳ góp phần làm tăng thêm phúc lợi xã hội [7]
Simmerman-Vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượngkết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong một hoạt động sản xuất kinhdoanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượngchi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan đócần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối qua
hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó
Từ những quan niệm trên có thể rút ra kết luận của hiệu quả sử dụngđất là: trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vậtchất nhiều nhất so với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằmđáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội
Trang 7Xuất phát từ thực tiễn trên, trong quá trình đánh giá hiệu quả sử dụngnông nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đấtnhằm lựa chọn được loại hình sư dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.
* Hiệu quả xã hội
Theo Nguyễn Duy Tính và các cộng sự (2005) hiệu quả về mặt xã hộitrong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việclàm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp Vậy, có thể xem hiệu quả xãhội là mối tương quan so sánh kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra[7]
Từ các kết luận trên cho thấy, mối quan hệ qua lại giữa hiệu quả kinh tế
và hiệu quả xã hội là sự phản ánh mối qua hệ giữa sản xuất và lợi ích xã hộicủa sản xuất mang lại
Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của người dân trong sảnxuất, ngày nay với xu hướng sản xuất nông nghiệp bền vững thì hiệu quả xã
hội cũng không kém phần quan trọng
* Hiệu quả về môi trường
Hiệu quả môi trường là sự phản ứng của môi trường đối với sự tác độngcủa các hoạt sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở các vấn đề như: trong quá trìnhsản xuất vẫn đảm bảo được chất lượng đất không bị thoái hóa, không bị bạcmàu, không bị ô nhiễm các chất hóa học nâng cao độ che phủ, hệ số sử dụngđất hợp lý
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trườngthường mâu thuẫn với nhau Do vậy, khi lựa chọn loại hình sử dụng đất cầnchú ý cân bằng nhằm đảm bảo sự phát triển kính tế mà không làm tổn hại đếnmôi trường [7]
2.2.2 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của một hệ thống các biện pháp về tổchức sản xuất, khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội; Trongđiều kiện cụ thể, sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với các ngành kinh tế
Trang 8khác Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật và thâm canh truyền thống cần phảibiết vận dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới, mạnh dạn chuyển đổi cơcấu cây trồng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất trên cơ sở tậndụng tối đa tiềm năng đất đai
Hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụngđất đai trong hoạt động kinh tế xã hội Thể hiện về mặt kinh tế qua lượng sảnphẩm, lượng giá trị (lợi nhuận) thu được bằng tiền, thể hiện về mặt xã hội làlượng lao động được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh tế cũng nhưhàng năm để khai thác đất [7]
Vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần chú ý đến tác động của việc
sử dụng đất tới phương diện kinh tế cũng như xã hội, đồng thời phải quan tâmtới những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường xung quanh
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sẽ có ý nghĩa đối vớisản xuất nông nghiệp nói riêng và đối với đời sống xã hội nói chung Vì khiđánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sẽ thu được những kết quả sau:
- Xác định được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất trong hoạt độngsản xuất nông nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định hữu hiệu cho việc bố trísản xuất đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất
- Đánh giá, xem xét những lợi ích mang lại và bất cập thông qua việc
sử dụng đất nông nghiệp về các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, nângcao thu nhập, trình độ dân trí, quá trình sản xuất với tập quán canh tác của địaphương Để từ đó có các biện pháp giúp chính quyền địa phương và ngườidân bố trí lao động sản xuất, cơ sở hạ tầng phù hợp
- Quan tâm đánh giá tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đếnmôi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường đất Từ đó đề xuất lựa chọn cácloại hình sử dụng đất phù hợp nhằm cải tạo chất lượng đất, chất lượng nước
và môi trường nói chung.[7]
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất, con người là nhân tố chi phối chủ yếu,ngoài ra, việc sử dụng đất còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
Trang 9- Nhân tố điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, là cơ sở để cây trồng, vật nuôi sinh trưởng pháttriển và tạo sinh khối Do vậy đánh giá điều kiện tự nhiên là xác định cơ sởcho việc định hướng cây trồng vật nuôi phù hợp
Trong nhóm các yếu tố điều kiện tự nhiên thì điều kiện khí hậu là nhân
tố hạn chế hàng đầu của việc sự dụng đất, sau đó là điều kiện đất đai mà chủyếu là điều kiện địa hình và các nhân tố khác
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống (cây trồng, vậtnuôi) nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố khí hậu Khí hậu quyết định
số vụ trồng trong năm vì mỗi cây trồng yêu cầu một điều kiện thời tiết khíhậu phù hợp với nó Nắm vững yếu tố khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽtránh được những thiệt hại do khí hậu gây ra Đồng thời, giảm được tính thời
vụ trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại năng suất cao, từ đó cũng nângcao hiệu quả sử dụng đất
- Yếu tố kinh tế - xã hội:
Bao gồm các yếu tố như: chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin
và quản lý, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng,sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế vàphân bố sản suất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp,giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sửdụng lao động, Mặc dù nhóm nhân tố này xếp sau nhân tố điều kiện tựnhiên nhưng thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đấtđai Nếu điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng
về phương thức sử dụng đất, thì sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi
sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện
có, quyết định bởi tính pháp lý, tính khả thi về kinh tế kỹ thuật và mức độ đápứng của chúng, quyết định bởi nhu cầu của thị trường
Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội, góp phần tạo ra năng suấtkinh tế trong sản xuất nông nghiệp và được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng
Trang 10đất nông nghiệp Cần tận dụng khai thác tiềm năng các yếu tố thuận lợi nhưngphải có giải pháp khắc phục trên cơ sở khoa học và thực tiễn đối với nhữngyếu hạn chế Quan trọng là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sửdụng đất để có những biện pháp thay đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm nâng caohiệu quả
- Yếu tố lao động:
Lao động với tư cách là chủ thể của quá trình lao động, có khả năngnhận thức được các quy luật khách quan Lực lượng lao động sẽ thúc đẩy sảnxuất phát triển, điều này lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ lao động, trình độhọc vấn, trình độ tay nghề của người lao động Hiện nay, nông nghiệp đangdần có những bước phát triển nhanh đặc biệc là công nghệ sinh học Do đóđòi hỏi chủ thể lao động phải có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thayđổi đó và ứng dụng có hiệu quả vào sản suất nông nghiệp
kỹ thuật để canh tác thì mới có hiệu quả, đồng thời loại bỏ những phươngthức tập quán canh tác lạc hậu gây tác hại cho đất, mang lại hiệu quả kinh tếthấp
- Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư vào sản xuất, bồi dưỡng, cải tạo đất đối với người dân làmột yêu cầu cấp thiết Hiện nay, đa số người dân vẫn còn phải đối mặt vớiviệc thiếu vốn để mua sắm các tư liệu sản xuất, mua phân bón đầu tư cho câytrồng trong khi giá phân bón trong những năm gần đây lại có xu hướng tăng
Trang 11cao Từ đó, dẫn đến năng suất cây trồng không cao trong khi độ phì nhiêu củađất ngày càng giảm,
- Yếu tố thị trường:
Hiện nay, cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp ngàycàng được mở rộng và có tác động to lớn đến phát triển sản xuất Tuy nhiên,phần lớn vẫn còn mang tính tự phát, thiếu định hướng, ngẫu nhiên và thiếu sựvận hành đồng bộ Điều này đã gây không ít trở ngại, bất lợi cho nông dân vàcác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản
- Yếu tố không gian:
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất đều cần đếnđất đai như điều kiện không gian để hoạt động, vì vậy không gian trở thànhmột trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất Do vị trí
và không gian của đất đai không bị mất đi và cũng không tăng thêm trong quátrình sử dụng không chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian sử dụng đất
mà còn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai Vì vậy, cần phải thựchiện nghiêm nghặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả kếthợp bảo vệ tài nguyên đất và môi trường [3]
2.3 Tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Kỳ Anh 2.3.1 Cơ sở để thực hiện công tác dồn điền đổi thửa.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành trung ương khóa IX
về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ2001- 2010
- Căn cứ vào luật đất đai năm 1993, sửa đổi và bổ sung một số điềuLuật đất đai năm 1998 và năm 2001
- Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 09 năm 1993 của Chính phủ vềviệc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài vàomục đích sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân
- Quyết định số 68/2002/QĐ- TTg ngày 04 tháng 06 năm 2002 của Thủtướng Chính phủ về chương trình hành động thực hiện nghị quyết Trung ương
V (khóa IX)
Trang 12- Luật đất đai 2003 ngày 10 tháng 12 năm 2003
- Các quyết định, nghị quyết, chỉ thị, công văn, hướng dẫn của Tỉnh ủy,
Ủy ban nhân dân các địa phương về công tác dồn điền đổi thửa
2.3.2 Tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa (giai đoạn I) ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Hầu hết diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được giao ổnđịnh lâu dài theo Nghị định 64/CP, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtnông nghiệp cơ sở hạ tầng trong nông thôn và trên đồng ruộng cũng đangđược đầu tư nhưng ruộng đất được giao cho nhân dân sử dụng ổn định có tínhchất manh mún gây khó khăn trong sản xuất Do đó, chủ trương dồn điền đổithửa là rất cần thiết Cùng với nghị quyết số 01 ngày 20/7/2001 của Tỉnh Uỷ,Ban chấp hành Huyện ủy Kỳ Anh đã có nghị quyết số 04 NQ/HU ngày20/7/2001 về cuộc vận động chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp Sau 2 nămthực hiện, đến tháng 10/2004 toàn huyện với 33/33 xã, thị trấn đã hoàn thànhcông tác chuyển đổi
Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu trước và sau DĐĐT của huyện Kỳ Anh
So sánh Tăng Giảm
3 Bình quân số thửa/hộ Thửa/hộ 9,6 5,3 4,3
4 Bình quân diện tích/thửa m2 270,4 463,0 192.,6
Qua bảng số liệu cho thấy, sau khi thực hiện DĐĐT trong toàn huyện
đã giảm được 146.632 thửa, bình quân số thửa/hộ giảm từ 9,6 thửa/hộ xuống
Trang 13còn 5,3 thửa/hộ; Bình quân diện tích/thửa sau DĐĐT là 463 m2 tăng 192,6 m2
so với trước, với thửa có diện tích lớn nhất là 9.944 m2
Tổng số hộ sau chuyển đổi là 35.557 hộ so với trước chuyển đổi tăng
765 hộ nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tách hộ sau khi thành lập gia đìnhriêng và một số đất tự khai hoang phục hóa của các hộ nay kê khai để xin cấpgiấy CNQSD đất
Tổng diện tích đất nông nghiệp sau chuyển đổi là 8.735,73 ha giảm332,48 ha đất trồng lúa do chuyển đổi cơ cấu sang nuôi trồng thuỷ sản, đấtdành cho khu công nghiệp Cảng biển Vũng Áng, đất xây dựng hệ thống giaothông thuỷ lợi nội đồng
Những kết quả đạt được từ công việc chuyển đổi đã tạo điều kiện thuậnlợi cho nông dân trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, chủ độngmạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng máy móc trong sảnxuất giúp giảm chi phí trong sản xuất, tiết kiệm được cường độ lao động,thời gian tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai
Thông qua việc chuyển đổi tạo điều kiện quy hoạch sử dụng đất hợp lý
và nâng cao việc quản lý đất đai Bên cạnh đó, là việc đưa cơ giới vào phục
vụ sản xuất đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệpnông thôn
2.3.3 Tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa ở xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Xã Kỳ Giang có diện tích tự nhiên là 1719,83 ha, trong đó có 551,32hadiện tích đất sản xuất nông nghiệp Sau 7 năm thực hiện nghị định 64/CP củaChính phủ về việc sử dụng đất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cựchơn trước, việc sản xuất đã mang lại hiệu quả cho nông dân
Tuy nhiên, việc thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP ở xã Kỳ Giangcòn bộc lộ một số hạn chế như ruộng đất chia cho nông hộ còn manh mún,nhỏ lẽ gây khó khăn cho việc sản xuất như đưa máy móc vào sản xuất, hệthống tưới tiêu không thuận tiện , khó khăn cho việc quản lý và nhiều hạnchế khác cần có biện pháp khắc phục
Trang 14Ngày 12/6/2001 Tỉnh ủy có Nghị quyết số 01 ngày 20/7/2001, Huyện
ủy có nghị quyết số 04, UBND huyện Kỳ Anh đã có đề án chuyển đổi ruộngđất nông nghiệp Sau 2 năm thực hiện (2003 + 2004) thực hiện cuộc vận độngchuyển đổi ruộng đất nông nghiệp ở xã Kỳ Giang đã thu được kết quả tốt Bảng 2.2: So sánh một số chỉ tiêu trước và sau dồn điền đổi thửa
Qua bảng cho thấy, sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa cho 12/12 thôncủa xã đã giảm được thửa, bình quân thửa trên hộ giảm 11,3 thửa/hộ xuôngcòn 4,5 thửa/hộ Bình quân diện tích/thửa tăng so với trước dồn điền đổi thửa
là 328 m2 Diện tích các thửa đất tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sảnxuất cho người dân như việc cơ giới hoá, hệ thống giao thông và kêng mươngnội đồng thuận tiện hơn
Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, việc thực hiện dồn điền đổithửa giai đoạn 1 của xã vẫn tồn tại một số khuyết điểm như: Một số thôn chiađất trên 5 vòng chia dẫn đến ruộng đất vẫn còn manh mún, sau chuyển đổi số
hộ có 5 thửa còn quá nhiều chiếm 34,97% (500 hộ), số thửa có diện tích dưới
500 m2 là 1903 thửa trên tổng số là 6321 thửa (chiếm 30%), việc thực hiện
Trang 15làm giao thông thuỷ lợi nội đồng trên toàn xã chưa đồng bộ nên công tác tướitiêu còn gặp nhiều khó khăn
Tóm lại, sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa hiệu quả sử dụng đất của
xã tăng lên rõ rệt, đất đai được sử dụng đúng mục đích và mang lạ hiệu quảcao Tuy nhiên sau dồn điền đổi thửa nhiều thửa đất bị lấy đi phần đất mặtmàu mỡ nên tốn nhiều công sức và chi phí để cải tạo, vì vậy cần có chủtrương cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để tạo điều kiện cho người dânđầu tư thâm canh cải tạo ruộng đất là cho hiệu quả sử dụng đất ngày càng caolên Mặt khác, xã phải có chủ trương, kế hoạch lâu dài để giúp đỡ và nôngdân xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương nội đồng, đặcbiệt là phải chủ động nguồn nước tưới để tăng số vụ trên năm nhằm nângcao hiệu quả sử dụng đất tăng năng suất cây trồng góp phần cải thiện bộ mặtnông thôn
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 16- Đất sản xuất nông nghiệp của xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh HàTĩnh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành vào ngày 06/01/2010 đếnngày 09/05/2010
- Phạm vi không gian: Quá trình nghiên cứu được thực hiện trong phạm
vi địa giới hành chính của xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Các phương pháp thu thập số liệu
- Thu thâp số liệu sơ cấp: Thu thập các tài liệu có liên quan đến điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, và các tàiliệu có liên quan đến đề tài Các tài liệu này được thu thập tại Phòng Tàinguyên và Môi Trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND
3.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Trang 17- Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô đã thu thậpđược để thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyênnhân của nó Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện
3.4.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thông qua đánh giá các tiêu chí
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất
và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ SD đất đai: là tỷ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai và diệntích đất chưa chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai
Tổng diện tích đất đai -Tổng diện tích đất chưa sử dụng
* Tỷ lệ SDĐ (%) =
Tổng diện tích đất đai
Diện tích các loại đất
* Tỷ lệ SD loại đất (%) =
Tổng diện tích đất đai
Nguồn: [3]
* Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm)
- Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằngtiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụngtrong quá trình sản xuất
Trang 18- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phítrung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sảnxuất đó: VA=GO - IC
- Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC):GO/IC; VA/IC
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/ LĐ;VA/LĐ
* Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu:
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người
- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm
- Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn
- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân
* Đánh giá hiệu quả về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu:
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + Diện tích đất cây lâu năm
Độ che phủ (%) =
Tổng diện tích đất đai
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm
Hệ số SDĐ (lần) =
Diện tích cây hàng năm (đất canh tác)
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Kỳ Giang
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 194.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình địa mạo.
* Vị trí địa lý
Kỳ Giang là một xã miền núi nằm ở phía bắc thị trân Kỳ Anh, cách trungtâm huyện 14 km, cách trung tâm thị xã Hà Tĩnh
Phía Bắc giáp với xã Kỳ Phú và Kỳ Xuân
Phía Nam giáp với xã Kỳ Trung
Phía Đông Giáp với xã Kỳ Đồng
Phía Tây giáp với Kỳ Tiến
* Địa hình địa mạo
Địa hình của xã vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng, dạng địa hình kéodài và thấp dần từ Nam - Bắc, nghiêng từ hướng Đông Bắc sang Tây Nam.Với ưu thế về địa hình, vị trí địa lý nên xã có điều kiện phát triển nền nôngnghiệp, lâm nghiệp đa dạng và bền vững
4.1.1.2 Thời tiết khí hậu
Xã Kỳ Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trungbình hàng năm của xã khoảng 250C, tháng cao nhất 340C, thấp nhất là tháng
12 với 150C, độ ẩm không khí thường trên 70% Các mùa được phân bố cụthể như sau:
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 với lượng mưatrung bình năm trên 2000ml, vào mùa này thường có gió mùa Đông Bắc vàgió bão kèm theo mưa lớn, đây cũng là mùa ngập lụt
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, là mùa nắng gắt có gió TâyNam nóng và khô, lượng nước bốc hơi lớn, đặc biệt là từ tháng 6 đến tháng 8lượng mưa rất ít chỉ đạt từ 8 - 12% tổng lượng mưa cả năm
Về mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên thời tiết khô nóng,lượng nước bốc hơi lớn gây nên tình trạng thiếu nước trong sản xuất và sinhhoạt vẫn diễn ra phổ biến mặc dù đã có các tuyến kênh và hồ đập
Trong những năm gân đây do diễn biến thất thường của thời tiết đã gâynên hiện tượng các bệnh xuất hiện trên các loại cây trồng và vật nuôi thường
Trang 20xẩy ra như bệnh héo rũ ở cây lạc, bệnh đạo ôn và khô vằn trên cây lúa, cúmgia cầm lan rộng đã gây tổn thất cho người dân.
4.1.1.3 Thuỷ văn, tài nguyên nước
Xã có nguồn nước mặt khá dồi dào về số lượng và chất lượng nướccũng tốt Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu dùng bằng giếng khơi, nước phục vụcho sản xuất chủ yếu lấy từ kênh Sông Rác và từ các đập (đập Mạc Khê, đậpTân Phong trên, đập Tân Phong dưới) trữ lượng nước khá lớn nên đã tạo điềukiện thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất Có thể nói xã Kỳ Giang cơ bản đãchủ động nguồn nước tưới tiêu trên các chân ruộng
Nguồn nước ngầm của xã cũng khá phong phú về số lượng, chất lượngnước cũng tương đối tốt Mực nước ngầm thay đổi phụ thuộc vào địa hình vàlượng mưa trong năm Trung bình độ sâu từ 2m đến 4m Đây cũng là nguồnnước chính phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong xã
- Đất Feralit nâu vàng chiếm khoảng 10% diện tích, được phân bố vềphía Tây của xã Đất có câu tạo khô, nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng nênkhả năng giữa nước và phân kém cần có kế hoạch cải tạo đất
- Đất xám bạc màu chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên Là loạiđất xấu phân bổ ở phía Nam của xã, đây cũng là loại đất cần được cải tạo
Trang 21- Các loại đất khác như đất phù sa cổ, đất bãi bồi chiếm khoảng 60%diện tích đất tự nhiên, được phân bố rải rác khắp trong toàn xã Là loại đất cótầng đất dày, chất dinh dưỡng khá nên được sử dụng để trồng Lúa, rau màu
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số - lao động
*.Dân số
Tổng dân số năm 2009 của xã Kỳ Giang có 5.679 người với 1.552 hộ giađình sinh sống trong 12 thôn (Tân Lập, Tân Thành, Tân Phong, Tân Diệu,Tân Pha, Tân Giang, Tân Đông, Tân Khê, Tân Đình, Tân Thắng, Tân Hòa).Mật độ dân số của xã hiện nay là 330,6 người/ km2 và phân bố tương đối đều
ở các thôn Trong những năm qua xã đã thực hiện tốt công tác dân số - kếhoạch hoá gia đình, tốc độ gia tăng dân số hiện nay là 1,04% [17]
Trang 22*.Lao động
Tính đến năm 2009, xã Kỳ Giang có 2.835 người trong độ tuổi lao độngchiếm 49,9 % tổng dân số của toàn xã Cơ cấu kinh tế của xã đã ảnh hưởngtrực tiếp đến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế Năm 2005 số lao độngtrong lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần 95% số lao động đang làm việc trongcác ngành kinh tế, thì đến năm 2009 số lao động của ngành nông nghiệp chỉcòn 71,8 % [17]
4.1.2.2 Thu nhập và mức sống
Theo báo cáo của UBND xã thì thu ngân sách trên địa bàn xã năm 2008
là 1.873.384.185 đồng đạt 94% KH năm, 11 tháng năm 2009 là 2.349.502.000đồng đạt 89% KH năm
Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quânnăm 2008 là 6,5 triệu đồng, năm 2009 là 7,6 triệu đồng, năm 2010 ước đạt8,55 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 là 18,9% giảm 13,1%
và tuyến đường Phong Khang dài 3km rộng 7m hiện là đường đất
Các tuyến đường chính (đường liên thôn) của xã gồm 11 tuyến có tổngchiều dài là 12,5km thì hiện nay đã bê tông hoá và nhựa hoá được 9,5km tạođiều kiện thuận lợi cho việc giao thông trong cũng như ngoài xã
*.Hệ thống thuỷ lợi
Hiện xã có hệ thống thuỷ lợi khá đầy đủ để phục vụ cho việc sản xuấtnông nghiệp có sự kết hợp hài hoà giữa thuỷ lợi cấp huyện và thuỷ lợi nộiđồng Toàn xã có 136,97 ha đất thuỷ lợi, với hệ thống kênh mương nội đồng
có tổng chiều dài là 55,56km, trong đó có 30,76km đã được bê tông hoá, các
Trang 23tuyến mương còn lại hàng năm được nạo vét tu sửa để phục vụ cho việc tướitiêu trong sản xuất.
*.Mạng lưới điện
Hiện nay xã có 4 trạm biến áp với tổng công suất 630KVA, có 5,1kmđường dây cao thế và 29,22km đường dây hạ thế.Hệ thống mạng lưới điệnquốc gia đã đi đến 12/12 thôn trong xã với 100% số hộ có điện phục vụ sinhhoạt và dùng để sản xuất như máy xay xát, may bơm
Tuy nhiên, do xây dựng đã lâu, vốn chủ yếu do nhân dân tự đóng góp
và một số tập thể ở trong xã nên việc xây dựng không đồng bộ Hiện nayđường dây xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến hao hụt điện năng, xảy ra sự cốmất điện làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của bà con trong toàn xã
4.1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%, thu nhập bình quân đầu ngườiđạt 7,6 triệu/người/năm Cơ cấu kinh tế đang có hướng chuyển dịch tích cực:Nông - Lâm - Ngư chiếm 59%, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xâydựng chiếm 19% , Thương mại dịch vụ chiếm 22% đã có tác động tốt tới đờisống nhân dân
* Nông nghiệp
- Trồng trọt: Những năm gân đây nhờ chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từngbước áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã là cho năng suất và sảnlượng cây trồng tăng lên, đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm và từngbước nâng cao, cải thiện đời sống nhân dân
Bảng 4.1: Bình quân diện tích và năng suất một số cây trồng ngắn
ngày chủ yếu xã Kỳ Giang
TT Loại cây
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
1 Cây lúa 451,50 45,6 452,50 52,02 447 51,07
3 Khoai lang 30,50 44,62 32 49,32 40 51,83
Trang 24Nguồn : [14]
- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của xã hiện đang chủ yếu là phát triểntrong các hộ gia đình với quy mô nhỏ lẽ nhằm tận dụng các phụ phẩm nôngnghiệp và lao động nhàn rỗi và tự túc sức kéo, thực phẩm, phân bón cho sảnxuất Con vật nuôi chủ yếu của xã là trâu, bò, lợn, gia cầm
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất chăn nuôi xã Kỳ Giang
(con)
Năm 2008 (con)
Năm 2009 (con)
Nguồn: [17]
* Tiểu thủ công nghiệp và thương mại
Các hoạt động của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thươngmại dịch vụ hoạt động sôi nổi hơn trước, đa dạng các mặt hàng ngày càngtăng lên phục vụ đầy đủ cho sản xuất, xây dụng và mua sắm hàng ngày củangười dân Theo số liệu điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đến1/10/2009 số hộ có tham gia vào các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, thương mại và dịch vụ là 181 hộ, tăng 26% so với năm 2008 Tổnggiá trị ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là 7.531,2 triệu đồng, ngànhthương mại dich vụ là 9.147,3 triệu đồng theo thống kê năm 2009
Trên địa bàn xã hiện có nhà máy gạch Tuynel hàng năm cung cấp mộtlượng lớn gạch gói ra thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho một bộphân lao động trong cũng như ngoài xã, tăng thêm nguồn thu nhập cho ngườidân
4.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Kỳ Giang
* Thuân lợi
- Phần lớn diện tích đất trồng cây hàng năm của xã có độ phì khá Đấtđai được hình thành trên đá Feralit đỏ vàng rất tốt để các loại cây sinh trưởngphát triển
Trang 25- Khí hậu phân bố theo mùa tạo điều kiện cho việc bố trí cây trồng theomùa vụ
- Tài nguyên nước khá dồi dào và rất chủ động đáp ứng nhu cầu tướicho phần lớn diện tích đất canh tác của xã Thuỷ văn của xã khá đa dạng (các
hồ, đập) tạo điều kiện thuận trong việc điều hoà nguồn nước trong canh tácmùa vụ
- Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, điều này cho thấy khảnăng tận dụng hết tài nguyên đất để đưa vào trồng rừng phát triển mô hìnhkinh tế trng trại của xã là rất tốt
- Nguồn lao động dồi dào, là những người dân có tập quán canh tác lâuđời, kinh nghiệm sản xuất phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển sản xuất nông nghiệp của xã
- Hệ thống giao thông khá phát triển là điều kiện thuận lợi cho việc sảnxuất, giao lưu trao đổi vật tư, sản phẩm nông nghiệp Đặc biệt, xã có tuyếnđường quốc lộ 1A và tuyến đường liên xã Phong Khang chay qua là một lợithế lớn cho việc phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế với
cả huyện
- Hệ thống kênh mương thuỷ lợi thường xuyên được tu bổ, nâng cấp đãgóp phần quan trọng trong việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và đa dạnghoá ngành trồng trọt ở phần lớn diện tích của xã
*.Khó khăn.
- Xã nằm trong vùng khí hậu miền Trung nên thường xẩy ra các thiêntai như bão lụt, hạn hạn gây ra hiện tượng ngập nước về mùa mưa và thiếunước vào mùa khô làm ảnh hưởng tới việc sản xuất nông nghiệp
- Đất đai ít đa dạng nên không có khả năng đa dạng hoá cây trồng trongsản xuất nông nghiệp
- Xã là địa bàn độc canh cây lúa, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vàdịch vụ chưa phát triển mạnh do đó tình trạng phát triển kinh tế xã hội củađịa phương còn nhiều hạn chế
Trang 26- Người dân chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất mà chủ yếu là do thiếu vốnđầu tư nên ngành nghề sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát nên hiệu quả sảnxuât không cao
- Trong sản xuất ngành chăn nuôi, dịch bệnh trong những năm qua còndiễn ra phức tạp đã hạn chế đáng kể việc đầu tư giống vật nuôi
- Việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ đã bị hạn chế dothiếu vốn đầu tư, trong khi giá cả vật tư nông nghiệp cao đã làm giảm thunhập của người nông dân
- Người dân còn hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỷ thuật, thiếuthông tin về thị trường
Trang 274.2 Hiện trạng sử dụng đất trước và sau DĐĐT của xã Kỳ Giang
Bảng 4.1:Hiện trạng sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa
TT
Loại đất
Trước DĐĐT Sau DĐĐT Diện
tích(ha)
Tỷ lệ
%
Diện tích(ha)
Tỷ lệ
% Tổng diện tích đất tự
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 555,16 32,35 551,34 32,131.1.1 Đất trồng cây hàng năm 490,66 28,59 486,97 28,381.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa 445,13 25,94 438,07 25,531.1.1.2 Đất trồng cây HNK 45,53 2,65 48,90 2,85
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 64,50 3,76 64,35 3,75
1.2 Đất lâm nghiệp 190,20 11,08 400,11 23,321.2.1 Đất rừng phòng hộ 169,40 1,21 172,50 10,061.2.2 Đất rừng sản xuất 20,80 9,87 227,61 13,26
2 Đất phi nông nghiệp 525.05 30.60 532,20 31,01
2.1 Đất ở nông thôn 53,17 3,10 56,08 3,26
2.2 Đất chuyên dùng 117,41 6,84 199,61 11,632.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 0,65 0,04 2,17 0,13
2.2.2 Đất sản xuất kinh doanh 4,32 0,25 4,32 0,25
2.2.3 Đất có mục đích CC 112,44 6,55 193,12 11,252.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 46,08 2,69 46,08 2,69
2.4 Đất sông suối mặt nước 308,39 17,97 230,43 13,43
- Sau DĐĐT diện tích đất nông nghiệp là 951,45ha tăng lên 206,09ha
so với trước Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp giảm 3,82 ha, diện tích nàychủ yếu được chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác đối với diện tích đấtsản xuất lúa kém năng suất và được sử dụng vào việc mở rộng nâng cấp hệthống kênh mương, giao thông nội đồng nhằm phục vụ tốt cho việc sản xuấtcủa người dân
Trang 28Đất lâm nghiệp tăng 209,91 ha, cụ thể diện tích đất rừng sản xuất trướcDĐĐT chỉ có 20,08ha nhưng sau DĐĐT tăng lên 227,61ha và đất rừng phòng
hộ cũng tăng thêm 3,1ha so với trước
- Diện tích đất phi nông nghiệp của xã chiếm trên 30% diện tích tựnhiên và có xu hướng tăng lên trong thời gian qua (chủ yếu là đất ở, đất sảnxuất kinh doanh phi nông nghiệp) Trong đó diện tích đất ở chiếm 10,13%diện tích đất phi nông nghiệp là khá hợp lý Đất chuyên dùng chiếm diện tíchđáng kể, lớn nhất là diện tích đất có mục đích công cộng Diện tích đất sôngsuối mặt nước chuyên dùng của xã có diện tích khá lớn 308,39 ha chiếm17,97% diện tích đất tự nhiên nhưng chủ yếu là hệ thống kênh và đập dùng đểchứa nước phục vụ cho sản xuất Có thể nói xã Kỳ Giang cơ bản đã chủ độngnguồn nước tưới tiêu trên các chân ruộng
- Quỹ đất chưa sử dụng của xã trước DĐĐT là 445,47ha chiếm 25,96%tổng diện tích tự nhiên, sau DĐĐT giảm xuống còn 232,23ha Điều này chothấy việc sử dụng của xã ngày càng có hiệu quả, tận dụng quỹ đất đồi núichưa sử dụng vào việc trồng rừng đã làm tăng độ che phủ, chống xói mòn đất
và giữ mực nước ngầm Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm lâmnghiệp hàng hóa, làm đa dạng hóa nền kinh tế của xã tạo việc làm góp phầngiải quyết việc làm và tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân Trongthời gian tới nhu cầu sử dụng đất để phục vụ phát triển ngành dịch vụ, côngnghiệp-tiểu thủ công nghiệp thì quỹ đất đồng bằng chưa sử dụng là nguồncung ứng hợp lý và đảm bảo cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp ít bị ảnhhưởng
* Cơ cấu sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa của xã
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu sử dụng đât Biểu đồ 4.2: Cơ cấu sử dụng đâttrước DĐĐT sau DĐĐT
Trang 29Là xã thuần nông Trên 80% dân số sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Xã Kỳ Giang được xem là “vựa” lúa lớn trong toàn huyện, là xã cung cấplượng lúa lớn nhất huyện do vậy sản xuất nông nghiệp của xã vừa chiếm một
vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã, vừa có vai trò góp phân đảm bảo
an ninh lương thực cho toàn huyện
Trong cơ cấu sử dụng đất của xã thì đất nông nghiệp chiếm tỷ trọnglớn nhất và có tăng 12,01% so với trước DĐĐT Diện tích đất nông nghiệp có
xu hướng tăng là do chuyển mục đích từ đất trồng cây hàng năm, đất chưa sửdụng sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm Diện tích đất phi nôngnghiệp sau DĐĐT chiếm trên 31,01% Diện tích đất chưa sử dụng chiếm13,53%, giảm 12,43% so với trước DĐĐT Mặc dầu trong những năm vừaqua xã đã chú trọng đến việc khai thác và sử dụng diện tích đất chưa sử dụngnhưng diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao, đây là điều kiện thuậnlợi để xã có thể mở rộng diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp trong thờigian tới
- Từ kết quả điều tra và tính toán số liệu chúng tôi nhận thấy: Tổngdiện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp năm 2007 là 1.483,65 ha,diện tích đất chưa sử dụng chiếm diện tích tương đối với 232,23 ha Như vậy,
tỷ lệ sử dụng đất trên địa bàn xã đạt ở mức khá cao 86,47%
Trang 30Nhìn chung, đất đai đã được khai thác khá triệt để Diện tích đất chưa
sử dụng chủ yếu là những vùng đất đồi núi kém màu mỡ hoặc khó khăn trongviệc đi lại Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất, xã cần tăng cường sự đầu tư
cơ sở hạ tầng, đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vàosản xuất để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất
Bảng 4.2 : Biến động diện tích đất nông nghiệp trước DĐĐT so với sau
So với Trước DĐĐT Trước
DĐĐT (ha)
Tăng(+)Giảm(-)
Trang 31Sau DĐĐT, diện tích đất lâm nghiệp tăng lên khá nhiều Trong đó, diệntích đất rừng sản xuất tăng 206,81ha, chủ yếu được chuyển từ đất đồi núichưa sử dụng, do trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chương trình
Đa dạng hóa nông nghiệp theo các dự án 327, dự án 661 và các dự án lâmnghiệp khác, đã góp phần giải quyết việc làm và tăng nguồn thu nhập chonhân dân
- Về tỷ trọng đất nông nghiệp: so với trước DĐĐT, tỷ trọng đất nôngnghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên ở xã sau DĐĐT đạt cao hơn (khoảng12,01%) cho thấy sản xuất nông nghiệp ở xã này đóng vai trò đáng kể trongthu nhập của người dân, trong khi đó thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộgia đình lại thấp hơn so với các hoạt động sản xuất khác Đây là vấn đề đặt racho chính quyền xã và đòi hỏi có sự quan tâm đầu tư để nâng cao thu nhậpcho người dân nhất là cho các hộ sản xuất nông nghiệp
Biểu đồ 4.3: So sánh tỷ trọng đất nông nghiệp trước và sau DĐĐT
so với đất tự nhiên
Trang 32- Ruộng đất trước DĐĐT rất manh mún thể hiện rõ nết ở quy mô diệntích đất trên thửa, bình quân diện tích trên thửa là 272,6 m2/thửa và số thửabình quân trên hộ ở mức tương đối cao 13,6 thửa/hộ
- Sau DĐĐT tình trạng phân tán, manh mún ruộng đất trên toàn xã đã
cơ bản được khắc phục Quy mô diện tích nâng lên, bình quân đạt 661,6
m2/thửa (tăng 389m2 so với trước DĐĐT), số thửa trên hộ giảm xuống còn 4,4thửa/hộ (giảm 9,2 thửa/hộ so với trước DĐĐT) đã góp phần nâng hệ số sửdụng đất sau DĐĐT tăng 0,19 lần
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được phân bố đồng đều trong toàn
xã Địa hình khá bằng phẳng, nguồn nước tưới dồi dào chủ động, sau khi thựchiện công tác dồn điền đổi thửa diện tích các thửa đất được mở rộng, hệ thốngkênh mương, giao thông nội đồng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi chongười dân yên tâm sản xuất Người dân đã mạnh dạn đầu tư thâm canh và đưacác loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất Việc áp dụng khoa học kỷthuật vào sản xuất như hệ thống máy cày, máy bừa và máy gặt đã giảm bớt
Trang 33công lao động thủ công trong mùa vụ cho người dân, bên cạnh đó là làm đất
có kỷ thuật kịp thời vụ tăng năng suất cây trồng góp phần tăng thu nhập chongười dân
4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa.
4.3.1 Hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế.
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất được biểu hiện trên một đơn vịdiện tích trong một khoảng thời gian nhất định với một khối lượng sản phẩmtạo ra xác định [2]
Hiệu quả của việc sử dụng đất phản ánh hiệu quả của đầu tư canh táctrên vùng đất đó Muốn đạt hiệu quả cao trong việc sản xuất nông nghiệpngoài sự tác động của điều kiện tự nhiên đòi hỏi cần có sự đầu tư và đúng quytrình kỷ thuật sản xuất Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của xã, chúng tôitập trung điều tra đánh mức độ đầu tư (chi phí sản xuất) và hiệu quả của việcđầu tư đó mang lại trên một ha đất canh tác của nông hộ
4.3.1.1 Mức đầu tư sản xuất, diện tích và năng suất của các loại cây trồng chính của xã.
4.3.1.1.1 Mức đầu tư (chi phí sản xuất) của hộ nông dân cho các loại cây trồng chính của xã.
Trong các hoạt động kinh tế, nguồn vốn đầu tư đóng vai trò rất quantrọng Nó là điều kiện tất yếu để các nhà đầu tư hoạch định các chương trình
kế hoạch của mình Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng vậy, nguồn vốn đầu
tư có ý nghĩa rất to lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nângcao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất
Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tínhhiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rấtlớn đến việc thay đổi thành phần, tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên
và sinh thái của cả vùng Mức độ đầu tư của các hộ gia đình cho từng loạihình sử dụng đất trước và sau DĐĐT là khác nhau vì sản xuất nông nghiệp