2 Đất phi nông nghiệp 55.05 30.60 53,0 31,
4.3.1.2.1 Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính của xã.
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Giá trị sản xuất của các loại cây trồng chính trước và sau DĐĐT được thể hiện tại bảng 4.7 và 4.8
Biểu đồ 4.9: Giá trị sản xuất của LUT trồng lúa trước và sau DĐĐT
Đơn vị: Triệu đồng
Qua biểu đồ cho thấy: Giá trị sản xuất lúa giữa các nhóm hộ có sự lệch không đáng kể nhưng có sự chênh lệch lớn so với trước và sau DĐĐT. Cụ thể bình quân giá tri sản xuất của các nhóm hộ trước DĐĐT chỉ đạt 9,32 triệu đồng/ha nhưng sau DĐĐT đạt 19,25 triệu đồng/ha, tăng thêm 9,93 triệu đồng/ha so với trước. nguyên nhân:
- Lúa là cây trồng chủ đạo của xã nên được người dân chú trọng đầu tư, là cây trồng lâu năm nên ngươi dân có nhiều kinh nghiêm trong sản xuất.
- Sau DĐĐT giống lúa địa phương đã được thay thế bởi nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt nên bán được giá cao hơn so với trước
- Hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng sau DĐĐT khá hoàn chỉnh hơn trước tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lúa.
Biểu đồ 4.10: Giá trị sản xuất của LUT trồng lạc trước và sau DĐĐT
Đơn vị: Triệu đồng
Giá trị sản xuất từ LUT trồng lạc được thể hiện ở bảng 4.8. Từ số liệu biểu đồ cho thấy, giá trị sản xuất lạc sau DĐĐT của các nhóm hộ đều tăng lên so với trước. Cụ thể là giá trị sản xuất mang lại từ lạc sau DĐĐT bình quân đạt 25,33 triệu đông, tăng thêm 13,61 triệu đồng/ha so với trước DĐĐT.
Giá trị sản xuất bình quân trước DĐĐT của LUT trồng khoai chỉ đạt 6,75 triệu đồng/ha, sắn là 4,80 triệu đồng/ha nhưng sau DĐĐT tăng lên 10,00 triệu đồng/ha là giá trị thu nhập của LUT trồng khoai và 8,40 triệu đồng/ha từ LUT trồng sắn.
Qua bảng giá trị sản xuất của các loại cây trồng cho thấy: Nhìn chung, giá trị sản xuất từ các loại cây giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch không đáng kể, nhóm hộ giàu luôn có giá trị thu nhập cao nhất, tiếp đến là nhóm hộ trung bình và thấp nhất là nhóm hộ nghèo. Nguyên nhân: Mức đầu tư sản xuất giữa các nhóm hộ là tương đương nhau nên năng suất và chất lượng nông sản thu được cũng gần ngang nhau. Tuy nhiên, nhóm hộ khá-giàu có chủ động hơn trong nguồn vốn đầu tư nên đã bán được sản phẩm ở thời điểm giá cao, còn
nhóm hộ trung bình và nghèo sau khi thu hoạch thường bán nông sản để thanh toán chi phí đầu tư nên thường bị ép giá (giá thấp).
Nếu so sánh giữa các nhóm cây trồng ngắn ngày được trồng trong xã thì cây lạc cho giá trị sản xuất cao nhất, sau đó đến cây lúa và sau cùng là cây sắn, cây khoai lang. Đây là hướng sử dụng đất hợp lý và triển vọng vì trên lĩnh vực kinh tế cây trồng thì cây lạc và cây lúa có giá trị cao nhất đã mang lại thu nhập chính cho người dân. Mặt khác, trên phương diện sử dụng đất kết hợp bảo vệ độ phì đất thì việc trồng cây lạc và cây lúa nước có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất tốt hơn các lạo cây trồng khác.
So sánh giá trị sản xuất cây trồng trước và sau DĐĐT cho thấy có sư tăng lên rõ rệt như cây lạc giá trị sản xuất bình quân đạt 25,33 triệu đồng/ha gấp 2,16 lần so với trước DĐĐT, giá trị sản xuất cây lúa trước DĐĐT chỉ đạt 9,32 triệu đồng/ha còn hiện tại là 19,25 triệu đồng/ha gấp 2,06 lần. Sở dĩ giá trị sản xuất lạc và lúa cao như vậy là do: Cây lạc và cây lúa khá phù hợp với điều kiện của địa phương nên cho sản lượng khá cao. Bên cạnh đó đây là loại nông sản mà thị trường dễ tiêu thụ, dễ trồng và chăm sóc mang lại hiệu quả kinh tế.
Ngoài vai trò cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi góp phần thêm nguồn thu nhập của các nông hộ với việc trồng xen lạc-sắn giúp cải tạo đất, luân canh lạc-khoai sẽ giảm mầm sâu bệnh hại giảm diện tích đất bỏ hoang giữa các thời vụ thì giá trị sản xuất của khoai lang và sắn mang lại cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Điều này cho thấy việc sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng có hiệu quả. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặc khác được sự quan tâm chỉ đạo khá tận tình của chính quyền địa phương thúc đẩy khả năng sản xuất của địa phương.
Nhìn chung, trong các loại hình sử dụng đất thì loại hình trồng lúa luôn được người dân chú trong nhất nhưng thu nhập từ sản xuất lúa mang lại không cao cho các nông hộ vì mức đầu tư cao hơn lạc, khoai và sắn mà giá bán chỉ ở mức trung bình. Trong những năm gần đây nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế có hiệu quả kinh tế cao hơn đã gây áp lực đối với diện tích
đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền nhằm duy trì và đảm bảo cho loại hình sử dụng đất trồng lúa phát triển ổn định. Khi đưa các loại giống mới vào sản xuất cần hướng dẫn cho người dân kỷ thuật trong gieo trồng và chăm sóc tránh hiện tượng lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan như ngày nay.
Trong những năm qua cho thấy: Hiệu quả kinh tế từ cây lạc mang lại khá cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả của việc trồng lạc phụ thuộc rất nhiều đên điều kiện khí hậu và giống : Trước DĐĐT giống lạc địa phương chống chịu tốt nhưng năng suất không cao, sau khi đưa vào thay thế các giống lạc mới cho năng suất cao nhưng khả năng chống chịu không cao và sự hạn chế hiểu biết khoa học kỷ thuật của người dân nên làm giảm hiệu quả của cây lạc.