Xuất hướng sản xuất trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 59)

2 Đất phi nông nghiệp 55.05 30.60 53,0 31,

4.4.2.xuất hướng sản xuất trong thời gian tới.

Sản xuất nông nghiệp luôn chịu sự chi phối và ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Mỗi loại cây khác nhau sẽ chịu sự chi phối của các yếu tố đó khác nhau. Do vậy việc lựa chọn và bố trí các loại cây trồng phù hợp sẽ hạn chế được các yếu tố bất lợi và phát huy các yếu tố thuận lợi giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt mang lại năng suất và sản lượng cao, giảm thiểu chi phí nâng cao thu nhập của người dân.

Xuất phát từ tiềm năng sản xuất nông nghiệp của xã, nhu cầu sử dụng lương thực và chiến lược phát triển KT - XH của xã Kỳ Giang cũng như của huyện. Định hướng chung cho phát triến sản xuất nông nghiệp của xã đến 2015 là đảm bảo ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích

đất sản xuất cây hoa màu từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỷ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp 1 ở địa phương, phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại

Để thực hiện định hướng trên với những điều kiện thuận lợi mà công tác DĐĐT đưa lại, trước tiên xã cần bố trí quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng đảm bảo có năng suất cao và chất lượng tốt, ổn định. Ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và đi lại trong sản xuất. Tích cực khuyến khích và hướng dẫn người dân trong việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, lựa chọn các loại giống mới phù hợp với điều kiện của xã và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Kỳ Giang, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp đem lại và trình độ thâm canh của người dân địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất như sau:

- Duy trì diện tích đất sản xuất lúa hai vụ với các giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai trong vùng như: Giống lúa Khang Dân 18, IR35366, HT1 ở các diện tích đất chủ động tưới tiêu.

- Tiếp tục duy trì diện tích đất gieo trồng giống lạc cao sản L14, L23 hiện có đồng thời chuyển phần đất sản xuất lúa ở những nơi có địa hình cao bị thiếu nước sang trồng lạc. Xây dựng các mô hình xen canh như: lạc - ngô, lạc - đậu các loại, lạc - khoai, lạc - sắn…. tuy nhiên cần chú ý đầu tư phân bón và các biện pháp cải tạo đất nhất là đối với loại hình xen canh với cây sắn.

- Mở rộng diện tích đất trồng khoai, rau các loại và phát triển hình thức luân canh giữa cây lúa và cây khoai, đồng thời cần đầu tư phân bón và các biện pháp cái tạo đất

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp theo những chủ trương của chính quyền địa phương bằng các loại cây trồng mà địa phương đã định. Những hộ gia đình có điều kiện nên mạnh dạn đầu tư sản xuất để nâng cao thu nhập từ kinh tế vườn.

Theo xu hướng có tính quy luật của sự phát triển, việc phân công lao động xã hội ngày càng cao thì sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp từng bước chuyển sang nền sản xuất hàng hóa. Vì vậy việc phát triển sản xuât và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tới muốn đạt được hiệu quả cao thì rất cấn sự quan tâm đến xu hướng này. Điều này có nghĩa là trong quá trình phát triển phải có các giải pháp và chính sách đúng đắn để nâng cao giá trị hàng hóa của nông sản

Tuy nhiên, sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng luôn có tác động đến môi trường. Đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt, để nâng cao năng suất cây trồng các hộ gia đình đã đẩy mạnh đầu tư thâm canh nên đã làm tăng dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu, trừ cỏ trong môi trường đất, nước và không khí. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Do vậy, trong thờ gian tới song song với việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh trong sản xuất yêu cầu các cơ quan chính quyền cần có chính sách và biện pháp cụ thể để hỗ trợ hướng dẫn người dân nhằm hạn chế những tác động xấu của sản xuất đến môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 59)