0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Mức đầu tư (chi phí sản xuất) của hộ nông dân cho các loại cây trồng chính của xã.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ KỲ GIANG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 33 -33 )

2 Đất phi nông nghiệp 55.05 30.60 53,0 31,

4.3.1.1.1 Mức đầu tư (chi phí sản xuất) của hộ nông dân cho các loại cây trồng chính của xã.

chính của xã.

4.3.1.1.1 Mức đầu tư (chi phí sản xuất) của hộ nông dân cho các loại cây trồng chính của xã. trồng chính của xã.

Trong các hoạt động kinh tế, nguồn vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Nó là điều kiện tất yếu để các nhà đầu tư hoạch định các chương trình kế hoạch của mình. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng vậy, nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa rất to lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất.

Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi thành phần, tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên và sinh thái của cả vùng. Mức độ đầu tư của các hộ gia đình cho từng loại hình sử dụng đất trước và sau DĐĐT là khác nhau vì sản xuất nông nghiệp

ngoài sự phụ thuộc vào điều tự nhiên còn phụ thuộc vào giá cả vật tư sản xuất nông nghiệp.

*. Mức đầu tư cho LUT trồng lúa

Qua bảng 4.3 có thể thấy: Mức đầu tư về giống, vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), công lao động và chi phí khác cho loại hình sử dụng đất trồng lúa ở xã vào thời điểm trước và sau DĐĐT là khác nhau. Và mức đầu tư giữa các nhóm hộ trong toàn xã đối với loại hình sử dụng đất này là tương đương nhau.

Biểu đồ 4.4: Mức đầu tư cho LUT trồng lúa của các nhóm hộ trước và sau DĐĐT

Đơn vị: Triệu đồng/ha

Qua biểu đồ cho thấy, mức đầu tư cho LUT trồng lúa bình quân của các nhóm hộ trước DĐĐT là 5.066,52 triệu đồng/ha và sau DĐĐT 8.557,21 triệu đồng/ha, cao hơn 3.490,69 triệu đồng/ha. Nguyên nhân là sau DĐĐT giá phân bón tăng lên, việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất yêu cầu sự đầu tư và liều lượng phân bón được sự hướng dẫn kỹ thuật nên khoa học hơn.

Mức đầu tư của loại hình sử dụng đất trồng lạc được thể hiện qua bảng 4.4. Số liệu ở bảng cho thấy: Mức đầu tư vào trồng lạc thấp hơn so với trồng lúa vì diện tích trồng lạc ít nên người dân tận dụng lao động gia đình vào các công việc như làm đất, thu hoạch. Tuy nhiên, mức đầu tư cho loại hình này cao hơn so với trước DĐĐT là 3.011,91 triệu đồng/ha, nguyên nhân chính là giống và giá vật tư nông nghiệp sau DĐĐT đều cao hơn so với trước DĐĐT (bảng 4.11)

Biểu đồ 4.5 : Mức đầu tư cho LUT trồng lạc của các nhóm hộ trước và sau DĐĐT

Đơn vị: Triệu đồng/ha

*. Mức đầu tư cho LUT trồng khoai

Mức đầu tư của loại hình sử dụng đất trồng khoai được thể hiện qua bảng 4.5. Từ số liệu ở biểu đồ có thể thấy: Mức đầu tư cho LUT khoai là thấp nhất trong các loại cây trồng chính của xã. Bình quân mức đầu tư của các nhóm hộ sau DĐĐT là 3.405,84 triệu đồng/ha, cao hơn 1.289,57 triệu đồng/ha so với trước.

Chi phí đầu tư giữa các loại cây trồng có sự khác nhau, cao nhất là cây lúa trên 8 triệu đồng (sau DĐĐT), tiếp đến lạc và khoai ở mức thấp. Nguyên nhân:

- Lúa là cây trồng chủ đạo từ xưa tới nay của xã nên đã được người dân chú trọng đầu tư hơn.

- Phần lớn diện tích đất canh tác của xã là đất trồng lúa 2 vụ, nhằm đảm bảo cho việc sản xuất lâu dài và nâng cao năng suất lúa yêu cầu sự đầu tư vùi trả lại chất dinh dưỡng cho đất.

Qua điều tra phỏng vấn nông hộ và số liệu phân tích cho thấy: Mức đầu tư vào các cây trồng của các nhóm nông hộ nghèo, trung bình và khá - giàu là tương đương nhau vì nông nghiệp là ngành nghề chính của xã (trên 85% dân số). Thu nhập của các nông hộ là từ sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm 70% với 13.27 tỷ đồng (năm 2007) nên hầu hết người dân đều chú trọng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt.

Qua các biểu đồ thể hiện mức đầu tư của các loại cây trồng cho thấy : Mức đầu tư sau dồn điền đổi thửa cao hơn so với trước nhưng qua điều tra phỏng vấn nông hộ chúng tôi được biết khối lượng giống và phân bón cho các loại cây trồng trên một đơn vị sản xuất hầu như không thay đổi, nguyên nhân là:

- Trước DĐĐT giống cây trồng chủ yếu là giống địa phương có khả năng chống chịu tốt nhưng năng suất thấp, việc gieo trồng chăm sóc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã làm giảm hiệu quả của phân bón.

Diện tích thửa ruộng nhỏ, manh mún và nằm rải trong toàn xã nên quá trình sản xuất bằng thủ công nhằm tận dụng được lao động sẵn có của gia đình như đổi công lao động, sử dụng sức kéo trâu bò đã giảm được chi phí làm đất và vận chuyển trong mùa vụ.

- Sau DĐĐT, các loại giống mới năng suất cao chất lượng tốt được đưa vào sản xuất cùng với sự hướng dẫn kỹ thuật đã đảm bảo liều lượng và tỷ lệ phân bón cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.

Giá phân bón và giống cao hơn trước, vào năm 2007 giá phân bón tăng gấp đôi so với những năm trước.

Diện tích thửa ruộng tăng lên có điều kiện áp dụng máy móc trong khâu làm đất đã đảm bảo tiến độ gieo trồng đúng thời vụ nhưng cũng đã làm tăng chi phí làm đất.

Như vậy, chi phí sản xuất của các hộ gia đình sau DĐĐT đều tăng. và sự gia tăng đó là do sự tăng lên của giá cả phân bón, giống cây trồng và phí làm đất.

Nhìn chung tình hình đầu tư của người dân vẫn chưa hợp lý và bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý như liều lượng và tỷ lệ phân bón chưa phù hợp, vẫn còn tình trạng chú trọng đầu tư vào các thửa ruộng tốt mà hạn chế với thửa đất xấu. Không chỉ vậy, do nhận thức của người dân chưa cao nên họ đã lạm dụng về phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất bị thoái hoá và kết quả sản xuất vì vậy đem lại không cao. Do đó, việc đầu tư hợp lý là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, mức đầu tư thường bị đẩy lên cao do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là sử dụng lao động theo thời vụ, vào mùa vụ lao động thường không đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động sản xuất nên chi phí công lao động thường bị đẩy lên cao và các tư thương thường nâng giá vật tư sản xuất. Đây là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất của các nông hộ. Trong những năm tới để nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả sử dụng đất cần có những biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư cho sản xuất như hỗ trợ vốn và kỷ thuật sản xuất, giống mới năng suất cao và có khả năng chống chịu tốt...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ KỲ GIANG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 33 -33 )

×