0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Giá trị ngày công

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ KỲ GIANG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 47 -47 )

2 Đất phi nông nghiệp 55.05 30.60 53,0 31,

4.3.1.2.1 Giá trị ngày công

Qua điều tra và tính toán cho thấy rằng giá trị ngày công của một số cây trồng trước và sau DĐĐT có sự chênh lệch nhau khá lớn. Điều đó được thể hiện qua bảng 4.9 và 4.10.

Qua bảng số liệu cho thấy, giá trị ngày công của xã vào thời điểm trước DĐĐT là ở mức thấp. Giá trị ngày công của nhóm hộ khá-giàu là cao nhất cũng chỉ đạt 31.480 đồng/công đối cây lúa và 44.980 đồng/công đối với cây lạc.

Đơn vị: nghìn đồng

Giá trị ngày công sau DĐĐT đạt khá cao, cao nhất vẫn là nhóm hộ khá- giàu với bình quân giá công lao động của cây lạc đạt 99.182 đồng cao gấp 2,3 so với trước DĐĐT, 87.093 đồng/công là giá công lao động của việc trồng lúa, tăng 60.009 đồng/công so với trước.

Biểu đồ 4.12: Giá trị ngày công của lúa và lạc sau DĐĐT

Đơn vị: Nghìn đồng

Qua biểu đồ 4.6 và 4.7 cho thấy giá trị ngày công của nhóm hộ khá- giàu là cao hơn nhóm hộ trung bình và nghèo. Nguyên nhân là giá trị sản xuất

của nhóm hộ khá giàu cao hơn các nhóm hộ khác, công lao động của nhóm hộ thường ít hơn vì họ sử dụng máy móc vào sản xuất như làm đất, gặt, vận chuyển...(chủ động hơn về vốn đầu tư).

Trong cả hai thời điểm sản xuất cho thấy giá trị ngày công của lạc cao hơn so với lúa . Nguyên nhân là vì:

- Đây là loại cây trồng lâu năm nên người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Hơn nữa, các giống lạc cao sản như L14, L23 đều cho năng suất cao và chất lượng tốt ngày càng được nhân rộng trên địa bàn.

- Đặc biệt giá giá lạc vỏ cao hơn nhiều so với khoai và lúa, đây lại là sản phâm dễ tiêu thụ trên thị trường .

- Mức đầu tư cho việc trồng lạc không quá cao đây lại là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

So với trước DĐĐT, giá trị ngày công các loại cây trồng sau DĐĐT đều cao hơn . Nguyên nhân :

- Năng suất cây trồng và giá bán sản phẩm đều tăng lên.

- Mức đầu tư sau DĐĐT hợp lý hơn trước khi giảm được chi phí thủy lợi, sức ép giá công lao động trong mùa vụ, chi phí vận chuyển do giao thông thuận tiện hơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ KỲ GIANG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 47 -47 )

×