Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

2 Đất phi nông nghiệp 55.05 30.60 53,0 31,

4.3.1.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính.

Năng suất và sản lượng cây trồng là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Năng suất cây trồng chính là đầu ra trên một đơn vị đất đai của một loại hình sử dụng đất và được đánh giá bằng giá trị sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích là 1 ha [2]. Việc đánh giá năng suất và sản lượng cây trồng góp phần đánh giá đầy đủ hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Kỳ Giang.

Với lợi thế là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp, cho nên tại đây các loại hình sử dụng đất cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Với diện tích chuyên trồng lúa là 430,25 ha chiếm 77,60% diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa - màu 14,2ha chiếm 2,56% diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên trồng màu 48,90 ha chiếm 19,84% diện tích đất nông nghiệp. Sự gia tăng diện tích gieo trồng đã làm tăng hệ số sử dụng đất của xã từ 1,78 lần lên 1,97 lần, tăng sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Cây trồng chính của xã chủ yếu là các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, lạc, khoai, rau đậu các loại,… Bên cạnh giống địa phương có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với tập quán canh tác của người dân nhưng khi thu hoạch cho năng suất thấp nên sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa xã khuyến khích người dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học và các giống cây trồng để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai, tăng thu nhập cho người dân.

Bảng 4.6: Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng chính trước và sau DĐĐT của xã Kỳ Giang

Loại cây trồng Trước DĐĐT Sau DĐĐT

(ha) (tạ/ha) (ha) (tạ/ha)

Lúa 800,4 38,8 3.097,5 863,6 45,6 3.938,0

+Lúa Đông Xuân 410,2 37,4 1.534,1 438,5 44,0 1.929,4 + Lúa Hè Thu 390,2 40,2 1.560.8 425,1 47,2 2.006,5 Cây lấy củ 19,5 21,6 + Khoai lang 10,9 45,0 49,05 12,0 50,0 60,0 + Sắn 8,6 140,3 162,7 9,6 150,2 144,2 Cây CNNN 30,6 47,5 + Lạc 30,6 17,8 54,47 47,8 21,4 82,4 Cây thực phẩm 21,1 26,2 + Rau các loại 2,6 45,7 11,9 3,7 50,6 18,7 + Đậu các loại 18,5 7,5 15,5 22,5 11,4 25,6 Tổng DTGT 817,6 958,9 Hệ số SDĐ 1.78 1,97 Nguồn [14], [15], [19]

Qua bảng tổng hợp cho thấy, diện tích trồng lúa của xã có sự biến đổi sau khi thực hiện công tác DĐĐT.

- Trước DĐĐT tổng diện tích gieo trồng lúa toàn xã là 800,4 ha, năng suất bình quân đạt 38,8 tạ/ha.

- Tổng diện tích gieo trồng Lúa sau DĐĐT là 863,6 ha, tăng 63,4 ha là do sau khi thực hiện công tác DĐĐT hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp nên chủ động nguồn nước tưới tới những cánh đồng trước đó chỉ dựa vào nước trời. Năng suất lúa bình quân 45,7 tạ/ha và sản lượng lúa của xã tăng lên so với trước DĐĐT vì :

- Trước DĐĐT việc gieo trồng của người dân chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chủ yếu là giống địa phương có khản năng chống chịu tốt nhưng cho năng suất thấp và hạn chế đầu tư sản xuất do nguồn vốn hạn hẹp.

- Sau DĐĐT với điều kiện đất đai khá bằng phẳng khi hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư nâng cấp nên chủ động về nguồn nước tưới cho diện tích trồng lúa.

- Sau khi DĐĐT diện tích của thửa ruộng tăng lên (bình quân diện tích trên thửa trước DĐĐT là 330m2 nhưng sau DĐĐT là 658m2) tạo điều kiện cho việc sản xuất của người dân như việc áp dụng máy móc dễ dàng hơn.

- Xã phối hợp cùng cán bộ phòng Nông Nghiệp đã mở lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình sản xuất cho người dân và hỗ trợ các loại giống cấp 1 với năng suất cao khản năng chống chịu khá.

- Người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất hơn trước với sự hỗ trợ vốn của nhà nước.

Biểu đồ 4.7: So sánh năng suất lúa của xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh.

Đơn vị: tạ/ha

So với bình quân năng suất của toàn huyện và toàn tỉnh thì năng suất lúa bình quân của xã ở hai thời điểm có sự khác biệt rõ nét.

Trước DĐĐT năng suất lúa của xã Kỳ Giang chỉ đạt 85,95% so với bình quân năng suất của toàn huyện và 87,78% so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.

Sau DĐĐT năng suất của xã đã tăng lên và cao hơn so với toàn huyện và toàn tỉnh. Và tỷ lệ này là 104,47% so với bình quân năng suất toàn huyện và 105,56% so với bình quân năng suất toàn tỉnh. Nguyên nhân:

- Trước DĐĐT, hệ thống thủy lợi nội đồng của xã chưa tốt nên nhiều cánh đồng sản xuất chủ yếu dựa vào nước trời và giống lúa chủ yếu là giống địa phương nên năng suất lúa không cao. Đời sống của đại bộ phận người dân còn nghèo, kinh phí của nhà nước đầu tư và của các Hợp tác xã nông nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, nên đã hạn chế khả năng đầu tư của nông hộ cho sản xuất lúa.

- Sau DĐĐT, các hạn chế phục vụ cho việc sản xuất lúa như thủy lợi, giống đã được khắc phục tốt hơn trước. Bên cạnh đó, sau DĐĐT diện tích thửa ruộng tăng lên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào sản xuất và mức đầu tư cũng cao hơn trước khi người dân được hỗ trợ vốn...cũng đã góp làm tăng năng suất lúa của xã.

Biểu đồ 4.8: So sánh năng suất lạc của xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh.

Cây trồng chính chiếm diện tích lớn sau cây lúa là lạc. Diện tích trồng lạc trước DĐĐT 30,6 ha, năng suất bình quân đạt 17,8 tạ/ha. Sau DĐĐT diện tích gieo trồng lạc là 47,8 ha tăng 17,2 ha so với trước DĐĐT. Sở dĩ diện tích lạc tăng lên là sau khi DĐĐT những diện tích trồng lúa khó khăn về nước tưới và cho năng suất thấp dù đã được đầu tư được người dân chuyển sang trồng lạc.

Năng suất lạc khá cao, đạt 21,4 tạ/ha tăng 3.6 tạ/ha so với trước DĐĐT. So với trước DĐĐT thì đây là một nguồn thu nhập khá lớn đối với mỗi người dân vì giá lạc hiện tại là rất cao với 12000 đồng/kg lạc vỏ có thời điểm lên tới 15000 đồng/kg. Để đạt được năng suất trên là vì sau khi DĐĐT khi diện tích thửa đất tăng lên thuận tiện cho việc sản xuất lạc nên người dân đã mạnh dạn đâu tư và thay thế giống lạc địa phương bằng các giống lạc mới cho năng suất cao khản năng chống chịu khá như L14, L18 ,L23, Sen lai... vào gieo trồng đại trà.

Diện tích khoai lang và sắn của xã cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong diện tích gieo trồng. Đây là 2 loại cây trồng rất phù hợp với điều kiện đất đai của vùng này. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất của xã từ trước tới nay chỉ chú trọng độc canh cây lúa nên các hộ nông dân thường tận dụng quỹ đất bằng cách trồng xen với lạc, rau do đó năng suất đem lại không cao.

Diện tích trồng khoai và sắn trước DĐĐT là 19,5ha, năng suất đạt 40tạ/ha khoai và 140tạ/ha sắn. Cây sắn chủ yếu được trồng ở vườn nhà của

người dân và một số ít được trồng ở vùng đất sườn đồi. Khoai lang cơ cấu chủ yếu vào vụ Thu Đồng phát triển trên các vùng đất không thể gieo trồng lạc và rau đậu các loại. Việc trồng khoai và sắn của dân chủ yếu là để phục vụ cho chăn nuôi của xã.

Sau DĐĐT, diện tích trồng khoai và sắn đạt 21,6 ha tăng 2,1 ha so với trước DĐĐT. Năng suất 2 loại cây cũng tăng lên khoai đạt 45 tạ/ha và sắn 150tạ/ha, nguyên nhân:

- Việc đầu tư chăm sóc đã được người dân chú trọng, ngoài việc cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi còn góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân.

- Người dân được sự hỗ trợ về vốn sản xuất của nhà nước, kỹ thuật và giống của phòng Nông Nghiệp.

- Các giống địa phương được thay thế bằng các giống cho năng suất cao và có khản năng chống chịu khá, sắn như KM90, KM94 và giống khoai KLC266.

Trên đây là các loại cây trồng chủ lực của địa phương nên được chú trọng đầu tư thâm canh. Hơn nữa đây là các loại cây trồng được sản xuất lâu năm nên bà con có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Qua các số liệu trên cho thấy năng suất của các loại cây trồng chính giữa các hộ gia đình thuộc diện nghèo, trung bình (TB), khá và giàu trên địa bàn xã đều có sự khác nhau, nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể. Tuy nhiên, có sự chênh lệch năng suất giữa trước và sau DĐĐT điều đó chứng tỏ rằng sau DĐĐT điều kiện sản xuất của người dân có thuận lợi hơn như hệ thống thủy lợi cung cấp nước chủ động hơn trước, hệ thống giao thông nội động hoàn thiện hơn nên thuận tiện cho việc đi lại trong quá trình sản xuất. Diện tích trên mỗi thửa đất tăng lên tạo tâm lý ổn định cho người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất và kết quả mang lại là năng suất và sản lượng cao hơn nhiều so với trước DĐĐT. Vì vậy, để mở rộng qui mô sản xuất thì trong tương lai cần có sự hỗ trợ hơn nữa về vốn và nâng cao kỹ thuật sản xuất cho người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w