Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 54)

2 Đất phi nông nghiệp 55.05 30.60 53,0 31,

4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất.

Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề về kinh tế - xã hội, chúng ta phải xem xét đến vấn đề môi trường.Việc xem xét, đánh giá tính bền vững về mặt môi trường của một loại hình sử dụng đất là một việc làm quan trọng. Bởi vì thông qua đó giúp chúng ta biết được mức độ khai thác sức sản xuất của đất đã phù hợp hay chưa. Từ đó giúp ta có hướng khắc phục những hậu quả tiêu cực mà loại hình sử dụng đất đó đem lại góp phần cải tạo chất đất, nâng cao độ phì nhiêu và cải thiện được môi trường sinh thái.

Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu phân tích đất, nước và nông sản trong một thời gian khá dài. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại.

Thông qua điều tra và khảo sát thực tế cho thấy: Trong nông nghiệp, các hộ tích cực thâm canh tăng vụ, hạn chế để đất hoang hoá. Trong lâm nghiệp, các hộ gia đình tích cực trồng rừng. Đến nay trên địa bàn xã không còn hiện tượng phá rừng, lũ lụt, hạn hán dần được khắc phục, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất và trong đời sống sinh hoạt của con người.

Bảng 4.12. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất về môi trường

Các chỉ tiêu Đơn vị tính Trước DĐĐT Sau DĐĐT

Độ che phủ % 14,84 27,07

Hệ số sử dụng đất Lần 1,78 1,97

Nguồn: [15], [16], [19]

Qua bảng số liệu cho thấy: Xã có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn chiếm trên 23 % diện tích đất tự nhiên, trước DĐĐT độ che phủ chỉ đạt 14,84 %, tăng lên 27,07% sau DĐĐT do các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chương trình đa dạng hóa Nông nghiệp. Độ che phủ có thể được nâng cao trong những năm tới nếu xã tận dụng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng vào việc trồng rừng.

Hệ số sử dụng đất có sự thay đổi qua các năm, trước DĐĐT là 1,78 lần đến năm 2007 là 1,97 lần. Do diện tích gieo trồng hàng năm của xã tăng lên khi chủ động được nguồn nước tưới và thực hiện luân canh cây trồng hạn chế đất hoang hóa giữa các mùa vụ.

Hiệu quả môi trường của một số loại hình sử dụng đất của xã:

Trước và sau DĐĐT xã đều có 2 loại hình canh tác trong loại hình sử dụng đất trồng lúa đó là chuyên canh lúa 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu) và lúa 1 vụ (Đông Xuân). Trong đó LUT chuyên canh lúa 2 vụ không bền vững về mặt môi trường nếu chúng ta không có biện pháp đầu tư trở lại chất dinh dưỡng cho cây trồng và đất. Loại hình sử dụng đất này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đó là:

- Trước DĐĐT, người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách tuỳ tiện, không hợp lý, nếu sâu bệnh nhiều thì phun nhiều và ngược lại không theo một quy định nào cả. Điều đó đã dẫn đến việc tồn lưu các chất độc ở trong đất (hợp chất lân hữu cơ, hợp chất của kim loại nặng) sau đó được cây trồng hấp thụ và tích luỹ trong sản phẩm nông nghiệp.

- Sau DĐĐT, Sử dụng phân hoá học đặc biệt các loại phân gây chua không đúng liều lượng làm cho pH đất suy giảm một cách trầm trọng và khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Việc sử dụng phân hữu cơ chưa qua khâu xử lý, chế biến cũng là nguồn lây lan sâu bệnh, cỏ dại và vi sinh vật gây hại trên diện rộng. Sử dụng các công cụ, máy móc để làm đất, thu hoạch thường xuyên làm đất dễ bị dí chặt, độ xốp giảm..

Loại hình sử dụng đất này vẫn được bà con duy trì và phát triển trên diện rộng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, nâng cao thu nhập cho ngời dân. Tuy nhiên, để đảm bảo cho yêu cầu phát triển bền vững thì người dân cần phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ môi trường, lựa chọn những giống tốt có khả năng cho năng suất cao, đồng thời cần phải có sự đầu tư cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như sử dụng đúng quy trình các loại hoá chất bảo vệ thực vật, đảm bảo tưới tiêu hợp lý.

Lạc là loại cây có khả năng cố định đạm nhờ nốt sần ở rễ và bổ sung một lượng đạm cần thiết cho đất trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Do vậy, loại hình sử dụng đất trồng lạc là loại hình được xem là có tính bền vững về mặt môi trường cao.

Hiện nay, trong địa bàn xã lạc được bà con sử dụng để trồng xen với sắn và đậu đỗ. Cả 2 hình thức này đều phát huy được tác dụng cải thiện độ phì của đất cũng như khả năng hạn chế bệnh hại cây trồng ở cây lạc. Tuy nhiên, số đông nông hộ vẫn trồng độc canh cây lạc vì giá bán lạc cao, điều đó làm giảm năng suất lạc và lân ở trong đất nếu thâm canh liên tục trong nhiều năm mà thiếu đầu tư trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Vì vậy, muốn nâng cao năng suất cây trồng, và ổn định qua các năm, đồng thời góp phần cải thiện môi trường đất thì cần phải có chế độ luân canh và xen canh hợp lý.

*. Loại hình sử dụng đất trồng khoai.

Khoai là loại cây có phạm vi thích ứng tương đối rộng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Đặc biệt khoai phát triển tốt và cho năng suất cao trên đất cát và cát pha.

Trước DĐĐT diện tích trồng khoai là trong vườn nhà, sau được mở rộng ra các thửa đất không thể trồng lạc vào vụ đông. Diện tích thửa đất bị hạn chế nên chủ yếu là trồng độc canh cây khoai mà đây là loại cây trồng lấy củ, trồng liên tục sẽ giảm độ phì của đất nếu không được đầu tư đúng mức. Cần thực hiện việc trồng xen khoai với các loại cây khác, như vậy thì mới giảm được chi phí đầu tư và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Nhìn chung, các hình thức canh tác trên địa bàn là khá hợp lý. Nhờ đó đất được trả lại một phần dinh dưỡng và được phục hồi. Cần tăng diện tích các kiểu sử dụng đất có sự luân canh giữa lúa và các cây trồng cạn như khoai, lạc sẽ vừa giảm được sự tích lũy của các nguồn sâu bệnh hại trong đất, vừa bảo vệ được độ phì của đất do bảo tồn được mùn và chất hữu cơ trong đất. Vì thế sẽ dẫn đến ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn, an toàn cho việc sử dụng nông sản và giảm sự thoái hóa đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w