Sử dụng một số giống mới phù hợp và tăng cường đầu tư phân bón

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 63)

hợp lý:

+ Đối với công tác giống: Đưa vào thay thế các giống địa phương cho năng suất thấp bằng các loại giống mới năng suất cao chất lượng tôt. Duy trì phát triển những loại cây trồng năng suất cao, ổn định phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

+ Đối với phân bón: Sử dụng phân bón đủ về mặt số lượng và chất lượng, Khuyến khích người dân tận dụng sử dụng thêm các loại phân chuồng đã ủ hoai mục.

- Thực hiện công tác điều tra nông hóa để phục vụ cho việc đầu tư thâm canh trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp và chuyển giao các công nghệ mới về sản xuất và thâm canh các giống mới.

- Xây dựng các mô hình thâm canh sản xuất có hiệu quả và nhân rộng các mô hình trên địa bàn xã.

- Tăng cường đầu tư thâm canh sản xuất hợp lý, đặc biệt là các giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

4.5.4. Giải pháp cơ sở hạ tầng

- Hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, đặc biệt ở các vùng đất thường bị khô hạn. Hiện nay, hệ thống thủy lợi của địa phương được bó trí tương đối hợp lý, cơ bản đã đảm bảo được nước tưới cho diện tích trồng lúa , đã có 20,67/ 35,54 km kênh mương được bê tông hóa. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho đồng ruộng, đặc biệt là vụ hè thu tình trạng thiếu nước để gieo trồng và tưới tiêu vẫn còn thường xẩy ra trên các xứ đồng chưa có mương dẫn nước vào tận ruộng, còn nhiều xứ đồng phải lấy nước thông qua nhiều thửa ruộng khác. Còn nhiều tuyến mương đã bị xuống cấp nên thất thoát và lãng phí nước còn nhiều đã dẫn đến tình trạng có những vùng thiếu nước và có vùng lại thừa nước. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó nhà nước và chính quyền địa phương cần có kế hoạch phân bổ nguồn ngân

sách để kiên cố hóa những đoạn mương khác để đảm bảo tưới tiêu chủ động hơn cho toàn bộ diện tích và tránh lãng phí nguồn nước

- Nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng. Địa bàn xã có tuyến quốc lộ 1A và đương liên xã Phong Khang chạy qua đồng thời hệ thống đường liên thôn cơ bản đã được nhựa hóa và bê tông hóa. Đây là một thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm sau khi chuyển đổi ruộng đất cũng đã bố trí tương đối hợp lý, cở bản đảm bảo việc đi lại trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên hệ thống giao thông nội đồng hiện nay về mùa mưa vẫn còn lầy lội, gây khó khăn cho nhân dân trong quá trình đi lại và vận chuyển. Sau chuyển đổi ruộng đất, trong sản xuất nông nghiệp cơ bản có thể đưa máy móc vào làm như khâu làm đất, hay vận chuyển sản phẩm sau khi thu hoạch. Cần có chính sách, khuyến khích nhân dân chung tay nâng cấp và mở rộng một số tuyến đường chính trong toàn hệ thống để đảm bảo việc đi lại trong sản xuất, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.

- Tăng cường xây dựng cơ sở chế biến nông sản cho một số loại hình nông sản chính ở địa phương.

Phần V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Từ kết quả điều tra, đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai ở xã Kỳ Giang, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

5.1.1. Tình hình cơ bản của xã

*. Thuận lợi:

- Xã Kỳ Giang có vị trí khá thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, lưu thông, trao đổi hàng hóa, các loại vật tư sản xuất nông nghiệp. Địa hình tương đối bằng phẳng; nguồn nước dồi dào nên phần lớn diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động.

- Sản xuất nông nghiệp khá phát triển, năng suất cây trồng tương đối cao so với bình quân toàn huyện. Nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao và chất lượng tốt đang dần áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

*. Khó khăn

- Điều kiện khí hậu với hai mùa nắng mưa tương đối rõ rệt, diễn biến thời tiết thất thường và rất phức tạp nên có ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Tính đa dạng trong cơ cấu cây trồng không cao. Tỷ trọng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao còn thấp so với tổng diện tích canh tác. Việc bố trí cây trồng chưa thật hợp lý, diện tích trồng lúa còn nhiều và chưa mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Đất đai sản xuất ít phong phú về chủng loại. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do chuyển qua các mục đích sử dụng khác.

- Ngành nông nghiệp của xã chiếm phần lớn tỷ lệ lao động hơn 85%. Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thiếu nên khả năng mở rộng nông nghiệp còn hạn chế. Trình độ dân trí thấp, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dư thừa đang là khó khăn của xã

- Cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm của xã chưa phát triển nên khó có thể nâng cao giá trị của nông sản trên thị trường.

5.1.2. Về hiệu quả sử dụng đất.* Mặt tích cực .* Mặt tích cực

- Sau DĐĐT trên phạm vi toàn xã, diện tích bình quân/thửa tăng từ 331 m2/thửa lên 6676 m2/thửa, bình quân số thửa/hộ giảm từ 11,4 thửa/hộ xuống còn 4,42 thửa/hộ, hệ số sử dụng đất bình quân tăng từ 1,78 lần lên 1,97 lần.

- Sau DĐĐT hệ thống giao thông nội đồng đã được nâng cấp mở rộng và đang được kiên cố hóa bê tông tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, Hệ thống thủy lợi nội đồng được xây dựng, cải tạo và kiên cố hóa đã làm cho diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động tăng lên so với trước DĐĐT.

- Dồn điền đổi thửa đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng. Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đêu tăng lên và giá trị ngày công lao động cũng tăng lên từ 31.480 đồng đến 87.093 đồng đối với cây lúa, giá trị ngày công của cây lạc cao nhất từ 44.980 đồng đến 99.182 đồng.

.* Những vấn đề còn tồn tại

- Tỷ lệ lao động nông nhàn còn ở mức cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển. Giá cả nông sản còn phụ thuộc nhiều vào tư thương, sản xuất nông nghiệp chủ yếu mang tính tự cung tự cấp.

- Trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm và nhiều lúng túng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức đầu tư còn mang nặng tâm lý chưa có sự hướng dẫn khoa học nên chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai và năng suất cây trồng

5.2 Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, đi khảo sát thực địa, tìm hiểu tình hình sản xuất của một số cây trồng và đời sống của người dân, chúng tôi có một số ý kiến sau:

- Khắc phục những hạn chế trong công tác DĐĐT của đợt 1 trong đợt 2, nâng cấp hoàn thiện hơn nữa về hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng.

- Khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện rộng và đặc biệt trên những diện tích đất kém hiệu quả kinh tế; chú trọng đầu tư cải tạo và phát triển kinh tế vườn.

- Tận dụng tốt các nguồn vốn đầu tư, sự hỗ trợ của các chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật vào sản xuất.

- Duy trì diện tích gieo trồng lúa với biện pháp đầu tư thâm canh hợp lý, mở rộng diện tích trồng khoai, trồng lạc xen sắn ở những nơi có khả năng thích nghi cao.

- Duy trì và có thể mở rộng diện tích trồng rừng kinh tế ở những diện tích đất đồi núi chưa sử dụng hay diện tích đất không thích hợp cho sản xuất cây ngắn ngày hoặc sản xuất không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 63)