SKKN Sử dụng CNTT vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4

61 1.8K 4
SKKN Sử dụng CNTT vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG CNTT VÀO VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI KHI DẠY LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4” PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói rằng mọi người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng còn những môn học khác là môn phụ không quan trọng. Song như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Qua bộ môn lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Mặt khác qua môn Địa lí các em được tìm hiểu về các địa danh, lãnh thổ của đất nước. Có thể nói rằng học Địa lí có tác dụng rất lớn khi học lịch sử hay nói cách khác học lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho môn địa lí. Ví dụ như khi học Địa lí bài Thành Phố Hồ Chí Minh học sinh biết được đây là thành phố lớn nhất cả nước và được lấy tên là thành phố Hồ Chí Minh năm 1975. Qua đây học sinh nhớ lại sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng đó là sự kiện giải phóng Miền Nam vào 30. 4. 1975. Trước đây các em thường chú trọng đến hai môn Toán và Tiếng Việt, không chú ý đến Địa lí và Lịch sử. Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần luạ chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu và kĩ năng cần thiết, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới chương trình môn lịch sử và địa lí. Song phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgíc Trên tinh thần " học mà chơi, chơi mà học" , "chơi vui học càng vui" nhằm thoả mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không dập khôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích, cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 4 tôi thấy lịch sử và địa lí là hai môn học có nhiều kiến thức thực tế trong đời sống, mặt khác hai môn học này có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau về mặt kiến thức và mở rộng hiểu biết. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Khi sử dụng trò chơi bằng hình thức thủ công mang tính truyền thống tôi thấy học sinh đã rất hứng thú. Song áp dụng công nghệ thông tin đưa các trò chơi lên thiết kế với dạng bài giáo án điện tử học sinh thực sự bị thu hút và lôi cuốn bởi hình thức trực quan đẹp, hữu hiệu, có nội dung và hình thức phong phú gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học sinh. Mặt khác trò chơi khi xây dựng bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm: + Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng hình thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng, nhưng nếu thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải được nhiều nội dung cùng một lúc. + Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc. + Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng bật máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai. + Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và thực tế hơn. + Tiết kiệm được đồ dùng. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn viết về đề tài" Sử dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4". II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Giúp trẻ học Lịch sử và Địa lí thông qua các trò chơi học tập là một trong những hướng đổi mới phương pháp ở Tiểu học. Nhằm ứng dụng các kiến thức, kĩ năng về môn Lịch sử, Địa lí vào giải quyết những tình huống thực tế trong đời sống hàng ngày. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí ở học sinh lớp 4 bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi làm lắng đọng mãi trong tâm hồn trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Đồng thời những hoạt động trò chơi học tập là những phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đối tượng phong phú và hình thức nhằm tránh lối học vẹt, tư duy thụ động, máy móc, dập khuôn III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu đề tài: - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến Lịch sử và Địa lí. - Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy Lịch sử và Địa lí. Trên cơ sở đó lựa chọn những trò chơi phù hợp. 2. Dạy thực nghiệm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về môn Lịch sử và Địa lí. - Phương pháp điều tra thực trạng. Phương pháp thực nghiệm. PHẦN NỘI DUNG 1. Thế nào là trò chơi học tập? Trong nhà trường Tiểu học trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó trẻ được học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức. Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành động chơi đòi hỏi những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dụng đối với các em. Trò chơi Lịch sử và Địa lí là trò chơi trong đó có chứa đựng một trong các yếu tố về Lịch sử hay Địa lí. Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp vận động và trí tuệ. Vì là một trò chơi, trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí cũng mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi, nhưng trò chơi này khác hẳn với những trò chơi khác ở chỗ ít nhiều phải chứa đựng trong đó một yếu tố lịch sử hay địa lí nào đó. Đối với các lớp duới, trò chơi còn nặng về vận động, song môn học này chỉ có ở lớp 4, 5 nên càng mang tính trí tuệ hơn. Trong nhà trường trò chơi có thể tổ chức như một hoạt động học tập. Cơ sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lí dưới dạng trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi Sử- Địa rất dể được học sinh hưởng ứng và tham gia. - Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi Sử- Địa nói riêng có thể là: + Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới. + Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng. + Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá. - Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn: + Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ địa danh lịch sử. - Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Địa lí ta có thể nói tới, chẳng hạn: + Vùng đồng bằng. + Vùng trung du. + Vùng núi. 2. Tác dụng của trò chơi học tập bằng giáo án điện tử: Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn. Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn. Đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. 3. Những phản ứng tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi: a. Phản ứng tích cực: - Hăng say chơi hết mình. - Ý thức trách nhiệm cá nhân cao. - Dễ bỏ qua sai phạm nhỏ của người khác. - Tôn trọng tính kỉ luật. - Giúp đỡ và nâng đỡ đồng đội. - Gắn bó với đồng đội trong nhóm mình. - Tích cực hoạt động và sẵn sàng hy sinh vì danh dự đội. b. Phản ứng tiêu cực: - Người mạnh lấn át người ít hay người được hoạt động nhiều, người được hoạt động ít. - Sẵn sàng trừng phạt người thua. - Chơi gian lận không thành thật để được thắng. - Dễ ganh tỵ dẫn đến ghét nhau. - Chia bè, chia nhóm. - Phục tùng "thủ lĩnh". Như vậy khi giáo viên tổ chức chơi phải lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng không tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích, động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực. 4. Tổ chức trò chơi học tập Lịch sử- Địa lí: a. Thiết kế trò chơi: - Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố kiến thức, kĩ năng cụ thể, hoặc có những tri thức tổng hợp như điền từ vào chỗ trống phải phối hợp nhiều tri thức đã học, hay hoàn thành sơ đồ - Mỗi trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức là có thắng thua. - Căn cứ để thiết kế trò chơi học tập môn Sử- Địa chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức. Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình Tiểu học. - Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau đây: + Mục đích của trò chơi. + Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong khi chơi. + Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia chơi, những trò chơi có thể tổ chức một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với khả năng và nội dung kiến thức củng cố ôn tập. + Xác định tác dụng của trò chơi. b. Cách tổ chức trò chơi: Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay ở trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút. Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ tìm( quy trình, bìa giấy cũ được dán, mẫu dây thép, sợi dây, bông hoa giấy, thẻ chữ hoặc qua mạng Internet, giáo viên xây dựng trên máy tính có thể sử dụng được nhiều lần, nhiều năm. Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để thời gian quá dài ảnh hưởng đến giờ học. [...]... trình - Hướng dẫn cách chơi, vừa mô tả vừa thực hành - Phân nhóm chơi - Chơi thử( một số trưòng hợp có thể bỏ qua) - Nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi lầm thường gặp ở phần chơi thử - Chơi thật, xử " phạt" những người vi phạm luật chơi * Người chủ trò: người tổ chức trò chơi được gọi là chủ trò hoặc người đầu trò Trò chơi học tập thường do giáo viên làm chủ trò, khi học sinh đã chơi qua thì có thể... có thể tổ chức bất cứ thời điểm nào trong giờ học( đầu giờ, cuối giờ hay giữa giờ), không tốn nhiều công sức để thiết kế trò chơi 7 Trò chơi" Thử tài đoán nhanh"( Trò chơi này có thể tổ chức dưới hình thức sân chơi "Rung chuông vàng" cho cả lớp trong giờ ôn tập hay hoạt động ngoại khoá) - Mục đích: Củng cố kiến thức về lịch sử trong cả một chương - Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi và đáp án - Cách chơi: Giáo... thể tổ chức cho nhiều học sinh cùng chơi, đặc biệt giáo án điện tử sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi sử dụng trò chơi bằng hình thức thủ công, bởi khi thiết kế trò chơi giáo viên đã xây dựng và thiết kế đáp án ngay sau mỗi câu hỏi Vì vậy sau khi học sinh trả lời giáo viên ấn ENTER ngay để kiểm tra kết quả 8 Trò chơi: "Gửi thư nhanh" - Mục đích: Củng cố kiến thức lịch sử vào thời gian cuối thế kỉ thứ VXI,... đội đó thắng cuộc Đại việt sử kí toàn thư Nguyễn Trãi Lam Dư Sơn địa thực chí Đại thành toàn pháp lục Ngô Sĩ Liên Lương Thế Vinh - Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài của các đội 3 Trò chơi " Ai nhanh ai đúng" - Mục đích: Học sinh nhớ nhanh được các sự kiện lịch sử, thời gian và đại danh lịch sử ngay sau khi học bài Nhà Trần và việc đắp đê - Chuẩn bị: Các... nhất thiết máy móc chọn lần lượt các ô chữ Trò chơi này có thể tổ chức chơi cá nhân, nhóm hoặc cũng có thể chơi cả lớp bằng cách học sinh viết câu trả lời vào bảng con 4 Trò chơi " Ô chữ kì diệu" - Mục đích: Củng cố kiến thức về thời gian, nhân vật và sự kiện lịch sử về chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 - Chuẩn bị: Các ô chữ, các câu hỏi và đáp án trên giáo án điện tử( màn hình) -... chấp nhận Nếu đoán được tên nhân vật lịch sử đó sẽ ghi được 30 điểm Học sinh hay nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ giành phần thắng cuộc - Tác dụng của trò chơi này: Thể hiện được các mảnh ghép và các câu hỏi sau mỗi tấm ghép mà giáo án truyền thống không thể hiện được Hơn nữa trên màn hình thể hiện rõ hình ảnh đẹp, dễ quan sát CÁC TRÒ CHƠI KHI DẠY ĐỊA LÍ 1 Trò chơi: "Ai đoán tên đúng" - Mục đích: Củng... chơi, mỗi đội 4 em Các em lần lượt lên gắn các tuýp chữ vào các ô 1,2, 3, 4, em này gắn xong trở về cuối hàng em kia lại tiếp tục lên Cứ như vậy cho đến hết Đội nào gắn đúng, nhanh hơn đội đó thắng cuộc 1 2 3 4 - Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài của các đội 6 Trò chơi: " Đố vui" - Mục đích: Giúp học sinh củng cố về thời gian, nhân vật lịch sử - Chuẩn bị:... thấy học sinh thờ ơ, không tham gia trò chơi, giáo viên cần xem lại cách tổ chức hoặc nội dung trò chơi không hấp dẫn - Ở đây, ưu thế của trò chơi chính là trẻ tập trung hoạt động mọi sức lực của mình một cách hào hứng tự nguyện nên không tạo ra áp lực tâm lí, mà người chơi cảm thấy rất tự do, khám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến Bên cạnh đó tiến hành các hoạt động chơi là nắm lấy các phương thức hành... - Thành phố Đà Nẵng 4 Vùng biển Việt Nam - Biển, đảo và quần đảo Khai thác khoáng sản ở vùng biển Việt Nam CÁC TRÒ CHƠI KHI DẠY LỊCH SỬ 1 Trò chơi thứ nhất: " Nối nhanh tay" - Mục đích: Củng cố các cuộc khởi nghĩa của nhân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc - Chuẩn bị: 2 tờ giấy có ghi đầy đủ các nội dung chơi, 2 bút dạ - Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 6 học... dung trò chơi" nối nhanh tay": Nối các ý cột A với các ý ở cốt B cho phù hợp A ( Thời gian) Năm 40 Năm 248 Năm 542 Năm 550 Năm 722 Năm 766 Năm 905 Năm 931 Năm 938 - Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài của các đội 2 Trò chơi " buộc dây cho bóng" - Mục đích: Củng cố kiến thức về một số tác giả, tác phẩm thời Hậu Lê - Chuẩn bị: 2 tờ bìa ghi đầy đủ nội dung chơi, . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG CNTT VÀO VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI KHI DẠY LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Phát triển trí tuệ cho học sinh. dễ hiểu và thực tế hơn. + Tiết kiệm được đồ dùng. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn viết về đề tài" Sử dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4& quot;. II người chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp vận động và trí tuệ. Vì là một trò chơi, trò chơi khi dạy Lịch

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan