1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy môn Khoa học ở Tiểu học

24 2,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 173 KB

Nội dung

- Để dạy tốt môn khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạyhọc như : Phương pháp quan sát , phương pháp thí nghiệm, phương pháp nhóm, phương pháp trò chơi học tậ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG TIẾT DẠY MÔN

KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC"

Trang 2

PHẦN I: MỞ Đ ẦU

I Lý do chọn đề tài

* Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD&ĐT đã đặt ra : Giáo dục cho học sinh Tiểuhọc là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ Bởi vậy cùng vớicác môn học khác, môn khoa học đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và pháttriển toàn diện cho học sinh

- Để dạy tốt môn khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạyhọc như : Phương pháp quan sát , phương pháp thí nghiệm, phương pháp nhóm, phương

pháp trò chơi học tập Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong những

phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặtcâu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàngghi nhớ nội dung bài học

-Nhà tâm lý học Kun Kel người Anh nói : “ Trò chơi học tập là một phương pháp

dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”

- Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:

+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái,thông cảm

+ Quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn

+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn

+ Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn

+ Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức

Trang 3

*Nhưng một số ý kiến cho rằng, sử dụng phương pháp này sẽ gây ồn ào, mất trật tự ảnhhưởng đến hoạt động khác, lại có ý kiến cho rằng phương pháp này chỉ là hình thức vàthay bằng hoạt động cá nhân, nếu có tổ chức cũng chỉ là gượng ép, miễn cưỡng.

- Mặt khác, một số giáo viên khi sử dụng phương pháp Trò chơi học tập lại chưa biết lựachọn nội dung bài dạy để vận dụng phương pháp trò chơi học tập cho hợp lý, hoặc trò chơiđưa ra không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức Trò chơi họctập chơi chưa đạt hiệu quả cao

Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không những giúphọc sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho các em có sự thiđua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàndiện ở học sinh Tiểu học

- Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất muốn được tham gia Trò chơi

học tập nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào

các hoạt động này Mặt khác, trong môn khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng

đến phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức

đã học

* Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của phương pháp

Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5.

II Lịch sử sáng kiến kinh nghiệm.

- Phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 đã được nhiều tài liệu

hướng dẫn, nhiều giáo viên, giảng viên nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của phươngpháp dạy học này

Trang 4

- Tuy nhiên, để có biện pháp cụ thể, hướng dẫn từng bài phù hợp trong môn khoa họclớp 5 để giáo viên áp dụng giảng dạy nâng cao chất lượng chưa rõ ràng.

- Mặt khác, hiện nay, nhu cầu giáo dục ở nước ta ngày càng đổi mới, đổi mới vềphương pháp dạy học, đổi mới về nội dung chương trình để nền giáo dục ngày càng tiến

bộ, theo kịp các nước khác trên thế giới Do vậy, phương pháp Trò chơi học tập cũng cần

có sự chỉnh sửa và thay đổi

Chính vì vậy, tôi vẫn mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò

chơi học tập trong môn khoa học lớp 5.

III Mục đích nghiên cứu

-Tìm hiểu và tổng kết được những khó khăn, thuận lợi của học sinh và giáo viên khi

tham gia và tổ chức Trò chơi học tập.

-Tìm được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh và giáo viên

mắc phải khi tham gia Trò chơi học tập Qua đó dần nâng cao hiệu quả của phương pháp

Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học , giúp

các em phát triển toàn diện ngay từ bậc học đầu tiên

IV Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.

* Để đạt được mục đích trên, người giáo viên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề chung về khoa học lớp 5

- Nghiên cứu 1 số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn khoa học

- Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh

Trang 5

- Tìm hiểu thực tế học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu về sở thích

tham gia Trò chơi học tập, về sự tiếp nhận kiến thức khoa học, để phát hiện những khó

khăn, vướng mắc, những tồn tại cần giải quyết

* Để nghiên cứu thực tế, tôi đã sử dụng những phương pháp như:

- Phương pháp nghiên cứu: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiêncứu để làm cơ sở giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu

- Phương pháp điều tra : Nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân, chuẩn

bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo

- Phương pháp đàm thoại :Trao đổi với học sinh để hiểu tâm tư, nguyện vọng , nhữngkhó khăn , vướng mắc ,của các em.Trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường, với bạn bè đồngnghiệp để học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy

- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh qua mỗi tiết học chính khoá cũng như ngoạikhoá để phát hiện khó khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm : Để kiểm nghiệm tính thực thi, khả năng vàtác dụng của trò chơi vào bài học đã thiết kế để điều chỉnh cho hợp lý

V Giới hạn nghiên cứu.

- Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Hoà An1

- Nghiên cứu 1 số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơi học tậptrong môn khoa học lớp 5

- Kế hoạch thực hiện đề tài tiến hành trong năm học 2009-2010

VI Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

Trang 6

- Cùng với sự hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, với các đề tài nghiên cứu khác, sự nghiêncứu của tôi cũng đã đề cập đến sự chuẩn bị, các bước tiến hành, hình thức tổ chức, chomột trò chơi học tập.

- Mặt khác, qua thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tôi đã chỉ ra được từng bài cụ thể để vậndụng phương pháp trò chơi học tập trong tiết học

- Chỉ ra được mục tiêu của từng trò chơi đó để vận dụng cho phù hợp

PHẦN II: NỘI DUNG.

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận.

Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt

ở lứa tuổi tiểu học Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này Bởi vậy

phương pháp Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng dạy.

* Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con

đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh Phương pháp tổ chức trò chơikhông chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho tacảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của họcsinh Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoànthành tốt phẩm chất của con người mới : Con người xã hội chủ nghĩa

* Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập cóhiệu quả của học sinh Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá nhân,làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác Đó là những việclàm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học cần hình thành ở người học

CHƯƠNG II: Khảo sát thực trạng.

Trang 7

Sau khi được phân công chủ nhiệm lớp 5 , tôi đã tiến hành điều tra cụ thể về tình hình học sinh,

sự mong muốn và khả năng tham giai trò chơi học tập trong môn khoa học nói riêng và trong cácmôn học khác nói chung Kết quả như sau:

- Số học sinh chưa muốn tham gia:30%

Sở dĩ các em chưa muốn tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả là do một sốnguyên nhân sau:

1 Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi : chơi để làm gì? chơi nhằm mục đích gì?

2 Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng-phạt”,giữa các độichơi

3 Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh

4 Trò chơi quá khó, các các em không thể tham gia

5 Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đến tình trạngtrò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu hoạch được gì

Để khắc phục những nguyên nhân trên tôi đã nghiên cứu dần để tìm hướng giải quyếtnhư sau:

CHƯƠNG III : Những biện pháp

1/ Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi.

Trang 8

Không phải tiết khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập.

Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này Vì thế , với mỗi tiết dạy,giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phùhợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạysao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn Tuỳ từng

bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp Khi đã lựa chọn

được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu để xâydựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó

2/ Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi.

Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh hiểu :Quatrò chơi , các em sẽ tìm được những kiến thức gì, củng cố hay khắc sâu , hệ thống đượcnhững kiến thức gì?

Phần lớn Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 ở hai dạng kiến thức: chơi để

khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố , hệ thống hoá kiến thức đã học

Cụ thể như sau:

a/ Trò chơi để hình thành kiến thức mới.

Tiết-trang Tên trò chơi

Mục đích trò chơi

những đặc điểm giống bố, mẹ

Trang 9

mặt sinh học và xã hội của nam

và nữ

trẻ ở từng giai đoạn từ 3 đến 10tuổi

T11-trang

30

nguy hiểm của bệnh viêm não

T16-trang

34

gì? các đường lây bệnh HIV,T17-trang36 HIV lây hay không

lây?

HS biết các hành vi tiếp xúcthông thường không lây HIV

T38,39-trang 78

biến đổi hoá học

Trang 10

b/ Trò ch i ơi để củng cố hoá kiến thức để củng cố hoá kiến thức ủng cố hoá kiến thức c ng c hoá ki n th c ố hoá kiến thức ến thức ức

Tiết - trang Tên trò chơi Mục đích của trò chơi

đoạn nào?

Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vịthành niên, tuổi trưởng thành, tuổigià

T9,10-trang20

Chiếc ghế nguyhiểm

Thực hành để củng cố sự hiểu biết

về tác hại của chất gây nghiện

thuốc và cách sử dụng thuốc antoàn

Trang 11

đến sự ô nhiễm môi trường.

-Cách nêu mục tiêu của trò chơi ,giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo, hấp dẫn, cótính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh

- Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn của trò chơi các

em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên ép buộc Để có được điều đó, giáoviên cần xây dựng trò chơi học tập sao cho hợp lý ; hợp lý về thời gian; hợp lý về hình thứcchơi ; về luật chơi ; về hình thức khen thưởng

3/ Cách xây dựng trò chơi học tập.

Giáo viên có thể tổ chức 1 hoạt động học tập thành 1 trò chơi học tập khi đã có đủ cácđiều kiện sau:

- Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi

- Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi

- Có cách chơi, luật chơi rõ ràng

Trang 12

- Có cách tính điểm để phân định “thắng- thua”, khen thưởng…

Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần quyết định sự thànhcông hay không của trò chơi

a/Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh tham gia trò chơi

Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi Trò chơi học tập nói riêng, giáo viên cần

xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ dùng nào? dụng cụ nào?phương tiện nào? Từ đó, giáo viên dành thời gian để chuẩn bị

( hoặc giao cho học sinh chuẩn bị ) chu đáo

Đánh răng chung bàn chảiNghịch bơm, kim

tiêm đã dùng

Trang 13

2 bảng từ có nội dung giống nhau:

Những tấmthẻ chữ, giáoviên khôngcần làm cầu

kì, không códấu hiệu phân biệt ở 2 hành vi khác nhau, nhưng chữ viết phải rõ ràng, phía sau thẻ cógắn nam châm để học sinh gắn thẻ lên bảng lớp một cách dễ dàng

+ Chuẩn bị cho trò chơi “Ghép chữ” (T52-trang106 )

Giaos viên cần vẽ:

-2 tranh câm

Sơ đồ cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:

Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm

HIV

Các hành vi không có nguy cơ lâynhiễm HIV

Trang 14

-2 bộ thẻ chữ có ghi tên các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:

Trang 15

- Với tranh câm giáo viên cần vẽ đúng các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực vật cóhoa Các bộ phận phải rõ nét, phân biệt bằng màu sắc cụ thể, đảm bảo tính khoa học vàthẩm mỹ cho bức tranh.

- Sự chuẩn bị chu đáo, hấp dẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút học sinh tham gia Sự rõràng, khoa học sẽ giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến thức, nhiệm vụ của bản thântrong quá trình tham gia chơi Sự chuẩn bị cho một trò chơi không nhất thiết phải quá cầu

kì, đôi khi còn dễ tìm, dễ kiếm

- Để chuẩn bị “ Chiếc ghế nguy hiểm” cho trò chơi T10-trang 20 , giáo viên chỉ cần lấyluôn chiếc ghế của mình, phủ lên ghế một tấm vải tối màu để học sinh không phát hiện đượcbên trong ghế là cái gì? Sự chuẩn bị này tuy đơn giản nhưng vẫn tạo được sự tò mò, tâm trạnghồi hộp của học sinh khi đến gần chiếc ghế , chiếc ghế ấy sẽ thu hút học sinh tham gia vào tròchơi

Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên sẽ khuyến khích các em tham gia vào trò chơi.Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên cần biết bố trí thời gian cho các hoạt

động trong tiết học một cách hợp lý Trò chơi học tập cũng là một hoạt động trong tiết

học Bởi vậy, giáo viên cần sắp xếp thời gian, thời điểm phù hợp cho mỗi trò chơi

b/ Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi.

Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục tiêu tiết dạy,mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý

Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra đầu tiết họchoặc đầu một phần nội dung bài học Những trò chơi để củng cố nội dung kiến thức đãhọc thường diễn ra cuối tiết học hoặc cuối một phần nội dung vừa học Tuy nhiên, tròchơi diễn ra vào thời điểm nào, giáo viên cũng cần xác định thời gian cho hợp lý, không

để ảnh hưởng đến thời gian của tiết học hoặc thời gian của tiết học khác

Trang 16

*Ví dụ :

-Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” (Tiết 14- trang 30 ),đây là hoạt động đầu tiên của tiếthọc, cũng là một hoạt động chính giúp học sinh hiểu được :

+ Tác nhân gây bệnh viêm não

+ Tác hại của bệnh viên não

+ Lứa tuổi hay mắc bệnh viêm não

+ Đường lây truyền bệnh viêm não

Bởi vậy, giáo viên cần dành từ 15-17 phút để học sinh có đủ thời gian để đọc các thôngtin trong sách giáo khoa , thảo luận rồi lựa chọn đáp án đúng Đáp án đúng chính lànhững kiến thức mới mà các em đã tự tìm hiểu, khám phá cho bản thân

-Trò chơi: Ghép chữ (Tiết 52-trang 106 ), đây là trò chơi có mục đích để củng cố kiếnthức vừa học ở hoạt động trên, vì vậy giáo viên không cần quá nhiều thời gian cho tròchơi, sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác, chỉ cần từ 5-7 phút, đủ để học sinh đọcnhanh nội dung ghi trên các tấm bìa rồi gắn vào : Sơ đồ nhị và nhụy của hoa

- Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho giáo viên tự tin, chủ động trong tiết dạy Bởi vậyngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian, thời điểm cho hợp lý giáoviên cần xác định địa đểm, số lượng học sinh tham gia chơi cho mỗi trò chơi để phù hợp

cả về không gian, thời gian, phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh

c/ Địa diểm và đối tượng học sinh tham gia chơi.

Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học Tuy vậy, với mỗi trò chơi cũng cần cókhoảng không gian chơi cho phù hợp

Ngày đăng: 04/04/2015, 13:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w