1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2

24 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC S

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 2.

Người thực hiện: Trần Anh Vân

Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Tiểu học Ngọc Trạo SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2017

DANH MỤC

Trang 2

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ

CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trần Anh Vân

Chức vụ và đơn vị công tác: Trường tiểu học Ngọc Trạo

Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh )

Kết quả đánh giá xếp loại (A,

B, hoặc C)

Năm học đánh giá xếp loại

1 Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên

Đội

PhòngGD&ĐT

MỤC LỤC

Trang 3

Trang

A MỞ ĐẦU 1

I Lý do chọn đề tài: 1

II Mục đích nghiên cứu: 2

III Đối tượng nghiên cứu: 2

IV Phương pháp nghiên cứu: 2

B NỘI DUNG 3

I Cơ sở lí luận: 3

1 Trò chơi học tập là gì? 3

2 Cơ sở lí luận của phân môn luyện từ và câu: 3

II.Thực trạng của vấn đề: 4

III Các giải pháp thực hiện: 5

1 Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập: 5

2 Cấu trúc của trò chơi: 5

3 Cách tổ chức trò chơi: 5

IV Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình dạy Luyện từ và câu lớp 2: 6

1 Trò chơi : Ghép nhanh tên sự vật 6

2 Trò chơi: Tìm nhanh từ cùng chủ đề 7

3 Trò chơi: Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau 7

4 Trò chơi: Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau 8

5 Trò chơi: Tìm nhanh từ đồng nghĩa 9

6 Trò chơi: Tìm kẻ trú ẩn 10

7 Trò chơi: Ghép tiếng thành từ 11

8 Trò chơi: Đoán từ 12

9 Trò chơi: Thi ghép tiếng thành từ 13

10 Trò chơi: Ai đúng ai sai 13

11 Trò chơi: " Ai tài so sánh" 14

12 Trò chơi: Đặt câu theo tranh 15

13 Trò chơi: Thi đặt câu với từ cho trước 15

14 Trò chơi: Thi đặt câu với từ cho trước 16

15 Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu ( Ai là gì ?) 16

V Những kết quả đạt được: 17

C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 18

1 Những kết luận về vấn đề nghiên cứu: 18

2 Đề xuất kiến nghị với các cấp: 18

Trang 4

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong nhữngviệc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòngvới chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiếnmới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợpvới đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các emhọc tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả Đây là một trongnhững yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng.Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôinhận thấy rằng: sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng sửdụng tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể Nộidung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cậpnhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới hiệnnay

Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và

sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và pháttriển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp Muốn nói hay viết giỏi đều phảidùng từ Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ Hiểu được nghĩa của từ đã khó,còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khóhơn Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coitrọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt cácmôn học khác ở các lớp học trên Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệuquả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốnsống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu

có từ thuộc chủ đề nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phươngpháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luậnnhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi… để học sinh được thực sự tham gia

xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên,hiệu quả

Qua dự giờ trên lớp và thực tế giảng dạy ở đơn vị mình công tác tôi nhậnthấy : ở trường Tiểu học về việc dạy luyện từ và câu, bên cạnh những thànhcông còn nhiều hạn chế Học sinh của chúng ta kĩ năng thực hành giao tiếp chưađạt được yêu cầu đề ra Những năng lực giao tiếp, ứng xử của học sinh khôngphải tự nhiên mà có Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu họcnhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên

Trong suốt quá trình dạy học, tôi luôn trăn trở, suy ngẫm, nghiên cứu để tìm

ra cách dạy học thích hợp sao cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao,để rồi giáo viên sẽ là người " Thắp sáng lên những ngọn lửa" trong mỗi học

Trang 5

sinh Đặc biệt với lứa tuổi học sinh lớp 2 Một trong những hoạt động tạo hứngthú học tập cho học sinh rất hiệu quả, học sinh học mà chơi, chơi mà học, nâng

cao chất lượng giờ dạy Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra " Một số kinh nghiệm tổ

chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2" Đây là một vấn đề bản thân tôi tâm đắc và muốn góp phần nhỏ bé

vào lĩnh vực này

II Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi trong dạy và học luyện từ và câu

nói riêng của giáo viên và học sinh lớp 2 trên cơ sở đó đề xuất một số biện phápnâng cao chất lượng dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 theo chương trìnhtiểu học nói chung

III Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài này nghiên cứu về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ

và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 Tổng kết những kinh nghiệm đạt được tại lớp 2B trường Tiểu học Ngọc Trạo – Bỉm Sơn – Thanh Hóa

IV Phương pháp nghiên cứu:

Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng phối hợp các phươngpháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Thường xuyên sưu tầm tra cứu sáchbáo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thốnghóa theo mục đích nghiên cứu

- Phương pháp thực nghiệm : áp dụng trong quá trình dạy học trên lớp

- Phương pháp điều tra phỏng vấn : Tiến hành một số câu hỏi dạng trắcnghiệm và tự luận cho các nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên qua đến việcphân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua

Trang 6

và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng

đã học

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo bầukhông khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thúc mộtcách tự giác tích cực Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời pháttriển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi

Trò chơi học tập rèn kĩ năng , kĩ sảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sửdụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành hoạt động vui và hấp dẫnhơn, cơ hội học tập đa dạng hơn

Trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáodục Như Bác Hồ đã nói: “ Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vuicũng cần cho chúng học”

2 Cơ sở lí luận của phân môn luyện từ và câu:

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt độngngôn ngữ cho học sinh Năng lực đó thể hiện trong bốn hoạt động tương ứng vớichúng là: nghe, đọc, nói, viết Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sửdụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứatuổi

Phân môn luyện từ và câu là một phân môn thực hành có vai trò và nhiệm

vụ vô cùng quan trọng Nhiệm vụ lớn nhất của nó là hình thành năng lực giaotiếp cho học sinh

Ở lớp 2 mục tiêu và nhiệm vụ nói trên được cụ thể hóa thành những yêucầu cơ bản về kĩ năng và kiến thức đối với học sinh như sau: học sinh nói đủcâu, biết sử dụng từ để đặt câu theo các mẫu câu cho sẵn, biết dùng từ cho sẵnđể đặt câu

Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy học phânmôn luyện từ và câu ở lớp 2, tôi thấy: Luyện từ và câu lớp 2 tập trung thực hiệnyêu cầu cơ bản: Hình thành kĩ năng giao tiếp cụ thể qua các chủ đề, chủ điểm

mà các em được học Học sinh biết dùng từ đặt câu cho hợp văn cảnh, đúng ngữpháp

Trang 7

Ở lớp 2 với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh giai đoạn từ 7 đến 8 tuổi,năng lực ngôn ngữ và vốn sống còn quá ít, việc dạy luyện từ và câu chưa đòi hỏiquá cao, thông qua các hình thức tổ chưc dạy học(cá nhân, nhóm, lớp, ) Giáoviên tổ chức cho học sinh các hoạt động trò chơi để giúp các em có hứng thú họctập

Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở củangười giáo viên đứng lớp, tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệuhướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi chuyên môn cùngđồng nghiệp để tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp với từngkiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp

Vì điều kiện và năng lực bản thân không cho phép nên tôi chỉ đi sâu vàoviệc nghiên cứu tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 2 ở một số kiểu bài đặc trưngtrong phân môn Luyện từ và câu lớp 2

II.Thực trạng của vấn đề:

Để điều tra về thực tế về trình độ hiện nay của học sinh lớp 2B ở trườngTiểu học Ngọc Trạo, tôi đã đưa vào 3 dạng mẫu câu ở 3 dạng bài khác nhau: Ai

là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Cụ thể:

- Bài Luyện từ và câu : Tuần 3 - SGK Tiếng việt 2 - Tập 1 - Trang 26

- Bài Luyện từ và câu : Tuần 13- SGK Tiếng việt 2- Tập 1 Trang 108

- Bài Luyện từ và câu : Tuần 15 - SGK Tiếng việt 2 - Tập 1 - Trang 122 v cóà có

k t qu nh sau:ết quả như sau: ả như sau: ư sau:

Chưa hoàn thành

Chưa đạt

Qua thực tế kiểm tra, tôi thấy học sinh trong lớp còn tồn tại những lỗi sau:

- Về cách đặt câu theo mẫu: Vẫn còn một số ít học sinh khi đặt câu cònnhầm lẫn giữa các mẫu câu với nhau

- Về cách trình bày cấu tạo câu: Một bộ phận học sinh khi viết câu hỏi cuốicâu không ghi dấu hỏi chấm,như em Hà Linh, em Hòa , em Kiệt,

- Về cách dùng từ đặt câu: Học sinh vốn từ còn nghèo dẫn đến câu vănchưa phong phú, chưa phù hợp với văn cảnh

Trang 8

- Về cách mở rộng vốn từ : Do năng lực ngôn ngữ và vốn từ của các emcòn quá ít nên việc nên việc mở rộng vốn từ của các em còn hạn chế Cụ thể như

III Các giải pháp thực hiện:

1 Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập:

Trò chơi học tập trong mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điềukiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, songmuốn tổ chức được trò chơi trong dạy luyện từ và câu có hiệu quả cao đòi hỏimỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo cácyêu cầu sau:

- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học

- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khảnăng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường

- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú

- Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo

- Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh

2 Cấu trúc của trò chơi:

- Tên trò chơi

- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhăm ôn luyện, củng cố kiếnthức, kĩ năng nào Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi đượcthiết kế trong trò chơi

- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơihọc tập

- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi qui định đối vớichơi, quy định thắng thua của trò chơi

- Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi

- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:

+ Nêu tên trò chơi

+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách mô tả thực hành, nêu rõ qui định chơi

Trang 9

- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.

- Chơi thật

- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêuthêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai làm thườngtránh

- Thưởng – phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhậnthoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của họcsinh Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản,vui hát một bài, nhảy lò cò,

IV Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình dạy Luyện từ và câu lớp 2:

1 Trò chơi : Ghép nhanh tên sự vật

VD: Tranh bài tập 1 (tuần 3- T26); bài tập 2 (tuần 7-T59); bài tập 3 (tuần 16- T134) trong sách giáo khoa TV2 tập 1; bài tập 1 (tuần 22-T35)…Một số mảnh bìa ghi từng từ tương ứng với từng đồ vật hoặc tranh ảnh để dán hoặc gài

- Giáo viên (cử 1 học sinh) làm trọng tài để đánh giá kết quả

Cách tiến hành:

- Chơi theo từng cặp 2 học sinh hoặc 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 2- 4 em)

- Các đồ vật hoặc tranh ảnh đã được sắp xếp hoặc treo thành 2 nhóm Mỗi họcsinh (mỗi nhóm) tham gia trò chơi được phát 1 bộ thẻ từ ghi tên các đồ vật(tranh ảnh) Học sinh của nhóm nào dán hoặc gài đúng và nhanh nhất tên các đồvật hoặc tranh thích hợp thì thắng cuộc

Sử dụng trò chơi này vào các bài Luyện từ và câu:

VD: Dán nhãn cho đồ dùng học tập (tuần 6- T52); Đồ dùng trong nhà (tuần

11 – T90)_ TV2 tập 1 Các con vật nuôi (tuần 21, 22 T27, 35); các loài thú (tuần

23, 24 T45, 55); Các loài cá (tuần 25, 26 T64, 73); Các loài cây (tuần 28, 29T87, 95); Những người có nghề nghiệp khác nhau (tuần 33, 34 T129; 137) sáchTV2 tập 2

Hiệu quả của trò chơi:

- Học sinh ghép nhanh được từ với đồ vật hoặc hình vẽ tương ứng và có biểutượng cụ thể về nghĩa của từ

Trang 10

- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí

thông minh và cách ứng xử nhanh

Chuẩn bị:

Bảng phụ hoặc giấy nháp

Cách tiến hành:

- Trò chơi có từ 2- 4 nhóm, mỗi

nhóm có từ 3- 4 học sinh tham gia

- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề

(VD: Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vậtnuôi là những con vật nuôi trong nhà…), Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu:+ Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảmgia đình…)

+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượngnhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên Thời gian viết khoảng 2- 3 phút.+ Mỗi từ viết đúng được nhận 1thẻ đỏ, nhóm nào nhận nhiều thẻ đỏ nhất sẽ đứng ở vịtrí số 1, các nhóm khác dựa theo số thẻ đỏ để xếp vào các vị trí 2, 3, 4…

Sử dụng trò chơi này vào các bài Luyện từ và câu:

- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 1:

+ Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7, Trang 59)

+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13, Trang 108).+ Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15, Trang 122)

+ Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16, Trang 134)

- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 2:

+ Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22, Trang 35)

+ Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25, Trang 64)

+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26, Trang 74)

+ Kể tên các loài cây (tuần 28, Trang 87)

+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33 Trang 129);

Hiệu quả của trò chơi:

- Học sinh mở rộng được vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh Đã rèn đượctác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh

3 Trò chơi: Tìm nhanh từ có phụ âm

đầu giống nhau

Mục đích:

- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ (1

tiếng) có phụ âm đầu cho trước

- Rèn kĩ năng huy động vốn từ nhanh,

viết nhanh

Trang 11

Chuẩn bị:

- Phấn, bảng hoặc giấy bút

- Băng dính để dính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp

Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ 1 tiếng có phụ âm đầu cho trước

- Cá nhân (từ 2- 4 người) hoặc nhóm (từ 2- 4 nhóm) tham gia chơi

- Dựa vào phụ âm đầu đã cho ở đề bài, trong khoảng thời gian quy định (3 hoặc

5 phút); mỗi người ( nhóm) cố gắng tìm thật nhiều từ ghi vào mảnh giấy (hoặcphần bảng) đã ghi sẵn tên mình ( hoặc nhóm mình) Hết thời gian quy định, côgiáo nhận xét kết quả, Học sinh (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều từ nhất sẽthắng cuộc

Có thể sử dụng trò chơi như sau:

+ Giáo viên có thể cho học sinh tự ghi các từ theo sự liên tưởng, không theo cácbước lựa chọn thứ tự kết hợp âm vần

VD: Với phụ âm đầu b, học sinh có thể đưa ra: Bà, bố, bi, bánh, bạn, biết,bò bút…; với phụ âm đầu c, học sinh có thể đưa ra: Cá, cơm, cò, cỏ, cờ, cấm,canh, cột…

Cũng có thể tiến hành tìm các từ theo các bước sau:

- Ghép phụ âm đầu đã cho với 1 nguyên âm: a,o, ô, ơ, e, ê…rồi thay đổi lần lượtcác thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng Xét trong các tiếng đã ghép được, tiếngnào có nghĩa thì ghi lại:

VD : b-ba, bà, bá, bả, bạ, bo, bò, bó, bỏ, bõ, bọ…

- Ghép phụ âm đầu đã cho với vần có 2 bộ phận( âm chính và âm cuối, âm đệm,

âm chính) đến vần có 3 bộ phận (âm đệm, âm chính, âm cuối) rồi thay đổi lầnlượt các thanh và chọn ra các tiếng có nghĩa

- Tìm từ chỉ gia đình họ hàng có phụ âm đầu ch (cha, chín, cháu, chắt )

- Tìm từ chỉ nguời, vật có phụ âm đầu c (cô, cơm, cá, cò, cỏ…)

- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu đ (đi, đứng, đo, đếm, đong, đem.)

- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu b (bám, bò, bán, bắn, bàn, băm.)

Hiệu quả của trò chơi:

Học sinh mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ (1 tiếng) có phụ âm đầu chotrước

Rèn kĩ năng huy động vốn từ nhanh, viết nhanh

Trang 12

- Rèn kỹ năng huy động vốn từ nhanh viết nhanh.

Chuẩn bị:

- Phấn bảng, ( giấy bút) để ghi lại các từ tìm được

- Băng dính để đính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp (nếu có)

Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ có tiếng cho trước

- Dựa vào tiếng đã cho ở đề bài, cá nhân hoặc nhóm tham gia chơi Trongkhoảng thời gian nhất định (2 hoặc 3 phút) học sinh cố gắng tìm thật nhiều từ vàghi vào giấy nháp hoặc bảng lớp Hết giờ quy định, ai tìm được nhiều từ nhất sẽthắng cuộc

- Trọng tài (giáo viên , học sinh ) có thể chấp nhận một số từ ngữ như: họcchăm…

Trò chơi tìm nhanh từ có tiếng giống nhau có thể được sử dụng ở các bài Luyện từ và câu trong SGK TV2 như:

- Tìm từ có tiếng học, có tiếng tập (tuần 2, T17- SGK TV 2 tập 1)

- Tìm các từ có tiếng "biển" (Tuần 25 T64 – SGK TV 2 tập 2)

Hiệu quả của trò chơi:

- Học sinh mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ một tiếng đã cho Rèn được kỹ nănghuy động vốn từ nhanh viết nhanh

5 Trò chơi: Tìm nhanh từ đồng nghĩa

Mục đích:

- Nhận biết nhanh các từ ngữ đồng

nghĩa, làm giàu vốn từ của học sinh

- Luyện trí thông minh, nhanh mắt,

nhanh, tay

Chuẩn bị:

- Từ 2 đến 4 bộ quân bài có nội dung

như nhau nhưng khác màu để khỏi bị lẫn

(xanh, đỏ , vàng…) tương tự quân bài

trong cỗ tam cúc Mỗi bộ có 10 hoặc 12 quân bài đã ghi sẵn các từ

- Một bộ quân bài dành cho người cầm cái (trọng tài) khác màu với các bộ quânbài của nguời chơi Trên mỗi quân bài này có ghi từng từ đồng nghĩa với từđược ghi trên quân bài của nguời chơi

- Mỗi quân bài này đều được ghi từ ở cả hai đầu để người chơi dễ nhìn khi cầmbài trên tay

Ngày đăng: 14/10/2017, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 – Tập 1 + 2, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2016 Khác
2. Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 2 – Tập 1 + 2, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009 Khác
3. Bài soạn Tiếng Việt lớp 2 – Tập 1 + 2, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009 Khác
4. Sách Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục năm 2010 Khác
5. Sách tuyển tập các trò chơi trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008 Khác
6. Sách phương pháp dạy trò chơi học tập cho học sinh Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục năm 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w