SKKN về công tác chủ nhiệm lớp bậc THPT

58 3.7K 16
SKKN về công tác chủ nhiệm lớp bậc THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP BẬC THPT" 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông là một công tác rất cần thiết và rất quan trọng đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay. Trong công tác chủ nhiệm lớp thì yếu tố hoạt động phong trào là một yếu tố quan trọng giúp cho một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, không khí học tập vui vẻ thoải mái, giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT. Vì đây là bậc học mà học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, lứa tuổi cận kề sự trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hình thành và quyết định chủ yếu ở giai đoạn này.Hoạt động phong trào đối với một tập thể học sinh thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng nhiệm vụ chủ nhiệm lớp đối với giáo viên hiện nay là một việc vừa khó vừa khổ . Công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm chưa phải bao giờ, ở đâu, với ai cũng được đề cao coi trọng. Vì để giúp lớp chủ nhiệm có thể hoạt động phong trào hiệu quả góp phần hình thành môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức, trí tuệ … của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thực tế đòi hỏi rất cần có sự trao đổi, bàn bạc trong đội ngũ giáo viên phổ thông về kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp nói chung và kinh nghiệm phát huy hiệu quả của hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm nói riêng. Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài:“Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt 3 động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT ” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích: Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp kinh nghiệm riêng trong việc tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp với mục đích: - Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông nhận thấy rõ hơn vai trò ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp mà việc phát huy khả năng hoạt động phong trào là yếu tố quan trọng không thể xem thường. Đồng thời tôi muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này nói lên những kinh nghiệm của bản thân khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp để các thầy cô giáo đồng nghiệp cùng xem xét, bàn bạc trao đổi những mong có thể ứng dụng thực tiễn góp phần nhỏ bé làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiểu quả cao hơn. - Học sinh có thể thấy được vai trò tác dụng của hoạt động phong trào và có ý thức phát huy năng lực bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động phong trào trong quá trình học tập ở trường phổ thông cũng như các môi trường học tập và làm việc sau này. - Người viết cũng mong muốn nhận được những ý kiến phản hồi, những đánh giá, trao đổi của quý thầy cô đòng nghiệp để cùng hoàn thiện hơn nữa đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. 4 3. Đối tượng, phạm vi đề tài: - Đề tài thực hiện cụ thể trên công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong nhiều năm liên tục trên cương vị một giáo viên bậc học phổ thông. - Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện ở các lớp mà tôi đã chủ nhiệm, các lớp của các thầy cô giáo đồng nghiệp tại trường THPT Mê Linh từ năm học 2000 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, người viết đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của bản thân - Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của một số đồng nghiệp cùng trường và khác trường. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả hoạt đông phong trào và kết quả tu dưỡng rèn luyện nói chung ở những tập thể lớp có được sự quan tâm chú trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp so với các lớp chưa được giáo viên chủ nhiệm quan tâm phát huy khả năng hoạt động phong trào. - Phương pháp điều tra, thống kê : thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giá của học sinh với các hoạt động phong trào trong quá trình học tập ở trường phổ thông. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số thao tác khác: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp… 5 5. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần. - Phần I: Mở đầu. + Lý do chọn đề tài. + Mục đích của đề tài. + Đối tượng phạm vi nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu. - Phần II: Nội dung (Trọng tâm): gồm 3 chương + Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. + Chương II: Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp. + Chương III: Hiệu quả của đề tài. - Phần III: Kết luận. + Những bài học kinh nghiệm rút ra. + Ý nghĩa và khả năng ứng dụng triển khai của đề tài. + Những kiến nghị đề xuất. + Lời kết 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. I Cơ sở lí luận: 1.Về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông: - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường TH ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý không có dấu đỏ”. Ngày nay, 7 với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về GD, có thể coi GV chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp… Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội .Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng. 2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Chính vì có vị trí quan trọng và vai trò to lớn trong công tác giáo dục mà nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm cũng khá nặng nề và vất vả. Xin được nêu một số nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp: - Thứ nhất, giáo viien chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng ,rèn luyện, phấn đấu của học sinh. 8 - Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả hai phía là đại diện cho các lực lượng trong nhà trường và đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm về mọi mặt một cách hợp lí. - Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giưa cá nhân với tập thể qua việc phân công, phân nhiệm một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn đề gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đoàn, chủ điểm hàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động tập thể như : Tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…giáo viên chủ niệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn. Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả. 3. Ý nghĩa của hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp: 9 - Hoạt động phong trào là những hoạt động chính trị, kinh tế hay văn hóa do một tổ chức xã hội nào đó khởi nguồn phát động nhằm thu hút nhiều người tham gia để hướng theo một mục tiêu nhất định nào đó. - Hoạt động phong trào trong trường học phổ thông là những hoạt động do tập thể lớp, các tổ chức Đoàn, Đội, nhà trường khởi xướng phát động hoặc phát động theo chủ trương chỉ đạo của cấp trên nhằm mục đích vì lợi ích của học sinh, tập thể lớp, nhà trường, xã hội, cộng đồng thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phát triể toàn diện và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. - Hoạt động phong trào có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. Nó giúp tập thể học sinh gắn bó đoàn kết hơn; giúp giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gần gũi thấu hiểu học sinh của mình hơn. Vì vậy mà công tác chủ nhiệm trở nên đỡ vất vả hơn và hiệu quả hơn. Nó cũng giúp cho học sinh có điều kiện phát huy, phát triển năng khiếu bản thân đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh toàn diện, trọn vẹn hơn. - Nếu biết phát huy điểm tích cực trong các hoạt động phong trào thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho công tác làm chủ nhiêm lớp của giáo viên, tạo môi trường giáo dục thân thiện, nâng cao dần chất lượng giáo dục dần đi đến mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giáo dục và hình thành nhân cách công dân tốt của nước Việt Nam”. II. Cơ sở thực tiễn: 10 1.Tình hình chung về công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường phổ thông: - Bức trang toàn cảnh về công tác chủ nhiện ở trương phổ thông nói chung, trường THTP nói riêng cho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực cho chất lượng giáo dục cũng còn những hạn chế. Đó là nhận thức của giáo viên về ý nghĩa,vai trò của công tác chủ nhiệm còn có nơi có lúc chưa khách quan, toàn diện. Một số giáo viên được phân công làm chủ nhiệm còn chưa tâm huyết với công việc, ngại khó ngại khổ mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Lại cũng có những giáo viên mà năng lực điều hành, quản lý lớp chủ nhiệm còn hạn chế - Về công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào ở lớp chủ nhiệm nói riêng lại càng ít được các lực lượng giáo dục và cả bản thân giáo viên chủ nhiệm chú trọng đầu tư công sức và thời gian xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Hoặc chưa có phương pháp hiệu quả để phát huy các hoạt động này đạt kết quả cao. Có những tập thể lớp chưa tìm được tiếng nói chung giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong hoạt động phong trào. Ví dụ như lớp thì rất muốn hoạt động phong trào thật sôi nổi rầm rộ nhưng giáo viên chủ nhiệm lại không muốn học sinh của mình tích cực tham gia vì cho rằng chỉ tốn thời gian, lãng phí công sức và tiền của mà chẳng giúp ích gì cho mục tiêu học tập để thi tốt nghiệp và vào được các trường CĐ- ĐH, vốn là mục tiêu số một của bậc học THPT (Thực ra quan điểm này sai lầm vì như vậy học sinh không được cơ hội phát triển toàn diện và gây ức chế tâm lí cho học sinh, tạo khoảng cách bất lợi cho mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh ); Lại có lớp không có khả năng giành thành tích cao trong các hoạt động phong trào thi đua nhưng giáo viên chủ nhiệm lại áp đặt học sinh phải tham gia và giành thành tích cao. (Quan điểm này cũng sai lầm và hậu quả là làm cho học sinh bị áp lực tâm lý gây chán nản, không muốn tham gia hoạt động, có tham gia 11 [...]... cũng như chủ nhiệm, thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm này, tôi mạnh dạn đề xuất những mong muốn của tôi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nói riêng, của công tác giáo dục nói chung: 36 - Thứ nhất, về mặt tư tưởng chỉ đạo : các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục từ nhà trường cơ sở cho đến các phòng ban, sở, bộ…đã quan tâm, đề cao công tác chủ nhiệm lớp hãy... trong đó 13 năm làm công tác chủ nhiệm Thực tiễn làm nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và chịu khó học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô giáo đồng nghiệp, tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm nhỏ để giúp việc làm công tác chủ nhiệm lớp thành công hơn, nhất là trong mảng hoạt động phong trào Bản thân tôi đã có những hiệu quả nhất định trong công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý học sinh lớp chủ nhiệm hoạt động phong... phân công làm công tác chủ nhiệm + Với sinh viên sư phạm, cần có môn học về phương pháp chủ nhiệm tách riêng và dành quỹ thời gian xứng đáng cho môn học này thì sẽ giúp các thầy cô mới ra trường, vào nghề không bỡ ngỡ nhiều với công tác chủ nhiệm lớp như hiện nay.Vì khi tham gia hướng dẫn thực tập chủ nhiệm cho các sinh viên của trường ĐH sư phạm Hà Nội II về trường thực tập tôi thấy vốn kiến thức về công. .. do co Soa chủ nhiệm năm học 2009 – 2010, lớp 11a9 do thầy Sơn chủ nhiệm, lớp 11a4 do thầy Lân chủ nhiệm năm học 2010 – 2011… Thực trạng trên đã khiến tôi mạnh dạn, quyết tâm làm sáng kiến kinh nghiệm về công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý các hoạt động phong trào trong tập thể học sinh lớp mình chủ nhiệm mong góp phần làm tang hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp trong trường phổ thông CHƯƠNG II KINH... thông CHƯƠNG II KINH NGHIỆM THỰC TIỄN KHI TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN, QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO Ở LỚP CHỦ NHIỆM I.Các biện pháp điều tra nắm bắt tình hình lớp ban đầu khi mới nhận lớp chủ nhiệm: - Khi bắt đầu nhận lớp chủ nhiêm theo sự phân công của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành việc điều tra đặc điểm tình hình lớp tới tùng học sinh bằng việc soạn một biểu mẫu điều tra để học sinh... cho thấy nếu lớp nào các em học sinh đồng sức đồng lòng và giáo viên chủ nhiệm của lớp chú trọng hoạt động phong trào thì lớp ấy hoạt động phong trào tốt hơn hẳn, không chỉ đem lại thành tích cho lớp trong phạm vi trường mà còn đem lại thành tích đáng nói cho cả nhà trường 12 ở cấp cao hơn Ví dụ như lớp 10a8 do cô Hằng chủ nhiệm, lớp 10a10do cô Chung chủ nhiệm, lớp 11a8 do co Soa chủ nhiệm năm học... cao, quan tâm thiết thực, quán triệt đồng bộ công tác này hơn nữa, trong đó có mảng hoạt động phong trào - Thứ hai, về biện pháp thực hiện: + Với giáo viên, cần có những hoạt động bồi dưỡng công tác chủ nhiệm như bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn; Cần tổ chức các hội nghị định kì, giao lưu, trao đổi kihn nghiệm làm chủ nhiệm lớp của những giáo viên chủ nhiệm giỏi để đưa chất lượng giáo dục toàn diện... Nên mặc dù trường THPT Mê Linh đã có nhiều thành tích đáng kể trong các hoạt động phong trào nhưng theo cá nhân tôi thì hoàn toàn có thể nâng cao hơn nữa khả năng và thành tích của học sinh trường THPT Mê Linh nếu các giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chú trọng hơn vào công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong các khối lớp - Thực tế công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Mê Linh cũng... đối với các khối lớp Chủ yếu mảng hoạt động này vẫn là hoạt động tự phát có tính năng khiếu sở trường của từng lớp. Hơn nữa cũng có không ít các thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp cho rằng đi học chỉ cần ngoan ngoãn, học giỏi chứ hoạt động tập thể, hoạt động phong trào chung không quan trọng lắm, chỉ cần có tham gia cho hoàn thành nhiệm vụ, chủ trương hướng học sinh đầu tư thời gian công sức cho việc... này có tác dụng giúp giáo viên chủ nhiệm nắm được khả năng tiềm tàng của lớp mình về phương diện hoạt động phong trào, Và sẽ phát huy, khai thác khi có dịp Thực tế việc điều tra của tôi cho thấy không có một tập thể học sinh nào mà lại không có nhân tố tiềm năng để phát triển công tác phong trào II Các biên pháp triển khai họat động phong trào trong nội bộ lớp chủ nhiệm: - Chọn đội ngũ cán bộ lớp phải . KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP BẬC THPT& quot; 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông là một công tác rất cần thiết và rất quan. luận: 1 .Về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông: - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. . của nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Lại cũng có những giáo viên mà năng lực điều hành, quản lý lớp chủ nhiệm còn hạn chế - Về công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào ở lớp chủ nhiệm

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN NỘI DUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan