PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 28)

2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Chúng tôi đã tiến hành áp dụng các phương pháp thực địa truyền thống nhằm thu thập các thông tin, số liệu, mẫu vật nghiên cứu có liên quan đến khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở xã Hương Sơn, bao gồm các phương pháp chính sau:

2.3.1.1. Phƣơng pháp khảo sát theo tuyến

Khảo sát theo tuyến được áp dụng cho tất cả các nhóm động vật có xương sống trên cạn nhằm quan sát trực tiếp các loài động vật và ghi nhận sự tồn tại của các loài qua dấu vết hoạt động: dấu chân, vết ăn, vết leo cây, tiếng kêu, phân, tổ, hang,…Tọa độ các tuyến khảo sát và các điểm ghi nhận thông tin chính được xác định bằng máy định vị GPS, các con vật hoặc vết quan sát được đều chụp ảnh nếu có thể. Các tuyến khảo sát chính đã thực hiện như sau:

- Tuyến 1: Từ bến Yến Vĩ đi thuyền dọc suối Yến đến Sềnh Con Gà, bến Thiên Trù. Tại đây, đoàn khảo sát chia nhau đi các tuyến nhỏ:

+ Tuyến 1.1: Từ bến Thiên Trù đi thuyền dọc suối Yến đến bến Đồng Lỗ, đi bộ đến Thung Khoai, thung Mỏ và đồng Vài. Sinh cảnh: đất ngập nước dọc hai bên bờ suối Yến, rừng cây gỗ thứ sinh xen lẫn cây bụi và nương rẫy.

+ Tuyến 1.2: Từ bến Thiên Trù đi lên chùa Thiên Trù, đến động Đại Binh (20o37’17,2”N/105o44’43,5”E) xuống thung Mả Mê. Sinh cảnh: rừng cây gỗ thứ sinh xen lẫn cây bụi.

+ Tuyến 1.3: Từ bến đò Thiên Trù, đi bộ đến chùa Thiên Trù, từ chùa Thiên Trù đi đến thung Thói Láo, đến Thung Ao (20o36’29.7”N/105o44’54.4”E), thung Chảy (20o36’40.0”N/105o45’10.7”E). Sinh cảnh chính là trảng cây bụi cao, trảng cỏ, rừng thứ sinh nghèo kiệt và các nương rẫy dưới thung lũng.

+ Tuyến 1.4: Từ bến Thiên Trù đi theo đường bậc thang lên chùa Giải Oan (20o36’53.8”N/105o44’28.5”E) lên động Hương Tích xuống thung Tràm (20o36’49.5”N/105o44’18.9”E), thung Cháu (20o36’47.0”N/105o43’44.7”E), thung Káng Kẻ (20o36’59.6”N/105o43’39.2”E). Sinh cảnh: nương rẫy (trồng dâu, sắn, ngô,…), trên sườn núi có rừng cây gỗ thứ sinh xen cây bụi.

+ Tuyến 1.5: Từ bến Thiên Trù đi theo đường bậc thang lên đền Giải Oan, xuống thung Cây Hồng (20o36’51.9”N/105o44’30.1”E). Sinh cảnh: Nương rẫy, trảng cây bụi, trên núi có cây gỗ nhỏ xen cây bụi.

- Tuyến 2: Từ bến Yến Vĩ đi thuyền dọc suối Yến đến đền Trình, đến đền Thanh Sơn (20o36’05.4”N/105o45’39.8”E) đi thung Luận (20o36’01.7N/105o45’33.5”E). Sinh cảnh: rừng cây gỗ thứ sinh xen lẫn cây bụi và nương rẫy.

- Tuyến 3: Từ bến đò Phú Yên (20o36’23”N/105o46’22”E) đi thuyền dọc theo suối Tuyết Sơn đến chùa Bảo Đài (20o36’25”N/105o46’30”E), đi bộ lên núi đến động chùa Ngọc Long (20o36’31”N/105o46’56”E). Sinh cảnh: đất ngập nước hai bên suối Tuyết Sơn, rừng cây gỗ thứ sinh xen lẫn cây bụi và nương rẫy.

2.3.1.2. Phƣơng pháp bẫy bắt

- Phương pháp bẫy bắt thú:

Để bẫy bắt thú nhỏ (Gặm nhấm) chúng tôi sử dụng bẫy lồng bắt sống (kích thước 20x10x10cm). Một số bẫy được đặt lên cây để bẫy sóc, cách mặt đất 5 – 10m. Bẫy được giữ trên mỗi tuyến 4 – 5 ngày và tiến hành kiểm tra bẫy vào các buổi sáng để thu mẫu thú vào bẫy và các buổi chiều để thay mồi (sắn, khoai tươi). Các mẫu động vật thu được sau khi định loại, mô tả được thả lại tự nhiên.

Dùng lưới mờ để bắt dơi với kích thước lưới khác nhau (3m x 3m, 6m x 3m, 9m x 3m, 12m x 3m). Lưới được căng ngang đường bay của dơi từ nơi chúng trú ngụ như phía trước các hang động có dơi, ngang đường mòn trong rừng, bên suối,…. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, lưới có thể được đặt đơn lẻ hoặc kết nối với nhau để tăng hiệu quả bẫy bắt. Lưới được mở từ 17h30 đến 23h hôm trước và từ 4h đến 5h sáng hôm sau là khoảng thời gian dơi bay ra khỏi nơi cư trú để đi kiếm ăn.

Hình 2.1. Lƣới mờ để bắt dơi

Tại một số động có nhiều dơi cư trú như: động Hương Tích, động chùa Tuyết Sơn, hang dơi sau đền Trình,…có thể dùng vợt tay để bắt dơi khi phát hiện. Các mẫu dơi sau khi định loại được thả lại tự nhiên.

- Phương pháp bắt chim:

Dùng lưới mờ mistnet kích thước 3x12m, cỡ mắt lưới 1,5x1,5cm để bắt những loài chim nhỏ như: chim sâu, chim chích, vành khuyên,…. Chim bắt được được thả lại tự nhiên ngay sau khi định loại xong loài. Đối với các loài chim khó bẫy bắt, dùng ống nhòm để quan sát từ xa.

- Phương pháp thu mẫu các loài bò sát và ếch nhái:

Các mẫu bò sát và ếch nhái được bắt trực tiếp bằng tay, vợt tay, gậy bắt rắn,…Mẫu vật ếch nhái thu được đựng trong túi nilon, mẫu rắn và thằn lằn đựng trong túi vải. Mẫu vật sau khi được định loại sẽ thả trở lại tự nhiên.

2.3.1.3. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn

Phương pháp điều tra phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin khái quát về tình trạng của các khu hệ động vật hoang dã tại xã Hương Sơn. Đối tượng được chọn để phỏng vấn là những người có nhiều hiểu biết về động vật của khu vực như thợ săn, người hay đi rừng làm nương rẫy, thu hái lâm sản, cán bộ Ban quản lý Di tích, cán bộ Ban quản lý Rừng đặc dụng, các nhà sư và hộ dân sống lâu năm trong rừng. Trong quá trình phỏng vấn, các câu hỏi được đưa ra từ đơn giản đến phức tạp, từ thông tin tổng quát đến các loài cụ thể và yêu cầu người được phỏng vấn đưa ra những chứng cứ minh họa (nếu có). Các câu hỏi mở được dẫn ở phần Phụ lục.

2.3.2. Phƣơng pháp phòng thí nghiệm

Phương pháp này được áp dụng để xác định tên khoa học của những mẫu vật thu được ngoài thực địa.

- Định loại thú theo “Mammals of Thailand” của Lekagul et al., 1977 [37]; “Bats of the Indian subcontinent” của Bate P., et al., 1997 [31]; “Bats of Vietnam and Adjacent territories. An identification Marnual” của Borissenko A.V., et al., 2003 [29]; hệ thống phân loại thú theo Corbet G.B., et al., 1992 [32]; “Mammals species of world” của Wilson D.E, Reeder D.M., 2005 [39]; “Phân loại học lớp thú” của Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009 [5] và một số tài liệu khác [35], Tên

Việt Nam gọi theo tài liệu của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1994 [7], Lê Vũ Khôi, 2000 [8], Cao Văn Sung và cộng sự, 1980 [16].

- Định loại chim tại thực địa dựa vào tài liệu có hình vẽ màu của Craig Robson (2005) [34] và tài liệu “Chim Việt Nam” của Nguyễn Cử và cộng sự (2000) [3]. Hệ thống phân loại chim được sắp xếp theo tài liệu [30], [38]. Tên phổ thông, tên khoa học theo Võ Quý (1975, 1981) [12], [13], Võ Quý và Nguyễn Cử (1999) [14].

- Định loại Bò sát và Ếch nhái theo “Herpetology of China” của Er-Mizhao et al, 2003 [36]; “A photographie Guide to Snake and Other Reptilies of Peninsular Malaysia, Singapore and Thailand” của Cox et al., 2002 [33] và một số tài liệu khác [18], [19]. Tên Việt Nam gọi theo “Danh lục Ếch nhái và Bò sát Việt Nam” (Nguyễn Văn Sáng và cs, 2005) [15].

2.3.3. Phƣơng pháp kế thừa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đã được công bố có nội dung liên quan đến nội dung của đề tài.

- Kế thừa các số liệu ở báo cáo về kinh tế - xã hội địa phương năm 2010. - Tham khảo thông tin từ các trang website

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Dựa trên các thông tin, số liệu thu được chúng tôi tiến hành:

- Tổng hợp để đưa ra danh lục thành phần các loài động vật ở Hương Sơn gồm 4 lớp: Lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú.

- Phân tích giá trị và hiện trạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn. Trong đó đặc biệt chú ý đến các loài quý hiếm.

- Phân tích những tác động tiêu cực của con người đến khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn và đề xuất các biện pháp bảo tồn.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ ĐỘNG VẬT CÓ XƢƠNG SỐNG TRÊN CẠN TẠI XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI CẠN TẠI XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI

3.1.1. Đa dạng sinh học lƣỡng cƣ, bò sát

3.1.1.1. Đa dạng sinh học lƣỡng cƣ (Amphibia)

Theo ghi nhận của chúng tôi, khu hệ lưỡng cư ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội gồm 29 loài thuộc 6 họ của 1 bộ (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Thành phần các loài lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Dạng thông tin Phân bố Tình trạng

I BỘ KHÔNG ĐUÔI ANURA

1. Họ Cóc Bufonidae

1 Cóc nhà Bufo melanostictus Schneider, 1799 M 2, 3, 5 2 Cóc rừng Igerophrunus galeatus (Gunther, 1864) QS 2, 3

2. Họ Cóc bùn Pelobatidae

3 Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893) QS 2, 3, 4 4 Cóc mắt chân dài Megophrys longipes (Boulenger, 1885) TL 3, 4

3. Họ Ếch nhái Ranidae

5 Ếch đồng Rana rugulosa Wiegmann, 1835 M 3, 4, 5

6 Ếch xanh Rana andersoni Boulenger, 1882 M 3, 4, 5

7 Cóc nước nhẵn Phrynoglossus laevis (Gunther, 1858) M 2, 3, 4 8 Cóc nước sần Oceidozyga lima Kuhl et Van Hasselt,

1822

TL 3, 4

9 Ếch nhẽo Rana kuhlii Schlegel, in Dumeril et Bibron, 1841

QS 3, 4

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Dạng thông tin Phân bố Tình trạng

11 Ếch bám đá Amolops ricketii (Boulenger, 1899) TL 2, 3 12 Ếch trơn Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) M 3, 4 13 Ngóe Rana limnocharis Boie, in Wiegmann, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1935

M 4, 5

14 Ếch núi Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) M 3, 4 15 Chàng hiu Rana macrodactyla (Gunther, 1859) QS 3, 4 16 Ếch suối Hylarana nigrovittata (Blyth, 1855) QS 3, 4 17 Chàng đài bắc Rana taipehensis Vandenburgh, 1909 TL 3, 4

4. Họ Nhái bầu Microhylidae

18 Ếch ương Kaloula pulchra Gray, 1831 QS 3, 5

19 Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi Vogt, 1911 M 3, 5 20 Nhái bầu hoa Microhyla ornate Dumeril et Bibron, 1841 M 3, 5 21 Nhái bầu vân Microhyla pulchra (Hallowell, 1861) M 3, 5 22 Nhái bầu butlơ Microhyla butleri Boulenger,1900 M 3,5 23 Nhái bầu hoa cương M. marmorata Bain & Nguyen, 2004 M 3, 5

5. Họ ếch cây Rhacophoridae

24 Nhái cây sọc Chiromantis vittatus Boulenger, 1887 M 3, 4 25 Ếch cây mép trắng Rhacophorus leucomystax (Kuhl, in

Gravenhorst, 1829)

M 3, 4

26 Ếch cây xanh đốm Polypedates dennysii (Blanford, 1881) QS 3, 4 27 Ếch cây mutus Polypedates mutus (Smith, 1940) M 3, 4 28 Ếch cây bay Polypedates reiwardtii (Schlegel, 1840) QS 3, 5

6. Họ Nhái bén Hylidae

Ghi chú

Thông tin : PV (Phỏng vấn), QS (Quan sát), M (thu được mẫu), TL (Tài liệu [20], [21], [23], [26]).

Phân bố: 2. Rừng tre nứa, trảng cỏ, trảng cây bụi, 3. Đất canh tác nông nghiệp, 4. Đất ngập nước, 5. Khu dân cư.

Trong số 6 họ lưỡng cư ghi nhận được ở Hương Sơn:

- Họ ếch nhái có số lượng loài nhiều nhất (13 loài chiếm 44,83%)

- Tiếp đến là họ nhái bầu có 6 loài (20,69%) và họ ếch cây có 5 loài (17,24%). - Ít loài nhất là họ cóc, họ cóc bùn có 2 loài (chiếm 6,9%) và họ nhái bén có 1

loài (chiếm 3,45%).

So với tài nguyên lưỡng cư cả nước có 172 loài, 10 họ, 3 bộ thì khu vực xã Hương Sơn có 29 loài chiếm 16,9%, có 6 họ chiếm 60%, có 1 bộ chiếm 33,3%.

Bảng 3.2. So sánh đa dạng các loài Lƣỡng cƣ ở Hƣơng Sơn với cả nƣớc Phạm vi Số loài Số họ Số bộ Nguồn tài liệu

Toàn quốc 172 10 3 Nguyễn Văn Sáng và cs, 2005 [15] Xã Hương Sơn 29 6 1 Kết quả nghiên cứu của đề tài, 2011

Tỷ lệ (%) 16,9 60 33,3

Trong số 29 loài Lưỡng cư ghi nhận ở Hương Sơn có sự phân bố không đồng đều ở các dạng sinh cảnh như sau:

- Rừng tre nứa, trảng cỏ, trảng cây bụi có 5 loài chiếm 17,2% tổng số loài ghi nhận. Trong đó có cóc nhà, cóc nước nhẵn, cóc rừng,... là những loài đặc trưng

- Đất nông nghiệp: 27 loài (chiếm 93,1%). Đất canh tác nông nghiệp ở khu vực này là các thung ở trong rừng, xung quanh được bao bọc bởi núi đá vôi. Đại diện cho dạng sinh cảnh này là ếch đồng, chẫu, nhái,...

- Đất ngập nước có 18 loài (chiếm 62,06%). Đại diện có ếch đồng, ếch suối, nghóe,... - Khu dân cư có 14 loài (44,8%). Đại diện có ếch đồng, cóc nhà, nhái bén,…

Hình ảnh một số loài lƣỡng cƣ ở xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Hình 3.1. Cóc nhà (Bufo melanostictus)

Người chụp: Phạm Mạnh Thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2. Ếch xanh (Rana andersoni)

Người chụp: Nguyễn Quảng Trường [41]

Hình 3.3. Ếch đồng(Rana rugulosa)

Người chụp: Phạm Mạnh Thế

Hình 3.4. Ngóe (Rana limnocharis)

Người chụp: Phạm Mạnh Thế

Hình 3.5. Ếch trơn(Limnonectes kuhlii)

Người chụp: Phạm Mạnh Thế

Hình 3.6. Chẫu chuộc(Ranna guentheri)

3.1.1.2. Đa dạng sinh học bò sát (Reptilia)

Khu hệ bò sát ở xã Hương Sơn theo ghi nhận của chúng tôi có 54 loài thuộc 14 họ của 2 bộ (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Thành phần các loài bò sát tại xã Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Dạng thông tin Phân bố Tình trạng I BỘ CÓ VẢY SQUAMATA 1. Họ Tắc kè Gekkonidae

1 Tắc kè thường Gekko gecko (Linnaeus, 1758) PV 1, 2, 3 VU 2 Tắc kè Trung Quốc Gekko chinensis (Gray, 1842) TL 1, 2

3 Tắc kè chân vịt Gekko palmatus Boulenger,, 1907 TL 1, 3 4 Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus Schlegel, in Dumeril

Bibron, 1836

QS 5

5 Thạch sùng ngón Cyrtodactylus sp QS 1, 2

2. Họ Nhông Agamidae

6 Nhông xanh Calotes versicolor (Daudin, 1802) PV 1, 2 7 Nhông xám Calotes mystaceus Dumerll & Bibron, 1837 QS 1, 2

8 Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 QS 2, 3 VU 9 Ô rô vảy Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829) TL, PV 1, 2, 3

3. Họ Kỳ đà Varanidae

10 Kỳ đà hoa Varanus salvator (Laurenti, 1786) PV 1, 2 EN, IIB

4. Họ rắn giun Typhlopidae

11 Rắn giun thường Ramphotyphlops braminus (Daudin, 1803) QS, M 3

5. Họ rắn nƣớc Colubridae

12 Rắn sọc dưa Elaphe radiate (Schlegel, 1837) PV 1, 2, 3, 5 VU, IIB 13 Rắn sọc xanh Elaphe prasina Bourret, 1936 PV 2, 3 VU

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Dạng thông tin Phân bố Tình trạng

14 Rắn sãi thường Amphiesma stolatum (Linnaeus, 1758) PV 1, 2, 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 Rắn ráo trâu Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) TL, PV 1, 2, 3 EN, IIB 16 Rắn ráo thường Ptyas korros (Schlegel, 1837) QS 1, 2, 3, 5 EN 17 Rắn sọc khoanh Elaphe moelleldorffii Boettger, 1886 TL, PV 1, 2, 3 VU 18 Rắn sọc đuôi Elaphe taeniura (Cope, 1861) QS 1, 2, 3

19 Rắn sọc đốm đỏ Elaphe porphyracea (Cantor, 1839) QS 1, 2, 3 20 Rắn hổ đất nâu Psammodynates pulverulentus (Boie, 1827) QS 1, 2, 3 21 Rắn bồng chì Enhydris plumbea (Boie, 1827) PV 1, 2, 3 22 Rắn bồng Trung Quốc Enhydris chinensis Gray, 1842 TL, PV 1, 2, 3 23 Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) QS 1, 2, 3 24 Rắn nước Xenochrophis flavipunctatus (Schneider,

1799)

QS, M 4, 5

25 Rắn nước vân đen Sinonatrix percarinata (Boulenger, 1899) QS 4, 5 26 Rắn roi thường Ahaetulla prasina Tirrant, 1885 QS 1, 2, 3 27 Rắn roi mõm nhọn Ahaetulla nasuta (Bonnaterre, 1790) QS 1, 2, 3 28 Rắn leo cây Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789) QS 1, 2 29 Rắn hổ mây ngọc Pareas margaritophorus (Jan, 1866) TL, PV 1, 2 30 Rắn hổ mây hamton Pareas hamptoni (Boulenger, 1905) TL, PV 1, 2 31 Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysagus Smith, 1943 QS 1, 2, 3 32 Rắn vòi Rhynchophis boulengeri Mocquard, 1897 QS 1, 2

6. Họ rắn hổ Elapidae

33 Rắn hổ mang Naja naja (Linnaeus, 1758) PV 1, 2, 3 EN, IIB 34 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) PV 1, 2 CR, IB 35 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) PV 1, 2, 3 EN, IIB

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Dạng thông tin Phân bố Tình trạng

36 Rắn cạp nia bắc Bungarun multicintus Blyth, 1861 PV 1, 2, 3 IIB 37 Rắn lá khô thường Calliophismacclellandi(Reinhardt, 1844) QS 1, 2

7. Họ Rắn lục Viperidae

38 Rắn lục xanh Viridovipera stejnegeri (Schmidt, 1925) PV 1, 2, 3

39 Rắn mục mép trắng Cryptelytrops albolabris (Gray, 1842) QS 1, 2, 3 IIB

8. Họ trăn Pythonidae

40 Trăn đất Python molurus (Linnaeus, 1758) PV, TL 1, 2

CR, LR/nt,

IIB

9. Họ Rắn mống Xenopeltidae

41 Rắn mống Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827 QS 1, 2, 3

10. Họ Thằn lằn bóng Scincidae

42 Thằn lằn đuôi dài Mabuya longicaudata (Hallowell, 1857) QS 1, 2, 3, 5 43 Thằn lằn bóng sa pa Mabuya chapaensis Bourret, 1937 TL. PV 1, 2, 3 44 Thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata (Kuhl, 1820) TL, PV 1, 2, 3 45 Thằn lằn bóng đốm Mabuya macularia (Blyth, 1853) TL, PV 1, 2

11. Họ Thằn lằn thực Lacertidae

46 Liu điu chỉ Takydromus sexlineatus Daudin, 1802 TL, PV 1, 2, 3

II BỘ RÙA TESTUDINATA

12. Họ rùa núi Testudinidae

47 Rùa núi vàng Indotestudo elongate (Blyth, 1853) QS, M 1, 4 IIB, EN 48 Rùa núi viền Manouria impressa (Gunther, 1882) QS 1, 2 VU

13. Họ rùa đầm Geoemydidae

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Dạng thông tin Phân bố Tình trạng

50 Rùa đất spengle Geoemyda spengleri Gray, 1834 TL, PV 2, 3, 4 EN 51 Rùa câm Mauremys mutica (Cantor, 1842) TL, PV 1, 2, 4 EN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 28)