THỐNG KÊ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ XƢƠNG SỐNG TRÊN CẠN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 65)

QUÝ HIẾM CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN NGUỒN GEN

Bảng 3.13. Các loài động vật có xƣơng sống trên cạn quý hiếm ở Hƣơng Sơn

TT Tên Việt Nam Tên khoa học SĐVN,

2007 IUCN, 2009 32 Hiện trạng ở Hƣơng Sơn LƠP THÚ

1 Dơi chó cánh ngắn Cynopterus branhchyotis (Muller, 1838) VU + 2 Dơi lá quạt Rhinolophus paradoxolophus (Bourret, 1951) VU VU ++ 3 Dơi lá rẻ quạt Rhinolophus marshalli Thonglongya, 1873 LR/nt ++ 4 Dơi đốm hoa Scotomanes ornatus (Blyth, 1851) LR/nt +++ 5 Dơi mũi ống cánh lông Harpiocephalus harpia (Temminck, 1840) VU +++ 6 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907 VU IB + 7 Cu li lớn Nycticebus bengalensis Boddaertt, 1785 VU IB

8 Khỉ vàng Macaca mulatta Zimmermann, 1780 LR nt LR/nt IIB + 9 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides Geoffory, 1831 VU VU IIB

10 Voọc mông trắng Trachypitheus delacouri (Osgood, 1932) CR CR

11 Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea (IIIiger, 1815) VU LR/nt IB + 12 Cầy giông Viverra zibetha (Linnaeus, 1758) IIB + 13 Cầy hương Viverricula indica (Desmarest, 1817) IIB + 14 Mèo rừng Felis silvestris Schreber, 1775 IB ++ 15 Sóc bay lớn Petaurista philipensis (Blyth, 1847) VU IIB + 16 Sóc đen Ratufa bicolor (Sparrman, 1778) VU ++

Tổng 11 7 9

LỚP CHIM

1 Gà lôi trắng Lophura nycthemera LR cd IB +++ 2 Cú lợn lưng xám Tyto alba IIB ++ 3 Chích chòe lửa Copsychus malabaricus IIB ++ 4 Yểng Gracula religiosa IIB +

TT Tên Việt Nam Tên khoa học SĐVN, 2007 IUCN, 2009 32 Hiện trạng ở Hƣơng Sơn LỚP BÒ SÁT

1 Tắc kè Gekko gecko (Linnaeus, 1758) VU ++ 2 Kỳ đà hoa Varanus salvator (Laurenti, 1786) EN IIB + 3 Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 VU ++ 4 Rắn sọc dưa Elaphe radiata (Schlegel, 1837) VU IIB +++ 5 Rắn sọc xanh Ephale prasina Bourret, 1936 VU ++ 6 Rắn sọc khoanh Orthriophis moelleldorffii Boettger, 1886 VU +++ 7 Rắn ráo thường Ptyas korros (Schlegel, 1837) EN +++ 8 Rắn ráo trâu Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) EN IIB +++ 9 Rắn cạp nia bắc Bungarus multicintus Blyth, 1861 IIB ++ 10 Rắn hổ mang Naja atra (Linnaeus, 1758) EN IIB ++ 11 Rắn hổ chúa Ophiophagus Hannah (Cantor, 1836) CR IB + 12 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) EN IIB ++ 13 Trăn đất Python molurus (Linnaeus, 1758) CR LR/nt IIB + 14 Rắn mục mép trắng Cryptelytrops albolabris (Gray, 1842) IIB ++ 15 Rùa núi vàng Indotestudo elongate (Blyth, 1853) EN IIB ++ 16 Rùa núi viền Manouria impressa (Gunther, 1882) VU ++ 17 Rùa sa nhân Pyxidea mouhoti (Gray, 1862) EN + 18 Rùa đất spengle Geoemyda spengleri Gray, 1834 EN + 19 Rùa câm Mauremys mutica (Cantor, 1842) EN + 20 Ba ba trơn Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1835) VU

21 Ba ba gai Pelea steindachneri (Siebenrock, 1906) VU +

Tổng 19 1 10

Ghi chú:

- SĐVN, 2007: Sách Đỏ Việt Nam, 2007: VU – Sẽ nguy cấp, CR – Rất nguy cấp, EN – Nguy cấp, LRnt – Sắp bị đe dọa

- IUCN, 2009: Danh lục Đỏ thế giới, 2009: VU – Sẽ nguy cấp, CR – Rất nguy cấp, LR/nt: Sắp bị đe dọa. - NĐ32/2006: Nghị Định 32/2006NĐ – CP của Chính Phủ (2006): IB – Nghiêm cấm khai thác sử dụng, IIB –

- Hiện trạng ở Hương Sơn: (+++) số lượng còn tương đối nhiều, (++) số lượng ít, (+) số lượng rất ít.

Căn cứvào tiêuchí phân hạng các loài động vật đang bị đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007; Danh lục đỏ IUCN, 2009 và danh sách các loài động vật quý hiếm có tên trong Nghị định 32/2006/NĐCP của Chính phủ. Kết quả nghiên cứu khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại Hương Sơn đã ghi nhận 41 loài động vật quý hiếm có giá trị khoa học và bảo tồn cao. Trong đó:

 Lớp thú có 16 loài, trong đó:

- Có 11 loài trong SĐVN, 2007 (có 13 loài ở cấp VU, 1 loài ở cấp LR nt, 1 loài ở cấp CR) ;

- Có 7 loài trong Danh lục đỏ IUCN, 2009 (có 2 loài ở cấp VU, 4 loài ở cấp LR/nt và 1 loài ở cấp CR);

- Có 9 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ - CP của Chính phủ (có 4 loài ở nhóm IB và 5 loài ở nhóm IIB).

 Lớp chim có 4 loài, trong đó:

- Có 1 loài trong SĐVN, 2007 ở cấp LR cd;

- Có 4 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ - CP của Chính phủ (có 1 loài ở nhóm IB và 3 loài ở nhóm IIB).

 Lớp bò sát có 21 loài, trong đó:

- Có 19 loài trong SĐVN, 2007 (có 8 loài ở cấp VU, 9 loài ở cấp EN và 1 loài ở cấp CR);

- Có 1 loài trong Danh lục đỏ IUCN, 2009 ở cấp LR/nt;

- Có 10 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ - CP của Chính phủ (có 1 loài ở nhóm IB và 9 loài ở nhóm IIB).

Thông tin về một số loài quý hiếm:

- Theo báo cáo của Viện sinh thái & Tài nguyên sinh vật phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Hà Tây trong công trình “Hương Sơn, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên sinh vật” (1991), đã ghi nhận sự tồn tại của một số loài thú đặc biệt quý hiếm tại khu vực như: báo hoa mai (

(Neofelis nebulosa), vượn má trắng (Nomascus leucogenys), rái cá lớn (Lutra lutra), lửng chó (Nyctereutes procyonoides) nhưng đến nay không còn nữa.

- Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 2007 (cấp CR), Danh lục đỏ IUCN, 2009 (cấp CR) trên thế giới, chỉ có ở Việt Nam. Trong đợt điều tra thực địa của chúng tôi không gặp trực tiếp loài này. Nhưng theo thông tin từ cán bộ Ban quản lý rừng dặc dụng Hương Sơn, hiện nay vẫn còn 3 cá thể tại khu vực Giếng Chén (Hội Xá) và 3 - 4 cá thể tại Đồng Lỗ. Như vậy về sự tồn tại của loài voọc mông trắng tại xã Hương Sơn cần có những nghiên cứu tiếp theo.

- Khỉ vàng (Macaca mulatta) và khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) có thể gặp ở khu vực Bà Lồ, Rốn rồng (Đục Khê), số lượng cá thể từ 8 - 20 cá thể.

- Một nhà dân (xóm 7, thôn Yến Vĩ) còn giữ 1 sọ hoẵng bắn được vào năm 2000 tại thung Quèn Sàn. Tháng 3/2010, bắt được 01 con cu li tại khu Hương Tích, 01 con dúi mốc lớn. Cũng theo người dân này, tại khu Hương Tích còn có sóc bay, đon, cầy quả. Ông Lê Văn Hà, cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn cho biết: khoảng năm 1990, người dân còn bắt được 1 con nai nhưng trong đợt điều tra thực địa chúng tôi không bắt gặp trực tiếp loài này.

- Các loài thú ăn thịt nhỏ: Mèo rừng (Felis silvestris), cầy vòi mốc (Paguma larvata), cầy giông (Viverra zibetha), cầy hương (Viverricula indica) rất ít gặp trực tiếp. Tuy nhiên có thể lấy dấu chân, phân, vết ăn hoặc mùi xạ hương đặc trưng.

- Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) còn có thể bắt gặp được ở một số thung trong rừng sâu. Trong đợt điều tra thực địa (tháng 12 năm 2010), chúng tôi bắt gặp 1 cá thể trên đường lên động Tuyết Sơn. Qua phỏng vấn anh Nguyễn Văn Thanh (người chăn nuôi gà và trồng ngô, sắn ở thung Cháu) thì vào ngày 26/8/2010 đã gặp một đôi gà lôi trắng (1 đực, 1 cái) đi kiếm ăn ở thung Cháu.

- Kỳ đà hoa (Varanus salvator): Trong đợt khảo sát thực địa, chúng tôi không trực tiếp quan sát được loài này. Ngày 25/8/2010 một người dân thôn Yến Vỹ bắt

được 1 con kỳ đà hoa ở khu vực rừng Vài. Phỏng vấn người dân địa phương, được biết kỳ đà hoa hiện phân bố ở khu vực rừng Vài và một số thung ở trong rừng sâu như: thung Mây, thung Vàng Giường,....

- Trăn đất (Python molurus): Qua phỏng vấn người dân địa phương được biết thỉnh thoảng vẫn bắt gặp trăn đất ở thung Mây, thung Vàng Gường, rừng Vài,...Ngày 26/8/2010 một người dân thôn Yến Vỹ bắt được 2 con trăn ở khu vực rừng Vài, tháng 11/2001 anh Tuyến ở thôn Yến Vỹ bắt được 1 con trăn (3kg) ở khu vực thung Mây.

Hình ảnh một số loài động vật quý hiếm ở Hƣơng Sơn Hình 3.26. Cú lợn lƣng xám(Tyto alba) Người chụp: Phùng Bá Thịnh [41] Hình 3.27. Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus) Nguồn ảnh: [41]

Hình 3.28. Gà lôi trắng (Lophura nycthemera)

Người chụp: Phạm Mạnh Thế

Hình 3.29. Rắn hổ mang (Naja naja)

Người chụp: Nguyễn Quảng Trường [41]

Hình 3.30. Rắn sọc dƣa (Elaphe radiata)

Hình 3.31. Tắc kè (Gekko gecko)

Hình 3.32. Rắn ráo(Ptyas korros)

Người chụp: Nguyễn Văn Sáng [41]

Hình 3.33. Rắn sọc xanh(Elaphe prasina)

Người chụp: Nguyễn Văn Sáng [41]

Hình 3.34. Rắn cạp nia

(Bungarus Multicintus)

Người chụp: Nguyễn Quảng Trường [41]

Hình 3.35. Rắn cạp nong

(Bungarus fasciatus)

Người chụp: Nguyễn Quảng Trường [41]

Hình 3.36. Dơi mũi ống cánh lông(Harpiocephalus harpia)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)