Bắt đầu từ năm 2006 đến nay, dự án giám sát cúm Quốc gia (GSCQG) do Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC - Mỹ) tài trợ đã được triển khai tại 15 điểm giám sát thuộc 4 khu vực: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam và Tây Nguyên. Trong đó, Miền Bắc có 7 điểm giám sát.
Giám sát sự lưu hành của virút cúm bằng phương pháp RT-PCR theo thường quy của Viện VSDTTƯ.
Bảng 3.2. Kết quả xác định sự lưu hành của virút cúm mùa tại Miền Bắc, 2006 – 2008 bằng phương pháp RT – PCR
Trong tổng số 8340 mẫu bệnh phẩm thu thập trong 3 năm (2006-2008), chúng tôi xác định được 1616 mẫu dương tính với virút cúm bằng phương pháp RT- PCR, chiếm tỷ lệ 19,4% (bảng 3.2). Tỷ lệ mẫu dương tính giữa các năm là khác nhau không đáng kể (từ 18,3% đến 22,1%). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ dương tính so với phương pháp xác định nhiễm virút cúm bằng phân lập (2,7%) là có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết quả này đã khẳng định được vai trò gây bệnh của virút cúm mùa tại Việt Nam cũng như bước đầu cho phép mô tả chi tiết về sự lưu hành, sự tiến hóa cũng như cung cấp những thông tin dự báo về thành phần của vắc xin cúm theo mùa cho Việt Nam và các nước có cùng điều kiện khí hậu.
Phương pháp RT-PCR được lựa chọn trong giám sát cúm tại Việt Nam trong giai đoạn này do sự xuất hiện và gây bệnh cho người của virút cúm gia cầm
Năm Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) 2006 2340 516 22,1 2007 3046 556 18,3 2008 2954 544 18,4 Tổng số 8340 1616 19,4
A/H5N1 được khẳng định. Với các biểu hiện lâm sàng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao trong khi khả năng lây nhiễm cũng như sinh thái học của virút cúm gia cầm A/H5N1 chưa được sáng tỏ, TCYTTG đã quy định: toàn bộ các xét nghiệm, nghiên cứu liên quan đến virút cúm A/H5N1 đều phải thực hiện trong điều kiện an toàn sinh học mức độ 3. Tại Việt Nam, sự hiện diện của virút cúm A/H5N1 từ cuối năm 2003 và lan rộng trong đàn gia cầm trong các năm tiếp theo cùng với sự xuất hiện rải rác các trường hợp người nhiễm virút cúm A/H5N1 đã bộc lộ các nguy cơ về khả năng lây nhiễm trong cộng đồng của virút cúm A/H5N1. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp phòng thí nghiệm (PTN) có khả năng phát hiện nhiễm virút cúm đồng thời đảm bảo sự an toàn cho người tiếp xúc và hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm trong cộng động là yêu cầu cấp thiết. Phương pháp RT-PCR được lựa chọn do có khả năng xác định nhanh sự nhiễm virút thông qua phát hiện đoạn ARN đặc hiệu của virút trong mẫu bệnh phẩm lâm sàng. Đây là phương pháp nhanh, nhạy, có độ đặc hiệu cao và chính xác nếu được kiểm soát tốt. RT-PCR dùng trong chẩn đoán cúm là phương pháp an toàn, dễ triển khai, có thể tiến hành tại phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 2 (BSL 2). Trong khi đó, phân lập virút cúm đòi hòi điều kiện an toàn sinh học nghiêm ngặt hơn (phòng thí nghiêm an toàn sinh học cấp độ 3 - BSL3).
Hình 3.3. Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi virút cúm A M30F/M264R2 (Nhật Bản)
Hình 3.4. Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi virút cúm B Flu B F/R (CDC)
M : Thang trọng lượng phân tử PC : Chứng dương NC : Chứng âm NTC : Chứng âm tách chiết 1, 2, 3 : Mẫu bệnh phẩm 244 bp 120 bp
3.1.3. Dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người do virút cúm A/H5N1 tại Miền Bắc Việt Nam, 6/2003 – 5/2009