Căn nguyên các vụ dịch cúm mùa tại miền Bắc, 2006-2008

Một phần của tài liệu Nghiên cứu căn nguyên của các vụ dịch cúm người đầu những năm 2000 tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 74)

Từ năm 2006, được sự tài trợ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC), Chương trình giám sát cúm Quốc gia được thực hiện với mục đích xác định sự lưu hành của các phân týp virút cúm bằng phản ứng RT-PCR sử dụng các

cặp mồi đặc hiệu theo khuyến cáo của TCYTTG  Phân týp A/H1N1: H1HA F/ H1HA R.

 Phân týp A/H3N2: H3HA F/ H3HA R.

 Cúm B : B F/ B R.

Bảng 3.6. Kết quả xác định sự lưu hành của các phân týp virút tại Miền Bắc Việt Nam 2006 – 2008 bằng phương pháp RT-PCR

Năm Cúm A/H1N1 Cúm A/H3N2 Cúm B Tổng số

2006 336 6 174 516

2007 4 482+2* 68 556

2008 283+2** 31+1* 227 544

Tổng số 623+2** 519+3* 469 1616

* : đồng nhiễm virút cúm A/H3N2 và B **: đồng nhiễm virút cúm A/H1N1 và B

Hình 3.8. Tỷ lệ % sự lưu hành của các phân týp virút cúm mùa tại Miền Bắc, 2006 – 2008

Virút cúm B xuất hiện trong cả 3 năm nghiên cứu, trong đó cao nhất là năm 2008. Virút cúm A/H1N1 và virút cúm A/H3N2 xuất hiện xen kẽ giữa các năm: virút cúm A/H1N1 xuất hiện năm 2006 và năm 2008, virút cúm A/H3N2 xuất hiện năm 2007. Trong cả 3 năm đều có sự lưu hành xen kẽ của virút cúm A và virút cúm B Trong đó, căn nguyên chủ yếu gây dịch năm 2006 và năm 2008 là virút cúm A/H1N1, năm 2007 là virút cúm A/H3N2. (bảng 3.6 và hình 3.8).

Như vậy, căn nguyên chủ yếu các vụ dịch cúm tại Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2006-2008 như sau:

Bảng 3.7. Căn nguyên các vụ dịch cúm mùa tại Miền Bắc Việt Nam 2006 – 2008

Năm Căn nguyên chủ yếu

2006 Cúm A/H1N1

2007 Cúm A/H3N2

2008 Cúm A/H1N1

Hình 3.9. Sự lưu hành của virút cúm mùa theo tháng tại Miền Bắc Việt Nam, 2006 – 2008

Kết quả giám sát sự lưu hành của virút cúm theo tháng tại Miền Bắc trong 3 năm (2006 – 2008) cho thấy virút cúm lưu hành quanh năm (hình 3.9), thường tập trung vào 2 thời điểm là cuối mùa xuân (tháng 2-3) và giữa mùa hè ( tháng 7-8). Trong đó, virút cúm B là căn nguyên chủ yếu gây ra các vụ dịch vào cuối mùa xuân (2006 và 2008), virút cúm A/H1N1 hoặc A/H3N2 là căn nguyên chủ yếu gây ra các vụ dịch vào giữa mùa hè.

Việc giám sát căn nguyên gây ra các vụ dịch cúm cũng như thời gian lưu hành chủ yếu của virút cúm trong năm có ý ‎nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn thời điểm tiêm vắc xin cúm theo mùa [129]. Tại Singapore, vắc xin cúm mùa được khuyến cáo tiêm trước một trong hai đỉnh lưu hành của virút cúm là trước tháng 5 đến tháng 7 hoặc tháng 11 đến tháng 1 hàng năm [113]. Trong khi đó, tại Hồng Kông và Đài Loan lại khuyến cáo tiêm vắc xin cúm mùa trước mùa đông hàng năm [130, 148].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể cung cấp thông tin cần thiết cho chiến lược sử dụng vắc xin cúm trong tương lai tại Việt Nam và cũng bổ sung các thông tin thiếu hụt về sự lưu hành của virút cúm tại các nước nhiệt đới trong hệ thống giám sát cúm toàn cầu. Kết quả giám sát cúm trong 3 năm 2006-2008 có thể gợi ý lịch tiêm phòng vắc xin cúm theo mùa tại Việt Nam là trước một trong hai đỉnh lưu hành của virút cúm là trước tháng 2-3 hoặc trước tháng 7-8 hàng năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu căn nguyên của các vụ dịch cúm người đầu những năm 2000 tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 74)