Thuốc kháng virút

Một phần của tài liệu Nghiên cứu căn nguyên của các vụ dịch cúm người đầu những năm 2000 tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 28)

Hiện nay, có 2 nhóm thuốc được sử dụng để dự phòng và điều trị cúm. Đó là: - Amantadine và Rimantadine (Flumadine).

- Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza).

cách ức chế hoạt động của kênh ion M2, do đó ngăn cản sự “cởi áo” của virút [102, 120]. Amantadine được sử dụng để điều trị bệnh nhân nhiễm cúm A, không có tác dụng với virút cúm B hoặc C, là thuốc kháng virút cúm thế hệ đầu tiên.

Amantadine được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Anh…trong khi đó rimantadine đang được lưu hành rộng rãi tại Nga và các nước Châu Âu. Vai trò của amantadine rất khó đánh giá vì trong giai đoạn nhiễm virút cấp tính, thời gian nhân lên của virút ngắn. Tuy nhiên, một vài thử nghiệm đã chỉ ra rằng cả 2 loại thuốc này nếu sử dụng ở ngày đầu tiên của bệnh thì sẽ rút ngắn được thời gian trung bình của giai đoạn sốt. Nó được đánh giá là có hiệu quả hơn khi sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân bị bệnh tim mạch hoặc bệnh viêm đường hô hấp mạn tính khi có nguy cơ nhiễm virút cúm.

Tuy nhiên, sự kháng thuốc cũng như những phản ứng phụ sau khi dùng thuốc kháng virút là vấn đề đáng quan tâm. Theo Hayden & Hay, Saito và cs cho thấy gần 1/3 số bệnh nhân đã xuất hiện sự kháng thuốc amantadine và rimantadine sau khi điều trị [52, 104]. Trong khi đó, tỷ lệ này là rất thấp đối những trường hợp chưa điều trị thuốc: 0-3% ở Nhật Bản, 1% ở Mỹ, Anh [118, 119, 125, 156]. Trong thời gian gần đây, tại Châu Á và Mỹ đã có sự tăng đáng kể các chủng virút cúm A/H3N2 kháng amantadine [17, 18, 97]. Đặc biệt, virút cúm H1N1/09 đại dịch trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện có tỷ lệ kháng thuốc cao (100%). Tuy nhiên, virút cúm A/H5N1 vẫn được đánh giá là nhạy cảm với các thuốc ở nhóm này [94].

* Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza): Ngăn cản sự giải phóng virút khỏi tế bào nhiễm nhờ ức chế hoạt động của enzyme neuraminidase (NA). Đây được coi là cơ chế hiệu quả nhất tác động vào virút. Phần lớn các virút không yêu cầu một cơ chế đặc biệt để giải phóng virút thế hệ mới ra khỏi tế bào nhiễm nhưng virút cúm thì quá trình giải phóng phải có sự tham gia trực tiếp của enzyme neuraminidase. Enzyme này tách axit sialic từ màng glycoprotein của virút, giải phóng virút. Nếu không có sự tham gia của enzyme này, virút sẽ bị giữ lại bên trong tế bào và không có cơ hội tấn công sang các tế bào khác.

nhờ sử dụng tia X. Cấu trúc của phức hợp neuraminidase và axit sialic được phát hiện đó là axit sialic chiếm giữ 2 trong 3 cấu tạo dạng “túi” trên neuraminidase. Oseltamivir và zanamivir được thiết kế dựa trên 2 cấu trúc đó để cạnh tranh vị trí bám vào HA của axit sialic ngăn cản sự xâm nhập của virút vào tế bào.

Hình 1.6. Cơ chế ức chế neuraminidase tại một số vị trí axit amin trên protein NA

*Nguồn: Collin và cs - Nature [90]

Sự kháng thuốc zanamivir chỉ tìm thấy ở một trường hợp trẻ em bị suy giảm miễn dịch [71]. Trong khi đó, những biểu hiện giảm độ nhạy hoặc kháng thuốc tamiflu của virut cúm A cũng đã được xác nhận và có chiều hướng ngày càng tăng: 0,7% - 4% ở người lớn, 4% - 8% ở trẻ em và gần đây nhất thì tỉ lệ kháng tamiflu ở trẻ em sau khi điều trị thuốc đã tăng lên 18% [70, 72, 102]. Vì vậy, việc kiểm soát

phác đồ điều trị cũng như giám sát sự kháng thuốc của virút cúm là hết sức quan trọng.

Việc sử dụng thuốc kháng virút như oseltamivir hay amantadine đều có những hạn chế nhất định. Thực tế cho thấy một số lượng đáng kể các chủng cúm A/H5N1 lưu hành gần đây có hiện tượng kháng thuốc cũng như một số nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Vì vậy, cùng với việc sử dụng thuốc kháng virút thì biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cúm A/H5N1 là tăng cường hệ thống giám sát, phát hiện, cách ly và điều trị ngay những trường hợp mắc đầu tiên đi cùng với các biện pháp xử lý gia cầm nhiễm bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu căn nguyên của các vụ dịch cúm người đầu những năm 2000 tại Miền Bắc Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)