1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp bậc THPT

44 849 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 36,53 MB

Nội dung

Trong công tác chủ nhiệm lớp thì yếu tố hoạt động phong trào là một yếu tố quan trọng giúp cho một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, không khí họctập vui vẻ thoải

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP BẬC THPT"

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông là một công tác rất cần thiết và rấtquan trọng đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt làđối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thị trường nhưViệt Nam hiện nay

Trong công tác chủ nhiệm lớp thì yếu tố hoạt động phong trào là một yếu tố quan

trọng giúp cho một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, không khí họctập vui vẻ thoải mái, giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát huynăng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT Vì đây

là bậc học mà học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, lứa tuổi cận kề sự trưởng thành, những nhậnthức và định hướng của cuộc đời được hình thành và quyết định chủ yếu ở giai đoạnnày.Hoạt động phong trào đối với một tập thể học sinh thực sự có ý nghĩa rất quan trọng

Nhưng nhiệm vụ chủ nhiệm lớp đối với giáo viên hiện nay là một việc vừa khó

vừa khổ Công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong lớp chủ

nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm chưa phải bao giờ, ở đâu, với ai cũng được đề cao coitrọng Vì để giúp lớp chủ nhiệm có thể hoạt động phong trào hiệu quả góp phần hìnhthành môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức, trítuệ … của giáo viên chủ nhiệm lớp Thực tế đòi hỏi rất cần có sự trao đổi, bàn bạc trongđội ngũ giáo viên phổ thông về kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp nói chung và kinhnghiệm phát huy hiệu quả của hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm nói riêng Đó

chính là lí do khiến tôi chọn đề tài:“Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt

động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT ” cho sáng kiến kinh nghiệm

Trang 3

bàn bạc trao đổi những mong có thể ứng dụng thực tiễn góp phần nhỏ bé làm tăng chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiểu quảcao hơn.

- Học sinh có thể thấy được vai trò tác dụng của hoạt động phong trào và có ý thứcphát huy năng lực bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động phongtrào trong quá trình học tập ở trường phổ thông cũng như các môi trường học tập và làmviệc sau này

- Người viết cũng mong muốn nhận được những ý kiến phản hồi, những đánh giá,trao đổi của quý thầy cô đòng nghiệp để cùng hoàn thiện hơn nữa đề tài sáng kiến kinhnghiệm này

3 Đối tượng, phạm vi đề tài:

- Đề tài thực hiện cụ thể trên công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong nhiều nămliên tục trên cương vị một giáo viên bậc học phổ thông

- Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện ở các lớp mà tôi đã chủnhiệm, các lớp của các thầy cô giáo đồng nghiệp tại trường THPT Mê Linh từ năm học

2000 – 2011

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiếnkinh nghiệm này, người viết đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn,quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của bản thân

- Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn,quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của một số đồng nghiệp cùngtrường và khác trường

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả hoạt đông phong trào

và kết quả tu dưỡng rèn luyện nói chung ở những tập thể lớp có được sự quan tâm chútrọng của giáo viên chủ nhiệm lớp so với các lớp chưa được giáo viên chủ nhiệm quantâm phát huy khả năng hoạt động phong trào

Trang 4

- Phương pháp điều tra, thống kê : thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giácủa học sinh với các hoạt động phong trào trong quá trình học tập ở trường phổ thông.Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số thao tác khác: nghiên cứu tài liệu, phân tích,tổng hợp…

5 Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần.

- Phần I: Mở đầu

+ Lý do chọn đề tài

+ Mục đích của đề tài

+ Đối tượng phạm vi nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu

- Phần II: Nội dung (Trọng tâm): gồm 3 chương

+ Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

+ Chương II: Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tổ chức, hướng dẫn,

quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp

+ Chương III: Hiệu quả của đề tài

- Phần III: Kết luận

+ Những bài học kinh nghiệm rút ra

+ Ý nghĩa và khả năng ứng dụng triển khai của đề tài

+ Những kiến nghị đề xuất

+ Lời kết

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

I Cơ sở lí luận:

1.Về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông:

- Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách

nhiệm về một lớp Điều lệ trường TH ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp

do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó” Giáo viên chủ

nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáodục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách Chính vì thế có thể nói giáo viên chủnhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tậpthể học sinh lớp chủ nhiệm

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là người

góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhântương lai của đất nước Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD thì giáo

viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý không có dấu đỏ” Ngày nay,

với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về GD, có thể coi GV chủ nhiệm nhưmột nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học;Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúphiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tudưỡng và rèn luyện của HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp… Một ngườigiáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớpgiỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh

- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội Nếu thựchiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế

hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng

2 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:

Trang 6

Chính vì có vị trí quan trọng và vai trò to lớn trong công tác giáo dục mà nhiệm vụgiáo viên chủ nhiệm cũng khá nặng nề và vất vả Xin được nêu một số nhiệm vụ cơ bảncủa giáo viên chủ nhiệm lớp:

- Thứ nhất, giáo viien chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, baoquát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tudưỡng ,rèn luyện, phấn đấu của học sinh

- Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH nhà trường, các tổ chứctrong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Nói cách khác,giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả hai phía là đại diện cho các lực lượngtrong nhà trường và đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm về mọi mặt một cáchhợp lí

- Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúpcác em hiểu và giải quyết mối liên hệ giưa cá nhân với tập thể qua việc phân công, phânnhiệm một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn đề gắn liền vớihoạt động xã hội, hoạt động tập thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đoàn, chủ điểmhàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạtđộng tập thể như : Tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em họcsinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…giáo viên chủ niệm phải biết cách tổ chức, lôicuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn

Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần cóphẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác chủnhiệm có hiệu quả

3 Ý nghĩa của hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp:

- Hoạt động phong trào là những hoạt động chính trị, kinh tế hay văn hóa do một

tổ chức xã hội nào đó khởi nguồn phát động nhằm thu hút nhiều người tham gia để hướngtheo một mục tiêu nhất định nào đó

Trang 7

- Hoạt động phong trào trong trường học phổ thông là những hoạt động do tập thểlớp, các tổ chức Đoàn, Đội, nhà trường khởi xướng phát động hoặc phát động theo chủtrương chỉ đạo của cấp trên nhằm mục đích vì lợi ích của học sinh, tập thể lớp, nhàtrường, xã hội, cộng đồng thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho họcsinh phát triể toàn diện và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh.

- Hoạt động phong trào có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp Nógiúp tập thể học sinh gắn bó đoàn kết hơn; giúp giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gầngũi thấu hiểu học sinh của mình hơn Vì vậy mà công tác chủ nhiệm trở nên đỡ vất vảhơn và hiệu quả hơn Nó cũng giúp cho học sinh có điều kiện phát huy, phát triển năngkhiếu bản thân đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách của họcsinh toàn diện, trọn vẹn hơn

- Nếu biết phát huy điểm tích cực trong các hoạt động phong trào thì sẽ hỗ trợ rấttốt cho công tác làm chủ nhiêm lớp của giáo viên, tạo môi trường giáo dục thân thiện,

nâng cao dần chất lượng giáo dục dần đi đến mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giáo

dục và hình thành nhân cách công dân tốt của nước Việt Nam”.

II Cơ sở thực tiễn:

1.Tình hình chung về công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường phổ thông:

- Bức trang toàn cảnh về công tác chủ nhiện ở trương phổ thông nói chung, trườngTHTP nói riêng cho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực cho chất lượng giáo dụccũng còn những hạn chế Đó là nhận thức của giáo viên về ý nghĩa,vai trò của công tácchủ nhiệm còn có nơi có lúc chưa khách quan, toàn diện Một số giáo viên được phâncông làm chủ nhiệm còn chưa tâm huyết với công việc, ngại khó ngại khổ mặc dù hiểu rõtầm quan trọng của nhiệm vụ chủ nhiệm lớp Lại cũng có những giáo viên mà năng lựcđiều hành, quản lý lớp chủ nhiệm còn hạn chế

- Về công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào ở lớp chủ nhiệmnói riêng lại càng ít được các lực lượng giáo dục và cả bản thân giáo viên chủ nhiệm chútrọng đầu tư công sức và thời gian xứng đáng với tầm quan trọng của nó Hoặc chưa cóphương pháp hiệu quả để phát huy các hoạt động này đạt kết quả cao Có những tập thểlớp chưa tìm được tiếng nói chung giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong hoạt độngphong trào Ví dụ như lớp thì rất muốn hoạt động phong trào thật sôi nổi rầm rộ nhưng

Trang 8

giáo viên chủ nhiệm lại không muốn học sinh của mình tích cực tham gia vì cho rằng chỉtốn thời gian, lãng phí công sức và tiền của mà chẳng giúp ích gì cho mục tiêu học tập đểthi tốt nghiệp và vào được các trường CĐ- ĐH, vốn là mục tiêu số một của bậc họcTHPT (Thực ra quan điểm này sai lầm vì như vậy học sinh không được cơ hội phát triểntoàn diện và gây ức chế tâm lí cho học sinh, tạo khoảng cách bất lợi cho mối quan hệgiữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh ); Lại có lớp không có khả năng giành thành tíchcao trong các hoạt động phong trào thi đua nhưng giáo viên chủ nhiệm lại áp đặt học sinhphải tham gia và giành thành tích cao (Quan điểm này cũng sai lầm và hậu quả là làmcho học sinh bị áp lực tâm lý gây chán nản, không muốn tham gia hoạt động, có tham giathì cũng không xuất phát từ mong muốn của học sinh Như vậy sẽ không có kết quả giáodục tốt).

2.Ở trường THPT Mê Linh:

- Trường THPT Mê Linh từ lâu công tác chủ nhiệm lớp đã được BGH nhà trường

và giáo viên của trường quan tâm, được đầu tư cơ sở vật chất cũng như tinh thần mộtcách tối đa trong khả năng cho phép để nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng, chấtlượng giáo dục toàn diện nói chung Song về mảng công tác tổ chức, hướngdẫn, quản lýhoạt động phong trào trong các tập thể lớp thì vẫn chưa được quán triệt đồng bộ đối vớicác khối lớp Chủ yếu mảng hoạt động này vẫn là hoạt động tự phát có tính năng khiếu sởtrường của từng lớp.Hơn nữa cũng có không ít các thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớpcho rằng đi học chỉ cần ngoan ngoãn, học giỏi chứ hoạt động tập thể, hoạt động phongtrào chung không quan trọng lắm, chỉ cần có tham gia cho hoàn thành nhiệm vụ, chủtrương hướng học sinh đầu tư thời gian công sức cho việc học văn hóa chuyên môn: họccác môn thi tốt nghiệp và thi vào CĐ- ĐH Nên mặc dù trường THPT Mê Linh đã cónhiều thành tích đáng kể trong các hoạt động phong trào nhưng theo cá nhân tôi thì hoàntoàn có thể nâng cao hơn nữa khả năng và thành tích của học sinh trường THPT Mê Linhnếu các giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chú trọng hơn vào công tác tổ chức, hướngdẫn, quản lý hoạt động phong trào trong các khối lớp

- Thực tế công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Mê Linh cũng cho thấy nếu lớpnào các em học sinh đồng sức đồng lòng và giáo viên chủ nhiệm của lớp chú trọng hoạtđộng phong trào thì lớp ấy hoạt động phong trào tốt hơn hẳn, không chỉ đem lại thànhtích cho lớp trong phạm vi trường mà còn đem lại thành tích đáng nói cho cả nhà trường

ở cấp cao hơn Ví dụ như lớp 10a8 do cô Hằng chủ nhiệm, lớp 10a10do cô Chung chủ

Trang 9

nhiệm, lớp 11a8 do co Soa chủ nhiệm năm học 2009 – 2010, lớp 11a9 do thầy Sơn chủnhiệm, lớp 11a4 do thầy Lân chủ nhiệm năm học 2010 – 2011…

Thực trạng trên đã khiến tôi mạnh dạn, quyết tâm làm sáng kiến kinh nghiệm vềcông tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý các hoạt động phong trào trong tập thể học sinh lớpmình chủ nhiệm mong góp phần làm tang hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp trongtrường phổ thông

CHƯƠNG II KINH NGHIỆM THỰC TIỄN KHI TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN, QUẢN LÝ CÔNG

TÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO Ở LỚP CHỦ NHIỆM

I.Các biện pháp điều tra nắm bắt tình hình lớp ban đầu khi mới nhận lớp chủ nhiệm:

- Khi bắt đầu nhận lớp chủ nhiêm theo sự phân công của nhà trường, giáo viên chủnhiệm cần tiến hành việc điều tra đặc điểm tình hình lớp tới tùng học sinh bằng việc soạnmột biểu mẫu điều tra để học sinh trình bày đặc điểm tình hình của riêng mình theo mẫu.Phiếu điều tra này có nhiều nội dung, song có một số nội dung rất quan trọng, không thểthiếu giúp phát triển các hoạt động phong trào sau này của lớp là:

+ Sở trường năng lực, năng khiếu của bản thân ( Chú ý đến những năng khiếumúa, hát, đóng kịch, ngâm thơ, kể chuyện, thể dục thê thao, dẫn chương trình,hài hước )

+ Nghề nghiệp của gia đình ( Chú ý những gia đình có nghề làm nghệ thuật, thủcông mĩ nghệ, )

+ Truyền thống hoạt động phong trào của gia đình

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm làm công việc thống kê kết quả trả lời của học sinhtheo những mục đích khác nhau, trong đó có mục đích nhằm phát triển các hoạt độngphong trào

Trang 10

Việc điều tra này có tác dụng giúp giáo viên chủ nhiệm nắm được khả năng tiềmtàng của lớp mình về phương diện hoạt động phong trào, Và sẽ phát huy, khai thác khi

có dịp Thực tế việc điều tra của tôi cho thấy không có một tập thể học sinh nào mà lạikhông có nhân tố tiềm năng để phát triển công tác phong trào

II Các biên pháp triển khai họat động phong trào trong nội bộ lớp chủ nhiệm:

- Chọn đội ngũ cán bộ lớp phải là những em nhiệt tình, học khá ( Nếu là học sinhđầu cấp thì giáo viên chủ nhiệm nên căn cứ vào học bạ THCS và điểm xét tuyển vào 10) Mỗi cán bộ lớp đặc biệt là lớp trưởng, lớp phó phụ trách văn nghệ và bí thư chi đoàn cầnphải năng động và có một năng khiếu nào đó về hoạt động tập thể, Có như thế thì mớimong đẩy hoạt động phong trào của tập thể lớp đi lên

- Tổ chức hoạt động tập thể ngay từ đầu năm học, nhất là với học sinh đầu cấp khicòn chưa quen nhau lại càng cần các hoạt động chung để có điều kiện thân quen hơn Một

số biện pháp cụ thể như:

+ Giao cho lớp trưởng thống kê ngày tháng năm sinh của từng học sinh trong lớp,công chia trung bình để lấy một ngày làm ngày sinh nhật lớp Hàng năm sẽ tổ chức sinhnhật lớp Việc làm này có tác dụng rất to lớn trong việc đem đến cho học sinh trong lớpcảm giác gắn gó hơn với lớp học còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ này

+ Hàng tháng lớp trưởng có nhiệm vụ thống kê các bạn sinh cùng một tháng để tổchức mừng sinh nhật các bạn theo tháng Thời gian tổ chức vào một giờ sinh hoạt trongtháng, có trang trí lớp,cắm hoa, ghi danh và ngày sinh của từng bạn sinh nhật bằng danhsách công khai trên bảng, có chương trình được chuẩn bị chu đáo từ trước (giáo viên chủnhiệm sẽ quan tâm, tư vấn và duyệt trước chương trình cho các em) để chúc mừng sinhnhật, có liên hoan nhẹ bằng nguồn kinh phí trích từ quĩ lớp Làm như vậy tất cả các bạntrong lớp đều biết được ngày sinh của nhau rất dễ dàng, tiện cho việc tạo dựng mối quan

hệ bạn bè tốt đẹp trong tập thể lớp, phát huy được trí lực sáng tạo của học sinh, tạo tâm lýyêu mến lớp học cùng các bạn cho mỗi học sinh

Trang 11

+ Trong các giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chuẩn bị kĩ lưỡng nội dungcông việc để việc sơ kết, kiểm điểm các hoạt động trong tuần hết ít thời gian nhất, dànhthời gian còn lại cho học sinh thảo luận, trình bày với tư cách cá nhân hoặc theo nhómcác vấn đề mà các em quan tâm hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các em.Giáo viên chủ nhiệm tổ chức hướng dẫn cho các em kĩ năng trình bày diễn đạt trước dámđông, sau đó cùng nhau đề ra phương án giải quyết vấn đề Khi việc này trở thành thườngxuyên thì học sinh sẽ rèn luyện được tâm lý tự tin bình tĩnh, một điều rất quan trọng đốivới con người trong thời đại mới đồng thời cũng rèn được tâm lý thi đấu tốt hơn trongnhững dịp thi đua hoạt động phong trào của lớp, của trường mà học sinh có tham gia;Hoặc cũng có thể sử dụng thời gian của tiết sinh hoạt lớp để cho học sinh tổ chức chớicác trò chơi Từng tổ sẽ tổ chức trò chơi, lần này tổ này, lần sau đến tổ khác Giờ sinhhoạt sẽ không nặng nề như những giờ hỏi cung và luận tội mà sẽ vui vẻ nhẹ nhàng hơnnhiều Tâm lý thoải mái này khiến học sinh ngoan và đoàn kết hơn.

+ Vào những ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các học sinh như: Ngày 8- 3, ngày

20-11, ngày Noel, ngày 29- 2 (nếu có) , giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh tự tổchức chúc mừng với những hoạt động tập thể ý nghĩa và vui nhộn Những dịp này, cáchọc sinh rất hào hứng và bộc lộ khá rõ năng lực cá nhân của mình trong các hoạt độngchung

+ Có thể được thì cuối năm học hoặc trong những ngày nghỉ lễ dài như tết cổtruyền, nghỉ lễ 30 – 4, 1-5 thì giáo viên chủ nhiệm lên hướng học sinh của mình đếnthăm nhà nhau, chúc tết và cùng vui chơi, cũng có thể đi píc níc tập thể…( Tất nhiênnhững hoạt động này cần có được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của cha mẹ học sinh)

+ Thỉnh thoảng, theo lịch của nhà trường và của Hội cha mẹ học sinh, các chi hộitrưởng cha mẹ học sinh của lớp sẽ đến lớp dự giờ sinh hoạt hoặc các giáo viên chủ nhiệm

có thể mời một số bậc cha mẹ thường xuyên đến sinh hoạt với lớp theo định kỳ Đây làdịp tốt để giáo viên chủ nhiệm làm nhiệm vụ cầu nối giữa cha mẹ học sinh với học sinh.Những dịp này, giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động vănnghệ, thảo luận giao lưu dân chủ cho học sinh bày tỏ những nguyện vọng, mong muốn vềmọi mặt hoạt động của lớp nói chung, hoạt động phong trào nói riêng để cha mẹ các emnắm được tình hình cụ thể Khi cha mẹ học sinh được nghe chính con em mình nói lênmong muốn hoạt động tập thể mà lại là những hoạt động lành mạnh thì các bậc cha mẹ sẽ

Trang 12

luôn ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình cho các hoạt động phong trào Vì thế hoạt động phong tràotrong lớp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, dễ dàng thành công hơn.

Ví dụ minh họa:

Học sinh lớp tôi chủ nhiệm cũng như các lớp khác đều có mong muốn tết cổ truyền, haylúc rảnh rỗi, tập thể lớp hoặc nhóm sẽ đến chơi nhà nhau nhưng có một số cha mẹ vì lo

đi đường không an toàn, lo con mình không biết cư xử đúng mực khi đến nhà người khác,

lo các em lỡ làm gì dại dột… nên không đồng ý cho con mình đi chơi nhưng đây lại làđiều mà các em rất có nhu cầu và cũng chính đáng nên tôi đã mời chi hội trưởng cha mẹhọc sinh và chính một số người bố, người mẹ không đồng ý cho con mình được đi chơi

ấy đến sinh hoạt giao lưu với lớp Kết thúc buổi sinh hoạt đó, cha mẹ các học sinh ấy đãđồng ý cho phép con mình đi chơi Và trong buổi sinh hoạt ấy các em cùng cha mẹ đãbàn bạc nên làm thế nào để những cuộc đi chơi an toàn và có ý nghĩa nhất, khiến cha mẹyên tâm, các em cũng khôn lớn hơn, trưởng thành hơn trong giao tiếp

+ Giáo viên chủ nhiệm cũng nên tận dụng những buổi họp cha mẹ học sinh thường

kỳ để thay mặt học sinh truyền tải nguyện vọng, mong muốn của học sinh tới cha mẹ họcsinh về các hoạt động tập thể Sau đó lại thông báo trở lại tới học sinh trong giờ sinh hoạtnhằm thực hiện các hoạt động phong trào hiệu quả cao nhất mà tốn ít thời gian nhất, lạiđược sự đồng thuận của cha mẹ các em

Ví dụ minh họa:

Ngày nay, do nhu cầu giao lưu, tìm hiểu, theo xu hướng phát triển của xã hội vàđiều kiện kinh tế cũng có thể cho phép nên cuối kì hoặc cuối năm học, các em học sinhthường muốn được đi tham quan du lịch hay liên hoan tập thể Hoạt động này rất có ýnghĩa song lại đòi hỏi chi phí tốn kém và sự chuẩn bị thật chu đáo mới mong thành côngnên nhất thiết phải được cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ Mỗi lần như vậy tôi thườngkhuyên các em về nhà nói chuyện trước với bố mẹ về mong muốn của mình cũng như lớpmình trước khi họp cha mẹ học sinh Đến buổi họp cha mẹ học sinh, tôi sẽ nêu vấn đềnày ra để các bậc cha mẹ thảo luận và đi đến kết luận có đồng ý không Nếu đồng ý thìtiếp tục bàn đến việc chi hội cha mẹ sẽ tổ chức, lo liệu cho con em mình hoạt động tậpthể sao cho hiệu quả nhất Còn nếu cha mẹ các em không đồng ý thì tuyệt đối không đồngtình với việc để học sinh tự đứng ra tổ chức, lo liệu vì các em còn vị thành niên và không

có kinh nghiệm cũng như kinh phí …Nhưng thường thì các vấn đề này ở lớp tôi đềuđược như nguyện vọng của các em và cha mẹ các em đều tán thành

Trang 13

- Nếu lớp chủ nhiệm không nỏi bật trong một phong trào hoạt động tập thể nào thìngười giáo viên chủ nhiệm cần phải gây dựng phong trào dần dần từ những việc lamg cụthể, nhỏ bé nhất từng tuần, từng tháng sao để học sinh yêu thích hơn với các hoạt độngphong trào Khi đã yêu thích thì học sinh sẽ đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ để pháttriển Vì thế tình hình sẽ được cải thiện Kiên trì mới mong thành công…!

Các hoạt động phong trào trong nội bộ lớp như trên sẽ giúp học sinh thêm tự tin,đoàn kết, giải tỏa những căng thẳng áp lực trong học tập, lại có thêm kinh nghiêm tổ chứctiến hành các hoạt động phong trào khi thi đua trong các đợt thi đua của trường và cả ởcấp cao hơn như cấp cum hoặc cấp thành phố

III.Các hoạt động tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong các đợt thi đua của nhà trường:

Ở trường trung học phổ thông, một năm học có nhiều đợt thi đua lớn, có ý nghĩanhư đợt thi đua chào mừng ngày 8- 3, ngày 19-5, ngày 20- 11 và đặc biệt là ngày 26-3.Đây chính là dịp để học sinh được thay mặt lớp thể hiện, phát huy khả năng hoạt độngphong trào của mình Để giành được thành công trong những đợt thi đua này, người giáoviên chủ nhiệm đón một vai trò rất quan trọng…

- Việc làm đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm trong các đợt thi đua này làngay sau khi Đoàn hay nhà trường phát động cần phải nắm được mục tiêu của đợt thi đua

là nhằm tôn vinh, kỉ niệm, chào mừng điều gì? Cụ thể các nội dung thi đua, thời gian phátđộng trong bao lâu từ bao giờ đến bao giờ, thể lệ từng nội dung thi đua ra sao…? Đây làviệc làm rất quan trọng để giáo viên chủ nhiệm có thể tư vấn cho học sinh lớp mình lựachộ đầu tư cho nội dung thi đua gì Nên hướng học sinh chú trọng đầu tư những nội dung

mà lớp có nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng để vừa đảm bảo tiêu chí chung của nhàtrường mà vẫn phù hợp với năng lực và sở thích của học sinh Nếu học sinh muốn đầu tưcho một nội dung mới mẻ so với truyền thống của lớp thì giáo viên chủ nhiệm cũngkhông nên ngăn cản mà nên phân tích những thuận lợi và khó khăn, khả năng thành côngtrong những nội dung đó để lớp lựa chọn, quyêt định Tuyệt đối không nên áp đặt họcsinh phải đầu tư cho những nội dung mà các em không thích hoặc không có khả năng

Trang 14

Nếu không có năng lực hoặc không thích thì không thể dẫn tới thành công mà cũngkhông đem lại hiệu quả giáo dục tốt đẹp được Ngược lại làm học sinh chán nản thấtvọng, ấm ức không có lời cho sự đoàn kết và đi lên của tập thể lớp.

Ví dụ minh họa:

Trong các đợt thi đua lớn ở trường THPT Mê Linh, Đoàn trường thường phát độngnhiều hoạt động phong trào ý nghĩa thiết thực như: văn nghệ theo chủ đề, thể thao, thiđua tuần học tốt, hành quân điểm số, cắm hoa, cắm trại, nấu cơm niêu…Tôi là một giáoviên dạy văn nên thường được phân công chủ nhiệm các lớp có định hướng học văn vàcác môn xã hội Đặc trưng của các lớp này là nhiều học sinh nữ Vì vậy trước một đợt thiđua , tôi thường hướng các học sinh của lớp mình chủ nhiệm đầu tư tham gia hoạt độngphong trào ở các nội dung phù hợp với các em nữ như: cắm hoa nghệ thuật, múa hát, nấucơm niêu, thời trang, kể chuyện… và thường giành được kết quả khá tốt

- Khi đã chọn được nội dung phù hợp để tham gia dợt thi đua thì giáo viên chủnhiệm phải là người tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai sao cho hợp lý cả vềthời gian, công sức và cả tiền bạc Không nên bỏ mặc học sinh tự làm vì như vậy học sinhchưa biết lường trước các tình huống, khả năng xảy ra và cách giải quyết nên sẽ dẫn tớilãng phí thời gian, công sức và tiền bạc mà kết quả có khi lại không được như mongmuốn

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch đã xây dựng, giáo viên chủ nhiệm phải luônluôn theo sát, động viên học sinh phát huy sức mạnh tập thể, điều chỉnh kế hoach cho phùhợp nhất với tình hình cụ thể…Không nên áp đặt học sing phải đạt được thành tích cao

để học sinh không bị cảm giác lo lắng quá làm mất hứng thú Kinh nghiệm cho thấy, khi

bị lo lắng, sợ sệt học sinh mất tự tin, thoải mái và kết quả thường không như mong muốn.Cũng không nên làm hết cho học sinh mà để học sinh tự sáng tạo, luyện tập…các em mớithích thú Giáo viên chủ nhiệm cần luôn quán triệt tư tưởng cho học sinh làm gì cũngphải đoàn kết, làm hết khả năng của mình chứ không nên chạy đua bắt chước các lớpkhác mà phải hiểu rằng mình tham gia các hoạt động để phát huy trí lực của lớp mình,làm sao đi đúng yêu cầu của ban tổ chức, trọng tâm, thiết thực, độc đáo, giản dị mà ýnghĩa sâu sắc

Trang 15

Ví dụ minh họa:

Khi tham gia hoạt động kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong phongtrào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên chủ nhiệm nênhướng dẫn học sinh chọn kể những mẩu chuyện nào thật tiêu biểu cho tấm gương đạođức của Bác Hồ chứ không nhất thiết phải yêu cầu chọn chuyện nào mà ít người biết đến

để muốn chứng tỏ sự độc đáo Vấn đề cốt yếu của kể chuyện là ở nghệ thuật kể sao chohấp dẫn bằng giọng kể truyền cảm, sự phối hợp chân tay, nét mặt cử chỉ, điệu bộ, trangphục… chứ không phải ở những câu chuyện xa lạ với mọi người Câu chuyện càng nhiềungười biết đến mà kể tốt thì càng có sức thuyết phục cao hơn

- Khi tiến hành thực hiện kế hoạch mà gặp khó khăn, hoặc cần có sự giúp đỡ bênngoài tập thể học sinh trong lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần hướng học sinh, thậm chíbản thân giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp tìm sự giúp đỡ trong hội cha mẹ học sinh củalớp Nếu gia đình học sinh có thể giúp đỡ con em mình trong các hoạt động lành mạnh,

có ý nghĩa thì họ sẽ giúp nhiệt tình

Ví dụ minh họa:

Trong các đợt thi đua chào mừng 20-11,8-3… ở trường THPT Mê Linh có nộidung các lớp trang trí lớp bằng khăn trải bàn, lọ hoa chào mừng Mê Linh là một huyệnnổi tiếng toàn quốc về nghề tròng và buôn bán hoa nên tôi đã kêu gọi sự giúp đỡ của cácgia đình trồng hoa để suốt thời gian thi đua lúc nào lớp cũng có hoa tươi đẹp trên bàngiáo viên Và thực tế lớp tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cha mẹ học sinh

Hoặc khi học sinh lớp 12a9 do tôi chủ nhiệm năm học 2009-2010 tham gia cuộc thi

kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đọc và bình “Chiếu dời đô” của LýThái Tổ ở cấp trường thì đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt thành của gia đình em nguyễnThu Trang ở Mê linh trong việc lo trang phục, phụ kiện giúp cho tiết mục của lớp tôi đạtgiải nhất cấp trường, rồi sau đó là cấp cụm…

- Nếu lớp tham gia nội dung hoạt động nào mà giáo viên chủ nhiệm có hiểu biếthoặc có năng khiếu thì giáo viên chủ nhiệm cần dành thời gian và công sức để chỉ đạo,hướng dẫn học sinh sẽ dễ đạt kết quả tốt hơn

Trang 16

- Khi nhà trường phát động phong trào hoạt động tập thể gì giáo viên chủ nhiệmnên tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp mình tham gia đầy đủ các hoạt động với 100% sĩ số

và với một thời gian nhanh nhất để có thành tích cao trong các hoạt động thi đua Muốnvậy, giáo viên chủ nhiệm cần phân tích những mặt tích cực, ý nghĩa tốt đẹp của cácphong trào này để học sinh vui vẻ, nhiệt tình tham gia, hướng dẫn cách thức tham gia saocho hiệu quả nhất Ví dụ như các hoạt động làm từ thiện, hoạt động tham gia viết thư gửiđức vua Lý Thái Tổ ( năm 2010) hay viết thư UPU

Ví dụ minh họa:

Khi Đoàn trường phát động phong trào quyên góp ủng hộ người nghèo, hay ngườitrong hoàn cảnh chịu thiên tai bão lũ, ở lớp tôi không phải không có những học sinh chorằng: em cũng nghèo đây lại còn phải ủng hộ ai nữa; mà biết sự ủng hộ có đến tận tayngười cần được ủng hộ không?Tôi đã phân tích ý nghĩa tốt đẹp của phong trào quyêngóp này cho các em, lấy những ví dụ cụ thể, xác thực, lấy những câu tục ngữ, ca dao đểhọc sinh thấy đây là truyền thống từ xưa và rất đáng tự hào của cha ông mà mình phải có

ý thức tiếp nối, phát huy Tôi cũng làm một phép so sánh thiết thực rằng số tiền hay vậtchất ủng hộ không phải là quá sức các em so với những khoản chi phí cho nhu cầu cánhân ngày càng cao của các em Chỉ một lần như vậy, lần sau các em đều rất nhiệt tìnhtrong những việc tương tự

Trang 17

IV.Kinh nghiệm, tổ chức, hướng dẫn, quản lý các hoạt động phong trào trong các cuộc thi cấp cụm, cấp thành phố:

Khi học sinh lớp chủ nhiệm vinh dự được tham dự một hội thi hoạt động phongtrào ở các cấp cao hơn cấp trường thì điều đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần nhận thứcđược là tiết mục của lớp mình nhưng đã có tư cách thay mặt cho cả nhà trường tham dựcuộc thi nên tiết mục tham gia hội thi sẽ được sự quan tâm đầu tư của nhà trường và đòihỏi phải được đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo hơn rất nhiều Một số biện pháp mà tôitìm tòi, học hỏi và áp dụng thành công, xin được sẻ chia với các thầy cô và những aiquan tâm đến vấn đề này

- Cần thiết phải tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của học sinh khi tham gia thi đểgiúp học sinh phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn vì ở các cấp thi cao hơn đòi hỏiphải bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn; cũng cần trao đổi về tình hình chung với cácthầy cô giáo bộ môn để các thầy cô bộ môn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinhluyện tập mà vẫn đảm bảo việc chính là học tập văn hóa Nếu nội dung thi nằm tronglĩnh vực chuyên môn hoặc hiểu biết của thầy cô nào thì đề nghị các thầy cô ấy giúp đỡ vềchuyên môn, kĩ năng để học sinh có thể giành được thành tích cao nhất khi đi thi.Họcsinh chỉ có thể đạt kết quả thi đấu cao nhất khi có sự động viên, giúp đỡ của thầy cô, giađình và bạn bè bên cạnh sự nỗ lực của bản thân

Ví dụ minh họa:

Em Nguyễn Thị Luyến, học sinh lớp 10a10 do tôi chủ nhiệm năm hoc 1010- 2011này được chọn tham dự hội khỏe phù đổng thành phố Hà Nội Nhờ sự giúp đỡ của cácthầy dạy bộ môn thể dục như thầy Hà, thầy Hùng, thầy Trường về kĩ thuật, sự cố gắngrất nhiều của em, và không thể không kể tới sự giúp đõ động viên của gia đình, của các

em học sinh trong lớp, của tôi, giáo viên chủ nhiệm cả về tinh thần và vật chất…Kết quả

em cùng đồng đội đã đạt huy chương vàng

- Khi chính giáo viên chủ nhiện trực tiếp tham gia vào công tác chỉ đạo, hướng dẫnhọc sinh đi thi thì cần căn cứ trên những thuận lợi và khó khăn thực trạng mà đề xuất với

Trang 18

BGH nhà trường, Đoàn trường, hay hội cha mẹ học sinh… quan tâm, đầu tư cả tinh thần

và vật chất để đáp ứng cao nhất những đòi hỏi của việc chuẩn bị tốt cho việc dự thi.Họcsinh đi thi phải am hiểu về lĩnh vực mà mình thi cả kiến thức và kĩ thuật, kĩ năng…

Ví dụ minh họa:

Khi học sinh Ngô Thị Thu Thùy, học sinh lớp 12a9 năm học 2009- 2010, do tôilàm chủ nhiệm lớp đồng thời cũng chịu trách nhiệm chính hướng dẫn, luyện tập về nghệthuật, kĩ năng đi thi “Kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”cấp cụm, cấpthành phố, tôi đã đầu tư nhiều công sức thời gia, đã đề xuất với BGH nhà trường đầu tư

có chiều sâu và kĩ thuật cho tiết mục tham gia thi và đã được sự đầu tư không nhỏ củanhà trường, đoàn trường và hội cha mẹ học sinh Để có thể kể chuyện tốt nhất về vị vuađầu triều nhà Lý, Lý Thái Tổ, em Thùy đã được cùng nhiều bạn khác về tận đền Đô, nơithờ chính, về chùa Dận, nơi sinh ra và nuôi dạy Lý Công Uẩn lúc nhỏ, về chùa Tiên Sơn,nơi dạy dỗ và hình thành tài năng nhân cách cho vị vua anh minh này…quay phim, chụpảnh, sưu tầm tài liệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật chọn kể, giúp thí sinh

đi thi được mắt thấy tai nghe những tư liệu lịch sử về nhân vật mình kể, có được nhữngxúc cảm chân thật rung động về nhân vật lịch sử này… nhằm có kết quả thi cao nhất Và

em Thùy cùng với em Lưu Văn Sơn và em Lê Văn Phúc đã đạt được giải nhất kểchuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội năm 2010 cấp cụm, sau đó là cấp thànhphố

- Một kinh nghiệm quan trọng nữa khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý học sinh lớpchủ nhiệm đi thi các hoạt động phong trào là phải chú trọng đề cao công tác cổ vũ, độngviên Vì đây là nhân tố có ý nghĩa lớn giúp thí sinh thi cảm thấy yên tâm, tự tin, có hứngthú khi bước vào thi Điều này làm nên 50% thành công Người tham gia đội ngũ cổ vũcần chọn người thân, bạn thân, bạn cùng lớp càng nhiều càng tốt

Ví dụ minh họa:

Khi nhóm học sinh Ngô Thị Thu Thùy, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Nhunghọc sinh lớp 11a9 năm học 2008- 2909, do tôi làm chủ nhiệm lớp được chọn tham giacuộc thi “Tiếng hát tuổi hồng” cấp cụm, tôi đã đề xuất với đoàn trường là người trực tiếpchỉ đạo xin cho nhiều học sinh của những lớp có các em tham gia thi đi cổ động với số

Trang 19

lượng nhiều hơn Ở lớp tôi, tôi đã chọn những bạn mà các em đi thi thân nhất và tintưởng đi cổ vũ để các em có cảm giác được ủng hộ và tin tưởng cao nhất, góp phần đạtkết quả thi cao nhất.Trong cuộc thi đó các em cùng các bạn trong đội văn nghệ của nhàtrường đã đạt giải ba.

Khi em Thùy cùng với em Phúc và em Sơn, năm sau thi kể chuyện lịch sử 1000năm Thăng Long- Hà Nội cấp thành phố, được sự đồng ý của BGH nhà trường, tôi cũng

đã chọn học sinh của lớp mình làm nòng cốt cho đội cổ vũ, tiến hành làm băng rôn, khẩuhiệu thật hoàng tráng phục vụ cổ động cho phần thi của trường Không khí cổ vũ nhiệttình của các bạn đã góp phần giúp emThùy kể chuyện đạt kết quả cao nhất

Sau tất cả những biện pháp trên, giáo viên chủ nhiệm cũng cần lưu ý Nếu học sinhlớp mình tham gia thi mà không giành được kết quả thành công thì cũng không nên tráchmắng nặng nề mà nên họp phân tích, tìm hiểu nguyên nhân thất bại và động viên an ủihọc sinh bởi chính các em là người buồn nhất mà lúc này lại bị chỉ trích thì các em sẽchán, không muốn tham gia các hoạt động khác nữa về sau Nhưng cũng không nên bỏqua không đả động gì tới nguyên nhân và kết quả của hoạt động thì học sinh cũng sẽkhông rút được kinh nghiệm cho lần hoạt động sau hoặc xuất hiện tâm lý chán nản, xemthường các hoạt động phong trào Tất cả đều không có lợi cho công tác hoạt động phongtrào của tập thể lớp

CHƯƠNG III HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

` 1 Tôi vào nghề dạy học ở trường phổ thông được 16 năm, trong đó 13 năm làmcông tác chủ nhiệm Thực tiễn làm nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và chịu khó học hỏi kinhnghiệm của các thầy cô giáo đồng nghiệp, tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm nhỏ đểgiúp việc làm công tác chủ nhiệm lớp thành công hơn, nhất là trong mảng hoạt độngphong trào Bản thân tôi đã có những hiệu quả nhất định trong công tác tổ chức, hướngdẫn, quản lý học sinh lớp chủ nhiệm hoạt động phong trào Xin được nêu cụ thể:

Trang 20

- Hầu hết các năm tôi chủ nhiệm, lớp tôi đều có thành tích trong hoạt động phongtrào của trường như: văn nghệ, cắm hoa, thi đua tuần học tốt, hành quân điểm số, cắm trại26- 3, kéo co, nấu cơm niêu…

- Năm 2005- 2006, 2006- 2007, học sinh Huy Thị Phương lớp 10a8, sau là 11a8liên tục giành giải cao trong các cuộc thi cắm hoa nghệ thuật ở trường chào mừng ngày8-3

- Năm học 2008- 2009, các học sinh của lớp 11a9 Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn ThịNhung, Đỗ Thị Thu Thùy tham gia thi Tiếng hát tuổi hồng cấp cụm đạt giải ba Cũngtrong năm này, học sinh Trần Thị Hồng đạt huy chương bạc trong hội thi Hội khỏe PhùĐổng cấp tỉnh; Còn tập thể lớp cũng giành được giải nhì kéo co, giải ba cắm trại trongđợt thi đua chào mừng ngày 26 – 3

- Năm học 2009- 2010, nhóm học sinh Ngô Thị Thu Thùy, Lê Văn Phúc, Lưu VănSơn của lớp 12a9 đã lần lượt giành được giải nhất cấp trường, cấp cụm, cấp thành phốcuộc thi Kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội

- Năm 2010- 2011, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10a10, một lớp xếp loạitrung bình về kết quả đầu vào, tôi đã vân dụng những kinh nghiệm chủ nhiệm của mìnhtích lũy được để hoàn thành công tác chủ nhiệm lớp và cũng đã đạt được những thànhtích đáng kể trong hoạt động phong trào Lớp tham gia đầy đủ nhiệt tình tất cả các hoạtđọng phong trào mà nhà trường hoặc cấp trên phát động như: 100% học sinh trong lớptham gia hoạt động từ thiện giúp hội người mù, giúp nạn nhân chất độc da cam, ủng hộnhân dân Nhật Bản trong thảm họa động đất sóng thần, tham gia viết thư UPU…

Lớp 10a10 của tôi còn giành được những thành tích trong các đợt thi đua của nhàtrường như: Đạt giải ba thi cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày 8-3 ; đạt giải ba thi vừa

đi vừa nấu cơm niêu trong hoạt động chào mừng ngày 26-3; đạt giải khuyến khích tronghội trại 26-3 Đặc biệt trong Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố, học sinh Nguyễn ThịLuyến đã cùng đồng đội đạt huy chương vàng ở nội dung chạy tiếp sức nữ

2.Để tìm hiểu hiệu quả, ý nghĩa của hoạt động phong trào đối với học sinh tronglớp, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:

Trang 21

* Mẫu phiếu điều tra (trắc nghiệm khách quan)

PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ và tên học sinh:………

Lớp:………

Nội dung điều tra: Điều tra tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động phong trào đối với học sinh.Yêu cầu thực hiện: Hãy khoanh tròn trước câu trả lời mà em cho là đúng, là phù hợp vớimình

Câu hỏi 1: Hoạt động phong trào trong lớp em đã đem lại tác dụng như thế nào đối với

em?

A.Giải tỏa căng thảng trong học tập

B.Giải tỏa căng thẳng và làm cho lớp đoàn kết hơn

C.Giải tỏa căng thẳng, đoàn kết lớp và giúp đạt kết quả học tập cao hơn

Ngày đăng: 30/10/2016, 19:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w