1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

71 1,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 599,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên,trước những ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kể từ năm 2008 ở Mỹ và năm 2009 tại một số nước ở Châu Âu cho tới nay, những biến độngbất thường về lãi su

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Họcviện Ngân hàng, những người đã nhiệt tình dạy dỗ, trao cho chúng em những kiếnthức quý báu, giúp chúng em vững tâm bước vào đời

Em cũng xin được cảm ơn các anh, các chị cán bộ tại Sở Giao Dịch NHNN.Các anh, các chị đã hết sức tận tình giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu cũng nhưgiải đáp những thắc mắc có liên quan đến vấn đề em đang nghiên cứu

Dù đã cố gắng tìm tòi và nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn phục vụcho chuyên đề, song với trình độ còn hạn chế và bản thân đề tài tương đối phức tạp

và mới mẻ, vì vậy mà chuyên đề khó có thể tránh khỏi khiếm khuyết Em rất mongnhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để giúp em hiểu sâu sắc hơn nữa vềchuyên đề mà mình nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc 2005-2011 18

Bảng 1.2: Thặng dư thương mại của Trung Quốc 2005-2011 19

Bảng 1.3: Dự trữ ngoại hối/ Nợ ngắn hạn nước ngoài của Thái Lan giai đoạn 1995-1998 22

Bảng 2.1: Quy mô DTNHNN từ năm 2007-6/2012 qua các tiêu chí 34

Bảng 2.2: Cơ cấu ngoại tệ DTNHNN từ 2007-6/2012 39

Bảng 2.3: Cơ cấu DTNHNN theo hình thức đầu tư từ 2007-6/2012 41

Biểu đồ 2.1: Quy mô DTNHNN từ năm 1995-2012 33

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngoại tệ DTNHNN tại 6/2012 40

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về hình thức đầu tư DTNH 42

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu về thời hạn đầu tư của Quỹ dự trữ 43

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTNHNN Dự trữ ngoại hối Nhà nước

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quỹ dự trữ Quỹ dự trữ ngoại hối

Quỹ bình ổn Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 2

1.1 DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Nguồn hình thành 2

1.1.3 Vai trò 3

1.2 QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 6

1.2.1 Khái niệm 6

1.2.2 Nguyên tắc quản lý 7

1.2.3 Cơ quan thực hiện quản lý 7

1.2.4 Các loại hình nghiệp vụ áp dụng trong quản lý 8

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 11

1.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế 11

1.3.2 Các chính sách tiền tệ, tỷ giá và các biện pháp quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước 14

1.3.3 Biến động tỷ giá 15

1.3.4 Tình hình kinh tế thế giới 15

1.3.5 Những nhân tố khác 17

1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 17

1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 17

1.4.2 Kinh nghiệm về dự trữ ngoại hối Thái Lan trong khủng hoảng châu Á 1997 20

1.4.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các nước 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HÓI Ở VIỆT NAM 24

2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 24

2.1.1 Hệ thống các văn bản về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 27

2.1.3 Quy trình hoạt động 28

Trang 5

2.1.7 Quản lý quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước 33

2.1.8 Quản lý cơ cấu Dự trữ ngoại hối Nhà nước 37

2.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 43

2.2.1 Những kết quả đạt được 43

2.2.2 Những hạn chế trong công tác quản lý DTNH 45

2.2.3 Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý DTNH 45

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 50

3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 50

3.1.1 Bối cảnh kinh tế 50

3.1.2 Cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 53

3.1.3 Định hướng quản lý 54

3.2.1 Định hướng chiến lược đầu tư theo hướng chủ động với mục tiêu nâng cao hiệu quả 55

3.2.2 Phát triển các nghiệp vụ đầu tư hiện có và nghiên cứu, thực hiện các loại hình đầu tư mới 55

3.2.3 Thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối theo phương pháp chuyên nghiệp 57

3.2.4 Quản lý rủi ro theo phương thức chuyên nghiệp, trong đó chú trọng tới rủi ro thị trường 59

3.2.5 Hoàn thiện chế độ hạch toán, kế toán 59

3.2.6 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tin học hoá quy trình hoạt động nghiệp vụ 60

3.2.7 Tăng cường năng lực thống kê, phân tích, dự báo 61

3.2.8 Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ 61

3.3 KIẾN NGHỊ 62

3.1.1 Với Chính phủ 62

3.3.2 Với bộ Tài chính 64

KẾT LUẬN 65

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trường tài chính quốc tếngày càng mở rộng, sự xoá bỏ dần về ngoại hối kéo theo sự luân chuyển các luồngngoại tệ ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Những biến động về lãisuất và tỷ giá ngày càng lớn và khó có thể dự liệu trước Trong tình hình đó, việcNHTW duy trì và quản lý một cách hiệu quả dự trữ ngoại hối đã trở thành vấn đềcấp thiết Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó Vấn đề quản lý ngoại hối, ổnđịnh tỷ giá trong nước, đảm bảo giá trị đối ngoại của đồng tiền luôn được Đảng vàNhà nước ta quan tâm

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của dự trữ ngoại hốiđối với nền kinh tế đất nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vai trò là Ngânhàng Trung Ương – cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước đã hết sức quan tâmchú trọng tới việc duy trì và gia tang dự trữ ngoại hối cho đất nước Tuy nhiên,trước những ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kể từ năm

2008 ở Mỹ và năm 2009 tại một số nước ở Châu Âu cho tới nay, những biến độngbất thường về lãi suất, tỷ giá của các loại ngoại tệ, vàng,…trên thế giới, bên cạnh đó

là những hạn chế trong thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối, Ngân hang Nhà nước đãgặp rất nhiều khó khăn Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế,thiếu sót đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối mang ý nghĩa vôcùng thiết thực

Với các ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, em lựa chọn đề tài

“Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” Nội dung đề

tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối

Chương 2: Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp quản lý dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 7

Trong tài liệu "Cẩm nang Cán cân thanh toán quốc tế" của Quỹ tiền tệ quốc tế

(IMF) xuất bản lần thứ năm, IMF đã định nghĩa về dự trữ ngoại hối như sau: “Dự trữ ngoại hối của một quốc gia là những tài sản ngoại hối mà Ngân hàng Trung ương quản lý và sử dụng nhằm tài trợ trực tiếp cho thâm hụt cán cân thanh toán hoặc gián tiếp thông qua can thiệp tỷ giá và tài trợ cho một số nhu cầu khác Dự trữ ngoại hối bao gồm các loại tài sản ngoại hối sau: : Ngoại tệ, Vàng tiền tệ, Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), Hạn mức dự trữ tại IMF và các tài sản ngoại hối khác”.

- Ngoại tệ: tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền ghi sổ, các loại giấy tờ có giá và thể

hiện giá trị bằng tiền tệ nước ngoài

- Vàng tiền tệ: thuộc sở hữu quốc gia, do cơ quan chức trách năm giữ và được

sử dụng như một tài sản tài chính

- Quyền rút vốn đặc biệt: là đơn vị tiền tệ quy ước của IMF, là đồng tiền ghi sổ và

không tồn tại dưới dạng vật lý Quyền rút vốn đặc biệt là dự trữ ngoại hối tại IMF đượctạo ra nhằm bổ sung cho dự trữ ngoại hối của các nước thành viên IMF Quyền rút vốnđặc biệt được phân bổ dựa trên hạn mức (quota) của các nước thành viên

- Hạn mức dự trữ tại IMF: gồm (1) tổng số các khoản tiền (bằng SDR và ngoại

tệ) mà một nước thành viên có thể giải ngân từ IMF bằng một thông báo ngắn vàkhông kèm điều kiện và (2) các khoản nợ của IMF sẵn sàng dành cho các nướcthành viên trong Thỏa thuận chung về vay nợ (GAB) và các Thoả thuận cho vaymới (NAB)

1.1.2 Nguồn hình thành

Với khái niệm về Dự trữ ngoại hối nêu trên, Dự trữ ngoại hối của một quốc

Trang 8

gia được hình thành từ các nguồn sau:

- Nguồn thu ngoại tệ từ các hoạt động xuất khẩu của quốc gia;

- Từ luồng ngoại tệ di chuyển vào trong nước dưới dạng kiều hối, đầu tư củanước ngoài;

- Từ nguồn ngoại tệ, vàng mua được trên thị trường trong nước và thị trườngquốc tế;

-Từ nguồn vay nợ, viên trợ của nuớc ngoài dưới các hình thức tài sản ngoại hối;

- Từ nguồn ngoại tệ giải ngân cho các dự án trong nước được nước ngoài tài trợ;

- Từ việc nhận phân bổ SDR của IMF theo hạn mức đóng góp của quốc giavào IMF;

- Từ việc rút dự trữ ngoại hối tại IMF theo hạn mức

Tuy nhiên, không phải toàn bộ các luồng ngoại hối chảy vào trong nước, đềuđược tập trung thành DTNHNN Một phần ngoại hối không nhỏ trong số đó, chủyếu là từ các hoạt động xuất khẩu, từ kiều hối, đầu tư nước ngoài, được lưu hànhtrong các tầng lớp dân cư hoặc trôi nổi trên thị trường Vì thế các biện pháp nhằmthu hút lượng ngoại hối trôi nổi tập trung về DTNHNN có vai trò hết sức quan trọngtrong việc góp phần gia tăng quy mô dự trữ ngoại hối cho đất nước

1.1.3 Vai trò

Dự trữ ngoại hối của một quốc gia được quản lý nhằm đáp ứng các mục tiêusau đây:

- Thứ nhất, Dự trữ ngoại hối là phương tiện để NHTW hỗ trợ và duy trì lòng tin

đối với chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ

+ NHTW sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thựchiện chính sách tỷ giá trong cơ chế tỷ giá cố định

NHTW sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường thông qua các giaodịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng trong nước Trên thị trường ngoạihối trong nước, khi cầu lớn hơn cung, NHTW bán ngoại tệ ra và ngược lại, muangoại tệ vào khi cung lớn hơn cầu Các giao dịch can thiệp này làm thay đổi lạicung cầu ngoại tệ trong nước và do vậy có khả năng điều chỉnh tỷ giá thị trường.Đối với các nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, vai trò của dự trữ ngoại

Trang 9

hối trong việc thực hiện chính sách tỷ giá hết sức mờ nhạt, bởi lẽ NHTW không canthiệp vào sự hình thành tỷ giá Ở đó, tỷ giá được thiết lập hoàn toàn do quan hệcung cầu, không có sự can thiệp của nhà nước Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít nước

áp dụng chế độ tỷ giá này Đa phần, các nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sựđiều tiết của nhà nước Đối với các nước này, tỷ giá vẫn được hình thành chủ yêutheo quan hệ cung cầu, tuy nhiên, để ngăn chặn các xu hướng tỷ giá giao động bấtlợi cho các hoạt động kinh tế quốc tế, các hoạt động thương mại của quốc gia,NHTW vẫn thực hiện can thiệp bằng các hoạt động mua bán ngoại hối để điều tiết

tỷ giá, chỉ cho phép tỷ giá thị trường giao động trong một phạm vi nhất định Nhưvậy, bằng việc sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường, NHTW đã tạo điềukiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giácho các hoạt động kinh tế quốc tế, duy trì lòng tin của công chúng đối với việc thựcthi chính sách tỷ giá Vai trò của dự trữ ngoại hối ở đây đã được thể hiện rất rõ nét

Ở các nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định, vai trò của dự trữ ngoại hối đối với chínhsách tỷ giá càng có ý nghĩa to lớn Do quan hệ cung cầu trên thị trường luôn thayđổi, tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá cố định (tỷ giá trung tâm) với tỷ giá thị trường

Để duy trì tỷ giá cố định, NHTW thường xuyên phải can thiệp thị trường Chênhlệch càng lớn, NHTW càng phải chống đỡ, can thiệp càng nhiều Do vậy, khi độlệch trở nên gay gắt, NHTW buộc phải thay đổi tỷ giá trung tâm để hạn chế việc can

thiệp Đặc biệt, trong trường hợp tỷ giá trung tâm thấp hơn tỷ giá thị trường, việc

NHTW điều chỉnh tỷ giá trung tâm lên bằng với tỷ giá thị trường, hay phá giá nội tệnhằm hạn chế sự suy giảm mạnh dự trữ ngoại hối đã khiến cho lạm phát gia tăng.Lạm phát làm xói mòn sức mạnh của đồng nội tệ, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đếnđời sống của đại bộ phận người lao động, làm giảm lòng tin của công chúng vàoChính phủ Từ đó, đòi hỏi các NHTW phải duy trì dự trữ ngoại hối đủ mạnh để ngănngừa các cuộc phá giá có thể xảy ra

+ NHTW sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường ngoại hối nhằmthực hiện chính sách tiền tệ

Khi tiến hành giao dịch trên thị trường ngoại hối, NHTW không những tácđộng điều chỉnh tỷ giá mà nó còn làm thay đổi lượng tiền cơ sở, vì thế mà ảnh

Trang 10

hưởng đến mục tiêu chính sách tiền tệ tại thời điểm đó Khi NHTW tiến hành canthiệp mua nội tệ vào, bán ngọai tệ ra sẽ làm giảm lượng tiền cơ sỏ và ngược lại, khiNHTW bán nội tệ ra và mua ngoại tệ vào, lượng tiền cơ sở sẽ tăng lên Đối với cácquốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, NHTW không có nghĩa vụ can thiệp lên tỷ giá,nhưng vai trò điều tiết lượng tiền cơ sở được thể hiện một cách rõ nét Khi đóNHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh lượng tiền cơ sở chứkhông nhằm điều chỉnh tỷ giá Do đó, giao dịch trên thị trường ngoại hối cũng trởthành một kênh phát hành tiền quan trọng của NHTW Do cơ chế tác động như vậy,hoạt động can thiệp ngoại hối trên thị trường trong nước của NHTW phải được thựchiện một cách cẩn trọng trên cơ sở xem xét giữa mục tiêu điều chỉnh lượng tiền cơ

sở và mục tiêu điều chỉnh tỷ giá

Có 02 hình thức can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối là can thiệpkhông trung hòa (unsterilized intervention) và can thiệp trung hòa (sterilized

intervention) Can thiệp không trung hoà là hình thức NHTW can thiệp vào thị

trường ngoại hối mà không điều chỉnh lại sự thay đổi trong mức cung tiền sau khi

có can thiệp Chẳng hạn, nếu NHTW muốn hạ giá nội tệ thông qua việc mua ngoại

tệ vào và bán nội tệ ra Bằng cách này lượng cung nội tệ trong nền kinh tế gia tăng,

và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm gia tăng lạm phát Do đó, sựcan thiệp trên thị trường ngoại hối theo hình thức này không chỉ làm tăng, giảm tỷgiá mà còn ảnh hưởng đến lạm phát và lãi suất Can thiệp theo hình thức này là một

trong những cách thức để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ Can thiệp trung hoà là trường hợp NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối trong khi vẫn duy trì

mức cung tiền tệ bằng cách đồng thời với việc can thiệp áp dụng cả các hoạt độngthị trường mở Chẳng hạn, song song với việc mua ngoại tệ vào và bán nội tệ ra để

ổn định tỷ giá, NHTW sẽ sẽ tiến hành bán chứng khoán thông qua nghiệp vụ thịtrường mở để thu hút lại lượng tiền cơ sở về ngân hàng Can thiệp theo hình thứcnày sẽ ít ảnh hưởng tới mục tiêu chính sách tiền tệ

- Thứ hai, Dự trữ ngoại hối là phương tiện để hạn chế các tác động tiêu cực

khi xảy ra khủng hoảng bằng việc duy trì khả năng thanh khoản ngoại hối

Khi khủng hoảng xảy ra, theo tâm lý chung, để đảm bảo an toàn, các nhà đầu

Trang 11

tư nước ngoài sẽ ồ ạt rút vốn khỏi nơi đầu tư Khi đó, DTNH sẽ là trợ lực đảm bảokhả năng thanh khoản cho đất nước, hạn chế rủi ro khủng hoảng tài chính do nguy

cơ mất khả năng thanh toán cho các nhà đầu tư nước ngoài

- Thứ ba, Dự trữ ngoại hối biểu thị khả năng hỗ trợ đồng nội tệ bằng tài sản

dự trữ

.Dự trữ ngoại hối là phương tiện được NHTW sử dụng để thực hiện mục tiêuchính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ, qua đó góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ.Khi đồng nội tệ xuống giá mạnh, NHTW thực hiện bán ngoại tệ ra và thu đồng nội

tệ về, làm giảm mức độ xuống giá của đồng tiền nội tệ Với mức dự trữ ngoại hối đủlớn, NHTW có thể can thiệp thị trường để ổn định giá trị đồng nội tệ trong mọi trườnghợp Do vậy, quy mô dự trữ ngoại hối cho thấy khả năng hỗ trợ đồng nội tệ bằng tàisản dự trữ

- Thứ tư, Dự trữ ngoại hối là tài sản dự trữ để duy trì lòng tin về khả năngđảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, góp phần thu hút đầu

tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài

Dự trữ ngoại hối là tài sản tiền tệ của quốc gia, do vậy, toàn bộ các nhu cầuchi ngoại hối hay thanh toán nợ nước ngoài của nền kinh tế đều có thể được thựchiện bằng dự trữ ngoại hối Do vậy, quy mô dự trữ ngoại hối của một quốc gia biểuthị khả năng của quốc gia đó đối với việc thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài

- Thứ năm, Dự trữ ngoại hối được sử dụng làm tài sản dự trữ cho các trường

hợp khẩn cấp hay thảm hoạ của quốc gia

Dự trữ ngoại hối là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong tất cả các loạitài sản của quốc gia, do vậy, nó được sử dụng làm tài sản dự trữ cho quốc gia, giúpquốc gia vượt qua thảm hoạ hay các tình trạng khẩn cấp

1.2 QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Trang 12

1.2.2 Nguyên tắc quản lý

Theo tài liệu Hướng dẫn quản lý dự trữ ngoại hối của IMF, quản lý dự trữngoại hối là nhằm đạt được các mục đích sau đây:

- Có đủ mức dự trữ ngoại hối cần thiết để đáp ứng các mục tiêu đã xác định

- Kiểm soát chặt chẽ được rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng

- Mang lại mức thu nhập hợp lý qua các hoạt động đầu tư

Mục đích quản lý dự trữ ngoại hối mà IMF đưa ra là nhằm đảm bảo dự trữngoại hối về mặt lượng, duy trì và gia tăng dự trữ ngoại hối cho các quốc gia để cácquốc gia luôn sẵn sàng sử dụng nó cho các mục tiêu đã định

Hướng tới những mục đích trong quản lý dự trữ ngoại hối mà IMF đưa ra,

hầu hết các nước đều xác định nguyên tắc quản lý gồm 03 nội dung sau:

- Đảm bảo tính thanh khoản: là khả năng chuyển đổi tài sản ngoại hối ra

tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết

- Đảm bảo an toàn dự trữ ngoại hối: là quản lý và kiểm soát được các rủi ro

trong hoạt động đầu tư dự trữ

- Sinh lời trên tài sản dự trữ ngoại hối thông qua các nghiệp vụ đầu tư trên

thị trường quốc tế

Thứ tự ưu tiên của các nguyên tắc trên có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chínhsách quản lý dự trữ ngoại hối của cơ quan quản lý trong từng giai đoạn khác nhau

1.2.3 Cơ quan thực hiện quản lý

Các nước duy trì dự trữ ngoại hối nhằm mục tiêu hàng đầu là thực hiện chínhsách tiền tệ và chính sách tỷ giá, hạn chế tác động khủng hoảng (nếu có), thậm chí

có những nước áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi vẫn sử dụng dự trữ ngoại hối để hạnchế sự biến động của tỷ giá Chính vì các mục tiêu trên, công tác quản lý dự trữngoại hối thường được các nước giao cho NHTW, cơ quan hoạch định và thực thichính sách tiền tệ quốc gia thực hiện Trường hợp nếu dự trữ ngoại hối không dongân hàng trung ương quản lý, vai trò của ngân hàng trung ương trong việc thực thichính sách tiền tệ sẽ giảm đi rất nhiều, đồng thời việc thực thi cũng sẽ gặp không íttrở ngại Chức năng cơ bản của NHTW là bảo vệ giá trị đồng tiền, do đó đòi hỏingân hàng trung ương phải là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối để có thể chủ động

Trang 13

sử dụng làm công cụ can thiệp thị trường khi cần thiết

1.2.4 Các loại hình nghiệp vụ áp dụng trong quản lý

NHTW thực hiện quản lý DTNH thông qua việc áp dụng các loại hìnhnghiệp vụ ngoại hối, cụ thể gồm các loại hình như sau:

1.2.4.1 Đầu tư tiền gửi ở nước ngoài

- Đầu tư tiền gửi không kỳ hạn: Là việc NHTW gửi tiền tại các ngân hang

đại lý nước ngoài theo hình thức không xác định kỳ hạn gửi, do vậy, có thể rút tiền

ra bất kỳ khi nào trong các ngày làm việc Đây là loại hình tiền gửi nhằm phục vụnhu cầu thanh toán của khách hàng, do vậy, nó không ổn định về số dư Tùy thuộcvào chính sách của từng ngân hàng, khách hàng có thể được hưởng lãi hoặc khôngđược hưởng lãi Thông thường, các ngân hàng không trả lãi hoặc chỉ trả lãi chokhách hàng trên phần vượt số dư tối thiểu theo qui định (ngân hàng không trả lãicho phần số dư tối thiểu, số dư này được duy trì để bù đắp các chi phí liên quan đếntài khoản) Một số ngân hàng trả lãi hàng ngày, nhưng đa số các ngân hàng thựchiện trả lãi vào cuối tháng, lãi suất thay đổi theo ngày và phụ thuộc vào qui mô số

dư tài khoản

- Đầu tư tiền gửi có kỳ hạn: Là việc NHTW gửi tiền tại các ngân hang đại lý

nước ngoài theo hình thức xác định rõ kỳ hạn gửi nhằm thu lợi nhuận từ mức lãisuất ấn định trong suốt kỳ hạn gửi Thông thường, thời hạn gửi tiền được quy định

từ 1 tuần đến dưới 1 năm Đây là hình thức đầu tư đơn giản nhất trên thị trường tiền

tệ và thực chất là hợp đồng cho vay với thời hạn và lãi suất thoả thuận Khi sử dụngdịch vụ này, NHTW không đươc rút tiền trước hạn (trong một số trường hợp đặcbiệt, người gửi có thể rút tiền trước hạn nhưng phải trả phí phạt do không thực hiệnđúng hợp đồng đã cam kết) Lãi suất áp dụng cho hình thức đầu tư này cố địnhtrong suốt thời gian hợp đồng Lãi suất LIBOR thường được sử dụng làm lãi suấttham chiếu để xác định lãi suất đầu tư Hai ngày làm việc trước khi kết thúc hợpđồng, khách hàng phải thông báo cho ngân hàng kế hoạch tiếp theo của khoản tiềngửi đó (tiếp tục đầu tư theo kỳ hạn, lãi suất mới hay là kết thúc hợp đồng và chuyểnsang ngân hàng khác)

Trang 14

1.2.4.2 Mua bán ngoại tệ trao ngay

Là việc NHTW mua bán các đồng tiền khác nhau có trên tài khoản và việcthanh toán được tiến hành sau 01 đến 02 ngày làm việc kể từ ngày thoả thuận muabán NHTW thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường quốc tế chủ yếu với mục đíchđiều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối, giảm thiểu rủi ro ngoại hối hay cho mục đíchđầu cơ trong việc dự tính biến động về tỷ giá Mục đích kinh doanh chênh lệch giáđối với ngoại tệ cũng được thực hiện, tuy nhiên không nhiều

1.2.4.3 Đầu tư, kinh doanh giấy tờ có giá

Là viêc NHTW mua, bán và nắm giữ các giấy nhận nợ do người đi vay pháthành và được người phát hành cam kết sẽ thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ khi đếnhạn Các giấy tờ này có thể được mua bán bát kỳ khi nào, do đó NHTW đầu tư vàocác loại giấy tờ có giá nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho DTNHNN, đồngthời vẫn đảm bảo được mục tiêu sinh lời Ngoài ra, NHTW cũng mua bán giấy tờ cógiá với mục đích kinh doanh chênh lệch giá, tuy nhiên giao dịch cho mục đích nàykhông nhiều NHTW các nước thường mua bán một số loại giấy tờ có giá có mứcthu nhập cố định sau đây:

Trái phiếu Chính phủ/Tổ chức quốc tế: Là giấy nhận nợ do Chính phủ/Tổchức quốc tế phát hành có thời hạn từ 1 năm trở lên với lãi suất cố định và trả lãiđịnh kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần

Tín phiếu Kho bạc/Tổ chức quốc tế: Là giấy nhận nợ do Chính phủ/Tổ chứcquốc tế phát hành có thời hạn dưới 1 năm, lãi được thanh toán một lần khi đến hạncùng với gốc hoặc được khấu trừ ngay vào giá mua (tín phiếu chiết khấu)

Trái phiếu công ty: là loại giấy nhận nợ do công ty phát hành nhằm thu hútvốn đầu tư dài hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.4.4 Ủy thác đầu tư

Là việc NHTW ủy quyền cho đối tác thực hiện đầu tư theo những quy định vềhướng dẫn đầu tư do bên uỷ thác đưa ra và được thỏa thuận giữa hai bên Chỉ số vềmức độ sinh lời được đưa vào hợp đồng để lấy đó làm cơ sở tham chiếu đánh gíakết quả thực hiện của uỷ thác Trong quá trình uỷ thác, định kỳ, đối tác thực hiệnđầu tư sẽ gửi báo cáo cho bên uỷ thác về các giao dịch đã thực hiện trong kỳ để bên

Trang 15

ủy thác kiểm tra tính tuân thủ và đánh giá hiệu quả đầu tư NHTW thực hiện ủy thácđầu tư nhằm tận dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài sản

có với mong muốn thu được lợi nhuận cao hơn so với việc tự quản lý đầu tư, đồngthời, qua đó nhận được chuyển giao công nghệ từ phía đối tác

1.2.4.5 Cho vay trái phiếu

Là viêc NHTW sử dụng trái phiếu hiện có cho đối tác vay với điều kiệnngười đi vay phải có tiền mặt thế chấp và người cho vay phải cam kết sẽ nhận lạitrái phiếu vào một ngày nhất định trong tương lai Phí giao dịch do hai bên thỏathuận

Giao dịch cho vay trái phiếu xảy ra khi người đi vay đã thực hiện lệnh bán tráiphiếu trong khi chưa sở hữu loại trái phiếu này (mất khả năng thanh toán tạm thời)

Cho vay trái phiếu được thực hiện theo một trong hai cách: thông qua đại lýlưu ký hoặc qua đại lý không lưu ký trái phiếu

Nhiều đại lý cho vay trái phiếu còn chào dịch vụ trả mức phí cố định cho việctiếp cận toàn bộ danh mục của khách hàng để thực hiện cho vay Dịch vụ này hấpdẫn đối với các khách hàng vì mức lợi nhuận là cố định Khách hàng có thể lựachọn nhà cung cấp dịch vụ qua mức chào tỷ lệ lợi nhuận Khách hàng còn có thểchia danh mục tổng thể thành các danh mục nhỏ theo các tiêu chí nhất định như loạitrái phiếu, kỳ hạn…và lựa chọn đại lý cho vay theo từng danh mục nhỏ

1.2.4.6 Phái sinh

Là việc NHTW sử dụng các nghiệp vụ như hoán đổi ngoại tệ, mua bán ngoại

tệ kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro về tỷ giá, cụ thể:

+ Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn: là giao dịch thỏa thuận về việc mua

hay bán một số lượng ngoại tệ nhất định, với một tỷ giá nhất định, tại thời điểm xácđịnh trong tương lai Thời hạn giao dịch do hai bên thỏa thuận nhưng thông thườngkhông quá 180 ngày

+ Giao dịch hoán đổi ngoại tệ: là giao dịch mua, bán cùng loại ngoại tệ

nhưng tại hai thời điểm khác nhau với tỷ giá khác nhau Thực chất của giao dịchhoán đổi là sự kết hợp giữa 01 giao dịch giao ngay và 01 giao dịch kỳ hạn

+ Giao dịch quyền chọn tiền tệ: Quyền chọn là một loại hợp đồng cho phép

Trang 16

người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc bán một số lượngngoại tệ nào đó với tỷ giá được xác định trước trong một thời hạn nhất định.

1.2.4.7 Đầu tư, kinh doanh vàng

Bên cạnh việc cất trữ vàng, các NHTW có thể đầu tư, cho vay, kinh doanhvàng dưới hình thức vàng ghi sổ và cũng thực hiện tương tự như với nghiệp vụ đầu

tư tiền gửi, cho vay để hưởng lãi và như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trao ngay đểhưởng chênh lệch giá mua bán Tuy nhiên, số lượng các ngân hàng trung ương thựchiện nghiệp vụ này cũng không nhiều

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI

Dự trữ ngoại hối là một quỹ được hình thành từ rất nhiều nguồn và sự biếnđộng của bất cứ nguồn nào cũng làm ảnh hưởng đến lượng dữ trữ ngoại hối Bêncạnh đó dự trữ ngoại hối còn được quản lý bởi NHTW và Nhà nước nên mỗi độngthái của các cơ quan này cũng ít nhiều tác động đến lượng dự trữ của quỹ Sau đây

là những nhân tố chính tác động đến dự trữ ngoại hối quốc gia

1.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế

Theo định nghĩa của IMF, cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáothống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và ngườikhông cư trú Nó cũng là một bảng thống kê chi tiết về các nguồn cung cầu ngoại tệcủa một quốc gia Khi có bất cứ một giao dịch nào phát sinh thì đồng thời trên cáncân thanh toán cũng ghi lại giao dịch đó là phát sinh cung hay cầu ngoại tệ

Tuy nhiên, cán cân thanh toán không chỉ phản ánh trạng thái ngoại tệ củamột quốc gia mà một số cán cân thành phần còn có tác động trực tiếp đến nguồncung hay cầu ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của quốc gia

1.3.1.1 Cán cân thương mại

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cân thanh toánquốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩucủa một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng nhưmức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch là lớnhơn không thì cán cân thương mại thặng dư, nhỏ hơn không thì cán cân thương mại

bị thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng khồn, cán cân thương mại ở trạng thái

Trang 17

Tuy nhiên, cán cân thương mại không phải là một yếu tố có thể tự biến đổi

mà bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, vì vậy những nhân tố đó có thể coi là có tácđộng gián tiếp đến dự nhấttrữ ngoại hối

Thứ nhất: năng lực sản xuất của quốc gia

Một nước có nền kinh tế phát triển, tư liệu sản xuất hiện đại, công nghệ tiêntiến sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Khi đó không chỉ đáp ứng trong nước mà cònnâng cao khả năng xuất khẩu hàng hoá thị trường thế giới Dẫn đến kim ngạch xuấtkhẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu Ngoại tệ do các quốc gia khác thanh toán sẽchảy vào Ngược lại, với các quốc gia kém phát triển, kỹ thuật thô sơ, công nghệ lạchậu, nhân lực yếu kém thì việc đáp ứng các nhu cầu trong nước cũng khó khăn nên

sẽ phải nhập khẩu nhiều Hơn thế nữa, các nước này lại không có được lợi thế cạnhtranh trên thị trường quốc tế đối với các sản phẩm của mình nên kim ngạch xuấtkhẩu cũng thấp Từ đó dẫn đến tình trạng nhập siêu, ảnh hưởng tiêu cực đến tăngtrưởng quy mô dự trữ ngoại hối

Thứ hai: Các chính sách thương mại quốc tế của Nhà nước

Các quyết định của Nhà nước có thể tác động đến mọi thành phần tham giathương mại quốc tế Hầu hết Chính phủ các quốc gia đều khuyến khích các doanhnghiệp trong nước xuất khẩu Các chính sách khuyến khích này phần nào tạo lợi thếcho các công ty xuất nhập khẩu trong nước, làm sản lượng hàng hoá xuất khẩu tăng,hạn chế nhập khẩu, từ đó cải thiện tình hình của cán cân thương mại và tăng cungngoại tệ cho nên kinh tế

Thứ ba: Hành vi hay thói quen của người tiêu dùng

Một quốc gia có truyền thống sử dụng hàng nội địa sẽ không phải tốn kémmột khoản ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá nước ngoài khi nền sản xuất trong nướchoàn toàn có thể đáp ừng được Điều ngược lại xảy ra với những quốc gia mà dân

Trang 18

chúng có tâm lý thích dùng hàng ngoại Khi đó, dù hàng hoá trong nước hoàn toàn

có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì dân chúng vẫn lựa chọn hàng hoá nướcngoài do ý thích của mình Một lượng ngoại tệ sẽ chảy ra khỏi quốc gia đơn giảnchỉ vì thói quen tiêu dùng của người dân Điều này còn đặc biết tác động xấu đến dựtrữ ngoại hối nếu như người dân có xu hướng tiêu dùng những hàng hoá nhập ngoại

xa xỉ vì khi đó nhập siêu là không thể tránh khỏi và lượng cầu ngoại tệ cho tiêudùng sẽ rất lớn

1.3.1.2 Cán cân vốn

Cán cân vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế nó ghi lại tất cảnhững giao dịch về tài sản (gồm những tài sản như bất động sản hay tài sản chínhnhư cổ phiếu, ngoại tệ, trái phiếu,…) giữa người cư trú với người không cư trú

_ Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vàocủa khu vực tư nhân (chiếm tỷ trọng lớn) và khu vực nhà nước nhưng dưới rất nhiềucác hình thức khác nhau: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, các hoạt độngtrên kinh doanh ngoại hối và giấy tờ có giá ngắn hạn kể cả các luồng vốn đầu cơ

Khi các luồng vốn chảy vào sẽ làm tăng cung ngoại tệ từ đó có xu hướng làmtăng dự trữ ngoại hối Ngược lại, các luồng vốn đi ra sẽ làm tăng cầu ngoại tệ Cácluồng vốn ngắn hạn này phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau: chênh lệch tỷ giá, tỷsuất lợi tức kỳ vọng ngắn hạn, lãi suất và các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế,chính trị, xã hội,…

Do đó, khi lợi tức kỳ vọng cao hay lãi suất cao sẽ thu hút được nhiều luồngvốn ngắn hạn chảy vào nhằm đầu tư sinh lãi Hoặc khi có biến động về tỷ giá, cácluồng vốn này sẽ tích cực tham gia thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận Một phầncủa luồng vốn này sẽ được chảy vào dự trữ ngoại hối (tuỳ theo mục đích điều tiếtcủa nhà nước) làm tăng dự trữ ngoại hối

_ Cán cân di chuyển vốn dài hạn: bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vàokhu vực tư nhân và khu vực nhà nước dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp

và các hình thức đầu tư dài hạn khác

Tương tự như cán cân vốn ngắn hạn, việc đi vào hay đi ra của các nguồn vốncũng làm phát dinh cung hay cầu ngoại tệ Quy mô và tình trạng cán cân vốn dài

Trang 19

hạn phụ thuộc vào các nhân tố như: tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, hiệu quả củavốn đầu tư (MEI hay ICOR) và các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư, sự ổn định

Nội dung chính của chính sách tỷ giá bao gồm:

_ Hành vi phá giá nội tệ tức là những cân thiệp của chính phủ để đồng nội tệtrở nên được định giá thấp hơn Để đạt mục đích này, chính phủ có thể sử dụng dựtrữ ngoại hối hấp thu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm làm giảm cung ngoại

tệ đồng thời bơm nội tệ ra, động thái này sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối

_ Hành vi nâng giá nội tệ tức là những can thiệp của chính phủ để đồng nội tệtrở nên định giá cao hơn Chính phủ có thể bán ngoại tệ ra thị trường ngoại hối nhằmtăng cung ngoại tệ, giảm lượng nội tệ, động thái này sẽ làm giảm dự trữ ngoại hối

_ Hành vi duy trì tỷ giá ở một mức độ nhất định, bao gồm những can thiệpcủa chính phủ để duy trì tỷ giá là ổn định không đổi, để có thể duy trì một tỷ giá cốđịnh chính phủ phải không ngừng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, điềunày làm thay đổi quy mô dự trữ ngoại hối

_ Không can thiệp để cho tỷ giá biến động tự do theo quan hệ cung cầu thịtrường Với chính sách này, Nhà nước không cần thiết sử dụng ngoại hối để canthiệp vào tỷ giá chính vì thế dự trữ ngoại hối không bị ảnh hưởng

1.3.2.2 Chính sách quản lý dự trữ ngoại hối

Dự trữ ngoại hối thuộc quyền quản lý cảu Nhà nước hoăch NHTW nhưngcác cơ quan này không chỉ có nhiệm vụ bảo quản và cất giữ mà còn phải có nhữngbiện pháp quản lý nhằm đảm bảo quy mô và cấu trúc dự trữ ngoại hối Hơn thế nữa,

Trang 20

Nhà nước hoặc NHTW còn phải biết sử dụng hợp lý để phục vụ cho đầu tư pháttriển kinh tế, luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng bởi rủi ro về ty giá ngoại tệtrên thị trường quốc tế Bên cạnh việc ban hành các luật lệ về quản lý dự trữ ngoạihối, NHTW còn cần can thiệp mua bán, chuyển đổi cũng như đầu tư để chống thấtthoát, xói mòn quỹ.

1.3.2.3 Các quy định về kiều hối

Nếu một quốc gia có ý định kìm hãm lượng kiều hối sẽ ban hành chính sách,

cơ chế về kiều hối với những biện pháp cứng rắn Ví dụ như thủ tục để người trongnước có thể nhận được kiều hối là rất phức tạp Hơn thế còn có các quy định về hạnmức và số lần nhận tiền Điều này đã gây khó khăn cho những người được nhậnkiều hối, tác động xấu đến dòng ngoại tệ nhận về theo cách nà Khi đó dự trữ ngoạihối sẽ mất tiền đi một nguồn cung cấp

Tuy nhiên, nếu một quốc gia theo hướng tự do hoá, tháo gỡ hết các khókhăn, vướng mắc trong quá trình tiếp nhận kiều hối Đồng thời một loạt cơ chế mới

về quản lý dự trữ ngoại hối thông thoáng, linh hoạt được ban hành thì lượng kiềuhối chuyển vào sẽ tăng lên rõ rệt

1.3.2.4 Các biện pháp quản lý ngoại hối khác

Các biện pháp quản lý ngoại hối khác của Nhà nước cũng có ảnh hưởngthườn xuyên đến dự trữ ngoại hối Các pháp lệnh hạn chế việc đầu tư nước ngoàivào quốc gia hay đầu tư từ trong nước ra nước ngoài hay các quy định kiều hối, vềviệc sử dụng ngoại hối trong phạm vi lãnh thổ,… sẽ có những tác động làm thay đổiquy mô cũng như cấu trúc của dự trữ ngoại hối quốc gia

1.3.4 Tình hình kinh tế thế giới

Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, mối liên hệ và sự trao đổi giữa các

Trang 21

quốc gia ngày càng trở nên khăng khít Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, nền kinh

tế các quốc gia không chỉ tác động qua lại lẫn nhau mà còn chịu ảnh hưởng khôngnhỏ từ sự biến động chung của tình hình thế giới Khi nền kinh tế bị tác động, dự trữngoại hối của quốc gia cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng và tác động theo 2hướng: tích cực và tiêu cực

_ Thứ hai: tăng đầu tư, tăng dòng vốn từ nước ngoài chảy vào (đặc biệt làcác nước đang phát triển) Những dòng vốn này có thể là vốn đầu tư trực tiếp, vốnđầu tư gián tiếp, vay nợ,… tác động tích cực đến dự trữ ngoại hối

_ Thứ ba: tiêu dùng tăng cao, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập được cảithiện người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, trong đó có việc tiêu dùng hàngnhập ngoại Điều này có lợi cho những nhà sản xuất từ các nước đối tác, tăng thặng

dư thương mại, cải thiện dự trữ ngoại hối

Ngoài ra khi có biện động xảy ra (ví dụ như thiên tai, chiến tranh,…) làmcho một số nước khan hiếm hàng xuất khẩu của nước sở tại, làm tăng cầu hàng hoácủa nước này, điều này cũng góp phần cải thiện dự trữ ngoại hối của nước sở tại

_ Thứ hai: sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn từ bên ngoài chảyvào Giảm cung ngoại tệ vào quốc gia, tác động xấu đến quy mô dự trữ ngoại hối

Trang 22

_ Thứ ba: tiêu dùng giảm mạnh khi sản xuất bị đình trệ, một số người có khảnăng mất việc làm hay thu nhập bị ảnh hưởng cộng với dòng kiều hối chảy vàogiảm sẽ kéo theo sụt giảm trong tiêu dùng của các hộ gia đình, trong đó có tiêudùng hàng nhập ngoại, điều này ảnh hưởng đến các đối tác xuất khẩu, dự trữ ngoạihối có xu hướng giảm.

1.3.5 Những nhân tố khác

Niềm tin của người dân vào đồng nội tệ hay các chính sách của Nhà nước cóảnh hưởng rất lớn đến dự trữ ngoại hối Niềm tin vào đồng nội tệ suy giảm sẽ dãnđến hiện tượng đô la hoá – hiện tượng mà trong một nền kinh tế, ngoại tệ được sửdụng rộng rãi thay cho đồng nội tệ trong toàn bộ hay một số chức năng nội tệ Khi

đó lượng ngoại tệ trôi nổi ngoài hệ thống ngân hàng không ngừng tăng lên, đồngthời luồng ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, kiều hối cũng không chảy nhiều vào hệthống ngân hàng Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Chính phủ trong việc quản

lý dự trữ ngoại hối

1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

1.4.1.1 Quy mô dự trữ ngoại hối

Tính đến cuối năm 2005, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt đến con số818,9 tỷ USD, đặt Trung Quốc vào lộ trình đạt mốc 1 nghìn tỷ USD và trở thànhquốc gia có DTNH lớn nhất thế giới, vượt qua cả Nhật Bản (khi đó đang là quốc gia

có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với 846,9 tỷ USD) Đến tháng 2/2006, TrungQuốc đã chính thức trở thành quốc gia có mức DTNH lớn thế giới

Ngày 14/4/2011, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho biết đến cuối tháng3/2011, dự trữ ngoại hối của nước này là 3.044,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng

kỳ năm 2010 Đây là lần đầu tiên dự trữ ngoại hối của Trung Quốc phá vỡ mốc3.000 tỷ USD

Sau đây là các mốc quan trọng về việc tăng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc:

- Tháng 11/1996 lần đầu tiên đạt mức 100 tỷ USD

- 5 năm sau ( năm 2001) phá vỡ mức 200 tỷ USD

Trang 23

- Tháng 2/2006, lần đầu tiên Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước có

số dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới

- Tháng 10/2006, phá vỡ mức dự trữ ngoại hối 1.000 tỷ USD

- Tháng 6/2009, phá vỡ mức 2.000 tỷ USD

- Tháng 3/2011, phá vỡ mức 3.000 tỷ USD

1.4.1.2 Nguyên nhân dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng mạnh:

Thứ nhất, do trước đây, Trung Quốc duy trì một chế độ tỷ giá cố định, buộc

Trung quốc phải tăng quy mô dự trữ ngoại hối của mình để đảm bảo khả năng canthiệp trên thị trường Các luồng vốn khổng lồ chảy vào Trung Quốc gây áp lực tănggiá lên đồng nhân dân tệ và để kiểm soát tỷ giá , NHTW phải mua ngoại tệ vào vàkết quả là dự trữ ngoại hối tăng nhanh chóng Mặc dù, Trung quốc đã từng bước nớilỏng biên độ giao dịch của đồng nhân dân tệ với USD và hiện đã để cho đồng nhândân tệ được tự do biến động theo thị trường trong phạm vi quản lý của NHTW,song với cơ chế tỷ giá này, Trung quốc vẫn cần dự trữ một lượng ngoại hối lớn

Thứ hai, do đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng mạnh, Trung

quốc là một trong số 5 địa điểm thu hút FDI lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 6%tổng FDI toàn cầu

Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc 2005-2011

Năm Tổng giá trị FDI trong năm (tỷ USD) Tăng/ giảm (%)

-2,56 17,41 8,88

Thứ Ba, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc liên tục tăng do khả năng của

nền kinh tế dần được cải thiện, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng đều quacác năm cho đến 2009 mới bắt đầu sụt giảm

Trang 24

Năm Giá trị thặng dư thương mại (tỷ USD) Tăng/ giảm (%)

-34,22 -7 -14,5

Bảng 1.2: Thặng dư thương mại của Trung Quốc 2005-2011

Tóm lại, do một loạt những cải cách kinh tế, thương mại và đầu tư nướcngoài, nền kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng phục hồi nhanh, nguồn vốn FDIchảy vào Trung Quốc với khối lượng lớn đã khiến cán cân vãng lai và cán cân vốnluôn thặng dư và đẩy dự trữ ngoại hối Trung Quốc tới các con số kỷ lục

1.4.1.3 Tác động của việc tăng dự trữ ngoại hối:

- Những tác động tích cực:

Dự trữ ngoại hối chủ yếu bằng USD của Trung Quốc quá đủ để làm đòn bẩyđối với chính sách tiền tệ của Mỹ Thông qua việc mua một lượng lớn trái phiếuchính phủ Mỹ, Trung Quốc đã góp phần vào giữ tỷ lệ lãi suất thấp và thúc đẩy tiêudùng ở nền kinh tế lớn số 1 thế giới này Nếu Trung Quốc quyết định bán USDtrong kho dự trữ thì ngay lập tức đồng USD sẽ mất giá và buộc Mỹ phải tăng tỷ lệlãi suất để thu hút nguồn vốn nhằm trang trải cho khoản thâm hụt tài khoản vãng laikhổng lồ.NHTW Trung Quốc có thể đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của mình sangđồng EUR và các ngoại tệ khác song họ vẫn khẳng định không hề có ý định bánlượng USD đang nắm giữ

Khối lượng dự trữ ngoại hối bằng USD ngày càng tăng giúp Trung Quốc thểhiện được năng lực quốc gia, vị thế quốc tế được tăng cường, trở thành môi trườnghấp dẫn với các nguồn vốn quốc tế Đồng nhân dân tệ dần trở thành đồng tiền mạnh

và Trung Quốc hy vọng trong tương lai nó sẽ là đồng tiền có khả năng chuyển đổi

dễ dàng trong nền kinh tế thế giới

Trang 25

- Những tác động tiêu cực:

Các chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng dự trữ ngoại hối của Trung Quốckhông hoàn toàn chứng tỏ sức mạnh tổng thể của nền kinh tế, nó đang tạo áp lực cảbên trong lẫn bên ngoài lên quốc gia này Đó là áp lực phải nâng giá đồng nội tệ,tăng lãi suất tiền gửi và áp lực về sự gia tăng nợ gián tiếp Chức năng quan trọngcủa dữ trự ngoại hối là đóng vai trò nguồn thanh toán quốc tế nhưng nó phải thực sự

là tài sản quốc gia, trong trường hợp này khối lượng dự trữ ngoại hối của TrungQuốc chủ yếu lại đến từ sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, do đó đây lànguồn không ổn định nếu các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút khỏi thị trườngTrung Quốc

Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng dự trữ ngoại hối làm tăng khối lượng tiền

cơ sở Để làm cân bằng hiệu ứng tăng cung tiền do việc tăng lên của dự trữ ngoạihối , NHTW Trung Quốc phải áp dụng biện pháp can thiệp bằng cách bán trái phiếutrên thị trường mở Tuy nhiên, việc bán trái phiếu không đủ đề bù đắp được lượngtiền chảy vào lưu thong, kết quả là cung tiền tăng lên đáng kể làm gia tăng áp lựclạm phát

1.4.2 Kinh nghiệm về dự trữ ngoại hối Thái Lan trong khủng hoảng châu Á 1997

1.4.2.1 Bối cảnh nền kinh tế Thái Lan trước khủng hoảng

Đầu thập niên 90, nền kinh tế các nước khu vực Châu Á trải qua thời kỳ tăngtrưởng nhanh và ổn định Cùng lúc nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia,Indonesia, Singapore và Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, đạt 8-12%GDP liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 Ở ĐôngNam Á, tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nướcngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhậnđược một lượng tiền lớn và trải qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt Thái Lan khôngphải ngoại lệ khi có tộc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9%

1.4.2.2 Quản lý dự trữ ngoại hối của NHTW Thái Lan trước và trong thời kỳ khủng hoảng

Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh của mình, tốc độ tăng trưởng cao đã

Trang 26

giúp cho cán cân thanh toán và cán cân vốn của Thái Lan liên tục tăng và thặng dưtrong một thời gian dài Điều đó đã giúp cho Thái Lan tích trữ được một lượng dựtrữ ngoại hối lớn

Trong giai đoạn 1993-96, dự trữ ngoại hối Thái Lan tăng trung bình hàngnăm là 18% Chỉ trong vòng bốn năm, mức dự trữ đã tăng từ 23,756 tỷ USD năm 93lên đến 39,137 tỷ USD năm 96 Mức tăng dự trữ ngoại hối của Thái Lan được chokhá ấn tượng nhưng chưa đủ để chống đỡ những biến động hay các cuộc tấn côngvào nền kinh tế Khi ta xét 3 chỉ tiêu đánh giá dự trữ ngoại hối là:

- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên giá trị một tháng nhập khẩu trong năm tiếp theo

- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên mức cung tiền M2

- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên nợ ngắn hạn nước ngoài

Thì chỉ tiêu cuối cùng là tỷ lệ DTNH trên nợ ngắn hạn nước ngoài đã cho thấy mức

dự trữ ngoại hối của Thái Lan tại thời điểm đó vẫn chưa đủ lớn và không an toànnhư ta vẫn tưởng Dự trữ ngoại hối Thái Lan 2 năm trước khủng hoảng đều không

đủ để trang trải cho những khoản nợ ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp chủ nợrút vốn ồ ạt Trên thực tế, nợ ngắn hạn nước ngoài chỉ là một phần trong tổng nguồnvốn ngắn hạn chảy vào thị trường Thái Lan Khi các nhà đầu tư hoảng sợ, gần nhưtoàn bộ nguồn vốn này có khả năng chảy ra khỏi nền kinh tế chỉ trong vòng vài tuầnhay thậm chí vài ngày Trong trường hợp tấn công tiền tệ xảy ra, dự trữ ngoại hối sẽkhông chỉ bảo vệ đồng nội tệ trước động thái rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài màcòn từ chính những người dân Thái Lan do không tin tưởng vào đồng nội tệ nữa sẽrút các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ra khỏi hệ thống ngân hàng

Trang 27

Bảng 1.3: Dự trữ ngoại hối/ Nợ ngắn hạn nước ngoài của Thái Lan

cố định, NHTW Thái Lan đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, kết quả là cungtiền tăng gây ra sức ép lạm phát Chính sách vô hiệu hóa đã được áp dụng để chốnglạm phát nhưng vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế trong

đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn đã khiến cho nền kinh tế gặp rủi ro thanhkhoản cũng như tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ tấn công tiền tệ

1.4.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các nước

- Từ thực tế quản lý DTNHNN của những quốc gia nói trên có thể rút ra một

số bài học kinh nghiệm để quản lý DTNHNN một cách có hiệu quả như sau:

- Phải xác định rõ mục tiêu quản lý DTNH đồng thời có các nghiên cứu, theodõi chặt chẽ tình hình thị trường trong nước và quốc tế từ đó xây dựng các chiếnlược đầu tư, mua bán thích hợp

Trang 28

- Cần xác định mức DTNH vừa đủ để đáp ứng được các nhu cầu sử dụng dự trữcủa quốc gia đồng thời tiết kiệm giảm được chi phí cơ hội của việc gia tăng dự trữ

- Quản lý DTNH theo phương pháp khoa học với các kỹ thuật quản lý hiệnđại giúp các nhà quản lý đo lường rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi roccho phép

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HÓI Ở VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1.1 Hệ thống các văn bản về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

2.1.1.1 Pháp lệnh ngoại hối

Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH 11 (hiệu lực thi hành từ ngày01/6/2006) điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đối với các tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạtđộng ngoại hối tại Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sách quản lý ngoại hốinhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhântham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mụctiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam;thực hiện các các cam kết của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong lộ trình hộinhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoànthiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam NHNN là người cuối cùng thựchiện việc mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước để thực hiện mụctiêu của chính sách tiền tệ quốc gia

2.1.1.2 Nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

Ngày 15/8/1999 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số86/1999/NĐ-CP về quản lý DTNHNN Nghị định này thay thế quyết định số105/CT ngày 10/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Quỹđiều hoà ngoại tệ Với kết cấu gồm 6 chương, 23 điều, Nghị định số 86/1999/NĐ-

CP quy định chi tiết cách thức sử dụng quỹ DTNHNN và cũng đề cập khá đầy đủ,chi tiết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị tham gia côngtác quản lý DTNHNN

2.1.1.3 Quyết định số 653/QĐ-NHNN về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

Căn cứ Nghị định số 86/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý DTNHNN

Trang 30

ngày 17/5/2001, Thống đốc NHNN ký quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN về việcban hành Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý DTNHNN Quyếtđịnh này quy định nhiệm vụ của Ban Điều hành DTNHNN, nhiệm vụ của các vụchức năng có liên quan tại NHNN trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ củaThống đốc NHNN về quản lý DTNHNN và cụ thể hoá một số nội dung đã đượcquy đinh trong NĐ86

2.1.1.4 Quyết định số 1278/2001/NĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Điều hành quản lý DTNHNN

Ngày 09/10/2001 Thống đốc NHNN ký quyết định số 1278/2001/QĐ-NHNN

về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Điều hành quản lý DTNHNN Ban điềuhành quản lý DTNHNN (sau đây gọi tắt là ban điều hành) được thành lập để tham mưucho Thống đốc NHNN trong việc quản lý DTNHNN và điều hành việc thực hiện cácnhiệm vụ về quản lý DTNHNN theo quy định của Thống đốc NHNN Ban điều hànhhoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng Các vấn đề đượcđưa ra thảo luận tập thể và thống nhất ý kiến trong cuộc họp

2.1.1.5 Thông tư 02/2012/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Ngày 27/2/2012, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2012/TT-NHNN hướngdẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các TCTD, chi nhánh ngân hàngnước ngoài hoạt động tại Việt Nam thay thế cho QĐ101 Theo đó TCTD, chi nhánhngân hàng nước ngoài được NHNN xem xét thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái khi

có đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo luật các TCTD; đượcNHNN cấp phép hoạt động, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường ngoại tệViệt Nam; có hệ thống máy móc, thiệt bị phương tiện giao dịch hối đoái như hệthống Reuters hoặc các phương tiện giao dịch khác được NHNN chấp thuận trongtừng thời kỳ

2.1.1.6 Các quyết định định kỳ của Thống đốc về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư

Các quyết định này được Thống đốc NHNN ban hành 6 tháng/lần trong năm.Quyết định quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm từng loại ngoại tệ, từng loại kỳ hạn

Trang 31

đầu tư, từng loại hình đầu tư áp dụng cho từng quỹ, quy định về tiêu chuẩn đối tác

để thực hiện giao dịch, đầu tư và quy định hạn mức đầu tư tại từng đối tác dựa trênmức xếp hạng Đây là các quyết định mang tính định hướng cho việc đầu tưDTNHNN Việc xây dựng cơ cấu tỷ lệ DTNHNN dựa trên mục tiêu quản lý và sửdụng DTNH đối với từng quỹ, riêng tỷ lệ cơ cấu ngoại tệ của từng quỹ được xâydựng không chỉ dựa trên lục tiêu quản lý và sử dụng mà còn dựa trên các yếu tố: (1)

tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán quốc tế xuất nhập khẩu của ViệtNam; (2) tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong hoạt động vay trả nợ nước ngoàicủa Việt Nam; (3) dự báo xu hướng biến động tỷ giá các loại ngoại tệ trong dự trữ,giá vàng trong và ngoài nước; (4) xu hướng biến động tỷ trọng các loại ngoại tệtrong dự trữ quốc tế và thanh toán quốc tế của các nước trên thế giới; (5) loại ngoại

tệ dùng để can thiệp

Trang 32

Vụ Quản lý ngoại hối

Vụ Chính

sách tiền tệ

Sở Giao dịch

Vụ Tài chính -Kế toán Vụ Kiểm

toán nộibộ

Phòng NV

QHĐL

Phòng KDNH (Phòng trước) Phòng QLRR

& KSNB (Phòng giữa)

Phòng TTQT (Phòng sau)

Phòng Kế toán

Giám đốc SGD

Phó Giám

đốc

Phó Giám đốcđốc

Trang 33

(3) Trên cơ sở Quyết định của Thống đốc về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư,Trưởng ban điều hành phê duyệt phương án đầu tư của từng quý do SGD xây dựng.(4) SGD thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đầu tư DTNHNN theo phương án đượcduyệt thông qua các phòng chức năng.

(5) Các vấn đề phát sinh liên quan đến việc tiêu dùng DTNHNN cũng được thựchiện theo trình tự ra quyết định từ trên xuống cơ sở đề xuất của cấp thấp hơn

(6) Định kỳ 6 tháng trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo tình hình thực hiện quản lý

2.1.4 Các hoạt động nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

2.1.4.1 Nghiệp vụ quan hệ đại lý

Trong những năm đầu mới hình thành DTNHNN, việc đầu tư DTNHNNđược thực hiện với một số lượng đối tác ít ỏi (dưới 10) Khi đó, Chính phủ Mỹ cònchưa bỏ cấm vận đối với Việt Nam, do vậy việc lựa chọn đối tác để đầu tư là gầnnhư không có Với NĐ86 kể từ năm 2000, theo các quyết định của Thống đốc vềtiêu chuẩn đầu tư DTNHNN, NHNN đã lựa chọn 06 NHTW hàng đầu thế giới làCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương Anh, Đức, Pháp, Nhật vàNgân hàng thanh toán quốc tế là các ngân hàng đại lý chính và không cần các điềukiện về tiêu chuẩn kèm theo Đối với các Ngân hàng thương mại nước ngoài, đểđược chọn là ngân hàng đại lý của NHNN, cần đáp ứng được các tiêu chí lựa chọnđối tác do Thống đốc NHNN quy định

Trang 34

Tiêu chí về xếp hạng tín dụng được quy định khác nhau theo từng loại hìnhquan hệ do tính chất rủi ro của từng loại hình Quan hệ giao dịch tiền gửi được cho

là rủi ro nhất do việc gửi tiền lạo đối tác chịu rủi ro tín dụng Quan hệ giao dịch FX

có mức rủi ro ít hơn do chịu rủi ro đối tác trong thanh toán Quan hệ giao dịch giấy

tờ có giá có mức độ rủi ro gần như bằng không do cơ chế chỉ thực hiện thanh toánkhi nhận được GTCG

Phòng Nghiệp vụ Quan hệ đại lý của SGD thực hiện các nhiệm vụ của mìnhdựa trên các thông tin khac thác từ trang Web của 2 công ty xếp hạng quốc tế lớn làMoody’s và Standard anh Poor Khi đối tác bị xuống hạng, không đảm bảo về tiêuchuẩn quan hệ đối với một loại hình nào đó, SGD phải trình trưởng BĐH để tạmdừng, chấm dứt quan hệ đại lý theo loại hình đó cho đến khi đủ tiêu chuẩn trở lại vàđiều chỉnh quan hệ đại lý hiện tạo sang loại hình khác có tiêu chuẩn thấp hơn

Hiện tại, ngoài 06 đại lý chính là các ngân hàng trung ương, NHNN đang cóquan hệ đại lý với khoảng 30 đối tác khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Thốngđốc gồm các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán nước ngoài Như vậy,với việc lựa chọn đối tác và thiết lập hạn mức đầu tư với từng đối tác trên cơ sở quyđịnh chung về hạn mức của Thống đốc, SGD đã thực hiện quản lý rủi ro tín dụng vàrủi ro đối tác trong đầu tư DTNHNN

2.1.4.2 Các nghiệp vụ giao dịch thị trường

Phòng KDNH của SGD đảm nhiệm thực hiện các nghiệp vụ này Hiện tại,trong quản lý DTNHNN, phòng KDNH thực hiện các loại hình nghiệp vụ đầu tư,mua bán DTNH trên thị trường quốc tế và các loại hình nghiệp vụ mua bán canthiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, cụ thể như sau:

- Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn):

Đây là loại hình đầu tư phục vụ cho mục đích thanh toán Để thực hiện, SGD

mở tài khoản không kỳ hạn tại ngân hàng trung ương của các nước có đồng tiềntrong cơ cấu DTNHNN để tạo ra các địa chỉ thanh toán chuẩn đối với từng loạiđồng tiền phục vụ nhu cầu thanh toán của NHNN Do phục vụ mục đích thanh toán,không phải là sinh lời, lãi suất trả cho loại hình đầu tư này là thấp nhất trong cácloại hình đầu tư, thậm chí có khi bằng không

Trang 35

Thống đốc quy định một tỷ lệ phần trăm tối thiểu về số dư tiền gửi không kỳhạn trên tổng số dư ngoại tện được đầu tư, đồng thời quy định khung số dư tiền gửikhông kỳ hạn đối với Quỹ bình ổn cho mục đích sử dụng DTNH của Quỹ bình ổn.Theo đó, tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn của NHNN tối thiểu phải bằng số tuyệtđối tính theo tỷ lệ phần trăm quy định cộng với số dư không kỳ hạn tối thiểu củaQuỹ bình ổn Tuy nhiên, để vừa đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định củaThống đốc, đồng thời đảm bảo hiệu quả cao nhất của việc đầu tư, phòng KDNH,trong khi đảm bảo số dư không kỳ hạn tối thiểu sẽ phải căn cứ các nhu cầu thanhtoán của từng thời kỳ, căn cứ luồng tiền ra vào hàng ngày để xác định lượng ngoại

tệ đầu tư dưới hình thức không kỳ hạn sao cho phù hợp

- Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại hình tiền gửi với thời hạn ấn định do vậy nó có mức thu nhập cốđịnh và thường là cao hơn đầu tư tiền gửi không kỳ hạn, nhưng thanh khoản thấphơn tiền gửi không kỳ hạn Hiện tại, NHNN có quan hệ tiền gửi với các ngânhàngcos trụ sở và chi nhánh ở các nước phát triển và các trung tâm tài chính lớnnhư Mỹ, Úc, Hongkong,… Đầu tư tiền gửi vào thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ rất ít, dochênh lệch múi giờ quá lớn không thể thực hiện giao dịch trực tiếp qua màn hìnhReuters vì thế không thể nắm bắt tức thời các mức lãi suất do đối tác chào để đưa raquyết định đầu tư có lợi nhất Kỳ hạn của các khoản tiền gửi được phòng KDNHxác định tuỳ theo những dự kiến về tình hình tăng giảm lãi suất Ngoài ra việc phân

bô các khoản tiền gửi vào các kỳ hạn cũng phải đảm bảo gối đầu nhau và dàn trảitrên nhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán phát sinh Các giaodịch đầu tư tiền gửi luôn được thực hiện với các đối tác là ngân hàng đại lý có quan

hệ giao dịch tiền gửi với NHNN

- Nghiệp vụ đầu tư, mua bán GTCG

GTCG bao gồm nhiều loại như trái/tín phiếu do các chính phủ/tổ chức quốctế/công ty phát hành, chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu của các ngân hàng nước ngoài pháthành,… Tuỳ theo loại GTCG, theo chủ thể phát hành, mức độ rủi ro của từng loạiGTCG sẽ khác nhau Trái/tín phiếu của Chính phủ được coi là loại GTCG an toàn nhất,

mà trên cả là trái/tín phiếu do chính phủ các nước có tiềm lực kinh tế, chính trị vững

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- "Cẩm nang Cán cân thanh toán quốc tế" của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xuất bản lần thứ năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Cán cân thanh toán quốc tế
11- Hướng dẫn quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước của Quỹ tiền tệ quốc tế : http://www.imf.org/external/np/mae/ferm/eng/index.htm Link
2- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003 Khác
3- Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Khác
4- Quyết định số 2213/QĐ-NHNN ngày 6/10/2008 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Khác
5- Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XI 6- Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối Khác
7- Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 về Quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước Khác
8- Quyết định 653/2001/QĐ – NHNN ngày 17/5/2001 về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước Khác
9- Quyết định 373/1999/QĐ-NHNN13 ngày 20/10/1999 về việc ban hành Qui chế quản lý ngoại tệ của NHNN ở nước ngoài Khác
10- Qui định số 1647/QĐ-SGD qui định về nguyên tắc quản lý nội bộ trong quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước và các nguồn ngoại tệ khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w