(1) Đầu năm, Thủ tướng chính phủ phê duyệt mức DTNH dự kiến và hạn mức Quỹ bình ổn áp dụng trong năm do Thống đốc NHNN trình
(2) Trên cơ sở mức DTNH dự kiến và hạn mức quỹ bình ổn đã được Thủ tướng phê duyệt, định kỳ 06 tháng/lần, Thống đốc NHNN quyết định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNHNN.
(3) Trên cơ sở Quyết định của Thống đốc về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư, Trưởng ban điều hành phê duyệt phương án đầu tư của từng quý do SGD xây dựng. (4) SGD thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đầu tư DTNHNN theo phương án được duyệt thông qua các phòng chức năng.
(5) Các vấn đề phát sinh liên quan đến việc tiêu dùng DTNHNN cũng được thực hiện theo trình tự ra quyết định từ trên xuống cơ sở đề xuất của cấp thấp hơn.
(6) Định kỳ 6 tháng trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo tình hình thực hiện quản lý và sử dụng DTNHNN.
(7) Vụ tài chính-kế toán tham gia vào quá trinhg quản lý DTNHNN với vai trò tham mưu cho Thống đốc trong việc ban hành chế độ hạch toán kế toán DTNHNN.
(8) Hàng năm, Bộ tài chính thực hiện kiểm toán, kiểm tra công tác quản lý DTNHNN do NHNN thực hiện trong năm trước đó.
2.1.4. Các hoạt động nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước
2.1.4.1. Nghiệp vụ quan hệ đại lý
Trong những năm đầu mới hình thành DTNHNN, việc đầu tư DTNHNN được thực hiện với một số lượng đối tác ít ỏi (dưới 10). Khi đó, Chính phủ Mỹ còn chưa bỏ cấm vận đối với Việt Nam, do vậy việc lựa chọn đối tác để đầu tư là gần như không có. Với NĐ86 kể từ năm 2000, theo các quyết định của Thống đốc về tiêu chuẩn đầu tư DTNHNN, NHNN đã lựa chọn 06 NHTW hàng đầu thế giới là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương Anh, Đức, Pháp, Nhật và Ngân hàng thanh toán quốc tế là các ngân hàng đại lý chính và không cần các điều kiện về tiêu chuẩn kèm theo. Đối với các Ngân hàng thương mại nước ngoài, để được chọn là ngân hàng đại lý của NHNN, cần đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn đối tác do Thống đốc NHNN quy định.
Tiêu chí về xếp hạng tín dụng được quy định khác nhau theo từng loại hình quan hệ do tính chất rủi ro của từng loại hình. Quan hệ giao dịch tiền gửi được cho là rủi ro nhất do việc gửi tiền lạo đối tác chịu rủi ro tín dụng. Quan hệ giao dịch FX có mức rủi ro ít hơn do chịu rủi ro đối tác trong thanh toán. Quan hệ giao dịch giấy tờ có giá có mức độ rủi ro gần như bằng không do cơ chế chỉ thực hiện thanh toán khi nhận được GTCG.
Phòng Nghiệp vụ Quan hệ đại lý của SGD thực hiện các nhiệm vụ của mình dựa trên các thông tin khac thác từ trang Web của 2 công ty xếp hạng quốc tế lớn là Moody’s và Standard anh Poor. Khi đối tác bị xuống hạng, không đảm bảo về tiêu chuẩn quan hệ đối với một loại hình nào đó, SGD phải trình trưởng BĐH để tạm dừng, chấm dứt quan hệ đại lý theo loại hình đó cho đến khi đủ tiêu chuẩn trở lại và điều chỉnh quan hệ đại lý hiện tạo sang loại hình khác có tiêu chuẩn thấp hơn.
Hiện tại, ngoài 06 đại lý chính là các ngân hàng trung ương, NHNN đang có quan hệ đại lý với khoảng 30 đối tác khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Thống đốc gồm các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán nước ngoài. Như vậy, với việc lựa chọn đối tác và thiết lập hạn mức đầu tư với từng đối tác trên cơ sở quy định chung về hạn mức của Thống đốc, SGD đã thực hiện quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác trong đầu tư DTNHNN.
2.1.4.2. Các nghiệp vụ giao dịch thị trường
Phòng KDNH của SGD đảm nhiệm thực hiện các nghiệp vụ này. Hiện tại, trong quản lý DTNHNN, phòng KDNH thực hiện các loại hình nghiệp vụ đầu tư, mua bán DTNH trên thị trường quốc tế và các loại hình nghiệp vụ mua bán can thiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, cụ thể như sau:
- Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn):
Đây là loại hình đầu tư phục vụ cho mục đích thanh toán. Để thực hiện, SGD mở tài khoản không kỳ hạn tại ngân hàng trung ương của các nước có đồng tiền trong cơ cấu DTNHNN để tạo ra các địa chỉ thanh toán chuẩn đối với từng loại đồng tiền phục vụ nhu cầu thanh toán của NHNN. Do phục vụ mục đích thanh toán, không phải là sinh lời, lãi suất trả cho loại hình đầu tư này là thấp nhất trong các loại hình đầu tư, thậm chí có khi bằng không.
Thống đốc quy định một tỷ lệ phần trăm tối thiểu về số dư tiền gửi không kỳ hạn trên tổng số dư ngoại tện được đầu tư, đồng thời quy định khung số dư tiền gửi không kỳ hạn đối với Quỹ bình ổn cho mục đích sử dụng DTNH của Quỹ bình ổn. Theo đó, tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn của NHNN tối thiểu phải bằng số tuyệt đối tính theo tỷ lệ phần trăm quy định cộng với số dư không kỳ hạn tối thiểu của Quỹ bình ổn. Tuy nhiên, để vừa đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định của Thống đốc, đồng thời đảm bảo hiệu quả cao nhất của việc đầu tư, phòng KDNH, trong khi đảm bảo số dư không kỳ hạn tối thiểu sẽ phải căn cứ các nhu cầu thanh toán của từng thời kỳ, căn cứ luồng tiền ra vào hàng ngày để xác định lượng ngoại tệ đầu tư dưới hình thức không kỳ hạn sao cho phù hợp.
- Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại hình tiền gửi với thời hạn ấn định do vậy nó có mức thu nhập cố định và thường là cao hơn đầu tư tiền gửi không kỳ hạn, nhưng thanh khoản thấp hơn tiền gửi không kỳ hạn. Hiện tại, NHNN có quan hệ tiền gửi với các ngân hàngcos trụ sở và chi nhánh ở các nước phát triển và các trung tâm tài chính lớn như Mỹ, Úc, Hongkong,… Đầu tư tiền gửi vào thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ rất ít, do chênh lệch múi giờ quá lớn không thể thực hiện giao dịch trực tiếp qua màn hình Reuters vì thế không thể nắm bắt tức thời các mức lãi suất do đối tác chào để đưa ra quyết định đầu tư có lợi nhất. Kỳ hạn của các khoản tiền gửi được phòng KDNH xác định tuỳ theo những dự kiến về tình hình tăng giảm lãi suất. Ngoài ra việc phân bô các khoản tiền gửi vào các kỳ hạn cũng phải đảm bảo gối đầu nhau và dàn trải trên nhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán phát sinh. Các giao dịch đầu tư tiền gửi luôn được thực hiện với các đối tác là ngân hàng đại lý có quan hệ giao dịch tiền gửi với NHNN.
- Nghiệp vụ đầu tư, mua bán GTCG
GTCG bao gồm nhiều loại như trái/tín phiếu do các chính phủ/tổ chức quốc tế/công ty phát hành, chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu của các ngân hàng nước ngoài phát hành,… Tuỳ theo loại GTCG, theo chủ thể phát hành, mức độ rủi ro của từng loại GTCG sẽ khác nhau. Trái/tín phiếu của Chính phủ được coi là loại GTCG an toàn nhất, mà trên cả là trái/tín phiếu do chính phủ các nước có tiềm lực kinh tế, chính trị vững
mạnh phát hành (các nước G7). Các giao dịch đầu tư, mua bán GTCG được thực hiện với các đối tác là ngân hàng đại lý có quan hệ giao dịch trái phiếu với NHNN. GTCG mua về sẽ được lưu ký taih NHTW của các nước phát hành.
- Nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ
NHNN thực hiện nghiệp vụ này cho mục đích đảm bảo cơ cấu của các loại ngoại tệ có trong cơ cấu DTNHNN. Trước đây, ngoài mục đích đảm bảo cơ cấu, NHNN cũng thực hiện chuyển đổi ngoại tệ cho mục đích kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, kể từ năm 2007 trở lại đây, NHNN không thực hiện kinh doanh ngoại hối do NHNN chưa sẵn sàng có những cơ chế phù hợp, tương xứng với những rủi ro của loại hình nghiệp vụ này.
- Nghiệp vụ uỷ thác đầu tư
NHNN thực hiện nghiệp vụ này với mục đích nhận chuyển giao công nghệ về quản lý tài sản có từ các đối tác nhận uỷ thác của NHNN.
- Nghiệp vụ phái sinh
- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
NHNN là người mua bán cuối cùng đối với các TCTD. Các TCTD khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ sẽ thực hiện mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Khi thị trương không thể đáp ứng các nhu cầu đó TCTD sẽ tìm đến ngân hàng NN, NHNN thực hiện nghiệp vụ này để can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tỷ giá, đảm bảo giá trị đồng nội tệ. NHNN thực hiện mua bán ngoại tệ (USD/VND) với các TCTD theo các phương thức: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi một chiều.
2.1.4.3. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế và quản lý tài khoản ở nước ngoài
Phòng thanh toán quốc tế có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan tới việc thanh toán cho các giao dịch nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và quản lý các tài khoản NHNN tại nước ngoài.
2.1.4.4. Nghiệp vụ hạch toán kế toán
Phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sau: - Quản lý nguồn DTNHNN;
phủ, việc điều chuyển phần vượt hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối theo quyết định của Thống đốc;
- Thực hiện hạch toán, kế toán và lưu giữ hồ sơ, chứng từ của tất cả các giao dịch nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn và sử dụng DTNHNN, các khoản lãi, phí phát sinh;
- Hạch toán đánh giá lại số dư của các tài khoản ngoại tệ vào thời điểm cuối tháng; - Đối chiếu sao kê số dư tài khoản của NHNN mở tại nước ngoài với cân đối kế toán.
2.1.4.5. Nghiệp vụ quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ
- Nghiệp vụ quản lý rủi ro: hoạt động đầu tư chứa nhiều loại hình rủi ro khác nhau: rủi ro đạo đức, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,…
- Nghiệp vụ kiểm soát nội bộ: hoạt động này được thực hiện theo 2 cấp: cấp kiểm soát nội bộ trong Sở giao dịch do phòng quản lý rủi ro và cấp kiểm soát nội bộ trong NHNN do Vụ kiểm toán nội bộ thực hiện.
2.1.5. Chế độ báo cáo
Hàng tháng, Sở giao dịch – đơn vị trực tiếp quản lý DTNHNN – báo váo Thống đốc, trưởng Ban điều hành DTNHNN các số liệu về sử dụng, đầu tư, cơ cấu DTNHNN, đồng gửi Vụ quản lý ngân hàng,…
Định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi cần thiết, SGD báo cáo đánh giá công tác quản lý DTNHNN gửi Vụ Quản lý ngoại hối, trong đó báo cáo chi tiết tình hình sử dụng, đầu tư DTNHNN, tình hình thực hiện cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư.
Hàng năm hoặc khi cần thiết, Vụ CSTT gửi báo cáo về tình hình sử dụng tiền cung ứng cho dự trữ ngoại hối.
Trên cơ sở báo cáo của SGD và Vụ CSTT, hàng năm, Vụ QLNH soạn thảo Báo cáo tình hình quản lý DTNHH và dự kiến mức DTNHNN cho năm tiếp theo trình Thống đốc ký trình Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2.1.6. Hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý
Hiện nay NHNN đã trang bị được 3 hệ thống chính để thực hiện giao dịch và thanh toán. Hệ thống Reuters phục vụ cho việc thu thập thông tin và thực hiện giao
dịch mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, giao dịch tiền gửi có kỳ hạn và trong một số trường hợp còn được sử dụng để giao dịch mua bán giấy tờ có giá; hệ thống BLOOMBERG chuyên phục vụ giao dịch mua bán giấy tờ có giá; hệ thống SwiFT, phục vụ công tác thanh toán quốc tế. Bộ phận kế toán hiện tại đang sử dụng phần mềm kế toán giao dịch do Cục Công nghệ Ngân hàng viết, chương trình phần nào tự động hoá nhiều quy trình kế toán và lập các mẫu biểu, báo cáo kế toán.