Quản lý quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Biểu đồ 2.1: Quy mô DTNHNN từ năm 1995-2012

DTNHNN kể từ khi hình thành năm 1991 cho đến năm 2006 đã tăng dần qua các năm (Cuối năm 2006 DTNHNN đạt 13,38 tỷ USD). Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về quy mô DTNHNN từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2012

Bảng 2.1: Quy mô DTNHNN từ năm 2007-6/2012 qua các tiêu chí Năm 2007 2008 2009 2010 2011 6/2012 DTNHNN (tỷ USD) 23,48 21,19 16,45 12,47 13,54 19,87 DTNHNN/ giá trị 1 tuần nhập khẩu năm sau (từ 12-24 tuần) 18,5 12,6 11,28 7 7,6 7,4 M2/DTNHNN (từ 5-10) 1,85 2,69 4,43 7,79 8,03 5,79 DTNHNN/ nợ ngắn hạn nước ngoài (>=100) 10177 2808 290 187 DTNHNN/ tiền gửi ngoại

tệ trong ngân hàng

2,17 1,5 0,99 0,55 0,66 0,97

Theo bảng so sánh về quy mô DTNHNN qua các tiêu chí có thể thấy quy mô DTNHNN hiện tại vẫn còn rất nhỏ để có thể đáp ứng các yêu cầu thanh toán nhập khẩu giá trị về hàng hóa và dịch vụ. Chúng ta sẽ đi xem xét tình hình biến động về quy mô DTNHNN qua từng năm.

Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48%, cán cân thanh toán tổng thể cả năm 2007 thặng dư khoảng 10,11 tỷ USD cao gấp 2 lần so với mức thặng dư năm 2006, trong đó chủ yếu do cán cân vốn đạt thặng dư gần 14 tỷ USD (cụ thể là nguồn vốn FDI đạt 20 tỷ USD, tăng 100% so với năm 2006). Trong năm NHNN mua được một lượng ngoại tệ khá lớn để tăng dự trữ trong khi lượng ngoại tệ NHNN bán ra để can thiệp thị trường không đáng kể vì vậy DTNHNN năm 2007 đã tăng hơn 10 tỷ USD so với 2006 và đạt 23,48 tỷ. Tuy

nhiên, nguồn vốn FDI tăng trưởng quá nhanh cũng có thể gây sức ép làm gia tăng lạm phát và quy mô DTNHNN có khả năng bị sụt giảm khi các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Sang năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở một số nước, hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề cùng với tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam. Lượng vốn rút ra ròng khoảng 500 triệu USD, trái ngược với dự báo ban đầu là vốn vào ròng là 6 tỷ USD. Từ cuối tháng 3/2008, cán cân thương mại luôn thâm hụt dẫn đến tình hình thị trường ngoại hối có nhiều biến động phức tạp, nhu cầu ngoại tệ tăng cao tạo sức ép lên tỷ giá. Để bình ổn thị trường, ngoài nới rộng biên độ tỷ giá, NHNN phải bán ngoại tệ cho các TCTD với quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu thanh toán các mặt hàng nhập khẩu. Do đó DTNHNN cuối năm 2008 đã giảm xuống còn 21,19 tỷ.

Tới năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới suy thoái, Chính Phủ đã đưa ra gói hỗ trợ lãi suất, tiêu dùng và đầu tư để đạt được mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, ngăn chặn suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô (Trong đó, phần có tác động mạnh mẽ nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp). Trong khi các nguồn vốn đầu tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn vốn FDI năm 2009 lại giảm mạnh (đạt 70% so với 2008), song song đó là cán cân thanh toán thâm hụt 8,8 tỷ USD, khủng hoảng tài chính toàn cầu, kỳ vọng về sự giảm giá của đồng Việt Nam đã làm tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ của các tổ chức và dân cư gây sức ép rất lớn đến thị trường ngoại hối. Mặt khác, do hiệu ứng của chính sách hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp có xu hướng giữ ngoại tệ với kỳ vọng hưởng lãi do biến động tỷ giá, vì vậy các doanh nghiệp vay đồng Việt Nam để mua ngoại tệ dẫn đến cầu ngoại tệ tăng, gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Để ổn định thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, NHNN đã điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, đồng thời liên tục bán ngoại tệ can thiệp với quy mô lớn nhất từ trước tới nay cùng một loạt các biện pháp khác. Tuy nhiên do lượng ngoại tệ chi ra quá lớn, nguồn cung ngoại tệ bổ sung chỉ bằng một nửa lượng bán can thiệp, quy mô DTNHNN đã giảm gần 5 tỷ USD so với năm 2008.

Đầu năm 2010, kinh tế vĩ mô trong nước có dấu hiệu cải thiện sau các gói kích thích kinh tế của CP từ năm 2009, lạm phát duy trì ở mức thấp, sự gia tăng của chuyển tiền kiều hối, vốn FDI khiến cán cân thanh toán quốc tế tổng thể trong năm diễn biến tương đối khả quan (lượng thâm hụt giảm nhiều so với năm 2009). Tuy nhiên, vào cuối năm 2010, giá vàng, giá năng lượng quốc tế tăng cao kéo theo việc gia tăng lạm phát trong nước cùng với hiện tượng mất niềm tin vào đồng Việt Nam của các tổ chức và dân cư đã khiến cho tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng. Để bình ổn thị trường ngoại hối, NHNN đã phải bán can thiệp khá lớn, đồng thời chi trong năm theo quyết định của thủ tướng CP cũng khá nhiều. Tính đến cuối năm 2010, quy mô DTNHNN giảm gần 4 tỷ xuống còn 12,47 tỷ USD.

Đầu năm 2011, thị trường ngoại hối luôn trong tình trạng căng thẳng, NHNN phải bán can thiệp khối lượng lớn, thêm vào đó là các lệnh chi ngoại tệ theo quyết định của TTCP trong khi lượng ngoại tệ mua được rất ít. Để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và giảm áp lực lên quy mô DTNHNN, đầu năm 2011 NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng khoảng 9% và thu hẹp biên độ từ 3% xuống còn 1%. Đến 9/2011, quy mô DTNHNN tiếp tục sụt giảm xuống còn tương đương 5 tuần nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu dự báo năm 2011 là 85,3 tỷ USD). Sau đó nhờ thực hiện một số biện pháp theo tinh thần của nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011, NHNN đã bắt đầu mua được ngoại tệ từ cuối tháng 4 đến tháng 7/2011 và đạt mức dự trữ cao nhất trong năm là gần 17 tỷ USD. Tuy nhiên từ cuối tháng 8/2011 do giá vàn thế giới tăng cao, thị trường ngoại hối trong nước chịu nhiều áp lực, NHNN lại phải bán ngoại tệ để can thiệp khiến cho tổng DTNHNN cuối năm 2011 chỉ còn 13,54 tỷ USD.

Trong 06 tháng đầu năm 2012, thực hiện chỉ đạo của CP tại nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012, Nghị quyết só 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 và chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 12/3/2012, NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, tăng DTNHNN, giảm tình trạng đô la hóa, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam .

Một phần của tài liệu Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

w