Kinh nghiệm về dự trữ ngoại hối Thái Lan trong khủng hoảng châ uÁ 1997

Một phần của tài liệu Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 25)

1.4.2.1. Bối cảnh nền kinh tế Thái Lan trước khủng hoảng

Đầu thập niên 90, nền kinh tế các nước khu vực Châu Á trải qua thời kỳ tăng trưởng nhanh và ổn định. Cùng lúc nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, đạt 8-12% GDP liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Ở Đông Nam Á, tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhận được một lượng tiền lớn và trải qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt. Thái Lan không phải ngoại lệ khi có tộc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9%.

1.4.2.2. Quản lý dự trữ ngoại hối của NHTW Thái Lan trước và trong thời kỳ khủng hoảng

Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh của mình, tốc độ tăng trưởng cao đã giúp cho cán cân thanh toán và cán cân vốn của Thái Lan liên tục tăng và thặng dư trong một thời gian dài. Điều đó đã giúp cho Thái Lan tích trữ được một lượng dự trữ ngoại hối lớn.

Trong giai đoạn 1993-96, dự trữ ngoại hối Thái Lan tăng trung bình hàng năm là 18%. Chỉ trong vòng bốn năm, mức dự trữ đã tăng từ 23,756 tỷ USD năm 93 lên đến 39,137 tỷ USD năm 96. Mức tăng dự trữ ngoại hối của Thái Lan được cho khá ấn tượng nhưng chưa đủ để chống đỡ những biến động hay các cuộc tấn công vào nền kinh tế. Khi ta xét 3 chỉ tiêu đánh giá dự trữ ngoại hối là:

- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên giá trị một tháng nhập khẩu trong năm tiếp theo - Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên mức cung tiền M2

- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên nợ ngắn hạn nước ngoài

Thì chỉ tiêu cuối cùng là tỷ lệ DTNH trên nợ ngắn hạn nước ngoài đã cho thấy mức dự trữ ngoại hối của Thái Lan tại thời điểm đó vẫn chưa đủ lớn và không an toàn như ta vẫn tưởng. Dự trữ ngoại hối Thái Lan 2 năm trước khủng hoảng đều không đủ để trang trải cho những khoản nợ ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp chủ nợ rút vốn ồ ạt. Trên thực tế, nợ ngắn hạn nước ngoài chỉ là một phần trong tổng nguồn vốn ngắn hạn chảy vào thị trường Thái Lan. Khi các nhà đầu tư hoảng sợ, gần như toàn bộ nguồn vốn này có khả năng chảy ra khỏi nền kinh tế chỉ trong vòng vài tuần hay thậm chí vài ngày. Trong trường hợp tấn công tiền tệ xảy ra, dự trữ ngoại hối sẽ không chỉ bảo vệ đồng nội tệ trước động thái rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài mà còn từ chính những người dân Thái Lan do không tin tưởng vào đồng nội tệ nữa sẽ rút các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ra khỏi hệ thống ngân hàng.

Bảng 1.3: Dự trữ ngoại hối/ Nợ ngắn hạn nước ngoài của Thái Lan giai đoạn 1995-1998 Năm 1995 1996 1997 1998 Dự trữ ngoại hối ròng 37,0 38,7 27,0 29,5 Nợ ngắn hạn nước ngoài 52,3 47,7 38,3 28,3 Dự trữ ngoại hối/ Nợ ngắn hạn nước ngoài (%) 70,8 81,2 70,5 104,5

Có 2 nguyên nhân chủ yếu khiến cho nguồn vốn ngắn hạn lớn chảy vào Thái Lan và gây ra rủi ro cho hệ thống tài chính đó là hệ thống tài chính yếu kém và chính sách tiền tệ không hợp lý. Theo lý thuyết kinh tế, một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cả 3 mục tiêu: Cố định tỷ giá, tự do hóa dòng vốn, chính sách tiền tệ độc lập. Thái Lan đã vi phạm quy tắc này. Họ vừa cố định tỷ giá đồng nội tệ theo USD, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã gây sức ép tăng giá đồng nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, NHTW Thái Lan đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa đã được áp dụng để chống lạm phát nhưng vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế trong đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn đã khiến cho nền kinh tế gặp rủi ro thanh khoản cũng như tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ tấn công tiền tệ.

Một phần của tài liệu Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w