Với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 67)

3.1.1.1. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý làm cơ sở cho công tác quản lý DTNHNN: ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 86/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý DTNHNN cho phù hợp với điều kiện hiện tại, tạo thuận lợi để công tác quản lý DTNHNN thực hiện được các mục tiêu đặt ra, đảm bảo phát huy được các vai trò của DTNHNN đối với quốc gia, với toàn bộ nền kinh tế.

Để khắc phục những bất cập của Nghị định 86, Nghị định mới cần được sửa đổi và bổ sung đối với các nội dung sau:

- Khái niệm quản lý và phạm vi quản lý

+ Điều chỉnh lại khái niệm DTNHNN: DTNHNN là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của NHNN, bao gồm DTNHNN chính thức, tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn khác;

+ Bổ sung nguồn ngoại hối từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng vào nguồn hình thành DTNHNN;

+ Quy định vơ chế quản lý riêng phù hợp với từng nguồn tài sản dự trữ: đối với nguồn tiền gửi của Kho bạc và tổ chức tín dụng tại NHNN, cần ưu tiên đảm bảo thanh khoản để đáp ứng nhu cầu của chủ tài khoản.

- Nguyên tắc quản lý

là đối với nguyên tắc bảo toàn DTNHNN) để tránh những cách hiểu khác nhau về các thuật ngữ được sử dụng trong Nghị định, đảm bảo thống nhất trong quản lý và đánh giá hiệu quả quản lý DTNHNN. Sửa đổi bổ sung trong Nghị định mới các nguyên tắc về quản lý DTNHNN theo hướng:

+ Thay thế nguyên tắc bảo toàn dự trữ bằng nguyên tắc an toàn dự trữ;

+ Giải thích rõ nguyên tắc an toàn DTNHNN là quản lý và kiểm soát đươcj các rủi ro trong hoạt động đầu tư dự trữ.

- Phê duyệt dự kiến mức DTNHNN chính thức

Để đảm bảo sự phù hợp với thực tế thực hiện đồng thời trao quyền tự chủ nhiều hơn cho NHNN trong điều hành chính sách, Nghị định mới vần quy định theo hướng bỏ việc phê duyệt của Thủ tướng đối với mức DTNHNN dự kiến của NHNN và coi đây là một hình thức dự báo của NHNN.

- Về việc mở rộng các hình thức đầu tư

Nghị định mới cần quy định mở rộng các hình thức đầu tư khác như các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh, nghiệp vụ hoán đổi song phương,.. mà các ngân hàng trung ương đang thực hiện nhằm tăng cơ hội sinh lời đồng thời cung cấp thêm công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Hơn nữa, việc quy định mở rộng các hình thức đầu tư DTNHNN sẽ tạo điều kiện để NHNN nghiên cứu, áp dụng các nghiệp vụ đầu tư theo thông lệ quốc tế trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong quản lý DTNHNN.

Ngoài ra, Nghị định cũng nên quy định để Thống đốc NHNN là chủ thể được quyền quyết định các hình thức, nghiệp vụ đầu tư DTNHNN theo thông lệ quốc tế trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý DTNHNN nhằm tạo thế chủ động cho NHNN trong quản lý đầu tư DTNHNN.

- Quy định cụ thể cơ chế mua, bán ngoại tệ DTNHNN với NSNN

Nghị định cần được sửa đổi theo hướng quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài chính với NHNN và các bộ ngành liên quan trong việc bán ngoại tệ để tăng dự trữ trên cơ sở NHNN đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng ngoại hối của NSNN, cụ thể như sau:

trình Thủ tướng Chính phủ mức ngoại tệ bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để đảm bảo nhu cầu chi ngoại hối thường xuyên của NSNN, phần còn lại bán cho NHNN để tăng dự trữ.

+ NHNN phối hợp với bộ Tài chính xây dựng kế hoạch mua bán ngoại tệ, cơ chế mua bán, tỷ giá mua bán ngoại tệ với NSNN.

+ NHNN xây dựng kế hoạch cung ứng tiền để thực hiện mua bán ngoại tệ với NSNN.

3.3.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hoá thủ tục hành chính,.. để tăng khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực nhằm thu hút và tăng quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – nguồn vốn ngoại tệ tương đối ổn định vào Việt Nam, thực hiện mục tiêu thu hút ngoại tệ vào trong nước, tạo điều kiện tăng quy mô DTNHNN.

Một phần của tài liệu Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w