1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN “ Hình thành một số kĩ năng địa lí cho học sinh ở trường THCS

24 646 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 6,71 MB

Nội dung

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay vẫn còn những học sinh chưa thấy được vai trò của môn Địa Lí, xem đây là môn học bài nên xem nhẹ, dẫn đến tình trạng nhìn vào bản đồ mà không biết bản đồ

Trang 1

A- PHẦN MỞ ĐẦUI/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Hiện nay trên thế giới với sự phát triển rất nhanh của nhiều lĩnh vực, nhất

là những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã góp phần đưa nhân loại đến những nền văn minh mới Đó là “nền văn minh tri thức” và con người ngày càng gần nhau hơn Việt Nam là một bộ phận của thế giới, phải tiếp cận và hội nhập vào

“nền văn minh tri thức” Giáo dục là ngành đảm nhận vai trò quan trọng này

- Trong các môn học ở trường Trung học cơ sở thì môn Địa Lí đã góp phần không nhỏ thể hiện vai trò trên vì Địa Lí luôn luôn gắn liền với thực tế cuộc sống, xã hội loài người Dạy Địa Lí chính là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, các thành phần tự nhiên với nhau, giữa tự nhiên với con người … hay là những biến động và sự thay đổi ít nhiều của thế giới như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường Từ đó giúp học sinh thấy được những cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, vai trò của thiên nhiên đối với con người, biết

vị trí địa lí giới hạn lãnh thổ và sự phát triển kinh tế của từng châu lục, từng quốc gia

Nhiệm vụ của môn Địa Lí là cung cấp những kiến thức, kĩ năng phổ thông cơ bản thuộc khoa học Địa lí và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên trong thực tế hiện nay vẫn còn những học sinh chưa thấy được vai trò của môn Địa Lí, xem đây là môn học bài nên xem nhẹ, dẫn đến tình trạng nhìn vào bản đồ mà không biết bản đồ đó thể hiện cái gì?hay đọc

đề bài thực hành vẽ biểu đồ mà không biết phải vẽ như thế nào, phải bắt đầu từ

đâu Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Hình thành một số kĩ năng địa lí cho học sinh ở trường THCS” nhằm giúp các em lĩnh hội được kiến thức một

cách dễ dàng, nắm được một số kĩ năng địa lí cơ bản,vận dụng được những

Trang 2

kiến thức đã học vào trong cuộc sống, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tư duy tích cực và chủ động sáng tạo cho học sinh.

II/ MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

1.Mục đích nghiên cứu

- Hướng dẫn học sinh có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kết hợp sử dụng

sách giáo khoa, thiết bị dạy học nhằm hình thành kĩ năng học tốt môn Địa lí

- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn

2.Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨUI/CƠ SỞ LÝ LUẬN :

1 Khái niệm về kĩ năng Địa lí:

- Kĩ năng, kĩ xảo nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó, thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động Kĩ năng, kĩ xảo thực chất là những hành động thực tiễn mà học sinh hoàn thành được một cách

có ý thức trên cơ sở những kiến thức Địa lí

- Muốn có kĩ năng, kĩ xảo, trước hết học sinh phải có kiến thức và biết cách vận dụng chúng vào thực tiễn

Trang 3

- Kĩ năng hoàn thiện được hình thành sau khi đã có kĩ xảo Kĩ năng hoàn thiện đòi hỏi ở học sinh kinh nghiệm và một mức độ sáng tạo nhất định trong hành động.

2/ Đặc điểm môn Địa lí:

- Môn Địa Lí trong nhà trường có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một

khối lượng kiến thức phong phú về Địa Lí tự nhiên, Địa Lí kinh tế - xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng bản đồ Vì vậy, để giúp học sinh hiểu, nắm vững các kĩ năng và kiến thức Địa Lí trong dạy học Địa Lí giáo viên cần đặc biệt coi trọng các vấn đề sau:

+ Hình thành cho học sinh hệ thống các biểu tượng, khái niệm Địa Lí, các mối quan hệ Địa Lí, nhất là mối quan hệ nhân quả

+ Phát triển cho học sinh tư duy Địa Lí đó là tư duy liên hệ tổng hợp xét đoán dựa trên bản đồ

+ Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa Lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ trong đó quan trọng nhất là bản đồ

+ Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng

kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong cuộc sống

II/ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ TRONG TRƯỜNG THCS 1/ Thuận lợi:

- Sách giáo khoa cải cách đã có nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

Trang 4

- Học sinh tìm hiểu có hệ thống từ Địa Lí đại cương được mở rộng qua giáo trình địa lí các châu, từ Địa Lí tự nhiên Việt Nam đến Địa Lí kinh tế xã hội Việt Nam.

- Các loại bản đồ phục vụ giảng dạy tương đối đầy đủ

2/ Khó khăn:

- Trong thực tiễn đa số học sinh có xu hướng đề cao các môn học tự nhiên xem nhẹ môn Địa Lí và cho rằng đây là môn học thuộc lòng không cần đầu tư suy nghĩ nhiều nên các em thờ ơ với môn học, học mang tính chất đối phó Chính vì vậy một số học sinh chưa biết đọc bản đồ, khai thác các bảng số liệu…, nói chung kĩ năng địa lí của học sinh còn yếu

- Môn học chỉ dừng lại ở những câu hỏi, bài tập thực hành một cách thụ động Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được đo lường bằng trí nhớ

III/ Một số biện pháp cụ thể hình thành kĩ năng Địa Lí cho học sinh:

III.1 Hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ

- Bản đồ là nguồn tri thức quan trọng và được xem như quyển sách thứ hai trong nghiên cứu và học tập môn Địa Lí

- Các đối tượng Địa Lí trải rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh đến từng nơi được Vì vậy dạy học Địa Lí không thể không có bản

đồ Các đối tượng Địa Lí được thể hiện trên bản đồ thông qua hệ thống kí hiệu bản đồ

- Để khai thác được những tri thức Địa Lí trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc đựơc bản đồ, nghĩa là phải nắm bắt những kiến thức lý thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có đựơc những kĩ năng làm việc với bản đồ

- Đọc bản đồ là kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh

Trang 5

và tính khái quát của bản đồ, học sinh có thể tìm ra những tri thức Địa Lí trên bản đồ.

* Khi tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:

1.Đọc tên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì

Ví dụ:

Bản đồ địa hình thì đối tượng thể hiện trên bản đồ chủ yếu là địa hình ( các dạng địa hình và sự phân bố của chúng); bản đồ khí hậu thì đối tượng thể hiện chủ yếu của bản đồ sẽ là các yếu tố khí hậu ( Nhiệt độ, khí áp, gió, mưa ) hoặc bản đồ công nghiệp thì đối tượng thể hiện chủ yếu sẽ là các trung tâm và các ngành công nghiệp

2 Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản

đồ như thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì?

3 Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối tượng địa lí

4 Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức Địa Lí, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) để phát hiện các mối liên hệ Địa Lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ (đó là mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh tế với nhau ) nhằm giải thích sự phân bố cũng như đặc điểm các đối tượng , hiện tượng địa lí

Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ H10.1

“Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á” trong SGK Địa lí Lớp 8.(Bài 10: Điều kiện

tự nhiên khu vực Nam Á)

Trang 6

- Tên lược đồ : “Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á ”

- Cách thể hiện trên luợc đồ: đồng bằng được thể hiện màu xanh lá cây, sơn nguyên màu vàng, núi cao màu nâu, hoang mạc : màu vàng nhạt với những chấm đen Ngoài ra trên lược đồ còn có các kí hiệu chỉ một số loại khoáng sản trong vùng

CH: Kể tên các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam?HS có thể dựa vào màu

sắc thể hiển trên lược đồ để xác định vị trí cũng như kể tên các miền địa hình chính từ bắc xuống nam : phía bắc là hệ thống núi Hymalaya hùng vĩ, phía nam

là sơn nguyên Đê-can và ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng

- CH: Cho biết các hệ thống sông chính của Nam Á?

Trang 7

Dựa vào H10.1 HS có thể dễ dàng thấy được 3 con sông lớn : sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút bắt nguồn từ dãy Hymalaya chảy xuống vùng đồng bằng.

HS dựa vào lược đồ H10.1, kết hợp với các kiến thức đã học để giải thích sự phân bố lượng mưa của Nam Á trong H10.2:

Se-ra-pun-di lớn nhất(11000mm) do gió mùa Tây Nam từ biển vào, gặp dãy Hymalaya nên đã gây mưa như trút nước ở sườn đón gió

+Dãy Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên lượng mưa ở ven biển phía Tây( Mum-bai) lớn hơn ở sơn nguyên Đê-can

+ Khu vực Mun-tan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, và do gió mùa Tây nam gặp dãy Hymalaya chắn gió đã chuyển hướng Tây Bắc, lượng mưa giảm dần trong quá trình di chuyển của gió Tây nam nên lượng mưa ở đây rất thấp( 183mm)

Trang 8

Ví dụ2: Bài 33 “Vùng Đông Nam Bộ” Phân tích bản đồ vùng Đông Nam Bộ

- Học sinh có thể nhận ra dễ dàng vùng kinh tế Đông Nam Bộ có đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng như: năng lượng, luyện kim, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, lắp ráp các thiết bị điện tử Từ đó nói lên trình độ công nghiệp của vùng khá phát triển hòan chỉnh Nhận định này được củng cố hơn khi phân tích Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh lớn nhất vùng, là đầu mối giao thông quan trọng nối với các vùng khác so với cả nước và với các nước trong khu vực

- Dựa vào bản đồ có thể đi sâu phân tích: sự phân bố các trung tâm công nghiệp thuộc những ngành khác nhau như: thuỷ điện được xây dựng ở những nơi có nguồn nước như sông Đồng Nai, sông Bé…

Trang 9

III.2/ Kĩ năng phân tích biểu đồ:

Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:

- Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện tượng gì ?

- Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì?(nhiệt độ, lượng mưa, các ngành kinh tế, dân số ) trên lãnh thổ nào và thời gian nào, được thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt ) và trị số các đại lượng được tính bằng gì ? (mm, %, triệu người )

- Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đốichiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện

Ví dụ 1: Khi dạy Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (Lớp 6).

Bài tập 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội (Hình

55-SGK/65)

Trang 10

- Tên biểu đồ: Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội.

- Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội qua các tháng trong năm Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị, lượng mưa được thể hiện bằng hình cột Trị số của nhiệt độ được tính bằng (oC), lượng mưa được tính bằng ( mm)

- Dựa vào đường đồ thị thể hiện nhiệt độ và các cột thể hiện lượng mưa của Hà Nội rút ra nhận xét về lượng mưa và nhiệt độ ở đây như sau: về nhiệt độ: có sự chênh lệch của các tháng trong năm Có tháng nhiệt độ cao (tháng 7)

có tháng nhiệt độ thấp (tháng 1), có tháng mưa nhiều (tháng 8), có tháng mưa ít (tháng 12) Sự chênh lệch về nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn (về nhiệt độ chênh lệch nhau khoảng 12oC, về lượng mưa chênh lệch nhau khoảng 280 mm)

Ví dụ 2: Bài 6: “Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam”( Địa lí 9) phần II mục 1: “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.

H6.1 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2002

Trang 11

Câu hỏi: Dựa vào H6.1, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?

- Tên biểu đồ: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2002

- Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là cơ cấu GDP của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp, ngành Công nghiệp- xây dựng và ngành Dịch vụ được trình bày theo dạng biểu đồ miền

- Qua biểu đồ rút ra nhận xét:

+ Tỉ trọng của Nông-lâm-ngư nghiệp trong cơ cấu GDP từ sau năm 1991 không ngừng giảm thấp hơn khu vực Dịch vụ, khu vực Công nghiệp- xây dựng, đến năm 2002 chỉ còn hơn 23% chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp

+ Tỉ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng đã tăng lên nhanh nhất, chúng tỏ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang phát triển

+ Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90 Nhưng sau đó tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 1997 nên các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm

III.3/ Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí:

Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước:

- Nêu lên các bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay, bức ảnh đó thể hiện cái gì? (đối tượng địa lí nào?), ở đâu?

- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh)

Trang 12

- Nêu biểu tượng và khái niệm Địa Lí trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của nó.

Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lí khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính cũng như sự phân bố (vị trí) của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh) đó

Ví dụ :

Bài 21: Con người và môi trường địa lí (Lớp 8)

Mục 2: Tranh Khu công nghiệp luyện kim ở Đức.(Hình 21.3-SGK/75)

- Tên tranh: Tranh Khu công nghiệp luyện kim ở Đức

Trang 13

- Biểu tượng và khái niệm về khu công nghiệp: Hệ thống ống khói san sát, khói bụi mù mịt, hệ thống nước thải đổ ra sông.

- Dựa vào các đặc điểm đó để giải thích các hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng tới môi trường địa lí như thế nào? (gây ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc phục)

1.4/ Kĩ năng phân tích bảng số liệu:

Khi hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước sau:

- Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu

- Đọc tiêu đề của bảng số liệu thống kê để nắm được chủ đề của bảng

số liệu đó

- Hiểu được các đặc trưng không gian, thời gian của các đại lượng đựơc trình bày trong bảng

- Không bỏ sót số liệu nào

- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể

- Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình

- Xử lí các số liệu đã cho theo yêu cầu của bài tập (khi cần)

- Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét

- Đặt ra câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới

Trang 14

- Tỉ lệ dân đô thị nước ta còn thấp( dưới 50%).Điều đó chứng tỏ nước

ta vẫn ở trình độ đô thị hóa thấp, kinh tế nông nghiệp còn có vị trí cao

III.4.Kĩ năng vẽ biểu đồ:

Kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ có ý nghĩa rất lớn trong cả về mặt sư phạm cả về thực tiễn

Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:

- Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ

- Xác định tên của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì? ( gia tăng dân số, cơ cấu kinh tế…)

- Xác định biểu đồ thuộc loại nào(biểu đồ cột, biểu đồ cột chồng, biểu

đồ đường, biểu đồ miền….)

- Xử lí bảng số liệu( nếu có)

- Đọc kĩ bảng số liệu để biết các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì (số dân, các ngành kinh tế… ) trên lãnh thổ nào và vào thời gian nào?

Trang 15

- Đối chiếu so sánh độ lớn của các thành phần (biểu đồ cột chồng, biểu

đồ miền), chiều cao của các cột (biểu đồ cột) hoặc độ dốc của đồ thị rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ

- Kết hợp kiến thức đã học, xác lập các mối quan hệ để giải thích

Ví dụ: Bài 10: “Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu

diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia

cầm.” (Địa lí 9).Câu hỏi bài tập 1:

Cây công nghiệp

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

9040,0

6474,6 1199,3 1366,1

12831,4

8320,3 2337,3 2173,8

a Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây Biểu

đồ năm 1990 có bán kính 20mm, biểu đồ năm 2002 có bán kính 24mm

b.Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng gieo trồng của các nhóm cây

Ngày đăng: 08/04/2015, 21:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w