1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam

65 3K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 368,5 KB

Nội dung

Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, việc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em được coi là nhiệm vụtrọng tâm trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta Trẻ em sẽ đượcphát triển một cách tốt nhất cả về mặt vật chất và tinh thần trong một môi trườnggia đình tốt, có đầy đủ cha, mẹ Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con lànhững quyền thiêng liêng, vì vậy mà việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác địnhthân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc làm hết sức quantrọng, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội

Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện nay, do sự hội nhập kinh tế và vănhóa toàn cầu, nên đã nảy sinh nhiều mặt trái của xã hội, trong đó có hiện tượngnam nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân, nam nữ chung sống với nhau như vợchồng hay “sống thử”…, dẫn đến các trường hợp trẻ em được sinh ra nhưngkhông biết cha, mẹ đẻ là ai, hoặc bị chính cha, mẹ đẻ chối bỏ, không côngnhận… Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dànhchương VII quy định về vấn đề xác định cha, mẹ, con

Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con đã được quy định tương đối sớmtrong hệ thống pháp luật của nhà nước ta, giữ vai trò quan trọng trong sự pháttriển của Luật HN&GĐ nói riêng và của cả xã hội nói chung Nguyên tắc nàythể hiện tính nhân đạo sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đồng thờithể hiện mục đích cao cả vì sự phát triển toàn diện của trẻ em, của gia đình vàcủa toàn xã hội

Vì những lý do cơ bản trên, nên em chọn vấn đề: “Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Mục đích, phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tập trung tìm hiểu, phân tích và làmsáng tỏ nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam,

Trang 2

thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con, qua đó có sự so sánh vànêu lên những điểm hạn chế trong các quy định của pháp luật hoặc những khókhăn trong việc giải quyết các vụ việc xác định cha, mẹ, con trên thực tế Trên

cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và việc thực hiệnnguyên tắc trên thực tế

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theocác quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm cả về mặt lý luận vàthực tiễn áp dụng nguyên tắc Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con có yếu tốnước ngoài không nằm trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này

3 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phươngpháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp sosánh trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của họcthuyết Mác - Lênin nhằm nghiên cứu nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con từnhiều góc độ, nhằm hiểu rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này

4 Cơ cấu khóa luận

Luận văn được bố cục như sau:

Trang 3

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

1.1 Sự cần thiết Nhà nước bằng pháp luật quy định nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con

1.1.1 Khái niệm xác định cha, mẹ cho con

Khái niệm xác định cha, mẹ cho con theo từ điển Luật học được hiểu là:

“Định rõ một người là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp luật”, ngoài ra còn có khái niệm xác định con cho cha, mẹ là:

“Định rõ một người là con của cha hoặc của mẹ trên cơ sở các quy định của pháp luật” Tuy vậy, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ hai chiều

và không thể tách rời, xác định cha, mẹ cho con cũng chính là xác định con chocha, mẹ vì sau khi xác định được ai là cha, mẹ hoặc ai là con cũng sẽ phát sinhnhững quyền và nghĩa vụ theo pháp luật như nhau Chính vì vậy, việc tách riêngthành hai khái niệm như trong từ điển Luật học là không cần thiết mà chỉ cầnnêu khái niệm chung về việc xác định cha, mẹ, con mà thôi Sau đây là nhữngkhái niệm khái quát về vấn đề này:

- Trong từ điển Tiếng Việt:

“Xác định” theo từ điển Tiếng Việt là “qua nghiên cứu, tìm tòi, biết được

rõ ràng, chính xác”, vậy xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm tòi đểtìm ra nguồn gốc của một con người một cách rõ ràng và chính xác

- Dưới góc độ sinh học – xã hội:

Xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mốiquan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ 1

1 Luận án tiến sĩ Luật học “Xác định cha,mẹ,con trong Pháp luật Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan.

Trang 4

- Dưới góc độ pháp lý:

Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao gồm các quy phạm phápluật, quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý xác định cha, mẹ, con, cơ sở đểhình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa vụ theo luật định.2

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con

Chế định xác định cha, mẹ, con trong Luật HN&GĐ có hiệu lực từ năm

2001 đã góp phần bảo đảm cho các trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi… được chămsóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, bảo đảm cho các bà mẹ có đầy

đủ các cơ sở pháp lý để có thể xác định nguồn gốc của con mình, từ đó có thểnuôi dưỡng đứa con một cách đầy đủ hơn và hơn thế nữa, đã bảo đảm thực hiệntriệt để nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã được Luật HN&GĐ quy định

- Về mặt xã hội:

Việc xác định cha, mẹ, con là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm song lại rấtcần thiết, việc xác định đó không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân từng chủ thể màcòn mang ý nghĩa pháp luật và xã hội sâu sắc

Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là vô cùng thiêng liêng và quantrọng, vì vậy việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận của các chủthể, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và các mối quan

hệ ngoài xã hội nói chung Việc xác định cha, mẹ, con sẽ đảm bảo cho trẻ emmột mái ấm gia đình thực sự, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cáchtốt nhất, được đảm bảo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần giúp trẻ phát triển toàndiện cả về thể lực và trí lực

Việc xác định cha, mẹ, con một cách chính xác cũng là cơ sở cho việc tuân

thủ Hiến pháp “ Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con”

(Điều 64) vì góp phần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, xóa bỏ sự kì thị, phân biệtđối với những trẻ em được sinh ra ngoài cuộc hôn nhân, đảm bảo cho mọi đứatrẻ sinh ra đều bình đẳng với nhau dù đứa trẻ đó ra đời từ cuộc hôn nhân hợp

2 Luận án thạc sĩ Luật học “Xác định cha, mẹ, con- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của ThS Nguyễn Thị Lan.

Trang 5

pháp hay không hợp pháp Đồng thời còn giúp cho việc quản lý dân số và hộtịch của nhà nước được tốt hơn.

- Về mặt pháp lý:

Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định trong hệ thống pháp luậtViệt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là phù hợp với Công ước quốc tế

về quyền trẻ em : “Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự

nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em…”

Điều 64 Hiến pháp 1992 của nhà nước ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào

của xã hội Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” và Điều 65 “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”

Mặt khác, chế định xác định cha, mẹ, con còn nhằm cụ thể hóa nhữngnguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ năm 2000 mà cụ thể là tại khoản 4, 5 và 6Điều 2 đã quy định:

“4 Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội;

con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ;…

5 Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

6 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp

đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.”

Xác định cha, mẹ, con là một chế định của Luật HN&GĐ năm 2000, phùhợp với quy định trong Hiến pháp và BLDS, điều này thể hiện sự thống nhấtđồng bộ trong việc xây dựng pháp luật, đặc biệt đã thể hiện được tầm quan trọngcủa chế định xác định cha, mẹ, con cả về mặt lý luận và thực tiễn

Khi xác định một người là cha, mẹ, con của nhau thì ngoài tình cảm máu

mủ, ruột thịt thì giữa họ cũng sẽ hình thành một quan hệ cha, mẹ, con trước phápluật Điều đó cũng có nghĩa giữa họ đã có những quyền và nghĩa vụ đối với nhautheo quy định của pháp luật Do đó, chế định xác định cha, mẹ, con còn là cơ sởpháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh

Trang 6

từ quan hệ này như: xác định dân tộc, chia tài sản thừa kế, cấp dưỡng… Mặtkhác, việc xác định cha, mẹ, con không chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa cha,

mẹ và con mà còn liên quan đến các mối quan hệ của những thành viên kháctrong gia đình như ông, bà với cháu; anh, chị, em với nhau… chính vì vậy, cũng

là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể trong các mối quan hệ đónhư tranh chấp trong việc nuôi dưỡng, cấp dưỡng…

Từ những ý nghĩa trên mà chế định xác định cha, mẹ, con từ khi ra đời đãngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được những nhu cầu khách quan của cuộcsống

1.2 Sơ lược lịch sử phát triển nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam

1.2.1 Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam thời kì phong kiến

Trong cổ luật phong kiến, việc xác định cha, mẹ, con không được đề cậpđến, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ vàcon Mặc dù trong thời kỳ này có hai bộ luật nổi tiếng đó là Bộ luật Hồng Đứcdưới triều Lê khoảng đầu thế kỉ 15 và Bộ luật Gia Long dưới triều Nguyễn vàothế kỉ 19 Đây là hai bộ luật điển hình, là đỉnh cao của thành tựu lập pháp ViệtNam Hai bộ luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tuy nhiên lại không hề có mộtđiều luật nào quy định về nguyên tắc xác định cha, mẹ, con Các văn bản phápluật của thời kì phong kiến đều nhằm củng cố, bảo vệ trật tự xã hội phong kiến,chế độ gia đình gia trưởng và các nguyên tắc đạo đức phong kiến…

Hệ thống pháp luật ở thời kì này đều thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, đặcbiệt quan tâm đến ba mối quan hệ chủ yếu là vua tôi, cha con, chồng vợ Mốiquan hệ cha, mẹ và con theo quan niệm đạo đức và pháp lý là tuyệt đối địnhđoạt và tuyệt đối phục tùng, những đứa con sinh ra từ cuộc hôn nhân phong kiếnđương nhiên trở thành thành viên của gia đình và theo phụ hệ Việc xác định nàyhầu như là chắc chắn chính xác bởi phong tục tập quán, đạo đức truyền thống và

Trang 7

các nguyên tắc do luật định Sở dĩ có thể xác định chắc chắn như vậy vì người

vợ trong gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, phải tuân theonhững lễ giáo khắt khe như “tam tòng tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”, “nam

nữ thụ thụ bất thân”… Hơn nữa, nếu một người phụ nữ không đoan chính, vàgây ra hậu quả thì theo phong tục và luật định, họ sẽ phải chịu những hình phạtnghiêm khắc, ví dụ, nếu người vợ ngoại tình thì có nghĩa là họ đã phạm vào mộttội trong “thất xuất” có nghĩa là bảy tội lớn, khi đó sẽ bị cả xã hội khinh rẻ, cóthể bị cạo đầu bôi vôi và người chồng có quyền “hành xử” vợ hoặc bỏ vợ, nhưngkhông được bỏ vợ khi vợ đã thờ bố mẹ chồng được ba năm hoặc trước kia nghèohèn mà bây giờ phú quý, hay người vợ không có nơi nương tựa (tam bất khứ, Bộluật Hồng Đức) Hoặc nếu người đàn ông phạm tội thông gian thì sẽ bị xử phạt

rất nặng theo Điều 401 Bộ luật Hồng Đức : “Gian dâm với vợ người khác thì bị

xử tội lưu hay tội chết…”

Chính những khuôn giáo khắt khe và việc xử phạt nghiêm khắc này màđương nhiên khi người vợ sinh con ra thì đứa trẻ đó mặc nhiên được thừa nhận

là con chung của vợ chồng Tuy nhiên, người chồng có thể không thừa nhận đứatrẻ đó nếu phát hiện thấy vợ mình không chính chuyên hoặc thông gian vớingười khác Để chứng minh, theo phong tục tập quán thì trước sự chứng kiếncủa các chức sắc trong làng, họ sẽ lấy hai giọt máu của đứa trẻ và người chồnghòa vào một bát nước lã, nếu thấy hai giọt máu không hòa đồng màu sắc thì đứatrẻ đó được coi là con riêng của vợ và người khác, khi đó người chồng khôngphải có trách nhiệm gì với đứa trẻ và có quyền bỏ vợ, còn người vợ bị coi làphạm một trong bảy tội lớn

Đối với con ngoại hôn (tử hệ tư sinh) thì pháp luật thời kì này mới chỉ quyđịnh các hành vi tự nhìn nhận con của người cha và người mẹ đứa trẻ Một đứatrẻ bị coi là con tư sinh khi người đàn bà có thai mà không được một người đànông nào nhìn nhận hoặc người đàn bà có chồng mà phạm tội thông gian rồi sinhcon Khi được người cha thừa nhận thì đứa con tư sinh đương nhiên trở thànhcon chính thức Tuy vậy, theo phong tục tập quán thời kì đó thì những người

Trang 8

phụ nữ không đoan chính, có con tư sinh thường bị cả xã hội lên án, kỳ thị và bịtrừng phạt rất tàn ác và đứa con cũng bị xã hội coi thường, khinh miệt cho dùchúng chẳng hề có lỗi.

Có thể thấy, chính bởi sự ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, chế độgia đình gia trưởng, sự bất bình đẳng giữa người chồng và người vợ mà ngườiphụ nữ và trẻ em đã phải chịu nhiều thiệt thòi và nguyên tắc xác định cha, mẹcho con đã không được pháp điển hóa trong pháp luật thời kì này

1.2.2 Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật thời kì Pháp thuộc

Trong thời kì Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”,

đã chia nước ta thành ba miền khác nhau và ở mỗi miền ban hành từng Bộ dânluật cụ thể:

- Ở Bắc kỳ áp dụng những quy định của Bộ Dân luật Bắc kỳ được ban hànhnăm 1931;

- Ở Trung kỳ áp dụng những quy định của Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luậtđược ban hành từ năm 1936 đến năm 1939;

- Ở Nam kỳ áp dụng những quy định của Bộ Dân luật giản yếu được banhành năm 1883

Cả ba bộ dân luật này đều có những quy định cụ thể về hôn nhân vàgia đình, mà đặc biệt là đã có những quy định riêng về nguyên tắc xác định cha,

mẹ, con

Pháp luật thời kỳ này đều thừa nhận chế độ đa thê, cho phép người chồng

có quyền được lấy nhiều vợ, hiện tượng “năm thê, bảy thiếp” được xem là bình

thường Điều 79 BDLBK đã quy định : “Có hai cách giá thú hợp phép: giá thú

về chính thất và giá thú về thứ thất” Đặc biệt là đã có sự phân biệt đối xử giữa

“con chính thức” và “con hoang” (theo BDLBK) hoặc phân biệt giữa “con chínhthức” và “con ngoại tình” (theo Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật):

- “Con chính thức” là con do người mẹ có giá thú chính thức mà sinh ra;

Trang 9

- “Con hoang” hay “con ngoại tình” là con không có giá thú chính thức màsinh ra.

Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con hầu như chỉ được chú trọng về việcxác định cha, mẹ cho con trong giá thú mà thôi, tuy nhiên nhà làm luật thời kỳnày chỉ đặt ra việc xác định cha cho con mà không có việc xác định mẹ cho con

vì quan hệ mẹ con đương nhiên được xác lập từ sự kiện sinh đẻ Việc xác địnhcha cho con, trước hết là căn cứ vào giá thú của người mẹ

Điều 148 BDLBK quy định: “Phàm một đứa con nào do một người đàn bà

có chính đáng hôn thú bất cứ, vợ chính hay vợ thứ, thụ thai trong thời kỳ vợ chồng đoàn tụ mà sinh con, thời người chồng người đàn bà ấy là cha đứa con

ấy, đứa con ấy gọi là đứa con chính” hay Điều 151 BDLBK cũng quy định:

“Phàm thụ thai trong thời kỳ giá thú thì cha đứa con sinh ra là người chồng”.

Đứa con chỉ được thừa nhận là “con chính thức” khi được người mẹ thụthai trong thời kỳ giá thú, đó là khoảng thời gian mang thai tối thiểu và tối đacủa người phụ nữ kể từ thời điểm thụ thai đến thời điểm sinh con, các nhà làm

luật đã đưa ra khái niệm tại Điều 151 BDLBK như sau: “Thụ thai trong thời kỳ

giá thú, tức là kể từ sau khi đã làm lễ cưới cách ngoại một trăm tám mươi ngày sinh con, hay là kể từ sau khi đã tiêu hôn mà trong khoảng ba trăm ngày sinh con” Tất cả các văn bản pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình ở nước ta

thời kỳ này đều mô phỏng theo Điều 311 và Điều 312 BLDS Cộng hòa Pháp để

dự liệu về thời kỳ thai nghén (thời gian mang thai tối thiểu và tối đa) và coi đó lànguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha cho con (trong giá thú - còn gọi là conchính thức) Tức là những đứa trẻ chỉ được công nhận là “con chính thức” khiđược sinh ra sau 180 ngày kể từ ngày có hôn thú hoặc là trong vòng 300 ngàysau khi hôn thú đoạn tiêu Do vậy, nếu đứa trẻ đó được sinh ra khi chưa đủ 180ngày kể từ ngày bố mẹ lập hôn thú thì người cha có quyền khởi kiện không nhận

con theo Điều 153 BDLBK: “Đứa con sinh ra chưa đủ 180 ngày sau khi lập

hôn thú được suy đoán là con của người chồng và có tư cách là con chính thức nhưng có thể bị khước từ phụ hệ” Tuy nhiên cũng theo Điều 152 BDLBK thì

Trang 10

người chồng đương nhiên phải nhận con sinh ra trước khi lập hôn thú 180 ngày

là “con chính thức” khi: “1 Trước khi lập giá thú đã biêt người đàn bà ấy có

thai; 2 Đã chứng kiến việc khai sinh và ký vào chứng thư khai sinh, hay là trong chứng thư ấy đã biên lời khai rằng không biết ký tên”

Việc phân biệt đối xử giữa các loại con trong gia đình được thừa nhận, đặc

biệt là đối với con ngoài giá thú: “Nếu là con loạn luân hay con ngoại tình của

người mẹ thì hộ lại không được đăng ký sự khai nhận đứa con hoang ấy Nếu hộ lại đã trót khai nhận thì coi như không và vô hiệu”(Điều 168 BDLBK) Con

ngoài giá thú không được hưởng các quyền lợi như con trong giá thú cả vềquyền nhân thân và quyền tài sản, chúng không có quyền mang họ của cha đẻ vàđương nhiên không có quyền thừa kế tài sản của người cha đó và ngay cả quyềnxin xác nhận một người là cha đẻ của mình mà pháp luật cũng không cho phép

“Con ngoài giá thú không được phép xin truy nhận cha, mẹ của mình trước tòa án” Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này đã có sự tiến bộ khi quy định các trường

hợp thừa nhận “con hoang” thành “con chính thức” tại các Điều 169 và Điều

170 BDLBK:

- Điều 169 quy định: “Phàm con hoang mà cha mẹ nó trước đã khai nhận,

đến sau lại có giá thú hợp phép, thì có thể công nhận làm con chính thức, sự công nhận ấy là tự nhiên chiểu luật”;

- Điều 170 quy định: “Nếu trước khi cha mẹ đứa con hoang không khai

nhận mà sau lại có giá thú, thì cũng có thể công nhận con chính thức được, nhưng khi khai giá thú cha mẹ phải kiêm khai nhận cả con mới được Khi ấy chứng thư giá thú phải biên lời hai vợ chồng cùng nhau nhận phân minh là cha

mẹ đứa con, mà họ tên, tuổi, ngày đẻ, chỗ đẻ đứa con phải biết rõ ràng”

Trong BDLBK cũng quy định một số trường hợp có thể xác định mộtngười nào đó là cha của đứa con hoang như:

- Người mẹ đứa trẻ bị bắt, bị hãm hiếp vào thời kỳ thụ thai;

- Người mẹ bị đánh lừa hứa giá thú, sính lễ;

- Người đàn ông đã có thư từ, giấy má chứng tỏ là cha đứa trẻ;

Trang 11

- Hai người đã ăn ở với nhau trong thời kỳ có thể thụ thai;

- Người đàn ông cáng đáng giúp đỡ việc nuôi dưỡng đứa con

Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề xác định cha, mẹ, con đã được quy địnhkhá cụ thể, chi tiết trong một chế định riêng với nội dung tương đối đầy đủ vàhoàn thiện hơn nhiều so với pháp luật thời kỳ trước đã phần nào làm căn cứ choviệc xác định cha, mẹ, con trên thực tế dưới thời kỳ này

1.2.3 Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật Miền Nam

từ năm 1954-1975

Thời kỳ này, nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con chủ yếu được quy địnhtrong các văn bản pháp luật: Luật gia đình năm 1959 dưới chế độ Ngô ĐìnhDiệm (Thiên thứ ba, gồm hai chương); Sắc luật số 15/64 năm 1964 quy định vềgiá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng(Chương thứ ba, gồm hai tiết); Bộ Dân luậtSài Gòn năm 1972 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (Thiên thứ sáu, gồm bachương)

Các văn bản này đã quy định một số điều cơ bản về nguyên tắc xác địnhcha, mẹ, con, trong đó có sự kế thừa pháp luật thời kỳ trước như quy định vềviệc xác định con chính thức (con trong giá thú): là người con được thành thaitrong thời kỳ hôn thú (Điều 100 SL số 15/64) hay việc xác định con hoang là:con của cha mẹ không có hôn thú (Điều 100 SL số 15/64) đồng thời Điều 207

Bộ Dân luật Sài Gòn quy định: “Đứa trẻ thụ thai trong thời kỳ hôn thú là con

của chồng người mẹ” Và trong điều luật này cũng đã quy định thời kỳ thụ thai

của một đứa trẻ trong thời kỳ hôn thú: “Được coi là thụ thai trong thời kỳ hôn

thú đứa trẻ nào sinh đủ một trăm tám chục ngày sau khi hôn thú thành lập hay không quá ba trăm ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu” Do trong thời kỳ này, theo

phong tục truyền thống và tập quán đạo đức, thì quan hệ mẹ con đương nhiênđược thừa nhận thông qua sự kiện sinh đẻ, việc xác định cha, mẹ, con chỉ nhằmxác định cha cho đứa con thông qua nguyên tắc suy đoán rằng nếu người mẹ cóchồng chính thức thì khi sinh con, đứa con đó mặc nhiên là con của ngườichồng, dựa vào thời kỳ thụ thai đã được quy định trong luật, đó là khoảng thời

Trang 12

gian mang thai tối thiểu và tối đa là 180 ngày và 300 ngày Cả ba văn bản phápluật này đều dự liệu dựa theo BLDS Cộng hòa Pháp, trên cơ sở y học để quyđịnh về thời kỳ thụ thai, nếu đứa trẻ thụ thai trong thời kỳ đó thì được coi là concủa người chồng, đây có thể coi là nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định chacho con (trong giá thú).Vậy nếu đứa trẻ sinh ra khi chưa đủ 180 ngày sau khi lậphôn thú thì có được coi là con chính thức hay không ? Điều 208 Bộ Dân luật SàiGòn đã quy định các trường hợp đứa trẻ đó được coi là con chính thức khi:

“Đứa trẻ sinh ra chưa đủ 180 ngày sau khi kết hôn cũng được coi là con của người chồng, trừ khi bị người này khước từ Sự khước từ đương nhiên được chấp nhận ngoại trừ trường hợp người chồng:

- Trước khi kết hôn biết rằng người đàn bà đã thụ thai

- Có mặt khi lập giấy khai sinh cho đứa trẻ hay đã tự mình đứng khai sinh cho đứa trẻ”

Nhưng nếu có sự khước từ của người chồng thì cũng phải có chứng cứchứng minh rằng trong thời gian từ 300 ngày đến 180 ngày trước khi sinh, vợchồng không thể gần gũi nhau vì xa cách hoặc vì tai nạn rủi ro làm cho ngườichồng bất lực hoặc nếu sự sinh đẻ lại giấu diếm và nếu có sự kiện chứng minhngười chồng không thể là cha đứa trẻ (Điều 209 Bộ Dân luật Sài Gòn)

Đối với những đứa trẻ sinh quá 300 ngày sau khi hôn thú đã đoạn tiêu thìtheo Bộ Dân luật Sài Gòn cũng không được coi là con chính thức Do đó khôngcần đặt ra vấn đề khước từ phụ hệ đối với các trẻ này

Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này đã có điểm tiến bộ hơn khi quy định về việcchính thức hóa con ngoại hôn, thừa nhận con ngoại hôn, truy tìm phụ hệ ngoạihôn…

Tương tự như pháp luật thời kỳ trước, con ngoại hôn được phép thừa nhận

và việc thừa nhận này chỉ phụ thuộc vào ý chí của người thừa nhận, tuy nhiênđối với con loạn luân hay con ngoại tình thì không được phép khai nhận Điều

99 Luật gia đình năm 1959 quy định: “Những con ngoại hôn do sự phạm gian

hay sự loạn luân không được khai nhận, trừ trường hợp con ngoại hôn mà

Trang 13

người cha hay người mẹ còn dính lứu hôn thú với người khác… ” và những đứa

trẻ đó “chỉ có thể được khai nhận và mang họ của người cha hay người mẹ độc

thân” (Điều 102 Luật gia đình 1959) Đồng thời, các nhà làm luật cũng đưa ra

khái niệm thế nào là con ngoại tình và con loạn luân trong Bộ Dân luật Sài Gòn: + Con loạn luân là con của một người đàn ông và một người đàn bà có họhàng vào trường hợp luật cấm kết hôn;

+ Con ngoại tình là con của một người đàn ông đã có vợ với một người đàn

bà đã có chồng hoặc một trong hai bên đã có vợ, có chồng

Về quyền truy tìm phụ hệ tư sinh, theo Điều 107 Luật gia đình năm 1959,Điều 124 SL số 15/64 và Điều 229 Bộ Dân luật Sài Gòn thì phụ hệ tư sinh cóthể do Tòa án công nhận tuyên bố trong năm trường hợp:

+ Khi người đàn bà bị bắt đem đi hay bị hãm hiếp mà sự thụ thai lại đúngvào thời kỳ bị bắt hay bị hãm hiếp;

+ Khi người đàn bà bị người ta dùng mưu chước lừa gạt, lạm dụng quyền

uy hay hứa kết hôn hay đính hôn;

+ Khi người đàn ông bị hồ nghi là cha và người mẹ đã sống công khaitrong tình trạng ngoại hôn, trong thời kỳ thụ thai;

+ Khi có thư từ giấy má của người đàn ông bị hồ nghi là cha biểu lộ một sựthú nhận rõ ràng người ấy là cha đứa trẻ;

+ Khi người bị hồ nghi là cha đã cấp dưỡng, dạy dỗ đứa trẻ với tư cách làcha

Về vấn đề chính thức hóa con ngoại hôn thì điều kiện để con ngoại hônđược chính thức hóa chính là hôn thú hợp pháp của cha mẹ Việc chính thức hóacon ngoại hôn sẽ là đương nhiên nếu các con ngoại hôn đã được cha mẹ khainhận khi cha mẹ làm giá thú (khoản 1 Điều 243 Bộ Dân luật Sài Gòn) còn đốivới trường hợp các con ngoại hôn chưa được cha mẹ khai nhận cũng có thể đượcchính thức hóa nếu đồng thời khi lập giá thú, cha mẹ khai nhận con ngoại hôn làcon mình

Trang 14

Đối với trường hợp con ngoại hôn được khai nhận sau khi cha mẹ lập giá

thú, Điều 244 Bộ Dân luật Sài Gòn quy định: “Con ngoại hôn được thừa nhận

sau khi cha mẹ kết hôn với nhau chỉ được chính thức hóa bởi một bản án công khai xác nhận đứa trẻ có thân trạng con chung của hai người từ ngày lập hôn thú và tuyên nhận sự chính thức hóa”.

Pháp luật thời kỳ này đã tiến bộ hơn khi quy định về việc bồi thường chongười mẹ và cấp dưỡng cho con tư sinh khi đã được tòa án ra bản án công nhậntại các Điều 234, 235 Bộ Dân luật Sài Gòn

Tóm lại, các quy định của pháp luật thời kỳ này về nguyên tắc xác địnhcha, mẹ cho con tuy chỉ được đề cập tản mạn và vẫn còn thể hiện sự bất bìnhđẳng giữa các con, đề cao quyền gia trưởng của người cha nhưng đã có nhiềutiến bộ hơn trước trong việc chính thức hóa hay thừa nhận con ngoại hôn…

1.2.4 Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Nhà nước ta từ Cách mạng tháng 8/1945 đến nay

1.2.4.1 Giai đoạn 1945-1954

Trong giai đoạn này, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời,đồng thời phải đối phó với thù trong giặc ngoài, đời sống của người dân rất khókhăn nên hệ thống pháp luật của nhà nước ta thời kỳ này chưa thể hoàn thiện để

có thể đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội Đối với nguyên tắc xác định cha, mẹcho con cũng vậy, không có quy định nào đề cập một cách rõ ràng và cụ thể.Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tiến hành phong trào vận độngđời sống mới trong những năm đầu, nhằm vận động nhân dân tự nguyện xóa bỏnhững hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình Theo Sắclệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước thì vẫn tạm thời cho phép ápdụng những quy định trong pháp luật cũ nhưng phải có sự chọn lọc theo nguyêntắc không được trái với lợi ích của nhân dân, của chính thể nhà nước Việt Namdân chủ cộng hòa Như vậy, về cơ bản thì các quy định trong ba bộ dân luật thờiPháp thuộc vẫn được áp dụng trong giai đoạn này và đương nhiên cũng sẽ được

áp dụng đối với nguyên tắc xác định cha, mẹ, con

Trang 15

Nhà nước ta khi ban hành bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946 đã cónhững quy định về các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội cũng như về vấn đềhôn nhân và gia đình Điều 9 của Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận quyền bìnhđẳng giữa nam và nữ về mọi mặt, là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độhôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đìnhmới dân chủ và tiến bộ.

Ngày 22/05/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hànhSắc lệnh số 97/SL nhằm sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Sắclệnh này bao gồm 15 điều, trong đó có 8 điều nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân

và gia đình Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được quy định rải rác trongSắc lệnh mà chưa được tập hợp lại thành một chế định riêng biệt, chủ yếu vẫndựa trên các điều luật trong các bộ dân luật cũ Tuy nhiên, đã có một số tiến bộhơn so với pháp luật thời kỳ trước Tại Điều 3 Sắc lệnh số 97/SL đã quy địnhthời gian tái giá của người vợ khi chồng chết nhằm tránh sự lẫn lộn về con cái:

“Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được Song người vợ góa chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết Nhưng trong thời hạn

ấy người vợ góa vẫn có thể tái giá nếu chứng minh được rằng mình không có thai hoặc đã có thai với người chồng trước để tránh sự lẫn lộn về con cái” Đối

với những người ly hôn, Sắc lệnh đã dự liệu: “Người đàn bà ly dị có thể lấy

chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị nếu dẫn chứng được rằng mình không

có thai hoặc đang có thai” (Điều 4) Những quy định đó nhằm xác định chính

xác người cha của đứa trẻ sau này và thời kỳ thai nghén tối đa của người phụ nữtheo tinh thần của Sắc lệnh này là 10 tháng (300 ngày) kể từ ngày thụ thai đứatrẻ đó Trong thời kỳ này người vợ có thể bị hạn chế quyền tái giá nhằm tránh sựlẫn lộn về con cái giữa người chồng trước và người chồng sau Việc phân biệtcon hoang, con loạn luân hay con ngoại tình không được đặt ra trong Sắc lệnhnày và đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật của Việt Nam, nhà làm luật

đã quy định: “Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước tòa án để

Trang 16

truy nhận cha hoặc mẹ cho mình” (Điều 9) Đây là một điểm vô cùng tiến bộ

của pháp luật thời kỳ này

“Việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở thành một đòi hỏi cấp bách của toàn thể xã hội Đó là một tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta” Sau các cuộc điều tra

khảo sát tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, lấy ý kiến thảo luận,đóng góp của nhân dân, dự thảo Luật HN&GĐ đã được Quốc hội khóa I, kì họpthứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnhcông bố ngày 13/01/1960 theo Sắc lệnh số 02-SL Luật HN&GĐ năm 1959 gồm

6 chương, 35 điều quy định những vấn đề về nguyên tắc chung, kết hôn, quyền

và nghĩa vụ của vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, ly hôn Chương VI

“Quan hệ cha mẹ và con cái” tuy quy định chưa đầy đủ nhưng đã thể hiện đượcnhững tiến bộ về cách nhìn nhận các loại con Điều 21 quy định: Việc cha hoặc

mẹ nhận con ngoài giá thú phải khai trước Uỷ ban hành chính cơ sở Nếu cótranh chấp, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Toà án nhân dân; Điều 22 quy định:

“Người con ngoài giá thú được xin nhận cha hoặc mẹ trước Toà án nhân dân Người mẹ cũng có quyền xin nhận cha thay cho đứa trẻ chưa thành niên Người thay mặt cũng có quyền xin nhận cha hoặc mẹ thay cho đứa trẻ chưa thành niên” và Điều 23 quy định: “Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được

Trang 17

Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ, có quyền lợi và nghĩa vụ như con chính thức.”

Những quy định trong Luật HN&GĐ năm 1959 đã có những tiến bộ nhằmđiều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với điều kiện xã hộilúc bấy giờ Tuy vậy, các quy định liên quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, concòn thiếu, chưa đầy đủ dẫn đến việc khi áp dụng pháp luật, tòa án không biếtvận dụng như thế nào để giải quyết các án kiện, các tòa án có nhiều quan điểmkhác nhau, thiếu đồng bộ vì chủ yếu dựa vào cảm tính và ý chí chủ quan củathẩm phán khi xét xử

1.2.4.3 Giai đoạn 1975 – 1986

Sau ngày 30/04/1975, cả nước thống nhất, Luật HN&GĐ năm 1959 được

áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 76/CP của Hộiđồng Chính phủ ngày 25/03/1977 Hơn ba năm sau, vào ngày 18/12/1980, Quốchội khóa VI đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba của Nhà nước ta, làm nền tảngcho bước phát triển mới của Luật HN&GĐ Do trong quá trình áp dụng LuậtHN&GĐ năm 1959, đã có sự thay đổi về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội,đồng thời các quy định vẫn còn nhiều hạn chế nên ngày 29/12/1986, Quốc hộikhóa VII đã thông qua Luật HN&GĐ năm 1986 và chính thức có hiệu lực từngày 3/1/1987 Luật HN&GĐ đã dành cả một chương (chương V) với sáu điềuluật để quy định vấn đề xác định cha, mẹ, con Đây là một bước tiến thể hiện sựhoàn thiện của Luật hôn nhân và gia đình Đặc biệt là tại Điều 28 Luật HN&GĐ

năm 1986 đã quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ

có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng Trong trường hợp có yêu cầu xác định lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác” Nhưng trong luật chưa

có quy định cụ thể “chứng cứ khác” ở đây là gì mà nó được giải thích trong mục

5 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 đó là: người vợ công nhận làmình có thai với người khác từ trước khi kết hôn; người chồng chứng minh rằngmình đã đi công tác xa trong thời gian mà vợ có thể có thai đứa trẻ v.v… Ngoài

ra tại Điều 31 Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định quyền xin nhận cha, mẹ của

Trang 18

con ngoài giá thú ngay cả khi cha, mẹ đã chết Về hậu quả pháp lý của việc xác

định cha, mẹ cho con ngoài giá thú, Luật đã quy định: “Con ngoài giá thú được

cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú” (Điều 31), quy định này nhằm xóa bỏ sự phân

biệt đối xử giữa các con

1.2.4.4 Giai đoạn 1986-2000

Trong thời kỳ này, nước ta đang trên đà công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sựphát triển về mọi mặt kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, y học… đã tác độngđến các quan hệ về hôn nhân và gia đình nói chung và về vấn đề xác định cha,

mẹ, con nói riêng Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ đã trở nên cầnthiết, dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1992 và BLDS năm

1995, Quốc hội khóa X đã chính thức thông qua Luật HN&GĐ năm 2000 vàongày 09/06/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001 Luật gồm 13chương, 110 điều, trong đó, vấn đề xác định cha, mẹ, con đã được quy địnhthành một chế định riêng tại chương VII, từ Điều 63 đến Điều 66 Về cơ bản,nguyên tắc xác định cha, mẹ, con vẫn dựa trên những quy định của LuậtHN&GĐ năm 1986 như các quy định về nguyên tắc suy đoán pháp lý xác địnhcha, mẹ cho con trong giá thú, quyền nhận cha, mẹ, con… Luật HN&GĐ năm

2000 đã thể hiện những điểm mới tại Điều 63 quy định việc xác định cha, mẹcho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, hay tại Điều 66 đã quy địnhquyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vidân sự

Như vậy có thể nói, nguyên tắc xác định cha, mẹ, con đã được quy định từrất sớm trong hệ thống pháp luật Việt Nam Tùy từng thời kỳ mà nguyên tắc nàyđược quy định cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của thời kỳđấy, tuy nhiên, việc xác định cha, mẹ cho con ngày càng được quy định cụ thể,chi tiết trong những thập kỉ gần đây đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta tớivấn đề này

Trang 19

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

VIỆT NAM NĂM 2000

2.1 Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú

2.1.1 Khái niệm “con trong giá thú”

Luật HN&GĐ có sử dụng cụm từ “con trong giá thú” nhưng lại không đưa

ra khái niệm như thế nào là “con trong giá thú” Pháp luật về hôn nhân và giađình Việt Nam đều sử dụng thuật ngữ “con chính thức” nhằm đề cập đến kháiniệm “con trong giá thú”, tuy nhiên tùy từng thời kỳ mà các thuật ngữ này được

hiểu khác nhau, ví dụ như trong Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật thì “Con chính

thức là con do người mẹ có giá thú chính thức mà sinh ra” hoặc theo quy định

trong BDLBK thì: “Con chính thức là con do giá thú mà sinh ra” Trước tiên ta cần phải hiểu “giá thú” là gì? Theo từ điển Tiếng việt thì “giá thú” là “việc lấy

vợ, lấy chồng được pháp luật thừa nhận”, khái niệm này gần giống với khái

niệm “hôn nhân”, nên có thể coi “con trong giá thú” là con của cha mẹ có hônnhân hợp pháp Theo Luật HN&GĐ năm 2000 thì cha mẹ có hôn nhân hợp pháp

là cha mẹ đã đăng ký kết hôn và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà Luật

HN&GĐ quy định, dựa theo các khái niệm tại Điều 8 Luật HN&GĐ thì: “hôn

nhân là quan hệ giữa vợ chồng được xác lập sau khi đã kết hôn” (khoản 6) và

“kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật

về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” (khoản 2).

Hiện nay, hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta vẫnthừa nhận quan hệ vợ chồng đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhaunhư vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trước ngày 3-1-1987 (ngày LuậtHN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) Vì vậy, hôn nhân được thừa nhận trước phápluật có hai loại:

- Có giấy đăng ký kết hôn

Trang 20

- Không có giấy đăng ký kết hôn nhưng được công nhận là vợ chồng trướcpháp luật.

Tóm lại, “con trong giá thú” là con mà cha mẹ là vợ chồng trước pháp luật(cha mẹ của đứa con đó có đăng ký kết hôn theo pháp luật hoặc quan hệ vợchồng của cha mẹ đứa con đó được pháp luật thừa nhận)

2.1.2 Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú

Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nguyên tắc suy đoán pháp lýxác định cha cho con như sau:

“1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời

kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định.

Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định.”

Đồng thời, theo mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định củaLuật HN&GĐ năm 2000 thì về nguyên tắc trong các trường hợp sau đây phảiđược coi là con chung của vợ chồng:

- Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấmdứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợhoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng;

- Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhậnhoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưngngười vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng

ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân)

Trang 21

- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn)nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận.

Tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủquy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ đã xác định con chung của vợ chồng:

“1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời

kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Hôn nhân và gia đình được xác định là con chung của vợ chồng.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

2 Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể

từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.”

2.1.3 Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú

Để có thể hiểu rõ nội dung của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con tronggiá thú theo Luật HN&GĐ năm 2000, cần phải làm rõ các khái niệm tại Điều 63như “thời kỳ hôn nhân”, “con chung của vợ chồng”

- Thời kỳ hôn nhân: theo khoản 7 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 thì

“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”

+ Ngày đăng ký kết hôn là ngày hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhậnkết hôn, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhậnkết hôn Đây chính là ngày bắt đầu thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên, đối với trườnghợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý vàsau đó họ đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân được tính bắt đầu từ ngày họchung sống với nhau như vợ chồng

+ Ngày chấm dứt hôn nhân là ngày mà một trong hai bên vợ hoặc chồngchết, hoặc là ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc ngườichồng chết có hiệu lực hoặc ngày chết của người đó do Tòa án xác định; trường

Trang 22

hợp hai vợ chồng ly hôn thì ngày chấm dứt hôn nhân là ngày bản án xử ly hônhay quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

- Con chung của vợ chồng:

Từ điển Luật học xác định con chung là: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn

nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận, nhưng có chứng cứ để Tòa án căn cứ ra quyết định xác định là con của hai người thì cũng là con chung của

vợ chồng Con được sinh ra mà cha mẹ không có đăng ký kết hôn, không sống chung với nhau như vợ chồng trên thực tế thì vẫn là con chung của hai người và thường được gọi là con ngoài giá thú Con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi cũng là con chung của vợ chồng…” [21,tr.168] Tuy nhiên, khái niệm này chỉ

mang tính liệt kê các trường hợp được coi là “con chung” chứ chưa nêu kháiquát định nghĩa “con chung của vợ chồng” là như thế nào

Luật HN&GĐ năm 2000 đã đề cập tới “con chung của vợ chồng” nhằm ápdụng nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con nên có thể hiểu “conchung của vợ chồng” là con mà vợ chồng được xác định là cha mẹ đẻ của đứacon đó Về nguyên tắc, con chung của vợ chồng là con trong giá thú bởi cha mẹcủa đứa con đó là vợ chồng trước pháp luật Tuy nhiên, con chung của vợ chồngcòn có thể là con nuôi do hai vợ chồng cùng nhận nuôi Nhưng để áp dụng Điều

63 Luật HN&GĐ năm 2000 nhằm xác định cha, mẹ, con nên con chung của vợchồng phải là con của vợ chồng được xác định là cha mẹ đẻ đứa con đó

Theo Luận văn tiến sĩ Luật học “Xác định cha, mẹ con trong pháp luật Việt

Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan thì: “Con chung của vợ chồng là con mà vợ

chồng được xác định là cha mẹ của người con đó” Đây là một khái niệm mang

tính khái quát cao, đã định nghĩa được thế nào là con chung của vợ chồng

Trang 23

2.1.3.1 Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho con trong giá thú

Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ phong kiến không đặt ra nguyên tắc suyđoán để xác định cha, mẹ, con vì theo tư tưởng thời bấy giờ, việc người mẹ sinhcon trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên sẽ là con của người chồng Nguyên tắcsuy đoán pháp lý này chỉ được chính thức đề cập tới trong BDLBK năm 1931(Điều 151); Điều 83 Luật gia đình năm 1959; Điều 207 Bộ Dân luật Sài Gònnăm 1972, nhưng nguyên tắc này chủ yếu được dựa vào quy định của BLDS

Cộng hòa Pháp (Điều 311, Điều 312) với nội dung như sau: “Đứa trẻ thành thai

trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ Được coi là thụ thai trong thời

kỳ giá thú trẻ nào sinh quá 180 ngày kể từ khi kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu” Như vậy, nhà làm luật dưới chế độ cũ đã quy định

về “thời kỳ thụ thai pháp định” làm cơ sở cho nguyên tắc xác định cha, mẹ chocon

Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta chưa đề cập đến nội dungnguyên tắc suy đoán pháp lý nên đã gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết vấn

đề xác định cha, mẹ, con cho Tòa án Để hoàn thiện hơn pháp luật về hôn nhân

và gia đình, Điều 28 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 63 Luật HN&GĐ năm

2000 đã quy định nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ chocon khác với pháp luật dưới chế độ cũ Theo nguyên tắc này, nếu người vợ sinhcon trong thời kỳ hôn nhân hoặc có thai trong thời kỳ đó thì con đó được xácđịnh là con chung trong giá thú của hai vợ chồng Tức là người chồng của mẹđứa trẻ được xác định là cha của đứa trẻ đó Đồng thời, Điều 63 Luật HN&GĐ

năm 2000 đã quy định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha

mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”, đây là một trường hợp đặc biệt

vì người mẹ đã sinh con ra trước ngày đăng ký kết hôn, sau đó, hai bên cha mẹmới đăng ký kết hôn và sau đó thừa nhận đứa trẻ thì đứa trẻ đó cũng trở thànhcon chung của hai vợ chồng

Trang 24

Theo khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000, trường hợp cha, mẹ khôngthừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định Trong thực tế,việc người chồng nghi ngờ người vợ không chung thủy, ngoại tình với ngườikhác và không thừa nhận đứa con được sinh ra là con mình không phải là hiếm.

Để chứng minh, người chồng cần đưa ra các chứng cứ như người vợ công nhận

là mình có thai với người khác từ trước khi kết hôn; người chồng chứng minhrằng mình đã đi công tác xa vắng trong thời gian mà người vợ có khả năng thụthai đứa trẻ v.v (điểm A mục 5 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988của Hội đồng thẩm phán TANDTC) Nếu người cha không đưa ra được chứng

cứ thì Tòa án vẫn buộc họ phải thừa nhận đứa con đó là con chung của vợchồng

* Thời điểm thụ thai và thời gian mang thai đứa trẻ của người mẹ:

Mặc dù Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định

về nguyên tắc suy đoán pháp lý để xác định cha, mẹ, con nhưng lại không hề đềcập đến thời kỳ thụ thai pháp định (thời gian mang thai tối thiểu và tối đa củangười mẹ) Vì vậy trong thực tế khi có tranh chấp tòa án vẫn còn thiếu cơ sởpháp lý để giải quyết

Theo Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn

nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng…”.

Theo từ điển tiếng Việt thì “có thai” là đang mang thai trong bụng, “thụ thai” là

bắt đầu có thai Điều 63 quy định đứa con do người vợ có thai (thời điểm thụ

thai có thể trước và sau khi kết hôn) trong thời kỳ hôn nhân đã được coi là conchung của vợ chồng, đây là quy định hết sức tiến bộ, đảm bảo quyền lợi cho bà

mẹ và trẻ em vì pháp luật thời kỳ trước chỉ coi những đứa con do người vợ thụthai trong thời kỳ hôn nhân mới là con chung của vợ chồng còn những đứa con

do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân, người chồng có quyền khước từphụ hệ Theo kinh nghiệm dân gian thì người phụ nữ thường mang thai trongkhoảng thời gian “chín tháng mười ngày” tuy nhiên vẫn có những trường hợp đẻnon hoặc “chửa trâu” (thời gian mang thai có thể kéo dài quá 300 ngày)

Trang 25

Trước kia thời kỳ mang thai được quy định trong hai văn bản dưới luật, đó

là Thông tư số 733/BYT ban hành ngày 22/05/1965 và Thông tư số15/TANDTC ban hành ngày 29/07/1974

Theo Thông tư số 733/BYT thì: “Thời kỳ thụ thai của một đứa trẻ dài nhất

là 285 ngày đối với thai đủ tháng, có trường hợp thai già tháng lên tới 300 ngày, thời gian ít nhất là 200 ngày đối với thai thiếu tháng”.

Theo Thông tư số 15/TANDTC nhắc lại đường lối xử ly hôn với loại tranh

chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình hướng dẫn: “Về thời gian có thể thụ thai

đứa con thông thường dài nhất là 300 ngày và ngắn nhất là 180 ngày”

Như vậy, để xác định được thời điểm thụ thai đứa con, ta có thể tính từngày sinh đứa con đó ngược trở lại tối thiểu là 180 ngày (theo Thông tư số15/TANDTC) hoặc 200 ngày (theo Thông tư số 733/BYT) và tối đa là 300 ngày.Hiện nay, pháp luật nước ta đã gián tiếp thừa nhận thời gian mang thai tối

đa của người mẹ là 300 ngày, điều đó được thể hiện tại khoản 2 Điều 21 Nghị

định số 70/2001/NĐ-CP như sau: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày

người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.”

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP chỉ quy định thời gian mang thai tối đa màkhông đề cập tới thời gian mang thai tối thiểu, điều đó đã dẫn đến việc Tòa ánkhi thụ lý các vụ việc về xác định cha, mẹ, con đã có những cách giải quyết khácnhau, vì không có quy định cụ thể về thời gian mang thai tối thiểu của người phụ

nữ hoặc có quy định trong các văn bản pháp luật cũ nhưng không có sự đồngnhất (180 ngày và 200 ngày), dẫn đến việc xác định sai thời kỳ thụ thai đứa trẻ,nên không xác định được chính xác ai là cha đứa trẻ vì người mẹ có thể có quan

hệ sinh lý với nhiều người đàn ông trong thời gian có thể thụ thai Vì vậy, cácnhà làm luật cần xem xét, bổ sung quy định về thời gian mang thai của ngườiphụ nữ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng pháp luật trong việc xác địnhcha, mẹ cho con

Trang 26

Pháp luật của một số nước trên thế giới cũng quy định về thời kỳ mang thaicủa người phụ nữ và nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định thời gianmang thai tối thiểu và tối đa gần giống nhau, ví dụ:

BLDS Nhật Bản quy định tại Điều 722: “Con được mẹ thai nghén trong

thời gian hôn nhân được coi là con của chồng Con sinh ra sau 200 ngày hoặc lâu hơn sau ngày kết hôn hoặc trong phạm vi 300 kể từ ngày hôn nhân bị hủy bỏ hoặc bị vô hiệu được coi là thai nghén trong thời kỳ hôn nhân”.

Bộ Dân luật Cộng hòa Pháp quy định tại Điều 311, Điều 312: “đứa trẻ

thành thai trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thú trẻ nào sinh ra quá 180 ngày kể từ ngày kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”.

Bộ luật gia đình Cộng hòa dân chủ Đức trước đây quy định: “người ta gọi

thời kỳ thụ thai ở vào giữa ngày thứ 181 và ngày thứ 302 trước ngày sinh ra đứa trẻ đó, kể cả hai ngày nói trên”.

2.1.3.2 Những trường hợp được xác định là con trong giá thú

Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nguyên tắc suy đoán pháp lýxác định cha, mẹ, con Theo tinh thần của Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 thì

có thể xác định con trong giá thú theo những trường hợp sau:

* Thứ nhất, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân:

đứa con đó đương nhiên được thừa nhận là con chung (trong giá thú) của vợchồng Đây là trường hợp phổ biến nhất vì khi hai bên nam nữ yêu nhau, muốnchung sống với nhau rồi tiến đến hôn nhân, sinh con đẻ cái là lẽ thường, người

vợ trong thời kỳ hôn nhân lại hiếm khi ngoại tình (vì đạo đức, thuần phong mỹtục…), cho nên đứa con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhânmặc nhiên là con chung của vợ chồng

* Thứ hai, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: đứa con đó cũng được coi là con chung của vợ chồng

(con trong giá thú) Luật HN&GĐ không quy định về thời gian mang thai tốithiểu sau khi kết hôn mà chỉ quy định đứa con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là

Trang 27

con chung của vợ chồng, vậy nên người mẹ sinh con ra ở bất cứ thời điểm nàosau khi kết hôn đều được thừa nhận là con chung của vợ chồng Đây là quy địnhmới, phù hợp với tình hình xã hội hiện nay nhằm bảo vệ quyền lợi cho bà mẹ vàtrẻ em Do thực trạng vấn đề hôn nhân và gia đình ngày nay, nam nữ được tự doyêu đương, tìm hiểu trước khi kết hôn, Có nhiều trường hợp hai bên nam nữ đã

có quan hệ sinh lý với nhau, hoặc người phụ nữ đã thụ thai trước khi kết hôn;sau khi kết hôn với nhau được một thời gian ngắn, người vợ đã sinh con Khi đó,hầu hết người chồng đều biết rằng đứa con đó chắc chắn là con mình nên sẽđương nhiên thừa nhận quan hệ cha - con

* Thứ ba, con do người vợ thụ thai và sinh ra trước thời kỳ hôn nhân nhưng được cha mẹ thừa nhận: cũng được coi là con chung của vợ chồng Khi

con được sinh ra, cha mẹ của đứa con đó chưa chính thức trở thành vợ chồngtrước pháp luật nên đứa trẻ không thể được coi là con trong giá thú được, saukhi cha mẹ kết hôn và thừa nhận con thì đứa con sẽ trở thành con trong giá thú.Đây là một quy định “mở” theo hướng công nhận người con sinh ra trong trườnghợp này cũng là con chung với điều kiện là cha mẹ kết hôn và tự nguyện thừanhận đứa con là con chung Cũng gần tương tự như trường hợp trên, sở dĩ LuậtHN&GĐ quy định như vậy cũng là do thực trạng xã hội hiện nay, nhiều đôi nam

nữ đã chung sống với nhau như vợ chồng, hoặc có quan hệ sinh lý rồi sinh con,sau đó mới kết hôn, vì thế Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu thêmtrường hợp này để phù hợp với tình hình thực tế Trường hợp này giống vớitrường hợp “chính thức hóa” con trong giá thú đã được quy định trong pháp luậtdưới chế độ cũ ở nước ta

* Thứ tư, con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời gian Luật định tối đa là 300 ngày:

được coi là con của người chồng trong quan hệ hôn nhân trước khi đứa trẻ đượcsinh ra Theo nghiên cứu khoa học và cả theo kinh nghiệm dân gian, thời gian

Trang 28

mang thai tối đa của người phụ nữ khoảng 300 ngày, điều này là phù hợpvới thời gian mang thai tối đa được quy định tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000:

“Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người” Trên cơ sở thời gian mang

thai tối đa này, Luật HN&GĐ đã dự liệu trường hợp đứa trẻ được sinh ra trongthời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt vẫn được coi là con chung của

vợ chồng, nghĩa là không loại trừ trường hợp đứa trẻ được thụ thai vào đúngngày hôn nhân chấm dứt

* Thứ năm, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một khoảng thời gian luật định: cũng được

coi là con chung của vợ chồng Đây là một trường hợp đặc biệt của nguyên tắcsuy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 quy

định “con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ

chồng” nên có thể hiểu là người vợ chỉ cần có thai trong thời kỳ hôn nhân (thời

điểm thụ thai có thể trước và trong thời kỳ hôn nhân) và sau đó sinh con sau khihôn nhân chấm dứt cũng có thể xác định đây là con chung của vợ chồng, khôngloại trừ trường hợp người vợ thụ thai vào ngày cuối cùng của cuộc hôn nhân nênthời gian tối đa là 300 ngày sau khi hôn nhân chấm dứt, nếu người vợ sinh controng khoảng thời gian này thì đứa con vẫn được xác định là con của ngườichồng trong quan hệ hôn nhân đó

Nguyên tắc suy đoán pháp lý đã được Luật HN&GĐ quy định nhằm xácđịnh cha, mẹ cho con trong giá thú một cách chính xác và rõ ràng nhất Điều đó

đã góp phần vào việc ổn định các mối quan hệ gia đình, bảo vệ quyền lợi chocác thành viên trong gia đình, đặc biệt là người phụ nữ và trẻ em

Trang 29

2.2 Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

2.2.1 Khái niệm “con ngoài giá thú”

Pháp luật dưới chế độ phong kiến và đế quốc ở nước ta trước đây sử dụngcác thuật ngữ “con ngoại tình”, “con hoang”, “con tư sinh” hay “con ngoại hôn”

để chỉ con ngoài giá thú Pháp luật các nước cũng đưa ra khái niệm về “conngoài giá thú” gần giống nhau, đó là những đứa con sinh ra khi cha mẹ không cóhôn nhân hợp pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “con ngoài giá thú” là “con mà cha mẹ không

phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật”, còn từ điển Luật học đưa ra khái

niệm “con ngoài hôn nhân” tương tự như khái niệm “con ngoài giá thú” đó là

“con có cha mẹ không phải là vợ chồng”.

Giáo trình Luật HN&GĐ của Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: “Con

ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật, hoặc tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng” Bao gồm các trường hợp sau:

- Người mẹ không có chồng mà sinh con;

- Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình, có con với người khác;

- Hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian sốngchung, giữa hai người có con chung với nhau, nhưng cha mẹ không có đăng kýkết hôn (kể cả trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, sau đó lại sống chung vớinhau nhưng không đăng ký kết hôn lại) Nếu người mẹ sinh con trong thời kỳnày thì con đó là con chung ngoài giá thú

2.2.2 Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú trong thực tiễn rất phức tạpkhi có yêu cầu Vì giữa cha mẹ của đứa con không có hôn nhân hợp pháp, tức làkhông có thời kỳ hôn nhân nên không thể suy đoán theo nguyên tắc quy định tạikhoản 1 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000

Trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông đã có quan

hệ sinh lý hoặc chung sống với người mẹ đó không nhận con, thì khi có yêu cầu,

Trang 30

Tòa án nhân dân phải căn cứ vào những chứng cứ nào để xác thực mối quan hệcha - con Hay có những trường hợp người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú, vì

lý do nào đó đã bỏ con, sau này muốn xin nhận lại đứa con đó thì người mẹ phảiđưa ra các chứng cứ như thế nào để chứng minh đứa trẻ đó là con đẻ của mình.Đồng thời, nếu người con ngoài giá thú đã thành niên có yêu cầu Tòa án xácđịnh một người (kể cả đã chết) là cha, mẹ của mình thì Tòa án giải quyết ra sao?Luật HN&GĐ năm 2000 mới chỉ dừng lại ở việc quy định về quyền yêu

cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con tại Điều 64, 65 và 66: “Người không được

nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó không phải là con mình.” (Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2000);

Điều 65 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về quyền nhận cha, mẹ: “Con có

quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết Con

đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận

mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha…”; Điều 66 Luật HN&GĐ năm

2000 quy định về những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa

thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định concho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự

Nhà làm luật cần thiết phải quy định các căn cứ pháp lý, nguyên tắc để xácđịnh cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ không phải là vợ chồng trước phápluật Trên thực tế, việc giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con ngoàigiá thú rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn vướng mắc vì thông thường, các đương

sự thường ngần ngại, lo lắng khi nhận con ngoài giá thú do nhiều lý do như sợảnh hưởng tới danh dự, uy tín, tiền bạc… nên thường trốn tránh trách nhiệmkhông tự nguyện nhận con Do vậy đã gây nhiều khó khăn cho việc điều tra, xét

xử các án kiện loại này Người thẩm phán giải quyết vụ việc đòi hỏi phải làngười có trình độ pháp luật, vốn sống, kinh nghiệm thực tế Đồng thời trong quátrình điều tra cần kết hợp giữa các chứng cứ và các biện pháp khác như thử máu,

Trang 31

giám định gien hay điều tra thông qua dư luận xã hội, bạn bè, gia đình để biếtthêm về mối quan hệ giữa người mẹ với người cha của đứa trẻ…

Hiện nay, việc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú theo Thông tư số 15/DSngày 27/09/1974 của TANDTC hướng dẫn đường lối xử ly hôn, một vài loạitranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, đã hướng dẫn TAND các cấp dựavào một số chứng cứ để giải quyết loại việc “truy nhận cha cho con” như sau:

- Thứ nhất, “Trong thời gian có thể thụ thai đứa con, người đàn ông được

khai là cha của đứa trẻ và người mẹ đứa trẻ đã công nhiên chung sống với nhau như vợ chồng”.

Đây được coi là chứng cứ tương đối rõ ràng vì việc hai bên nam nữ “côngnhiên chung sống với nhau như vợ chồng” đã thể hiện sự công khai Việc họchung sống với nhau có thể được gia đình, bạn bè, hàng xóm xác nhận và trongthời gian đó, đương nhiên họ sẽ có quan hệ sinh lý với nhau dẫn đến người phụ

nữ mang thai rồi sinh con Đứa trẻ đó có thể được sinh ra trong thời gian chungsống hoặc sau đó Ở đây có thể suy đoán, người đàn ông đã chung sống vớingười mẹ, có quan hệ sinh lý với người mẹ trong thời gian chung sống là chacủa đứa trẻ Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mẹ tuy chung sống với ngườinày nhưng lại có hành vi ngoại tình với người khác dẫn đến mang thai nên trướckhi xem đây là một chứng cứ để xác định cha cho đứa trẻ, Tòa án cần xem xétthật kỹ

- Thứ hai, “Hai người đã thương yêu nhau, hứa hẹn kết hôn với nhau và

trong thời gian có thể thụ thai đứa con đã ăn nằm với nhau như vợ chồng, rồi sau khi có con, bỏ không cưới xin gì nữa”.

Trường hợp này, việc hai bên nam nữ có quan hệ yêu đương và có sự hứahẹn kết hôn có thể được gia đình, bạn bè biết đến như đã tổ chức lễ ăn hỏi hoặccũng có thể chỉ do hai người hứa hẹn với nhau mà thôi, còn việc họ có ăn nằmvới nhau như vợ chồng hay không thì rất khó có thể chứng minh vì việc nàythường được giấu giếm, không công khai, hơn nữa còn phải xác định được thờiđiểm thụ thai có nằm trong khoảng thời gian hai người ăn nằm với nhau hay

Trang 32

không Do vậy, việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này thường gặpnhiều khó khăn.

- Thứ ba, “Người mẹ đã bị người này hiếp dâm, cưỡng dâm trong thời

gian có thể thụ thai đứa con”.

Trường hợp này xảy ra không nhiều trên thực tế vì thời điểm thụ thai đứatrẻ phải trùng với thời gian người mẹ bị hiếp dâm hoặc cưỡng dâm, việc này làrất khó xác định vì người mẹ có thể cũng có quan hệ sinh lý với chồng hoặcngười khác trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ Hơn nữa, các bên hoàn toànkhông có một khoảng thời gian có quan hệ tình cảm, người mẹ có thể bị hiếpdâm một lần hoặc nhiều lần, bị một người hoặc nhiều người hiếp dâm nên việcxác định thời điểm thụ thai đứa con có trùng với thời điểm người mẹ bị hiếpdâm, cưỡng dâm và việc xác định chính xác người cha của đứa trẻ là rất khókhăn

- Thứ tư, “Sau khi sinh đứa con, người này đã thăm nom, chăm sóc đứa

con như là con của mình”.

Trường hợp này được coi là sự thừa nhận gián tiếp quan hệ cha con bằnghành vi của người được coi là cha đứa trẻ với đứa trẻ đó Do có quan hệ máu

mủ, ruột thịt với nhau mà người cha đã quan tâm, chăm sóc tới con mình dùkhông chính thức thừa nhận Tuy nhiên, không thể dựa vào hành vi chăm sócđứa trẻ mà suy đoán người đó là cha của đứa trẻ vì có thể do có tình cảm vớingười mẹ của đứa trẻ, thông cảm với tình cảnh của người mẹ mà người này đã

có sự quan tâm, săn sóc đứa trẻ, coi như con của mình Như vậy, Tòa án khôngthể lấy căn cứ này là căn cứ duy nhất để xác định cha cho con ngoài giá thúđược

- Thứ năm, “Có những thư từ mà người này viết xác nhận đứa con do

người phụ nữ đó sinh ra là con của họ”.

Trong trường hợp này, người đàn ông đã tự nguyện thừa nhận đứa con đó

là con của mình thông qua chứng cứ trực tiếp là “thư từ”, thư này có thể đượcngười đàn ông gửi cho người mẹ hoặc gửi cho người khác như bạn bè, người

Ngày đăng: 03/04/2013, 14:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa, NXB Tư pháp, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
22. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
23. Nguyễn Thị Lan, Luận văn thạc sĩ luật học Xác định cha, mẹ, con - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định cha, mẹ, con - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
25. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Luận án tiến sĩ luật học Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam
26. Nguyễn Thị Hương Liên, Về thẩm quyền xác định cha mẹ cho con, Tạp chí luật học, Số 1/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thẩm quyền xác định cha mẹ cho con
27. Nguyễn Thị Liên Hương, Một vài suy nghĩ về thẩm quyền xác định cha mẹ cho con, Tạp chí Toà án, Số 11/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về thẩm quyền xác định cha mẹ cho con
28. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác định cha, mẹ và con (trong giá thú) theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học Số/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác định cha, mẹ và con (trong giá thú) theo pháp luật Việt Nam
29. Thạc sĩ Lê Thu Hà, Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận cha và con, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 12/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận cha và con
30. Lê Thị Thuý Nga, Xác nhận cha cho con thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân hay toà án nhân dân?, Tạp chí Toà án nhân dân Số 12/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác nhận cha cho con thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân hay toà án nhân dân
31. Thái Công Khanh, Bàn về việc xác định cha cho đứa trẻ, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về việc xác định cha cho đứa trẻ
32. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Xác định cha, mẹ, con dưới góc độ bình đẳng giới, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 03/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định cha, mẹ, con dưới góc độ bình đẳng giới
33. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, Một số vấn đề xác định cha mẹ và con ngoài giá thú theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tạp chí Luật học Số1/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề xác định cha mẹ và con ngoài giá thú theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) Khác
5. Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật năm 1936 Khác
10. Sắc lệnh số 97/ SL ngày 22/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Khác
16. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Khác
17. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Khác
18. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Khác
19. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch Khác
20. Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký hộ tịch Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT - Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT (Trang 60)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w