Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 35)

- Thứ năm, “Có những thư từ mà người này viết xác nhận đứa con do người phụ nữ đó sinh ra là con của họ”.

2.3.2.Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học

sinh ra theo phương pháp khoa học

Khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định: “việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định”. Ngày 12/02/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học. Nghị định này quy định việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm; quy định việc cho tinh trùng, nhận tinh trùng; cho noãn, nhận noãn; cho phôi, nhận phôi; cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi và xác định cha, mẹ cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Như vậy, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật theo kịp với sự tiến bộ về y học nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cặp vợ chồng vô sinh, những phụ nữ độc thân có hy vọng được có con thông qua phương pháp khoa học. Nhằm xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, Nghị định này đã giành hẳn chương V (xác định cha, mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản) gồm 2 điều:

Điều 20.

1. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.

2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Điều 21. Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.”

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 35)