Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú trong thực tiễn rất phức tạp khi có yêu cầu. Vì giữa cha mẹ của đứa con không có hôn nhân hợp pháp, tức là không có thời kỳ hôn nhân nên không thể suy đoán theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000.
Trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông đã có quan hệ sinh lý hoặc chung sống với người mẹ đó không nhận con, thì khi có yêu cầu,
Tòa án nhân dân phải căn cứ vào những chứng cứ nào để xác thực mối quan hệ cha - con. Hay có những trường hợp người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú, vì lý do nào đó đã bỏ con, sau này muốn xin nhận lại đứa con đó thì người mẹ phải đưa ra các chứng cứ như thế nào để chứng minh đứa trẻ đó là con đẻ của mình. Đồng thời, nếu người con ngoài giá thú đã thành niên có yêu cầu Tòa án xác định một người (kể cả đã chết) là cha, mẹ của mình thì Tòa án giải quyết ra sao?
Luật HN&GĐ năm 2000 mới chỉ dừng lại ở việc quy định về quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con tại Điều 64, 65 và 66: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình.Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó không phải là con mình.” (Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2000); Điều 65 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về quyền nhận cha, mẹ: “Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha…”; Điều 66 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
Nhà làm luật cần thiết phải quy định các căn cứ pháp lý, nguyên tắc để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật. Trên thực tế, việc giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn vướng mắc vì thông thường, các đương sự thường ngần ngại, lo lắng khi nhận con ngoài giá thú do nhiều lý do như sợ ảnh hưởng tới danh dự, uy tín, tiền bạc… nên thường trốn tránh trách nhiệm không tự nguyện nhận con. Do vậy đã gây nhiều khó khăn cho việc điều tra, xét xử các án kiện loại này. Người thẩm phán giải quyết vụ việc đòi hỏi phải là người có trình độ pháp luật, vốn sống, kinh nghiệm thực tế. Đồng thời trong quá trình điều tra cần kết hợp giữa các chứng cứ và các biện pháp khác như thử máu,
giám định gien hay điều tra thông qua dư luận xã hội, bạn bè, gia đình để biết thêm về mối quan hệ giữa người mẹ với người cha của đứa trẻ…
Hiện nay, việc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú theo Thông tư số 15/DS ngày 27/09/1974 của TANDTC hướng dẫn đường lối xử ly hôn, một vài loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, đã hướng dẫn TAND các cấp dựa vào một số chứng cứ để giải quyết loại việc “truy nhận cha cho con” như sau: