Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính * Thủ tục đăng ký khai sinh

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 38 - 42)

- Thứ năm, “Có những thư từ mà người này viết xác nhận đứa con do người phụ nữ đó sinh ra là con của họ”.

2.4.1.Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính * Thủ tục đăng ký khai sinh

* Thủ tục đăng ký khai sinh

Việc xác định cha, mẹ cho con muốn có giá trị pháp lý thì phải thông qua thủ tục đăng ký khai sinh tại UBND cơ sở. Việc đăng ký khai sinh được tiến hành theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính thường do người cha, người mẹ hoặc cả hai người đều tự nguyện nhận con dù quan hệ của cha mẹ là hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp.

Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.”

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh là:

- UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

- Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.(Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).

Trong giấy khai sinh của đứa trẻ, UBND nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh ghi rõ họ tên của hai vợ chồng trong giấy chứng nhận kết hôn là cha, mẹ đứa trẻ; hoặc ghi rõ họ tên của người mẹ sinh con ngoài giá thú, hay họ tên của người đàn ông được khai và tự nguyện nhận con sẽ là cha của đứa trẻ ngoài giá thú đó. Nếu người chồng của mẹ đứa trẻ hoặc người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ có mặt khi UBND đăng ký khai sinh thì theo Luật định, đương nhiên được coi là cha đứa trẻ.

Trong trường hợp hai vợ chồng mới kết hôn mà người mẹ đã sinh con thì cán bộ hộ tịch khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ đó không được gạn hỏi, truy bức xem đứa trẻ đó là con ai? Có phải là con chung của vợ chồng không? Có thể có trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú đã không muốn khai rõ họ tên người cha đứa trẻ thì phần khai về người cha trong giấy khai sinh của đứa trẻ được gạch chéo hay bỏ trống.

Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình những giấy tờ sau:

- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

- Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn). Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh.

Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để xác định về cá nhân người đó, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự (Điều 9 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)

* Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Việc nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 65 Luật HN&GĐ năm 2000 và tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP từ Điều 32 đến Điều 35, như sau:

- Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con:

Theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì điều kiện để đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là:

+ Bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp.

+ Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp. (Điều 32)

+ Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch việc xác định cha, mẹ, con (khoản 2 Điều 1)

- Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con (Điều 33 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).

- Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con: được quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Theo đó, người nhận cha, mẹ, con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật, kèm theo đó phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

+ Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

+ Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)

Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Ngoài ra, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP còn quy định về vấn đề bổ sung, cải chính sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh cho người con tại Điều 35:

- Nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống thì căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con.

Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 1 quyển tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBNDcấp huyện), thì UBND cấp xã thông báo cho UBND cấp huyện để ghi tiếp việc bổ sung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 38 - 42)