- Thứ năm, “Có những thư từ mà người này viết xác nhận đứa con do người phụ nữ đó sinh ra là con của họ”.
1980) chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2003, không có đăng ký kết hôn, không được cha mẹ anh Thanh đồng ý Mặc dù không được bố mẹ
kết hôn, không được cha mẹ anh Thanh đồng ý. Mặc dù không được bố mẹ anh Thanh đồng ý, chị Yến và anh Thanh vẫn về sống chung với gia đình chồng. Đến ngày 31/01/2005 chị Yến sinh bé gái Lê Yến Ngọc. Do không có đăng ký kết hôn nên chị Yến không làm được khai sinh cho bé Ngọc.
Ngày 24/02/2006, anh Thanh bị tai nạn giao thông chết. Tháng 5 năm 2006, chị Yến có đơn ra Tòa án yêu cầu Tòa án xác định anh Thanh là cha cho cháu Lê Yến Ngọc. Bố mẹ anh Thanh cũng thừa nhận cháu Lê Yến Ngọc là con đẻ của anh Thanh, là cháu nội của ông bà.3
Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết không thuộc về TAND mà phải thuộc về UBND cấp xã theo thủ tục hành chính. TAND khi trả lại đơn cho chị Yến cần hướng dẫn chị Yến về làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại UBND. Vì chị Yến có nguyện vọng xác định anh Thanh (đã chết) là cha cho con của chị, cha mẹ anh Thanh thừa nhận cháu nội cho thấy việc nhận cha, con là tự nguyện và không có tranh chấp, nên việc xác định anh Thanh là cha của bé Ngọc được thực hiện theo thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định tại Mục 6 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Và theo Điều 33 của Nghị định này thì thẩm quyền giải quyết loại việc này thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của anh Thanh.
3.1.2.2.Những trường hợp xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp
* Trường hợp thứ nhất:
Sáng 7/7/2005, TAND quận Hoàng Mai, Hà Nội đã diễn ra phiên xử sơ thẩm vụ kiện "xác định cha cho con". Nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Vân Anh (sinh năm 1980) và bị đơn là anh Đỗ Quang Duy (sinh năm 1977).