0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thứ năm, Luật quy định khi có tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ,

Một phần của tài liệu NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 55 -57 )

con thì phải có chứng cứ và được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, luật lại chưa dự liệu những chứng cứ đó như thế nào, trong thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra và tùy từng trường hợp mà pháp luật cần quy định các cơ sở pháp lý để giải quyết các trường hợp đó.

Ví dụ, trường hợp người mẹ không có chồng mà sinh con ngoài giá thú, khi có yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là cha của đứa trẻ thì cần phải đưa ra những chứng cứ nào? Hay trường hợp người chồng nghi ngờ vợ ngoại tình, đứa con sinh ra không phải là con mình thì người chồng cần phải đưa ra những chứng cứ gì để chứng minh….

Do đó, Luật HN&GĐ và các văn bản pháp luật có liên quan cần bổ sung thêm quy định về chứng cứ nhằm xác định cha, mẹ, con được chính xác và khách quan.

- Thứ sáu, pháp luật nên áp dụng điều kiện hạn chế ly hôn đối với trường

hợp vợ chồng đang tiến hành quá trình sinh con theo phương pháp khoa học. Bởi nếu đang thực hiện một trong các quá trình sinh con theo phương pháp khoa học mà vợ chồng ly hôn thì sau khi sinh con ra, đứa trẻ sẽ không được đảm bảo về cuộc sống. Đồng thời, nếu sau khi ly hôn mà người chồng không nhận đứa trẻ là con mình thì sẽ rất khó cho việc xác định cha, mẹ, con.

- Thứ bảy, hiện nay, để xác định chính xác mối quan hệ huyết thống, người

ta có thể dựa vào các kết quả xét nghiệm nhóm máu, giám định gien… Điểm 5b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC chỉ quy định trong trường hợp cần thiết thì tiến hành giám định gien. Với sự tiến bộ của khoa học thì kết quả giám định gien gần như có độ chính xác tuyệt đối nên pháp luật cũng cần dự liệu việc xác định cha, mẹ cho con hoàn toàn có thể căn cứ vào kết quả giám định gien do những cơ sở khoa học có thẩm quyền cung cấp.

- Thứ tám, Luật cần hướng dẫn cụ thể việc cha mẹ thừa nhận con do được

sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn. Theo đó, nếu đứa trẻ chưa được đăng ký khai sinh thì sau khi cha mẹ kết hôn, đứa trẻ đó được xác định là con chung của vợ chồng thông qua thủ tục đăng ký khai sinh; nếu đứa trẻ đã được đăng ký khai sinh và phần họ tên người cha vẫn để trống, thì sau khi cha mẹ kết hôn, căn cứ vào giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ, cán bộ hộ tịch sẽ bổ sung họ tên của người cha vào giấy khai sinh của đứa trẻ.

- Thứ chín, Luật HN&GĐ năm 2000 cần quy định rõ hơn về thẩm quyền

xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính và theo thủ tục tư pháp. Hiện nay, Luật HN&GĐ mới chỉ quy định chung chung về quyền nhận cha, mẹ và những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con mà chưa phân định rõ thẩm quyền của loại việc này. Theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc tự nguyện nhận con được tiến hành theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp người cha và người con đã thành niên tự nguyện nhận nhau mà người mẹ lại không đồng ý thì UBND có được công nhận sự tự nguyện này hay không? hay sẽ chuyển vụ việc này lên TAND vì đây là vụ việc có tranh chấp.

- Thứ mười, Luật HN&GĐ cần quy định cụ thể hậu quả pháp lý của việc

xác định cha, mẹ, con. Theo tinh thần của Luật HN&GĐ thì có thể hiểu rằng sau khi xác định được cha, mẹ, con thì đương nhiên phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con. Tuy nhiên, việc quy định hậu quả pháp lý của việc xác định cha, mẹ, con còn là để xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có liên quan.

3.2.2. Một số kiến nghị về các giải pháp thực hiện nguyên tắc xác định cha, mẹ, con cha, mẹ, con

Một phần của tài liệu NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 55 -57 )

×